intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân (qua thực tiễn ở huyện Mê linh – Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT, KCHT đối với đời sống của nông dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất giải pháp phát huy các tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân (qua thực tiễn ở huyện Mê linh – Hà Nội)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *********** QUÁCH THỊ KIỀU DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN (QUA THỰC TIỄN Ở HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *********** QUÁCH THỊ KIỀU DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN (QUA THỰC TIỄN Ở HUYỆN MÊ LINH – HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ THẾ TÙNG HÀ NỘI - 2012
  3. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1: Thu hồi đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, kết cấu hạ 9 tầng – tính cấp thiết và ảnh hưởng của nó với đời sống của nông dân 1.1. Tính cấp thiết phải thu hồi đất để xây dựng đô thị, khu công 9 nghiệp, kết cấu hạ tầng trong quá trình công nghiệ hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta 1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự chuyển đổi mục đích 9 sử dụng đất cho việc xây dựng khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng ở nước ta 1.1.2. Thu hồi đất cho sự phát triển công nghiệp và đô thị đã đặt ra 13 những vấn đề cấp thiết 1.2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời 19 sống nông dân vùng thu hồi đất 1.2.1. Tác động tích cực của việc thu hồi dất đối với nông dân ở vùng 19 bị thu hồi đất 1.2.2. Tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đối với nông dân 27 1.3. Kinh nghiệm xử lý ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với nông 33 dân ở một số địa phương trong nước 1.3.1. Kinh nghiệm của Bắc Ninh 33 1.3.2. Kinh nghiệm thu hồi đất của dự án An Sơn, thị xã Thuận An, 35 Tỉnh Bình Dương 1.3.3. Kinh nghiệp thu hồi đất của dự án KCN Tân Tạo, Thành phố 36 Hồ Chí Minh CHƯƠNG 2: Thực trạng và ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với 38
  4. đời sống của nông dân vùng thu hồi đất ở Mê Linh 2.1 . Tình hình thu hồi đất ở huyện Mê Linh từ năm 1986 đến nay 38 2.1.1. Đất nông nghiệp bị thu hồi cho xây dựng khu công nghiệp, đô thị 38 và kết cấu hạ tầng 2.1.2. Kết quả triển khai các dự án theo quy hoạch thu hồi đất cho 41 công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng 2.1.3. Số dân bị ảnh hưởng trong quá trình thu hồi đất ở Mê Linh 43 2.2. Ảnh hưởng tích cực của việc thu hồi đất với người dân Mê Linh 44 2.2.1. Phát triển khu công nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho nong dân 44 thu hồi đất 2.2.2. Tác động tích cực của đô thị hóa đến thu nhập và việc làm cho nông 54 dân vùng thu hồi đất cỏn rất hạn chế 2.2.3. Duy trì phát triển một số ngành nghề truyền thống 56 2.3. Ảnh hưởng tiêu cực của việc thu hồi đất với người dân Mê Linh 56 Chương 3: Những giải pháp chủ yếu để phát huy ảnh hưởng tích cực, 66 khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân Mê Linh 3.1. Dự báo nhu cầu đất cho xây dựng đô thị mới, khu công nghiệp và 66 kết cấu hạ tầng ở Mê Linh đến năm 2030 3.2. Phương hướng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất để khắc phục 67 những sai sót trong quy hoạch đất ở Mê Linh 3.3. Những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt quy hoạch nhằm phát 70 triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân ở Mê Linh 3.3.1. Giải pháp về đền bù hỗ trợ nông dân trong thu hồi đất 70 3.3.2. Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về đất đai, giảm thiểu những dự 73 Treo, hoang hóa, sử dụng đất sai mục đích 3.3.3. Giải pháp về phát triển đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa 76
  5. 3.3.4. Giải pháp về kích thích đầu tư và sử dụng lao động địa phương 75 sau thu hồi đất 3.3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho cong nghiệp hóa và đô thị 80 3.3.6. Giải pháp về khắc phục các tác động về môi trường, quy hoạch 82 đô thị dân cư vùng thu hồi đất 3.3.7. Giải pháp thúc đẩy, nâng cao các hoạt động văn hóa- xã hội cho vùng 85 Khu công nghiệp và đô thị Kết luận 88 Danh mục tài liệu tham khảo 91
  6. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Cụm công nghiệp CCN Công nghiệp hóa CNH Đô thị hóa ĐTH Hiện đại hóa HĐH Khu công nghiệp KCN Khu chế xuất KCX Kết cấu hạ tầng KCHT Khu đô thị KĐT
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đô thị hóa (ĐTH) tất yếu phải thu hồi một số diện tích đất nông nghiệp, đất ở để xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị (KĐT), khu chế xuất (KCX), các kết cấu hạ tầng (KCHT). Những năm qua, công tác thu hồi đất phục vụ cho những mục đích trên đã diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong cả nước. Quá trình thu hồi đất đã ảnh hưởng không nhỏ trên nhiều mặt đến đời sống của người nông dân mất đất và cả nông dân vùng có đất bị thu hồi. Một mặt, việc thu hồi đất đã có tác động tích cực như thúc đẩy sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động nông thôn sẽ giảm dần cả tương đối lẫn tuyệt đối trong quá trình đó, CNH tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và kéo theo sự phát triển của khoa học, công nghệ, trình độ của người lao động, khai thác được tiềm năng kinh tế của các vùng miền, nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, việc thu hồi đất nếu thực hiện không tốt cũng gây ra những hệ quả xấu như: không ít người nông dân mất đất canh tác gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, không có việc làm, thu nhập bấp bênh. Do số tiền đền bù và hỗ trợ thấp, hơn nữa có một bộ phận nông dân không biết sử dụng số tiền đền bù vào sản xuất kinh doanh, nên sau khi tiêu hết tiền đền bù vào sinh hoạt dẫn đến không còn nguồn thu nhập, đời sống không ổn định, thậm chí rơi vào cảnh nghèo nàn. Có một số người do không có việc làm đã sa đà vào các con đường kiếm tiền phi pháp, hoặc mắc các tệ nạn xã hội… Do quá trình CNH, ĐTH diễn ra ồ ạt, có khi quy hoạch của các KCN và KĐT không hợp lí, đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư trên
  8. địa bàn, hoặc chậm triển khai các dự án, để đất hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất. Tình hình trên đòi hỏi phải nhận thức rõ tác động tích cực và tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân, nhất là những nông dân không còn đất canh tác. Từ đó, có giải pháp thích hợp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực ấy. Vì vậy: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân (qua thực tiễn ở huyện Mê linh – Hà Nội)” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thu hồi đất để xây dựng KĐT, KCN, KCHT và các tác động của nó đến đời sống nông dân là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả quan tâm và đã có nhiều công trình được công bố: Sách chuyên khảo “ Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Bình Giang (Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế và chính trị thế giới) làm chủ biên. Cuốn sách đã khái quát sự phát triển các KCN tại Việt Nam, đến năm 2010 cả nước đã có 173 KCN đi vào hoạt động, trung bình mỗi KCN rộng xấp xỉ 253 ha, vùng Đông Nam Bộ có diện tích KCN lớn nhất cả nước 33.290 ha. Các KCN đã đem đến những tác động tích cực như khoản đền bù đất cao hơn khi sản xuất nông nghiệp, nếu sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc mỗi năm nông dân thu được 900 nghìn đồng/sào, nông dân nhận tiền đền bù đất 30 triệu, bằng 50 vụ lúa, 25 năm canh tác của người nông dân; hoặc nông dân có điều kiện về việc làm trực tiếp và gián tiếp từ KCN, đem lại thu nhập cao, cải biến đời sống, ví dụ sau thu hồi số nhà mái bằng tăng 31,1%, nhà 2 tầng 5,7%, các tiện nghi tăng từ 2- 3 lần so với trước thu hồi. Nhưng mặt tiêu cực của việc xây dựng các KCN cũng không nhỏ, tác động đến thu nhập, việc
  9. làm và môi trường sống, môi trường xã hội, vì vậy cần giải quyết vấn đề đó. Cuốn sách mở hướng nhìn rộng hơn khi tìm hiểu các kinh nghiệm của các nước Đông Á, như: Nhật Bản giải quyết vấn đề thu hút đầu tư cần đặt KCN ở vị trí thuận lợi, môi trường được cải thiện nhờ cải biến và nâng cao công nghệ, xây nhiều đường cao tốc để giải quyết việc tắc nghẽn giao thông; hoặc Philippines, khi xây dựng các KCN, cũng gặp nhiều vấn đề xã hội là việc làm, điều kiện tái định cư cho nông dân không tốt như trước thu hồi đất, ô nhiễm môi trường tăng nhanh trong giai đoạn 1986 -1996. Hàng loạt các vấn đề khó giải quyết từ việc xây dựng các KCN ở các nước Đông Á. Các tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị: Cần chuyển mục đích sử dụng đất; giúp nông dân chuyển đổi nghề; phát triển công nghiệp xanh và cung cấp đủ hàng hóa công cộng. Công trình khoa học cấp Nhà nước KX.01- 2005 của trường Đại học Kinh tế quốc dân về “Việc làm, thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH, và ĐTH”. Theo số liệu điều tra của Đại học Kinh tế quốc dân tốc độ thu hồi đất để xây dựng KCN và đô thị tăng nhanh, ví dụ đến năm 2003 tổng diện tích đất thu hồi là 18.240 ha, riêng giai đoạn năm 2001 – 2003 là 6.500 ha, dự kiến sẽ tăng, khi những năm tới các tỉnh thành trong cả nước vẫn tiếp tục kiến nghị đưa vào quy hoạch xây dựng KCN, khoảng 35.000 ha. Tác phẩm trên đã chỉ ra những bất cập khi nông dân không còn đất canh tác, do không được đào tạo nên phần lớn không có việc làm và thu nhập. Cần phải giải quyết vấn đề đó, bằng các chính sách như: chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư và chính sách tạo việc làm cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong thu hồi đất. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2010, của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, do TS. Trần Thị Ngọc Minh làm chủ nhiệm, nghiên cứu về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội. Các tác giả đã tổng kết 20 năm phát triển KCN với việc giải quyết việc làm cho lao động, trong đó chỉ rõ
  10. tác động của nó đến việc phát triển thị trường lao động. Lao động làm công ăn lương có khoảng 25,6% (khoảng 11 triệu lao động, thì 80% tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, KCN. Tuy nhiên, thu hồi đất xây dựng KCN, KĐT đã làm cho 2,5 triệu nông dân không có việc làm. Khu vực ngoại thành Hà Nội đến năm 2009 đã thu hồi 24.400ha đất, số lao động mất việc từ đó khoảng 40.000 người; Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để nông dân bị thu hồi đất có việc làm lâu dài, tạo việc làm tại chỗ cho lao động trên 35 tuổi. Đề tài khoa học cấp cơ sở, của Viện nghiên cứu Quyền con người, do TS. Đặng Dũng Chí chủ biên, nghiên cứu về bảo đảm quyền lao động của các hộ nông dân bị thu hồi đất ở đồng bằng Sông Hồng. Qua tìm hiểu thực trạng việc làm cho nông dân mất đất và những khó khăn trong mưu sinh của những người nông dân không còn đất canh tác, tại các vùng đồng bằng Sông Hồng, đề tài đã đưa ra những luận cứ về bảo vệ quyền lao động của nông dân bị thu hồi đất. Lao động là quyền cơ bản nhất của con người, Nhà nước ta, trong quá trình thu hồi đất phải có những chính sách cụ thể đảm bảo quyền lao động của nông dân không còn đất. Kỷ yếu khoa học của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, đã tổng hợp những vấn đề kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó có đề cập ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở các khía cạnh rất đa dạng. Thí dụ: Công trình của GS.TS Chu Văn Cấp về “Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ tác động của chính sách thu hồi đất đối với nông dân trong quá trình CNH, HĐH”, đã đề cập vấn đề nông dân không có việc làm khi mất đất, sử dụng đất đai sai mục đích và ô nhiễm môi trường. Tác giả đã nêu lên thực trạng: có 37,7% số người bị mất đất thu nhập thấp hơn khi còn đất, thất nghiệp tăng từ 5,22% lên
  11. 9,1%, được nhận vào làm ở KCN chỉ có 2,79%. Hơn nữa quản lý đất đai chưa chặt chẽ, đã có hàng trăm ha đất không sử dụng đúng mục đích, làm cho các khiếu kiện về đất đai chiếm 85% trong số đơn kiện trình Quốc Hội, vi phạm về bảo vệ môi trường lên tới 12.000 cơ sở trong cả nước... Qua đó cần có giải pháp như: tăng cường đầu tư nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân và hoàn thiện chích sách thu hồi đất. Nhóm tác giả Lê Viết Thuận, Phan Thị Ngọc đã nghiên cứu về tác động của chính sách thu hồi đất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai tới việc làm và các quan hệ xã hội (qua trường hợp thôn Gia Trung, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc). Công trình đã phân tích những biến động trong đời sống xã hội của một địa phương nhỏ vào thời kỳ đầu thu hồi đất ở huyện Mê Linh 2001 - 2004. Năm 2001, tại thôn Gia Trung, đã thu hồi 90% diện tích đất nông nghiệp để xây dựng KCN và KĐT, làm 50% tổng số lao động không có việc làm, các quan hệ xã hội bị thay đổi không như mong muốn. Trên các trang báo web congnghiep.com đề tàì này cũng được đề cập nhiều như: “Phát triển bền vững nông thôn ở Đồng bằng Bắc Bộ”, của Th.s. Nguyễn Song Tùng; “Nhường đất cho các dự án đô thị, khu công nghiệp mọc lên, nông dân không tránh khỏi những khó khăn khi mà việc tái định cư và các giải pháp chuyển đổi ngành nghề chưa phù hợp” của Ánh Xuân; và bài của Ngân Tuyền, “ Mất đất nông nghiệp và những hệ lụy”… Các bài báo trên đều nêu ra vấn để bất cập là quy hoạch thu hồi đất nhanh chóng làm cho nhiều nông dân mất đất canh tác, không có việc làm, không được thu hút vào làm việc ở các KCN. Nhưng các tác giả chỉ mới đề cập đến những khó khăn khi nông dân không có ruộng, nông dân không chuyển được sang các ngành công nghiệp, chứ chưa đánh giá khách quan các tác động tích cực của thu hồi đất cho CNH, HĐH. Nhiều luận văn thuộc chuyên ngành kinh tế và kinh tế chính trị cũng nghiên
  12. cứu đề tài này, như: “Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở Ninh Bình”, luận văn Thạc sỹ của Tống Thị Lan Hương , năm 2009; “Việc làm và thu nhập cho người có đất bị thu hồi ở Hà Nội”, luận văn Thạc sỹ, của Lê Anh Tuấn, năm 2007; Luận văn của Phùng Thị Thảo, 2009, “ Giải pháp việc làm cho người lao động sau thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ ở Vĩnh Phúc”… Các luận văn ấy, với những góc nhìn khác nhau từ thực trạng cụ thể của các địa phương, đã chỉ rõ nguyên nhân nông dân không có việc làm, không có thu nhập, đời sống giảm sút. Nhìn chung các công trình trên đã đề cập ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của nông dân, trên nhiều mặt như: việc làm, thu nhập, về định giá đền bù, hỗ trợ nông dân mất đất.v.v..Luận văn này kế thừa các kết quả nghiên cứu ấy nhưng nhấn mạnh sự tác động cả hai mặt tích cực và tiêu cực của quá trình thu hồi đất cho CNH, HĐH và ĐTH đối với đời sống nông dân, để tìm những giải pháp thích hợp cho việc phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của quá trình này tại huyện Mê Linh. Như vậy, đề tài này không trùng lặp với các công trình đã được công bố. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT, KCHT đối với đời sống của nông dân bị thu hồi đất, từ đó đề xuất giải pháp phát huy các tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích tính cấp thiết và tác động của quá trình thu hồi đất nông nghiệp đối với đời sống của nông dân bị thu hồi đất. - Khảo sát thực trạng về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người nông dân ở huyện Mê Linh - Hà Nội, để minh họa.
  13. - Đề xuất các giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của việc thu hồi đất. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình thu hồi đất đối với nông dân không còn đất canh tác, qua khảo sát thực tiễn ở huyện Mê Linh – Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: từ năm 1986, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ từ 2010 đến 2012 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận văn vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về quá trình công nghiệp hóa vào nghiên cứu vấn đề. - Phương pháp: Luận văn vận dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị; đặc biệt coi trọng các phương pháp kết hợp lôgíc với lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn 6.1.Luận văn phân tích tính tất yếu phải thu hồi một phần đất nông nghiệp và đất ở để xây dựng KCN, KĐT và KCHT. Song việc này đòi hỏi phải rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, phải bảo đảm an ninh lương thực; cần tránh các dự án treo gây lãng phí đất và gây khó khăn cho cuộc sống nông dân. 6.2.Việc thu hồi đất có tác động tích cực, như tạo nhiều việc làm cho nông dân, nhất là giới trẻ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đồng thời làm biến đổi cơ cấu kinh tế trong vùng từ thuần nông sang công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp, với
  14. KCHT thuận tiện, làm thay đổi cuộc sống của dân cư. 6.3. Nhưng nếu thực hiện không tốt, không đúng pháp luật, việc thu hồi đất cũng gây ra những tác động tiêu cực, như dự án treo không những không tạo việc làm mà còn làm cho nông dân mất đất canh tác, hết kế mưu sinh, rơi vào cảnh bần cùng; không được đào tạo nghề thì ngay cả thanh niên cũng thất nghiệp; không quản lý nghiêm còn gây ô nhiễm môi trường và nảy sinh các tệ nạn xã hội .v.v... 6.4. Luận văn đã sưu tầm nhiều tư liệu minh họa thực trạng thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT, KCHT ở Mê Linh, các tác động tích cực và tiêu cực của việc này. Trong đó chỉ rõ nhược điểm của đô thị hóa ở đây là thiên về xây dựng biệt thự, chậm hoàn thiện KCHT, nên chưa thu hút được dân cư, tới 90% các KĐT ở Mê Linh đang trong tình trạng dở dang hay bỏ hoang hóa. 6.5. Dự báo đến 2030 diện tích đất thu hồi ở Mê Linh sẽ chiếm 61,09% diện tích đất tự nhiên và 89,35% đất nông nghiệp của 6 xã và 2 thị trấn nằm trong quy hoạch. Luận văn đề xuất phương hướng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện, phối hợp chặt chẽ việc thu hồi đất với việc giải quyết các vấn đề sau khi thu hồi để đảm bảo đời sống cho nông dân. Từ đó cần thực hiện tốt các giải pháp: đền bù, hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân bị thu hồi đất; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước; gắn phát triển đô thị với phát triển khu công nghiệp; khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động địa phương; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN và nhu cầu của đô thị; khắc phục ô nhiễm môi trường. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Thu hồi đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng -
  15. tính cấp thiết và ảnh hưởng của nó đối với đời sống nông dân Chương 2: Thực trạng của việc thu hồi đất và ảnh hưởng đối với đời sống của nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Mê Linh Chương 3: Những giải pháp chủ yếu để phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của việc thu hồi đất đối với đời sống nông dân huyện Mê Linh, Hà Nội hiện nay
  16. Chương 1 THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, KẾT CẤU HẠ TẦNG - TÍNH CẤP THIẾT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA NÔNG DÂN 1.1. Tính cấp thiết phải thu hồi đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, kết cấu hạ tầng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta. 1.1.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho việc xây dựng khu công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng ở nước ta Chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, hay công nghiệp hóa là xu thế phát triển tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Ngày nay, với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức, công nghiệp hóa lại gắn với hiện đại hóa, làm biến đổi cấu trúc kinh tế, thúc đẩy các ngành nghề có hàm lượng tri thức cao, sử dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho các nước đi sau có thể rút ngắn quá trình CNH. Ở Việt Nam, CNH được đề ra tại Đại hội của Đảng lần thứ III năm 1960, và sau khi đổi mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (Khóa VII) đã xác định: “CNH, HĐH là quá trình biến đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đề ra chủ trương: “Cơ cấu lại, xây dựng
  17. nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu”.[13, tr. 193]. Và đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015 công nghiệp và xây dựng đạt 41 – 42%; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP. [13, tr. 190] Như vậy, để tiến hành quá trình CNH, HĐH ở nước ta, chúng ta vừa phải chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, vừa phải xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Trong quá trình CNH, tất yếu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nên phải thu hồi đất để phát triển các KCN, KĐT và KCHT. Nghị định 36 CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ Việt Nam đã định nghĩa KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có tường bao quanh, không có dân cư sinh sống), do các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền quyết định thành lập (theo đúng trình tự pháp luật). ĐTH là quá trình song song với sự phát triển của CNH và cách mạng khoa học - công nghệ, biểu hiện cụ thể là dân cư nông thôn chuyển dần sang sống tại các đô thị. Theo số liệu thống kê năm 2009, tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn là 78,9%, dân số trong nông nghiệp là 75,8%; tại Myanmar tương ứng là: 70% và 69%; tại Campuchia: 80,8% và 68,5%; tại Việt Nam: 73,8% và 65,7%; tại Thái Lan: 67,9% và 45,8%; tại Inđônêsia: 53,2% và 41,5%; tại Phillippin: 38,2% và 375; tại Singapone: 0% và 0,12%; tại Brunây: 23,2% và 0,6%; còn ở Malaixia: 35,1% và 15% [39]. Mục tiêu mà nước ta đề ra có khoảng 38% dân số đô thị vào năm 2015, và 40% vào năm 2020 là khó đạt. Vì tốc độ quy hoạch đô thị đang diễn ra nhanh
  18. nhưng chưa đồng bộ với việc phát triển dân số đô thị. Ở nước ta quá trình thu hồi đất đã và đang diễn ra như sau: Thứ nhất, thu hồi đất để xây dựng các KCN, KCX, nhằm thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, đến cuối năm 2010, cả nước có 260 KCN, được thành lập với tổng diện tích trên 71.300 ha nhưng tỷ lệ lấp đầy tại các KCN mới chỉ đạt 46%. Trong tổng số KCN, có 173 KCN đã hoàn thiện KCHT và đi vào hoạt động, số còn lại đang giải phóng mặt bằng. Các KCN đã thu hút 3960 dự án FDI với số tiền đầu tư là 53,6 tỷ USD; 4.380 dự án trong nước với tổng kinh phí 336.000 tỷ đồng cho đầu tư sản xuất kinh doanh [8]. Với sự đầu tư này, doanh thu từ các KCN đạt khá cao và giải quyết khoảng 1,6 triệu lao động trực tiếp, và 1 triệu lao động gián tiếp phục vụ cho hoạt động công nghiệp [8]. Bảng 1.1.Số lượng và tổng diện tích các KCN đã thành lập tính đến hết năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ. Vùng Số lượng khu công nghiệp Tổng diện tích (ha) Đồng bằng Sông Hồng 66 15.031 Trung du miền núi Băc Bộ 16 2.478 Miền Trung 39 9.256 Tây Nguyên 8 1.261 Đồng Nam Bộ 88 33.290 Đồng bằng Sông Cửu Long 43 10.078 Cả nước 260 71.394 ( nguồn: Vụ quản lý các khu kinh tế - tháng 2/2011) Theo quy hoạch được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 8/ 2005, đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cả nước có khoảng 80.000 ha đất dành cho KCN và KCX.
  19. Thứ hai, thu hồi đất để xây dựng và phát triển đô thị bao gồm xây dựng các công trình: nhà ở của dân cư đô thị, trụ sở làm việc của bộ máy hành chính, các công trình công cộng phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện, công viên, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại ở đô thị, các công trình dịch vụ giao thông, điện nước…. Song song với quá trình CNH, các đô thị sẽ mọc lên nhanh chóng. Nhu cầu mở rộng đô thị trở nên cấp thiết do sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số đô thị, đặc biệt với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Năm 1990, cả nước ta có khoảng 500 đô thị, với tỷ lệ dân cư sống tại đô thị khoảng từ 17% -18% và đến năm 2010, cả nước có khoảng hơn 700 đô thị. Theo dự báo đến 2020 tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam đạt khoảng 40%, tương đương 45 triệu người. Bình quân đầu người tại khu vực ĐTH là 100m2/người, ước tính khoảng 450.000 ha đất đô thị. Hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 (105.000 ha), có nghĩa là cần thu hồi khoảng 345.000ha trong những năm tới. Ví dụ thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch đáp ứng 3 triệu dân, nhưng số dân hiện tại là 7 triệu [8]. Thứ ba, thu hồi đất để nâng cấp, xây dựng mới hệ thống KCHT phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Đó là các nhu cầu xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống điện lưới quốc gia, thông tin, liên lạc, bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợi…Việc xây dựng KCHT là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Để phát triển các mặt của đời sống xã hội cần phải có KCHT hiện đại, đây là một trong những tiêu chí của hiện đại hóa. KCHT được phát triển sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng miền, giữa các quốc gia. Sự phát triển hệ thống này có vai trò quan trọng cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng thị trường…Qũy đất để xây dựng hệ thống KCHT là quỹ đất được chuyển đổi mục
  20. đích sử dụng từ đất nông nghiệp bị thu hồi. Ở nước ta KCHT được đầu tư khá mạnh, giai đoạn năm 2001 đến 2008 nguồn vốn đầu tư cho giao thông khoảng 117.794 tỷ đồng, chưa tính đến nguồn vốn ODA và FDI. Tính đến 2012 chúng ta có 295.046 km đường bộ (gồm 94 đường quốc lộ, 03 đường cao tốc) và nhiều cây cầu lớn. So với những năm đầu của thập kỷ 90, tổng chiều dài đường bộ trên cả nước tăng gấp 2 lần. Đường sắt cũng tăng, đến năm 2012 cả nước có 2.632 km. Kết cấu hạ tầng về hàng không, cũng có nhiều cảng được xây dựng, đến năm 2012 có tổng số là 22 cảng trên khắp các tỉnh thành cả nước [48]. Để có mặt bằng cho hệ thống kết cấu trên cũng đã phải thu hồi một số đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác. Tính đến hết năm 2010 tổng diện tích thu hồi trên cả nước là 192.212 ha, theo tính toán thu hồi cho KCN, KĐT như trên thì KCHT có diện tích đất đã thu hồi là 15.912ha [22, tr. 20]. Đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng sẽ gia tăng cùng với tốc độ phát triển KCHT. 1.1.2. Thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị đã đặt ra những vấn đè cấp thiết Thứ nhất, giảm diện tích đất canh tác, phải rút bớt lao động nông nghiệp để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Theo quy luật, trong quá trình công nghiệp hóa, tất yếu lao động nông nghiệp sẽ giảm sút một cách tuyệt đối và tương đối, không những do năng suất lao động tăng lên và việc ứng dụng công nghệ mới đòi hỏi ít lao động sống trên một đơn vị diện tích mà còn do ruộng đất có hạn. Bình quân diện tích trên một nhân khẩu giảm đi, khiến cho nhiều người không còn đủ ruộng đất để canh tác, buộc phải đi làm việc ở các ngành sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp phục vụ nông nghiệp, hoặc các ngành công nghiệp độc lập với nông nghiệp). Ở thời điểm trước đổi mới, một lao động ở miền Bắc Việt Nam có khoảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2