intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa luận giải làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế; phân tích đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam; đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện hơn chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ Tr−¬ng B¶o Thanh chÝnh s¸ch C¹NH TRANH TRONG CUNG øNG DÞCH Vô Y TÕ ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hµ Néi - 2015
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ Tr−¬ng B¶o Thanh chÝnh s¸ch C¹NH TRANH TRONG CUNG øNG DÞCH Vô Y TÕ ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Vò §øc Thanh 2: pgs, TS. §inh V¨n Th«ng Hµ Néi - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong Luận án là chính xác, trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Luận án có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác dưới dạng trích dẫn, nguồn gốc trích dẫn được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2015 Tác giả Trương Bảo Thanh i
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được chân thành cảm ơn tới hai thầy giáo hướng dẫn của tôi: Thầy giáo TS. Vũ Đức Thanh và Thầy giáo PGS, TS. Đinh Văn Thông đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện Luận án này. Xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, Cô của Khoa Kinh tế chính trị - Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý và bổ sung cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành Luận án. Xin cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Học viện Chính trị Khu vực I, Các Anh, Chị và các bạn đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế chính trị học đã luôn chia sẻ và ủng hộ tôi để tôi dành thời gian cho hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các Anh, Chị phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình triển khai và hoàn thành Luận án. Tác giả Trương Bảo Thanh ii
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục các sơ đồ, các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................. ............ 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 3 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 5 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 8 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................. 31 8. KẾT CẤU LUẬN ÁN. .................................................................................. 32 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ ............................ 33 1.1. DỊCH VỤ Y TẾ - MỘT LOẠI HÀNG HÓA DỊCH VỤ CÔNG ĐẶC THÙ ....................................................................................... 33 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về hàng hoá dịch vụ công .............................. 33 1.1.2. Dịch vụ y tế với tư cách là một hàng hoá dịch vụ công đặc thù ............. 37 1.1.3. Đặc điểm thị trường dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe. ............................ 39 1.2. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ ...................................................................................................................... 51 1.2.1. Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ y tế và sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ................................................................................................................ 51 1.2.2. Khái niệm chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ............... 55 iii
  6. 1.2.3. Nội dung của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế .......... 63 1.2.4. Các tiêu chí của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế. ..... 65 1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ........................................................................................................ 68 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ . 70 1.3.1. Kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở một số nước trên thế giới ........................................... 70 1.3.2. Bài học thiết thực cho Việt Nam ............................................................. 87 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM ............................................... 92 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM....................................................................................................... 92 2.1.1. Đặc thù về cung ứng trên thị trường dịch vụ y tế ở Việt Nam ............... 92 2.1.2. Cầu trên thị trường dịch vụ y tế ở Việt Nam Việt Nam.......................... 98 2.1.3. Những tiền đề pháp lý và các chính sách khuyến khích hình thành chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam ................................ 102 2.1.4. Cơ chế đảm bảo tài chính cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam .................................................................................................................. 113 2.2. HIỆN TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM .............................................. 120 2.2.1. Thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .................................................. 120 2.2.2. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .................................................................................................................... 137 2.2.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của các chủ thể tham gia cạnh tranh cung ứng dịch vụ y tế và các bên liên quan ................................... 139 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ........................................................ 142 iv
  7. 2.3.1. Những thành công của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ....................................................................................................................... 142 2.3.2. Những hạn chế của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế 145 2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ .................................................................................... 150 2.4.1. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 150 2.4.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................... 152 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾỞ VIỆT NAM ................................................................................................................ 155 3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 155 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ............................................................. .155 3.1.2. Những định hướng chiến lược phát triển ngành y tế ............................ 159 3.2. QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM. ............................. 160 3.2.1. Bảo đảm bình đẳng trong cạnh tranh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .................................................................................................................... 160 3.2.2. Bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể và các bên liên quan tham gia cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ............................................ 161 3.2.3. Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ y tế ................... 161 3.2.4. Bảo đảm chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế phải phù hợp với những quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế ............................. 162 3.2.5. Đa dạng hoá các loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ, các phương thức cung ứng dịch vụ ............................................................................................. 163 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở VIỆT NAM .............................. 164 v
  8. 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và "luật chơi" kinh tế về cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ...................................................................................... 164 3.3.2. Nhóm giải pháp khuyến khích các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ y tế, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người dân ................................................ 165 3.3.3. Nhóm giải pháp tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .......................................................................... 167 3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện các công cụ điều tiết, kiểm tra, giám sát chất lượng và hành vi cạnh tranh đối với các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế .. 168 3.3.5. Nhóm các giải pháp hỗ trợ ..................................................................... 170 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 174 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................ 177 vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội HGĐ Hộ gia đình YTTN Y tế tư nhân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát Co-operation and Development triển kinh tế ODA Official Development Aid Viện trợ phát triển chính thức FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATS General Agreement on Trade Thỏa thuận chung về thương in Services mại dịch vụ vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu về y tế (2005 - 2013). ........................................... 94 Bảng 2.2. Tỷ lệ giường bệnh ở bệnh viện công và bệnh viện tư ...................... 97 Bảng 2.3. Lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh khi ốm đau trong 4 tuần. ......... 101 Bảng 2.4. Số người tham gia bảo hiểm y tế qua các năm (2005-2010. ........... 115 Bảng 2.5. Số bệnh viện có dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu .................. 132 Bảng 2.6. Tỷ lệ giường bệnh theo yêu cầu ...................................................... 133 Bảng 2.7. Vốn đăng ký, vốn thực hiện và địa bàn chủ yếu của các dự án FDI vào ngành y tế của Việt Nam phân theo mục tiêu đầu tư (1989-2008).... 135 Bảng 2.8. Các vấn đề sức khỏe và liên quan đến thỏa thuận WTO ................. 136 Sơ đồ 01. Tóm tắt khung nghiên cứu Luận án ................................................... 7 Hình 1.1. Bức tranh hàng hóa công và hàng hóa tư. ......................................... 34 Hình 1.2. Hàng hóa dịch vụ công phân theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới ............................................................................................................. 36 Hình 1.3. Cơ cấu tài chính chi trả dịch vụ y tế ................................................. .81 Hình 2.1. Cơ cấu chi y tế, 1999 - 2010 ............................................................ 114 Hình 2.2. Tỷ lệ chi y tế từ túi tiền hộ gia đình trong tổng chi cho y tế tại một số quốc gia châu Á, 2007 .......................................................................... 117 Hình 2.3. Tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam, 2006 - 2012 ............................ 118 viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trong cung ứng dịch vụ y tế thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần nâng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập, nguồn lực đầu tư lớn nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực này để cung ứng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. - Ngành y tế Việt Nam chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế cho người dân. - Khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ y tế là rất khó khăn, nhất là người nghèo, cận nghèo và dân cư vùng sâu vùng xa. Sự bất bình đẳng trong việc cung ứng và thụ hưởng các dịch vụ y tế có xu hướng gia tăng. - Cơ chế chính sách trong quản lý điều hành lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập. Hệ thống thông tin quản lý về y tế còn thiếu đồng bộ, trùng chéo. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ y tế cũng như thanh tra chất lượng dịch vụ y tế ở cả khu vực Nhà nước và tư nhân còn yếu. Công tác quản lý giá thuốc tại các bệnh viện còn nhiều bất cập đẩy giá thành thuốc tăng cao tạo áp lực về phí bệnh viện cho người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên. Ngoài những nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ nguồn gốc lịch sử phát triển của hệ thống y tế, trình độ non yếu về cơ sở vật chất và đội ngũ các nhà chuyên môn, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là chính sách và cơ chế cung 1
  12. ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn thiếu vắng cơ chế cạnh tranh được vận dụng trong lĩnh vực này. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng việc chính phủ các nước đã xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế bằng việc tạo lập các cơ hội bình đẳng không phân biệt đối xử trong cạnh tranh. Bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của các chủ thể trong nền kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh đã góp phần nâng cao hiệu quả, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực; tạo thêm nhiều cơ hội lựa chọn và tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân. Đối với Việt Nam, Chính phủ đã chủ trương thực hiện xã hội hoá trong cung ứng dịch vụ y tế, từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo ra nhiều cơ hội cho người dân trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy nhiên, việc hoạch định và triển khai chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, hạn chế cả về mặt nhận thức, chủ trương cho đến triển khai thực hiện chính sách. Do vậy, việc nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế, chỉ ra những hạn chế, rào cản trong việc hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện chính sách, đánh giá chính sách tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập của chính sách cạnh tranh và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết, trên cơ sở đó hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2
  13. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa luận giải làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế; Phân tích đánh giá thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam; Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện hơn chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, luận án đặt ra 4 nhiệm vụ quan trọng sau đây: - Hệ thống hóa và luận giải rõ hơn về cơ sở lý luận chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế; - Khảo sát những kinh nghiệm cần thiết về xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Phân tích đánh giá thực trạng về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay; - Đề xuất các quan điểm và giải pháp xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: là “Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam”. Giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám, phòng mạch, dịch vụ cung ứng thuốc chữa bệnh, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế. Luận án không đề cập đến lĩnh vực y tế công cộng như phòng dịch, vệ sinh dịch tễ. Giới hạn không gian: Luận án tập trung chính vào giải quyết những vấn đề về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam. Để 3
  14. có thêm cơ sở thực tiễn, luận án giới thiệu một số kinh nghiệm quan trọng của một số quốc gia tiêu biểu về xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế như Đức, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Mê-hi-cô, Nam Phi và Xinh-ga-po, v.v... Giới hạn thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu giai đoạn sau khi có cơ chế chính sách đổi mới trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt nam (từ khi có Pháp lệnh hành nghề Y Dược công bố ngày 13/10/1993). Trong phân tích kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế, thời gian nghiên cứu tập trung vào những năm đầu của thập kỷ 2000s trở lại đây. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi tổng quát: Cần phải làm gì, làm như thế nào để hoàn thiện hơn chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay? Để trả lời câu hỏi trên, luận án cần phải trả lời những câu hỏi sau: - Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế là gì? Nội dung và tiêu chí của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế? - Khung lý thuyết cho xây dựng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế? - Những bài học kinh nghiệm quốc tế nào về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế có thể áp dụng cho Việt Nam? - Thực trạng chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Những tác động của việc thực thi các cam kết trong WTO đến hệ thống cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam là gì? - Cần phải có những quan điểm và giải pháp gì để xây dựng và hoàn thiện chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế Việt Nam? 4
  15. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, luận án kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận rất quan trọng cho phân tích và luận giải bản chất và quá trình vận động và phát triển của các hiện tượng, sự vật. Hơn nữa, luận án còn sử dụng các phương nghiên cứu khoa học cụ thể như trừu tượng hóa khoa học, phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp lô gic kết hợp với lịch sử, nghiên cứu tình huống, v.v.. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Trừu tượng hóa khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng kinh tế, tách ra những cái điển hình, ổn định, bền vững, trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở đó nắm được bản chất các hiện tượng, tiến tới khái quát và xây dựng phạm trù, quy luật phản ánh những bản chất đó. Phương pháp nghiên cứu này rất phù hợp với việc nghiên cứu chính sách. Bởi vì như chúng ta biết chính sách thực chất là việc vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào thực tiễn, mà quy luật kinh tế chính là bản chất của các sự vật hiện tượng và quá trình kinh tế. Chính vì vậy, nắm chắc phương pháp này sẽ thuận lợi cho việc nghiên cứu chính sách. Tránh được cái nhìn phiến diện không bản chất. Phương pháp trừu tượng hóa cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp lô gíc với lịch sử, bởi lẽ lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy lô gíc cũng phải bắt đầu từ đó. - Phương pháp lô gíc kết hợp với lịch sử: Phương pháp này cho phép nhìn nhận bản chất hiện tượng nghiên cứu theo những cấu trúc hệ thống bền vững bên trong phù hợp với những điều kiện kinh tế, pháp luật ứng với từng giai đoạn phát triển nhất định của các chính sách đối với ngành y tế. Xem xét 5
  16. chính sách cạnh tranh trong những điều kiện lịch sử nhất định. Theo các chuỗi thời gian, yêu cầu và nội dung của chính sách cạnh tranh cũng thay đổi khác nhau. Trong các điều kiện kinh tế chính trị khác nhau, vấn đề chính sách cạnh tranh cũng cần phải được cân nhắc theo những cách tiếp cận đặc thù riêng. - Phân tích - tổng hợp: Đây là các phương pháp chung được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học. Quá trình phân tích các hiện tượng, sự vật cần tiến hành một cách khoa học từ nhiều góc độ, sau đó những kết quả nghiên cứu có thể khái quát cho phát triển lý luận và vận dụng, áp dụng vào thực tiễn. Bằng cách này, nhiều vấn đề của đối tượng nghiên cứu được phân tích từ những góc độ riêng rẽ, ngược lại kết quả nghiên cứu riêng đó được tổng hợp thành những điểm khái quát chung cho cả quá trình vận động của hiện tượng, sự vật. - Nghiên cứu tình huống: Lựa chọn các tình huống có vấn đề nghiên cứu, hợp cảnh với những lập luận và thực tiễn phổ biến. Tình huống lựa chọn nghiên cứu bao gồm tình huống trong nước và ngoài nước. Trong Luận án này, tác giả lựa chọn nhiều tình huống thực địa trong nước và những kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước như Đức, Anh, Mỹ, Xinh-ga-po, Bra-xin, Mê-hi-cô, Nam Phi, Ấn Độ về chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế đảm bảo xây dựng môi trường công bằng và bình đẳng hơn giữa các chủ thể cung ứng dịch vụ y tế. - Các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn trong luận án là nghiên cứu định tính. Đây là phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu định tính là một phương pháp nghiên cứu mà vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau và cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh vấn đề đang được quan tâm. Nghiên cứu định tính cho phép cung cấp thông tin toàn diện vấn đề nghiên cứu và nó phù hợp 6
  17. với việc mô tả, tiếp cận và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được cho là đặc biệt có giá trị trong lĩnh vực dịch vụ y tế vì nó cho phép khám phá, thăm dò những vấn đề khó và còn ít được biết đến; nhận biết được những tồn tại và những chính sách can thiệp đang triển khai và đưa ra những giải pháp thích hợp đối với những tồn tại đó; thăm dò tính khả thi, chấp nhận và sự phù hợp của những chương trình, chính sách mới; đề ra những biện pháp, chính sách can thiệp phù hợp và phát hiện những quần thể cần được chú trọng. Đề tài dựa chủ yếu vào cơ sở dữ liệu thứ cấp để phân tích và khái quát các luận đề nghiên cứu. Số liệu thứ cấp có thể là số liệu thống kê được sưu tầm từ các trung tâm dữ liệu như Tổng cục thống kê, cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, các Bộ v.v. Nguồn tài liệu quan trọng là các công trình nghiên cứu liên quan được công bố trong và ngoài nước. Những tài liệu khoa học này là căn cứ thực sự cần thiết cho kết quả nghiên cứu luận án này. Danh sách những tài liệu được phân tích tổng hợp trong mục tình hình nghiên cứu. Khung lý thuyết Đánh giá thực trạng Quan điểm Thu thập thông tin, và số liệu, tài liệu Giải pháp Kinh Bài học kinh nghiệm nghiệm cho Việt Nam quốc tế Sơ đồ 01: Tóm tắt khung nghiên cứu 7
  18. 6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU a. Một số nghiên cứu ở nước ngoài: Tác giả khảo sát một số tài liệu nghiên cứu khoa học nước ngoài liên quan tới nội dung chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế. Mỗi nghiên cứu dựa trên đặc điểm đặc thù của từng quốc gia. Pamela Halse, Nonkululeko Moeketsi, Sipho Mtombeni, Genna Robb, Thando Vilakazi and Yu-Fang Wen, The role of competition policy in healthcare markets, Competition Commission of South Africa [90]. Theo nhóm nghiên cứu, chính sách cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong thị trường chăm sóc sức khỏe. Phần 2 của Luật Cạnh tranh Nam Phi khẳng định mục đích của nó là: "Phát huy hiệu quả, khả năng thích ứng và phát triển của nền kinh tế" và "Để cung cấp cho người tiêu dùng với giá cả cạnh tranh và cơ hội lựa chọn sản phẩm". Phần 3 (1) của Đạo Luật đặt hoạt động kinh tế trong chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực cần giám sát cạnh tranh. Nghiên cứu đã khái quát được bức tranh tổng thể về chính sách cạnh tranh được phân tích từ kinh nghiệm quốc tế, đồng thời làm rõ cách cách thức mà trong đó chính sách cạnh tranh được sử dụng để đảm bảo nâng cao chức năng hiệu quả của thị trường chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu đã phân tích làm rõ về đặc điểm của thị trường chăm sóc sức khỏe với đặc thù rất phức tạp là thông tin bất đối xứng, thông tin không hoàn hảo. Những nhân tố hạn chế cạnh tranh trong thị trường chăm sóc sức khỏe bởi các rào cản ra nhập ngành. Nghiên cứu đã mô tả thực trạng thị trường chăm sóc sức khỏe Nam Phi với tốc độ tăng chi phí y tế nhanh hơn lạm phát dự báo và đưa ra một số quan ngại liên quan đến cạnh tranh. Nghiên cứu đã khái quát các bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách cạnh tranh ở một số nước như Đức, Hà lan, Anh, Colombia, Ấn độ, Pa-ki-xtan để trên cơ sở đó Nam Phi có thể vận dụng quản lý điều tiết hiệu quả hoạt động của thị trường chăm sóc sức khỏe Nam 8
  19. Phi. Nhiều Bài học rút ra cho Nam Phi về xây dựng chính sách cạnh tranh trong thị trường chăm sóc sức khỏe đó chính là: Thứ nhất nghiên cứu đã chỉ ra tính không hiệu quả của các chương trình y tế của Nam Phi bởi vì các chương trình này đã không khuyến khích các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế cạnh tranh với nhau để thu hút nguồn lực từ bảo hiểm như là mô hình bảo hiểm y tế của Đức. Vai trò của các quỹ bảo hiểm ở Đức đã thay mặt người dân đàm phán với các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các công ty dược phẩm. Thứ hai, là Bộ Y tế và Ủy ban cạnh tranh chưa tạo các điều kiện thuận lợi để các thành viên mới gia nhập thị trường chăm sóc sức khỏe như việc cấp phép, lựa chọn các thỏa thuận hợp đồng. Thứ ba, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế của Nam Phi là kém minh bạch. Thứ tư, tỷ lệ người dân Nam Phi chưa được phủ bảo hiểm y tế cơ bản ở mức khá cao thể hiện ở chi tiêu tư nhân cho lĩnh vực y tế ở mức 56 phần trăm. Thứ năm, kiểm soát sự lạm dụng thống trị của độc quyền và gian lận trong các hoạt động đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế, dược phẩm. Những bài học thất bại và thành công này rất bổ ích và phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa làm rõ được nội hàm của chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế; chưa phân tích sâu sắc đặc điểm khác biệt của thị trường dịch vụ y tế so với thị trường hàng hóa dịch vụ thông thường khác là gì? Meng - Kin Lim, Shifting the burden of health care finance: a case study of public - private partnership in Singapore[85]. Nghiên cứu đã khái quát được kinh nghiệm thành công của Xinh-ga-po trong việc chuyển một phần gánh nặng chi phí y tế từ khu vực công sang khu vực tư nhân. Cụ thể ngân sách của Xinh-ga-po dành cho y tế năm 1965 chiếm 50% tổng chi cho y tế và năm 2000 còn số này là 25% nhưng hệ thống y tế của Xinh-ga-po vẫn 9
  20. đảm bảo được sự công bằng và hiệu quả. Nghiên cứu của tác giả đã giới thiệu bối cảnh thay đổi chính sách y tế của Xinh-ga-po từ hệ thống chính sách y tế theo mô hình bị ảnh hưởng của Anh Quốc vì Xinh-ga-po là thuộc địa của Anh nên chủ yếu là phụ thuộc vào thuế của Chính phủ. Nhưng sau khi Xinh-ga-po dành được độc lập, Chính phủ Xinh-ga-po đã xác định với chính sách phúc lợi dựa hoàn toàn vào nguồn lực của Chính phủ thông qua thuế là không khả thi, Chính phủ Xinh-ga-po đã xây dựng một chương trình y tế dựa vào cả hai khu vực, khu vực công và khu vực tư nhân. Quan hệ đối tác công - tư trong việc tài trợ tài chính cho chăm sóc sức khỏe được Chính phủ Xinh-ga-po thiết lập với ba màng lưới. Màng lưới thứ nhất đó là tài khoản tiết kiệm y tế (Medisave) bắt buộc thu từ 6- 8% theo lương. Tài khoản tiết kiệm y tế là một phần mở rộng của quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF). Tài khoản này được dùng để chăm sóc bệnh nhân khi mắc những bệnh cấp tính, hiểm nghèo v.v.. Tài khoản này cũng được chia sẻ rủi ro cho các thành viên trong gia đình hoặc được chuyển quyền thụ hưởng tài khoản này cho thân nhân khi chủ tài khoản bị chết. Tiếp theo là bảo hiểm y tế (Medishield), bảo hiểm y tế cơ bản được thiết kế bắt buộc đối với toàn bộ dân chúng Xinh-ga-po phải mua trước khi mua các bảo hiểm bổ sung khác theo phương thức đồng chị trả. Cuối cùng là bảo hiểm y tế cho người nghèo (Medifund) quỹ này dùng để thanh toán cho người nghèo không có khả năng chi trả các khoản thanh toán của bệnh viện. Cơ chế thanh toán các khoản chi phí y tế của Xinh-ga-po thực hiện theo phương thức đồng chi trả bao gồm: Chính phủ 25%, người sử dụng lao động 35%, thanh toán từ túi tiền người bệnh 25% và bảo hiểm tư nhân 5%. Với cơ chế tài chính năng động đa tầng, đa diện Xinh-ga-po đã xây dựng được hệ thống bệnh viện bao gồm cả hệ thống bệnh viện công và bệnh viện tư nhân. Bệnh nhân của Xinh-ga-po hoàn toàn được tự do lựa chọn và tiếp cận các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân với 80% và 20% đối với bệnh viện công lập trong 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2