intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

64
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá thực trạng CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone và một số yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone ở Tp Lào Cai – T. Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƢU XUÂN LƠ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE Ở THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI Ngành: Công tác xã hội Mã số: 8.76.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. TIÊU THỊ MINH HƢƠNG HÀ NỘI - 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất kỳ chương trình nghiên cứu nào trước đây. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả Lƣu Xuân Lơ
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE ................................................................................................. 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.............................................................. 12 1.2. Lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy ........................... 23 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone .................................................................. 28 1.4. Một số lý thuyết ứng dụng trong đề tài ........................................................ 34 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE Ở THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ................................................... 38 2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu .................................................. 38 2.2. Thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone ở Tp Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................................. 44 2.3. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone ở Tp Lào Cai ........................... 56 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CTXH TRONG HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE ................................................................................................. 70 3.1. Nhóm giải pháp về cải thiện hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy ..................................................................................................... 70 3.2. Một số giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện Công tác xã hội. ........................................................................................................... 75 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 78
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNMT Cai nghiện ma túy CSĐT Cơ sở điều trị CTXH Công tác xã hội NNMT Sử dụng ma túy NVCTXH Nhân viên Công tác xã hội Từ viết tắt Dịch nghĩa TVV Tham vấn viên UBND Ủy ban nhân dân
  5. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Thời gian thành lập các Cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Lào Cai......................................................................................................... 39 Bảng 2.2: Đặc điểm khách thể trong nghiên cứu (ĐVT: %).......................... 40 Bảng 2.3. Bảng tình hình điều trị của NNMT (n=196) ................................. 43 Bảng 2.4. Lý do bỏ trị của NNMT giai đoạn 2013 - 2016 ............................. 53 Bảng 2.5. So sánh kết quả hoạt động CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone .................................................................................. 55 Bảng 2.6. Đặc điểm nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở điều tri methadone .................................................................................................... 61 Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của NNMT về dịch vụ ................................... 62 Biểu đồ 2.1: Thời gian điều trị tham gia điều trị Methadone. ........................ 42 Biểu đồ 2.2: Lũy tích số lượt tham vấn ......................................................... 45 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ sử dụng Heroin của NNMT trong 30 ngày qua ................ 46 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ NNMT bỏ điều trị theo từng năm .................................... 54 Biểu đồ 2.5: Động cơ NNMT tham gia điều trị Methadone .......................... 57 Biểu đồ 2.6. Tình trạng việc làm của NNMT trước và sau khi tham gia điều trị Methadone ................................................................................................... 58
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Hơn 20 năm qua, công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo chỉ đạo, bố trí nguồn lực… Tuy nhiên, công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy đang gặp nhiều khó khăn, thách thức… Số người nghiện có hồ sơ quản lý tăng gần 4 lần trong 20 năm qua, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, giống nòi dân tộc và trật tự an toàn xã hội" đó là những câu nhận định mở đầu cho Nghị Quyết số 98/NQ- CP của Chính Phủ ngày 26 tháng 12 năm 2014 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới. Thực vậy, nghiện ma túy đã và đang là một gánh nặng về kinh tế và tinh thần rất lớn cho xã hội, nhất là đối với chính bản thân người nghiện và gia đình họ nếu tình trạng nghiện kéo dài. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua, nhiều đường dây mua bán ma túy lớn, với số lượng hàng tấn ma túy bị phát hiện; nhiều vụ việc nghiệm trọng, gây thiệt hại lớn về người và của do người sử dụng ma túy gây ra như giết người hàng loạt, lái xe sử dụng ma túy gây tai nạn chết nhiều người, học viên trại cai nghiện phá trại tập thể… Trong bối cảnh đó, Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đã được phê duyệt tại Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2013 có đề ra phương hướng cho công tác cai nghiện ma túy tới năm 2020 là "cai nghiện đa chức năng, thân thiện và dễ tiếp cận cho người sử dụng ma túy". Do vậy, ở nước ta hiện nay không chỉ có hình thức cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm, cơ sở cai nghiện của nhà nước như trước đây, mà đã xuất hiện các hình thức cai nghiện khác như cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện tư nhân, hình thức cai nghiện bằng liệu pháp tâm lý tình cảm tại Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy và phương pháp điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone) là một phương pháp nổi bật, trải qua 10 năm kể từ khi triển khai năm 2008 đến nay đã điều trị cho hơn 54 nghìn người và được đánh giá là thân thiện, tiết kiệm chi phí với hiệu quả đem lại khả quan. 1
  7. Tại Lào Cai, phương pháp điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone) đã được tỉnh ủy, hội đồng nhân nhân, ủy ban nhân dân quan tâm chỉ đạo thực hiện từ năm 2013. Từ 1 cơ sở điều trị ban đầu, đến nay đã có 15 cơ sở điều trị và điểm cấp phát thuốc phân bố đều tại thành phố và các huyện trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho NNMT có nhu cầu dễ dàng tham gia điều trị. Công tác xã hội tuy là một ngành, nghề rất mới và còn non trẻ ở nước ta hiện nay. Nhưng đối tượng trợ giúp của công tác xã hội là những người yếu thế trong xã hội, trong đó có người nghiện ma túy. Từ khi triển khai, các CSĐT Methadone ở Lào Cai luôn chú trọng phát triển đội ngũ nhân viên Công tác xã hội, mỗi CSĐT luôn có ít nhất 1 nhân viên Công tác xã hội làm nhiệm vụ tham vấn tâm lý, hỗ trợ NNMT trong quá trình điều trị, giúp họ phục hồi, dự phòng tái nghiện và tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội khác. Trên thế giới và tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu về hiệu quả của chương trình điều trị Methadone, sự thay đổi của NNMT sau khi tham gia điều trị Methadone… để làm căn cứ tiếp tục phát triển, mở rộng chương trình điều trị Methadone nhưng các nghiên cứu vẫn chưa làm rõ được vai trò của nhân viên CTXH tại các CSĐT Methadone và hiệu quả các hoạt động CTXH tại đây. Chính vì lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai – tỉnh Lào Cai” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở nước ta, sau khi đề án phát triển nghề CTXH theo quyết định số 32/2010/QĐ-TTg có hiệu lực, CTXH ngày càng được khuyến khích tham gia nhiều hơn vào các khía cạnh xã hội như việc chăm sóc và điều trị cho những người sử dụng ma túy. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn có rất ít thông tin về hiệu quả của các hoạt động CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy và CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone thì lại càng ít cả trên thế giới cũng như Việt Nam. 2
  8. 2.1. Trên thế giới Trong nghiên cứu “Kiến thức và nhận thức của nhân viên công tác xã hội về hiệu quả và khả năng chấp nhận điều trị hỗ trợ bằng thuốc trong điều trị rối loạn sử dụng chất” [16] của tiến sĩ Brian E.Bride và các cộng sự đã điều tra kiến thức của nhân viên xã hội, nhận thức của họ về hiệu quả và khả năng chấp nhận điều trị hỗ trợ bằng thuốc (gọi tắt là MAT) trong các trung tâm điều trị rối loạn sử dụng chất gây nghiện dựa vào cộng động tại Mỹ (gọi tắt là SUD). Theo nghiên cứu, điều trị duy trì bằng Methadone là một trong những lựa chọn điều trị được sử dụng thường xuyên nhất cho sự lệ thuộc thuốc phiện do chi phí thấp và hiệu quả đã được chứng minh trong việc giảm sử dụng ma túy, các hành vi tội phạm, tỷ lệ nhiễm HIV và phục hồi chức năng nên đa phần các nhân viên CTXH nắm được các kiến thức về hiệu quả của Methadone, trong khi tỷ lệ này với naltrexone và buprenorphin. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tiếp xúc với MAT của nhân viên xã hội để họ có khả năng phát triển một nền tảng kiến thức liên quan đến hiệu quả của thuốc hỗ trợ, nghiên cứu nhấn mạnh nhận thức của nhân viên xã hội sẽ ảnh hưởng tới việc chấp nhận điều trị hỗ trợ thuốc của những người nghiện ma túy tại các SUD. Tuy nhiên, nghiên cứu này tác giả chưa đưa ra các kết quả các hoạt động của nhân viên xã hội tại các SUD trong việc tham vấn cho người nghiện ma túy chấp nhận điều trị bằng thuốc hỗ trợ. Trong nghiên cứu “Kết quả thực hành điều trị Methadone cho người nghiện thuốc phiện được điều trị tại các phòng khám ma túy trong thực tế nói chung: kết quả từ Nghiên cứu Kết quả Điều trị Quốc gia” [20] của M Gossop, J Marsden, D Stewart, P Lehmann và J Strang đã trình bày kết quả điều trị sáu tháng cho những NNMT được điều trị bằng Methadone tại cộng đồng trong phòng khám chuyên khoa hoặc phòng khám đa khoa tại Vương quốc Anh. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra những cải thiện của người điều trị trong các vấn đề liên quan đến thuốc, sức khỏe và chức năng xã hội. Kết quả này đã chứng minh tính khả thi của việc điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và cho thấy kết 3
  9. quả điều trị cho những NNMT này có thể hiệu quả như đối với NNMT tại các phòng khám chuyên khoa. Nghiên cứu này cũng chưa chỉ ra được tác động của các bác sĩ gia đình (nhân viên xã hội) đối với người sử dụng ma túy có vấn đề. Trong nghiên cứu “Nhân viên xã hội và phương pháp điều trị tâm lý dựa trên bằng chứng cho người rối loạn sử dụng chất” [17] do tiến sỹ ELIZABETH A. WELLS và cộng sự tiến hành, kết quả của nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về phương pháp điều trị cho người bị rối loạn sử dụng chất (cách gọi khác của người nghiện ma túy) bằng phương pháp tâm lý xã hội đã đạt hiệu quả. Nghiên cứu đã mô tả các phương pháp điều trị, đánh giá việc hỗ trợ theo kinh nghiệm, tập hợp các phương pháp điều trị được biết là có hiệu quả và các vấn đề gặp phải khi thực hiện. Qua kết quả của các nghiên cứu, có thể thấy những người nghiện ma túy hoặc người gặp các vấn đề rối loạn sử dụng chât đã trở thành “thân chủ” phổ biến của các nhà CTXH trên thế giới và nhân viên xã hội sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình hỗ trợ cai nghiện ma túy. 2.2. Tại Việt Nam Tại nước ta, ma túy cũng như cai nghiện ma túy rất được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo trong những năm qua, nên các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã có rất nhiều tác giả đề cập tới. Tác giả Phan Thị Mai Hương, Trong nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” [6] của đã đề cập đến cách tiếp cận mới về từ góc độ của tâm lý học với nhóm thanh niện nghiện ma túy. Nghiên cứu đã phân tích và hệ thống hóa những lý luận và đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện và quan điểm về việc giải quyết chính trong thực tiễn. Tác giả chỉ ra rằng việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma túy và quá trình cai nghiện ma túy ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và các biện pháp của tâm lý học. Mặc dù nghiên cứu này nhấn mạnh đến vai trò của tâm lý học trong trợ giúp 4
  10. thanh niên nghiện ma túy nhưng chưa được làm rõ vai trò của tham vấn tâm lý đối với thanh niên. Một trong những giáo trình dạy về CTXH với người nghiện ma túy là “Giáo trình Tham vấn Điều trị nghiện ma túy” [8] của tác giả Bùi Thị Xuân Mai và các cộng sự. Tài liệu như là cầm tay chỉ việc cho những nhà tham vấn, với việc cung cấp gần như đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cùng các ví dụ minh họa, lời khuyên trong những tình huống thực tế gặp phải trong quá trình can thiệp, trợ giúp người nghiện ma túy. Đối với từng nhóm nghiện ma túy khác nhau sẽ có những cách tham vấn cụ thể, các vai trò của CTXH và các hoạt động của nhân viên CTXH đều được giáo trình đề cập tới. Có thể nói đây là một công trình nền tảng đối với nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ cai nghiện ma túy. Trên cơ sở này, tác giả đã thực tiễn hóa vào đề tài nghiên cứu của mình các hoạt động của CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone. Trong nghiên cứu “Các yếu tố liên quan đến NNMT ra khỏi chương trình điều trị nghiện bằng Methadone tại Tp Hồ Chí Minh, 2015 – 2017”[1] của tác giả Đỗ Văn Dũng và cộng sự đã xác định được tỷ lệ người bỏ trị Methadone tại các CSĐT Methadone trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tìm hiểu một số nguyên nhân NNMT bỏ trị và xác định các yếu tố liên quan đến việc ra khỏi chương trình. Trong đó có nguyên nhân NNMT thiếu hiểu biết về chương trình điều trị, thiếu sự tham vấn trong quá trình điều trị chiếm tỷ lệ khá cao. Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, việc tham vấn cho NNMT điều trị Methadone là rất quan trọng, vai trò của nhân viên CTXH là rất quan trọng. Thời gian gần đây, tại những trường đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội cũng có một số nghiên cứu về người nghiện ma túy và điều trị nghiện bằng thuốc Methadone trong đó tiêu biểu có một số nghiên cứu sau: Tác giả Đỗ Thanh Huyền với nghiên cứu: “Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy tại Thành phố Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình” [5] đã đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ cho người sau cai nghiện ma túy trong các 5
  11. lĩnh vực: Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ phòng, chống tái nghiện, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ có việc làm và tạo việc làm và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ cùng với vai trò của nhân viên CTXH. Luận văn này cũng đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy nhưng còn chưa tập trung và chưa đi sâu phân tích chi tiết trong quá trình trợ giúp, chưa có kết quả các hoạt động của nhân viên CTXH trong trợ giúp người nghiện ma túy sau cai. Tác giả Tạ Hồng Vân trong nghiên cứu “Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)”[12] đã chỉ ra nhân viên xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trợ giúp người nghiện ma túy của thành phố Nam Định tham gia điều trị, phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu cũng nêu ra một số hoạt động của CTXH tuy nhiên lại tập trung quá nhiều vào hoạt động tham vấn/tham vấn mà lướt qua những hoạt động khác của CTXH trong quá trình hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone. Tác giả Nguyễn Thị Hằng với nghiên cứu “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone (Nghiên cứu tại cơ sở điều trị methadone quận Nam Từ Liêm)” [7]đã chỉ ra một số vai trò của nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp người nghiện đang tham gia chương trình điều trị nghiện thay thế bằng thuốc Methadone, cùng với phân tích các hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy đang tham gia chương trình Methadone tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tuy nhiên, những đánh giá của nghiên cứu vẫn mang tính chủ quan của tác giả khi nghiên cứu người nghiện ở vùng đô thị. Qua quá trình tổng quan tài liệu cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề CTXH đối với người nghiện ma túy ở trên thế giới và Việt Nam, những năm gần đây người nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone đã dần được quan tâm hơn. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung về đánh 6
  12. giá chương trình điều trị Methadone, đánh giá về tuân thủ điều trị trong chương trình Methadone, hoặc sự cải thiện của người nghiện sau khi tham gia điều trị Methadone; còn rất ít nghiên cứu đánh giá CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị Methadone. Chính vì vậy, nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm hiểu sâu hơn về lý luận cũng như đưa ra kết quả hoạt động CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT methadone ở TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai với đặc thù là tỉnh miền núi với nhiều cửa khẩu quốc tế và người nghiện có một phần không nhỏ là người dân tộc thiểu số tham gia điều trị Methadone, người nghiện di biên động lớn... Trên cơ sở đó, đánh giá và khuyến nghị cải thiện hiệu quả CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone và một số yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao, cải thiện hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone ở Tp Lào Cai – T. Lào Cai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội, ma túy, người nghiện ma túy, phương pháp điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone) và công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị Methadone. Đánh giá thực trạng hoạt động Công tác xã hội và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone. 7
  13. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. 4.2. Khách thể nghiên cứu - 196 người nghiện ma túy - 05 thân nhân NNMT (cha, mẹ, vợ/chồng/bạn tình, anh/chị/em ruột…) - 06 Cán bộ hỗ trợ trực tiếp (tham vấn viên; bác sĩ điều trị) - 02 Cán bộ quản lý cơ sở điều trị 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại CSĐT Methadone số 01 và CSĐT Methadone số 02 trực thuộc Sở Lao động – TBXH tỉnh ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - Phạm vi thời gian: 01/01/2019 – 30/06/2019 - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone và các yếu tố ảnh hưởng, cụ thể: Hoạt động tham vấn tâm lý, hoạt động hỗ trợ vay vốn, việc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, hoạt động kết nối dịch vụ, nguồn lực, hoạt động biện hộ, vận động chính sách và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: Từ thực trạng CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới CTXH trong hỗ trợ cai nghiện tại các CSĐT Methadone ở thành phố Lào Cai, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các CSĐT Methadone ở Tp Lào Cai. 8
  14. Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: Nghiên cứu hệ thống những lý thuyết có liên quan trực tiếp tới đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như công tác xã hội cá nhân, CTXH nhóm, phát triển cộng đồng, quản lý trường hợp trong hỗ trợ cai nghiện ma túy; hệ thống chính sách xã hội đối với người cai nghiện ma túy và NNMT điều trị bằng thuốc Methadone; Chủ trương đổi mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình mới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, tôi chủ yểu yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích tài liệu Sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin từ các nguồn như: các văn bản pháp luật, báo cáo, tạp chí, sách tham khảo, báo cáo khoa học… để tổng hợp thông tin, phân tích tài liệu, tìm hiểu các số liệu liên quan đến công tác cai nghiện ma túy, cũng như công tác xã hội với người cai nghiện ma túy nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, xác định được một số khái niệm chính trong đề tài như: Ma túy, nghiện ma túy, người nghiện, người cai nghiện ma túy, phương pháp điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone), công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy… - Phương pháp điều tra bảng hỏi Sử dụng phương pháp này để tiến hành tìm hiểu, thu thập các thông tin cần thiết từ khách thể điều tra làm luận cứ khoa học cho sự đánh giá của đề tài. Đề tài đã thực hiện điều tra bảng hỏi với 196 NNMT đang ở giai đoạn duy trì liều trên 3 tháng, với mỗi phiếu khảo sát, sử dụng các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, kết quả điều trị Methadone, đánh giá về các hoạt động CTXH và một số yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy… trên cơ sở đó, đề tài đánh giá thực trạng của Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy và một số yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. - Phương pháp phỏng vấn sâu 9
  15. Sử dụng phương pháp này tác giả phỏng vấn sâu 5 NNMT đang điều trị, 05 người nhà của NNMT để thu thập thông tin về sự tiến bộ trong điều trị của NNMT, đánh giá hiệu quả, ý nghĩa, tầm quan trọng của CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy; Phỏng vấn sâu 05 nhân viên Công tác xã hội về một số yếu tố ảnh hưởng đến CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; Phỏng vấn sâu 02 bác sỹ phụ trách y tế - điều trị và 02 cán bộ lãnh đạo Cơ sở điều trị Methadone về đánh giá chất lượng các hoạt động CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy và một số yếu tố ảnh hưởng. - Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các thuật toán để xử lý số liệu, kết quả khảo sát bằng thống kê toán học; tóm tắt, tổng hợp dữ liệu và trình bày dữ liệu dưới dạng biểu bảng; Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê và diễn giải kết quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Đề tài khái quát hóa các lý luận về CTXH, ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy, cai nghiện ma túy, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế (Methadone)… trên cơ sở đó khái niệm về Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu là một trong số ít các nghiên cứu về CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone ở Tp Lào Cai. Hiện nay chủ trương đổi mới công tác cai nghiện đang được đẩy mạnh thực hiện, đặc biệt là việc nâng cấp các CSĐT Methadone thành các CSĐT đa chức năng theo quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 18 tháng 8 năm 2016 thì việc đánh giá, xem xét hiệu quả CTXH trong hỗ trợ cai nghiện ma túy là một việc làm rất quan trọng và cần thiết để được nhận một vai trò xứng đáng trong tương lai. 10
  16. Ngoài ra, các kết quả của đề tài có thể là tài liệu tham khảo đối với người làm công tác cai nghiện ma túy hoặc hỗ trợ người nghiện ma túy như gia đình người SDMT, nhân viên các CSĐT nghiện ma túy. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu, Danh mục từ viêt tắt, các Phụ lục thì luận văn gồm có 3 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone Chương 2: Thực trạng Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone ở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao Công tác xã hội trong hỗ trợ cai nghiện ma túy tại các Cơ sở điều trị Methadone 11
  17. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Khái niệm ma túy 1.1.1.1. Khái niệm Ma túy được đông đảo người dân hiểu và nghĩ gắn liền với một số chất gây nghiện nguy hiểm như: thuốc phiện, cần sa và đặc biệt là heroine. Tuy nhiên, đây chỉ là cách hiểu chưa đầy đủ, đôi khi chúng ta cũng sử dụng ma túy để gọi những chất gây nghiện hợp pháp khác như là: café, rượu, bia… Theo Luật Phòng, Chống ma túy năm 2000, ma túy được định nghĩa như sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [10]. Cụ thể hơn, trong Bộ luật Hình sự có hiệu lực năm 2000 định nghĩa về ma túy như sau: “Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn” [11]. Trên thế giới, ma túy được Liên hợp quốc định nghĩa là: "Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức trí tuệ của con người, làm cho người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng. Do vậy, việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các chất đó phải được quy định chặt chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của cơ quan bảo vệ pháp luật" [12]. Theo Tổ chức Y Khoa Thế Giới (WHO), ma túy là “chất hoa học sau khi được hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng”. Từ định nghĩa về ma túy của pháp luật Việt Nam và Liên hợp quốc ta có thể hiểu về Ma túy là các chất khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người sử dụng, nếu lạm 12
  18. dụng ma túy, người sử dụng sẽ bị lệ thuộc vào nó và gây tổn thương, nguy hại cho chính người sử dụng và cộng đồng xung quanh. 1.1.1.2. Phân loại Ma túy được phân chia thành nhiều loại dựa những căn cứ khác nhau như: mức độ tác động lên hệ thần kinh, nguồn gốc, mục đích sử dụng… Tuy nhiên, việc phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi vì việc sử dụng các chất ma túy luôn luôn biến đổi khôn lường, hàng năm đều có thêm nhiều loại ma túy và tiền chất mới được tội phạm ma túy nghiên cứu. Trong khuôn khổ đề tài, liệt kê ra đây 02 cách phân loại phổ biến như sau: * Phân loại theo nguồn gốc Theo tiêu chí này, ma túy được phân chia thành 3 loại: Ma túy có nguồn gốc tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma túy tổng hợp. - Ma túy tự nhiên: Đây là các sản phẩm ma túy sớm nhất được con người sử dụng, bắt nguồn từ các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của chúng như thuốc phiện, cần sa và cocain. - Ma túy bán tổng hợp: Đây là các chất ma túy được con người chế từ ma túy tự nhiên với một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví dụ: Heroin là một loại ma túy bán tổng hợp được chiết xuất từ cây thuốc phiện, bằng cách chế thuốc phiện với các hóa chất để tạo ra morphine và sau đó kết tủa thành heroin dạng thô. - Ma túy tổng hợp: Đây là các loại ma túy mới được biết đến những năm gần đây, chúng được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá... * Phân loại theo tác dụng của chất ma túy lên người sử dụng Cách phân loại này dựa trên tác dụng chủ yếu của chất ma túy đến hệ thần kinh trung ương của con người, có thể chia thành 3 loại: - Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện, những chất chế ra từ thuốc phiện (heroine, morphine, cocaine, methadone và pethidine) và thuốc ngủ (lumiau, valium, seconau phenobacbital, serepax, 13
  19. mogadon, seduexen…). Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp… - Nhóm các chất gây kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của nó; có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp… - Nhóm các chất gây ảo giác: điển hình gồm LSD (Lysergic Acid Diethylamide) hay còn gọi là ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về 3 môi trường xung quanh; khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác). 1.1.2. Khái niệm nghiện ma túy Trước hết, cần phải hiểu rằng thuật ngữ nghiện không chỉ đề cập đến sự phụ thuộc vào các chất ma túy như là heroin hay cocaine. Theo Angres DH, Bettinardi-Angres K có nói rằng Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc theo American Society for Addiction Medicine (2012) có nói về nghiện là sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi bất chấp hậu quả. [14] Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA) cho rằng nghiện là hình thức nghiêm trọng nhất của một loạt các rối loạn sử dụng chất gây nghiện, và là một bệnh nội khoa do lạm dụng nhiều lần một chất hoặc các chất. NIDA sử dụng thuật ngữ Nghiện như sau: “Nghiện là một rối loạn mãn tính, tái phát đặc trưng bởi tìm kiếm ma túy bắt buộc, tiếp tục sử dụng bất chấp hậu quả có hại và những thay đổi lâu dài trong não[23]. Định nghĩa về nghiện ma túy trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều quan điểm. Theo tổ chức Mayo Clinic, nghiện ma túy được định nghĩa như sau: “Nghiện ma túy còn được gọi là rối loạn sử dụng chất gây nghiện, là một bệnh ảnh hưởng đến não và hành vi của một người và dẫn đến việc không thể kiểm soát việc sử dụng thuốc hoặc thuốc hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Các chất như rượu, cần sa và nicotine cũng được coi là ma túy. Khi bạn nghiện, bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc bất chấp tác hại của nó.” 14
  20. Quan điểm mới về nghiện cho rằng: Nghiện là một bệnh tái phát mạn tính của bộ não và tái phát như các loại bệnh tiểu đường, hen, viêm khớp và tim mạch. Trên cơ sở những luận điểm trên, có thể hiểu về nghiện ma túy là là sự phụ thuộc (hoặc lệ thuộc) của con người vào các chất ma túy, việc đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xuyên và bắt buộc, nó luôn có xu hướng tăng dần liều sử dụng, khi ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể liều lượng sẽ xuất hiện hội chứng cai rất khó chịu, thúc ép con ngưởi phải sử dụng ma túy. 1.1.3. Khái niệm người nghiện ma túy 1.1.3.1. Khái niệm Khai thác thông tin từ website sức khỏe tâm thần HealthyPlace, người nghiện ma túy là người lạm dụng và phụ thuộc về thể chất và tinh thần vào ma túy Theo GS Jon Currie, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y học về nghiện và sự biến đổi hệ thần kinh, Bệnh viện Thánh Vincent, Australia trong một phát biểu tại Việt Nam rằng: “Phần đông người ta đều coi lạm dụng ma tuý và nghiện là các vấn đề xã hội, cần giải quyết bằng các giải pháp mang tính xã hội, đặc biệt là hệ thống pháp luật hình sự. Người ta cũng thường cho rằng, người nghiện ma tuý là những người yếu ớt, người xấu, không tự rèn luyện đạo đức hoặc không làm chủ được các hành vi của bản thân”. Tại Việt Nam, Pháp luật đã quy định rất rõ ràng rằng: Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. [11] 1.1.3.2. Đặc điểm sinh, tâm lý- xã hội của người nghiện ma túy Cuộc sống của những người nghiện ma túy bị chi phối bởi nỗi ám ảnh của việc sử dụng ma túy. Nỗi ám ảnh này thường dẫn đến người nghiện thất nghiệp, nghèo đói và vô gia cư. Khi ở trong trạng thái này, họ thường chuyển sang phạm tội để có được chất ma túy. Cũng bởi vì dùng ma túy và phạm tội, cuộc sống của một người nghiện ma túy thường với trung tâm cai nghiện và 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0