Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng đồng bằng sông Hồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐẶNG THỊ THÚY NHÀI NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2009
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Ch-¬ng 1. Mét sè vÊn ®Ò lÝ luËn vµ thùc tiÔn vÒ nguån nh©n lùc cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n ........................... 7 1.1. Nguån nh©n lùc vµ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ..................................... 7 1.1.1. Nguån nh©n lùc....................................................................... 7 1.1.2. Ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ..................................................... 15 1.2. C«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n vµ yªu cÇu ®èi víi nguån nh©n lùc ............................................................... 19 1.2.1. §Æc ®iÓm c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n .............................................................................. 19 1.2.2. Yªu cÇu cña c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n ®èi víi nguån nh©n lùc ......................................... 24 1.3. C¸c yÕu tè ¶nh h-ëng ®Õn viÖc ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n ..................... 27 1.3.1. Gi¸o dôc - ®µo t¹o ................................................................... 27 1.3.2. DÞch vô y tÕ, ch¨m sãc søc kháe ............................................. 28 1.3.3. HÖ thèng chÝnh s¸ch ph¸t triÓn nguån nh©n lùc n«ng nghiÖp, n«ng th«n .............................................................................................................. 29 1.3.4. ThÞ tr-êng lao ®éng n«ng th«n ....................................... 30 1.4. Kinh nghiÖm cña mét sè n-íc vÒ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ .......................... 32 1.4.1. Kinh nghiÖm cña mét sè n-íc vÒ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ n«ng nghiÖp, n«ng th«n ................................................ 32 1.4.2. Bµi häc rót ra cho ViÖt Nam vÒ ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ n«ng nghiÖp, n«ng th«n ........................................................ 34 4
- Chương 2. Thùc tr¹ng nguån nh©n lùc Cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, N«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng hång ............................................................................................................... 36 2.1. Thùc tr¹ng nguån nh©n lùc vïng ®ång b»ng s«ng Hång sau h¬n 10 n¨m ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n .......................................................................................... 36 2.1.1. Sè l-îng vµ c¬ cÊu nguån nh©n lùc n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ........................................... 36 2.1.2. ChÊt l-îng nguån nh©n lùc n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ........................................................... 39 2.1.3. T×nh h×nh sö dông nguån nh©n lùc n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ........................................... 46 2.2. §¸nh gi¸ chung vÒ kh¶ n¨ng ®¸p øng vµ nh÷ng tån t¹i cña nguån nh©n lùc vïng ®ång b»ng s«ng Hång hiÖn nay cho qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n cña vïng ...... 54 2.2.1. Kh¶ n¨ng cung øng hiÖn t¹i cña nguån nh©n lùc vïng ®ång b»ng s«ng Hång cho qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n cña vïng...................... 54 2.2.2. Nh÷ng tån t¹i trong viÖc ph¸t triÓn nguån nh©n lùc vïng ®ång b»ng s«ng Hång trong nh÷ng n¨m qua ......................... 55 2.3. Nguyªn nh©n chñ yÕu dÉn ®Õn nh÷ng tån t¹i trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn nguån nh©n lùc trong nh÷ng n¨m qua ë n«ng th«n ®ång b»ng s«ng Hång ................................................................................................ 57 2.3.1. Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o nguån nh©n lùc n«ng th«n ®ång b»ng s«ng Hång...................................................................................... 57 2.3.2. §êi sèng kinh tÕ vµ c¸c dÞch vô ch¨m sãc søc kháe, v¨n ho¸, tinh thÇn cña ng-êi d©n n«ng th«n ................................. 65 2.3.3. §Çu t- cña nhµ n-íc, hÖ thèng chÝnh s¸ch ............................ 69 5
- Chương 3. Ph-¬ng h-íng vµ gi¶i ph¸p ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ........................................... 76 3.1. Ph-¬ng h-íng ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ®Õn 2020 ................................................................................. 76 3.1.1. §Þnh h-íng c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ®Õn 2020 .................. 76 3.1.2. Ph-¬ng h-íng ph¸t triÓn nguån nh©n lùc ®¸p øng yªu cÇu míi cña qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n ®Õn 2020 .................................................. 79 3.2. Mét sè gi¶i ph¸p c¬ b¶n ph¸t triÓn nguån nh©n lùc cho c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa n«ng nghiÖp, n«ng th«n vïng ®ång b»ng s«ng Hång ®Õn 2020 ................................................................................... 86 3.2.1. Ph¸t triÓn gi¸o dôc ®µo t¹o nãi chung vµ ®µo t¹o nghÒ nãi riªng ............................................................................... 86 3.2.2. KiÓm so¸t tû lÖ t¨ng d©n sè vµ c¶i thiÖn ®êi sèng ng-êi lao ®éng ................................................................................ 93 3.2.3. Gia t¨ng tèc ®é gi¶i quyÕt viÖc lµm ....................................... 94 3.2.4. Thu hót vµ n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông nh©n tµi ................... 104 3.2.5. C¸c chÝnh s¸ch vµ sù hç trî cña nhµ n-íc ........................... 105 KẾT LUẬN .................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 110 6
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn được đặt ở vị trí rất quan trọng. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã khẳng định: “Coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Tuy nhiên, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn chỉ có thể thành công khi chúng ra có được nguồn nhân lực có chất lượng. Bởi vì, ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh đang chuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ cao của con người. Nguồn nhân lực trở thành nguồn tài sản quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này được minh chứng qua mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore và một số nước khác cũng như từ thực tế của Việt Nam qua những năm đổi mới. Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất nước, với 11 tỉnh và thành phố, bao gồm Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Thành phố Hải Phòng. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, có tiềm năng lớn để phát triển một nền nông nghiệp, thuỷ sản hàng hoá đa dạng, năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên ngoài số lượng, thì chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Hồng đang ở trình độ thấp (về cả thể lực, trí lực, tâm lực), chế độ quản lý và sử dụng còn tồn tại nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của vùng. 1
- Để có thể thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong vùng cần có giải pháp thiết thực phát triển nguồn nhân lực tương xứng. Với mong muốn góp tiếng nói vào quá trình tìm kiếm giải pháp đó, đề tài “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” đã được chọn làm đối tương nghiên cứu trong luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu. Các cuộc điều tra lao động việc làm hàng năm từ 1996 đến nay do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện là các cuộc điều tra toàn diện và có hệ thống về lực lượng lao động, việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam. Các cuộc điều tra này đã thu thập được nhiều thông tin cơ bản về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Nghiên cứu về nguồn nhân lực ở đồng bằng sông Hồng cũng được một số tác giả chọn lựa làm đề tài luận án tiến sĩ. Ví dụ, Luận án tiến sĩ của Trần Văn Luận (1995), nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường; Luận án tiến sĩ của Trần Thị Tuyết (1996) nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động vùng đồng bằng sông Hồng”. Trong những công trình này các tác giả đã phân tích thực trạng sử dụng nguồn nhân lực, các bước chuyển biến, xu thế vận động của nguồn nhân lực nông thôn đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, chỉ ra những tồn tại của việc thu hút lao động trong nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức nhân dụng ở đồng bằng sông Hồng. 2
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Tiến (2004) nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đã chỉ ra những bất cập của nguồn nhân lực nông thôn (chủ yếu về trình độ chuyên môn kĩ thuật) và đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hoá dạy nghề cho lao động nông thôn. Đề tài cấp bộ của Nguyễn Hữu Dũng (2003) cũng bàn về sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phân tích mặt mạnh, yếu của lực lượng lao động nông thôn, của thị trường lao động nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn đối với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Gần đây là luận án tiến sĩ của Đào Quang Vinh với đề tài hết sức tổng quát về sự phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tác giả đã luận giải mối quan hệ, tác động qua lại giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và phát triển nguồn nhân lực, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đến 2010 và những năm tiếp theo. Các giải pháp bao gồm: (1) Xây dựng khung thể chế cho phát triển nguồn nhân lực; (2) Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo khu vực nông thôn; (3) Nâng cao thể lực nguồn nhân lực nông thôn; (4) Phát triển thị trường lao động nông thôn. Có thể nói, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những công trình đó hoặc là xem xét một các tổng quát vấn đề trên trong phạm vi cả nước hoặc ở những địa phương khác. Tuy nhiên, những nội dung cụ thể của nguồn nhân lực và việc phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng thì chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. 3
- Đề tài luận văn sẽ tiếp thu và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đây, cố gắng hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu của luận văn: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng đồng bằng sông Hồng. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Tổng quan những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực và chủ trương phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu trong luận văn * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng. 4
- * Phạm vi nghiên cứu: Nguồn nhân lực là phạm trù rất rộng, do khuôn khổ thời gian hạn hẹp, luận văn tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực dưới góc độ hẹp tức là những người trong độ tuổi lao động ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, không xét đến trẻ em chưa đến tuổi lao động, người quá tuổi lao động vẫn tiếp tục làm việc. “Đồng bằng sông Hồng” được hiểu là 11 tỉnh theo phân vùng kinh tế của Tổng cục Thống kê, trước khi điều chỉnh địa giới Hà Nội. Thời gian nghiên cứu là từ 1996 đến 2020. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực từ phía công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của vùng chủ yếu xét trên phương diện yêu cầu về trình độ của dân cư ở nông thôn trong vùng để có thể đảm đương quá trình chuyển nông nghiệp lên nền sản xuất hiện đại, phù hợp kinh tế thị trường. Nguồn nhân lực được xem xét chủ yếu từ phía cung lao động cho phù hợp với cầu lao động của thị trường lao động ở nông thôn. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện, tài liệu của Đảng. Đồng thời, đề tài sử dụng có chọn lọc các số liệu thống kê và một số thành tựu khoa học đã được công bố trong các sách báo, tạp chí. Ngoài phương pháp luận chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong luận văn có sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và sử dụng các số liệu điều tra có sẵn. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn đã làm rõ hơn những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đối với nguồn nhân lực. 5
- - Luận văn đã phân tích thực trạng, chỉ ra được khả năng đáp ứng và những tồn tại của nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của vùng. - Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, 9 tiết: Chƣơng 1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chƣơng 2. Thực trạng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Chƣơng 3. Phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. 6
- Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Nguồn nhân lực 1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Trong lý luận cũng như trong thực tiễn, nguồn nhân lực được hiểu và sử dụng khá khác nhau. Theo quan điểm của Liên hợp quốc thì nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, các kỹ năng, năng lực và sức sáng tạo có liên quan đến sự phát triển của quốc gia. Ở đây, nguồn nhân lực được hiểu là tào bộ các yếu tố liên quan đến con người được sử dụng vào quá trình phát triển. Ngân hàng thế giới cho rằng, nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,... do các cá nhân sở hữu. Cách hiểu này bao hàm cả những yếu tố liên quan đến con người không và chưa được sử dụng vào quá trình phát triển của quốc gia. Theo Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thì nguồn nhân lực là tổng thể năng lực (cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất. Với quan niệm này, nguồn nhân lực được quan niệm khá hẹp. Tiến sĩ Lê Thị Ngân cho rằng, nguồn nhân lực được quan niệm là tổng thể sức lao động của xã hội đang và sẽ được vận dụng cho quá trình sản xuất xã hội... Phân tích, sàng lọc kỹ các quan niệm khác nhau có thể thấy, khái niệm nguồn nhân lực thường được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu là “số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm 7
- chất” [17, tr.328], là tổng thể tiềm năng của con người, của một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay một công ty có khả năng huy động được vào quá trình phát triển kinh tế xã hội [12, tr.12]. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là nguồn lao động, bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thực tế đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng thất nghiệp (hai bộ phận này còn gọi là lực lượng lao động), cộng với nguồn lao động dự trữ (những người đang được đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề, đang làm nội trợ trong gia đình, những người hiện chưa có nhu cầu làm việc và những người khác…). Bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực là lực lượng lao động, đó là nguồn nhân lực thực tế đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại một giai đoạn xác định. Ngoài lực lượng lao động còn có nguồn nhân lực dự trữ, tức là nguồn nhân lực sẽ bổ sung thêm vào nguồn nhân lực thực tế sau một thời gian nhất định (đối với người đi học), hoặc trong những điều kiện cụ thể (đối với những bộ phận khác như: người làm nội trợ, những người khác…). Như vậy, nói đến nguồn nhân lực là nói đến quy mô và chất lượng của một đầu vào, của một loại nguồn lực - nguồn lực con người. Nguồn lực này, chỉ khi nào được sử dụng và phát triển phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế mới trở thành động lực của sự phát triển, thành nguồn vốn con người. Nói cách khác, khái niệm nguồn nhân lực có liên quan đến các khía cạnh chính như dân số (tạo ra số lượng), giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khoẻ (tạo ra chất lượng). Khi đề cập đến nguồn nhân lực phải chú trọng cả hai phương diện số lượng và chất lượng. - Về số lượng: Nguồn nhân lực được được xem xét trên các khía cạnh: quy mô, tốc độ tăng nguồn nhân lực, sự phân bố theo khu vực và theo lãnh thổ. - Về chất lượng: Nguồn nhân lực được xem xét trên các khía cạnh: trí lực, thể lực và nhân cách, thẩm mĩ của người lao động, trong đó, trí lực thể hiện ở 8
- trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, là yếu tố trí tuệ, tinh thần, là cái nói lên tiềm năng sáng tạo ra các giá trị vật chất, văn hoá tinh thần của con người. Chất lượng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực. Sau trí lực là thể lực hay thể chất, bao gồm không chỉ sức khoẻ cơ bắp, mà còn là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, bắp thịt, là sức mạnh của niềm tin và ý chí, là khả năng vận động của trí lực. Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, dể biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Do đó, sức mạnh trí tuệ chỉ có thể phát huy được lợi thế khi thể lực của con người được phát triển. Nói cách khác, “trí tuệ là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khoẻ là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó” [19, tr.16]. Ngoài ra, nói đến nguồn nhân lực không thể không xét đến yếu tố nhân cách, thẩm mĩ, quan điểm sống. Đó là sự thể hiện nét văn hoá của người lao động, được kết tinh từ một loạt các giá trị: đạo đức, tác phong, tính tự chủ và năng động, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, khả năng hội nhập với môi trường đa văn hoá, đa sắc tộc và các tri thức khác về giá trị của cuộc sống. Trong mối quan hệ với các yếu tố khác cấu thành nguồn nhân lực, trình độ phát triển nhân cách, đạo đức đóng vai trò quan trọng, vì nó đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt hơn các chức năng xã hội và nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn. Lẽ tất nhiên, như Hồ Chí Minh đã nói: “có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng”. Bởi vậy, sẽ không đầy đủ khi nói đến chất lượng nguồn nhân lực mà không đề cập đến sự kết hợp hài hoà giữa ba yếu tố thể lực, trí lực và tâm lực, vì nó là điều kiện tạo nên sức mạnh trong mỗi con người, cộng đồng và cũng là để hướng người lao động đến sự phát triển toàn diện. 9
- Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung được phân bố và hoạt động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và cho nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa, nguồn nhân lực này phải hỗ trợ và tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trên thực tế, có thể có một bộ phận nguồn nhân lực nằm ngoài khu vực nông nghiệp, nông thôn nhưng có đóng góp tích cực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn như một số nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không xét đến bộ phận nguồn nhân lực này mà chỉ giới hạn ở nguồn nhân lực sống và hoạt động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. 1.1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ở nông thôn So với người thành thị, người sống ở nông thôn mang một số đặc điểm đặc thù vừa có tính văn hóa truyền thống, vừa phản ánh trình độ sản xuất và mức sống thấp của đa phần dân cư ở đây. Cụ thể là: - Nguồn nhân lực ở nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nhân lực của quốc gia nhưng thường là những người có trình độ văn hóa thấp, ít được đào tạo nghề cơ bản. Hiện nay dân cư ở nông thôn vẫn chiếm trên 70% dân số và hơn 50% lực lượng lao động ở nước ta. Với tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn còn cao hơn ở thành thị trong nhiều năm tới, dân cư và lao động ở nông thôn vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong dân số và lao động cả nước. Tuy đông về số lượng nhưng chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn mọi vùng trong cả nước còn ở mức thấp xét cả về học vấn, trình độ đào tạo nghề lẫn ý thức tổ chức, kỷ luật. Cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong nhiều năm, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo và không có bằng/chứng chỉ chuyên môn ở nông thôn hầu như không thay đổi, luôn ở mức 97,53%. Trong tổng số lao động, chỉ có 1,35% có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, 0,89% có trình độ trung cấp, 0,13% có trình độ cao 10
- đẳng và 0,11% có trình độ đại học và trên đại học. Trình độ chuyên môn của những người phụ trách các đơn vị nông, lâm, thuỷ sản (giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã, chủ trang trại, chủ hộ) có khá hơn nhưng cũng còn rất hạn chế với 95,3% chưa qua đào tạo và không có bằng/chứng chỉ chuyên môn, trong đó 34,5% giám đốc doanh nghiệp, 37,9% chủ nhiệm hợp tác xã, 89,9% chủ trang trại và 95,4% chủ hộ. Như vậy, phần lớn lao động trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là các lao động thủ công, theo kinh nghiệm. Đây là trở ngại lớn cho việc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. - Nguồn nhân lực ở nông thôn thường được sử dụng đa dạng ngành nghề nhưng hiệu quả không cao, thu nhập đem lại thấp. Theo số liệu của Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống kê số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông nghiệp năm 2006: lao động chuyên nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 27,6% và lao động phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 14,2%. Do tính chất đa dạng ngành nghề như vậy nên lao động nông nghiệp vừa khó đào tạo, vừa rất thiếu kỹ năng lao động chuyên sâu thành thạo. Tình trạng thiếu việc làm khá nghiêm trọng, hiện mới có 85% lao động có việc làm, tỷ lệ thời gian chưa sử dụng là hơn 23% (tương đương 7 triệu người) [46, tr.75-76]. Do áp lực việc làm và thu nhập nên lao động ở nông thôn thường dễ chấp nhận làm các công việc đơn giản, thu nhập thấp, nhất là các công việc có thể làm trong thời kỳ nông nhàn. Mức thu nhập của lao động ở nông thôn thường thấp hơn lao động ở thành thị ngoài nguyên nhân năng suất lao động của dân cư ở nông thôn thấp (sử dụng công cụ thủ công, kỹ năng đơn giản, vận động bằng sức người là chính) còn do ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng thấp và thường chịu sức ép giảm giá trên thị trường. 11
- - Nguồn nhân lực ở nông thôn thường chịu ảnh hưởng của văn hóa làng, xã, của các tập tục, thói quen sống vừa nặng tình nghĩa, lề thói, vừa bảo thủ, trì trệ, ngại thay đổi, không quen với cường độ lao động và kỷ luật công nghiệp. Mặc dù đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp trong nhiều năm, nhưng xã hội nông thôn vẫn sống trong môi trường văn hóa làng xã cũ. Nhiều thói quen sống cũ rất chậm được thay đổi như thói quen an phận thủ thường, thói quen bình quân chủ nghĩa, không ưa người giàu có hơn mình, nhưng lại sẵn sàng nhường cơm, xẻ áo cho người thua kém mình, thói quen lao động tự do không theo quy trình công nghệ và thời gian chặt chẽ, hành động cảm tính,... Những đặc tính này là nguyên nhân của các phong trào đua nhau trồng hoặc nuôi một loại cây trồng nào đó dẫn đến mất cân đối cung cầu, thua thiệt rồi lại đua nhau chặt bỏ của nông dân nước ta thời gian qua. Cũng vì thói quen lao động tự do nên nhiều thanh niên nông thôn được chính quyền bố trí việc làm trong các khu công nghiệp nhưng không trụ lại được. - Mức độ biến động của nguồn nhân lực ở nông thôn khá cao. Do còn một lượng lớn lao động và thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn, do tính chất thời vụ của lao động nông nghiệp nên hàng năm có số lượng lớn lao động ở nông thôn di cư tạm thời ra thành phố kiếm việc làm tạm bợ. Khảo sát của Tổng cục thống kê năm 2006 ở 8 xã thuộc ba vùng nông nghiệp trọng điểm cho thấy, nhiều vùng nông thôn hầu như không còn lao động dưới 40 tuổi. Tình trạng di cư tạm thời này gây ra nhiều hậu quả. Thứ nhất, lao động còn lại ở nông thôn kém chất lượng cả về trí lực, thể lực nên gây khó khăn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, biến động dân số gây khó khăn cho quá trình quản lý và hỗ trợ lao động ở nông thôn. Vì không có điều kiện và không có ý định trụ lại thành thị nên bộ phận lao động nông thôn di cư này gây ra các biến động dân số theo chu kỳ rất rõ ở cả nông thôn và thành thị và cản trở các nỗ lực xây dựng cơ sở sản 12
- xuất ổn định cả ở nông thôn và thành thị. Hơn nữa, do không có kỹ năng lao động cao nên bộ phận lao động di cư này biến động rất lớn, chỉ cần có sự chênh lệch không đáng kể thu nhập giữa các lĩnh vực, ngành nghề hoặc lãnh thổ là họ có thể di chuyển, gây ra tình trạng thừa thiếu lao động cục bộ. Thứ ba, ảnh hưởng đến quá trình đưa nông nghiệp lên sản xuất ở quy mô lớn. Người nông dân vào thành phố chỉ là sinh kế tạm bợ. Khi không còn có thể bám víu vào thu nhập khác, đa phần bộ phận di cư này quay lại nghề nông. Chính vì thế, người nông dân di cư tạm thời ra thành phố không có ý định chuyển nhượng đất nông nghiệp cho người khác. Hậu quả là đất đai nông nghiệp rất khó tích tụ. Những đặc điểm nói trên cho thấy rằng, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mang tính đặc thù riêng. 1.1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong bốn nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tài nguyên, vốn, lao động và thể chế, chính sách thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, thể hiện qua các khía cạnh sau: - Dưới góc độ kinh tế, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và kĩ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu. Nghĩa là, con người ở đây được xem xét như một nguồn vốn, thậm chí là nguồn vốn quan trọng nhất cho sản xuất, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai hoặc như là nguồn của cải có thể làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế. Nguồn vốn này là tập hợp những kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có được thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức 13
- khoẻ và kinh nghiệm tích luỹ được nhờ tham gia vào quá trình lao động sản xuất. - Nguồn nhân lực không chỉ là động lực, mục tiêu mà còn là yếu tố có ảnh hưởng đến chính sách và thể chế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, dù là quá trình tiến hóa khách quan, nhưng không mang mục đích tự thân. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là phương thức để cư dân ở nông thôn có cuộc sống tốt hơn, để nông nghiệp có thể trụ vững trong điều kiện kinh tế thị trường. Do đó, kỹ năng, ý chí của người lao động ở nông thôn sẽ quyết định tốc độ, quy mô và chất lượng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Người ta sẽ không thành công nếu chỉ đem máy móc, thiết bị hiện địa và giống mới về sử dụng thành công ở nông thôn nếu như những người làm nông nghiệp không muốn và không có kỹ năng, tri thức để sử dụng thành thạo các loại tư liệu sản xuất đó. Hơn nữa, nếu nông dân không có lợi thì họ cũng sẽ không ủng hộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, các chương trình công nghiệp hóa chỉ có giá trị khi làm cho cuộc sống của dân cư nông thôn được cải thiện. Trong chế độ quản lý dân chủ, vì nhân dân của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, các chính sách, thể chế liên quan đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn luôn phản ánh ý nguyên của dân cư nông thôn. Người lao động cũng ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hiệu quả vốn và tài nguyên. Vì thế, nguồn nhân lực không những có vai trò của một yếu tố đầu vào cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các yếu tố còn lại. - Nguồn nhân lực vừa có sức mạnh của yếu tố sản xuất, vừa có sức mạnh của sự đổi mới, sáng tạo để công nghiệp hóa, hiện đại hóa có hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực, ngoài việc tham gia trực tiếp vào quá trình công nghiệp hóa, 14
- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn tích cực tạo ra các tiền đề cho cong nghiệp hóa như cải tiến kỹ thuật, lai tạo giống mới, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả... Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, sự đóng góp của tri thức đối với sản lượng đã vượt xa sự đóng góp của các yếu tố vật chất và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Con người với những kiến thức có được đã trở thành yếu tố cạnh tranh mũi nhọn của từng công ty, cộng đồng và quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đã bước sang kỉ nguyên phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực, vai trò của nguồn nhân lựu càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. - Nguồn nhân lực là yếu tố có khả năng tái sinh mạnh mẽ. Khác với một số loại tài nguyên thiên nhiên và vốn, nguồn nhân lực không bị hao mòn qua quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Người lao động này già đi có thế hệ khác thay thé với kỹ năng và tri thức hoàn hảo hơn. Hơn nữa, một số thành quả do nguồn nhân lực tạo ra có giá trị sử dụng vính hằng theo thời gian như tri thức khoa học, phát minh, sáng chế... Vì thế, nếu biết đầu tư đúng mức cho nguồn nhân lực thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ đạt được thành công mỹ mãn trong ngắn hạn mà còn tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Đây là căn cứ để Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII xây dựng chính sách “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực 1.1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta có những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) cho rằng phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Cách hiểu nàylà gắn phát triển 15
- nguồn nhân lực với phát triển sản xuất và chỉ giới hạn trong phạm vi phát triển kĩ năng lao động và đáp ứng yêu cầu việc làm. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng phải hiểu phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng hơn, không chỉ là sự lành nghề của dân cư hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung (trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kĩ thuật) mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân [12, tr.15]. Cách hiểu này ngoài khía cạnh kinh tế, còn nhấn mạnh khía cạnh xã hội của phát triển nguồn nhân lực. Theo quan điểm của UNDP, phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 5 nhân tố: giáo dục - đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau; trong đó, giáo dục - đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. nhân tố sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người là những nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự phát triển bền vững nguồn nhân lực. Nền sản xuất càng phát triển thì phần đóng góp của trí tuệ thông qua giáo dục - đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với sự đóng góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động. Kế thừa những quan điểm trên, theo chúng tôi, dưới góc độ nghiên cứu tổng thể, phát triển nguồn nhân lực là phát triển nguồn lực con người dưới dạng tiềm năng thành “vốn con người, vốn nhân lực”. Xét ở góc độ cá nhân, đó là nâng cao tri thức, sức khoẻ, kĩ năng thực hành để tăng năng suất lao động dẫn đến tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Xét ở góc độ xã hội, là quá trình tạo dựng một lực lượng lao động cả về số lượng, chất lượng và sử dụng chúng có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng thời kì. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn