intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội những năm gần đây và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội

  1. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. i Danh mục các bảng ...................................................................................... ii MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..........................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .........................................5 6. Đóng góp mới của luận văn ................................................................6 7. Bố cục của luận văn ............................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Lý luận về nguồn nhân lực .............................................................7 1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực ..................................7 1.1.1.1 Nguồn nhân lực (Human Resoures) .......................................7 1.1.1.2 Vài nét về nguồn nhân lực chất lượng cao ...........................17 1.1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội.. 18 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) ......................................20 1.1.2.1 Quan niệm về PTNNL ..........................................................20 1.1.2.2 Các yếu tố tác động đến phát triển NNL ..............................20
  2. 1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội của một số quận Thành phố Hà Nội ................31 1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Sóc Sơn ............................................31 1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Thường Tín ......................................34 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở QUẬN HÀ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hoá và xã hội quận Hà Đông thành phố Hà Nội liên quan đến phát triển nguồn nhân lực...........................................................................................................37 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..........................................37 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, giáo dục ......................................39 2.2. Đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội trong thời gian qua ................................................................................................................43 2.2.1. Tình hình nhân lực và phát triển nhân lực ở quận Hà Đông ..43 2.2.1.1 Quy mô lực lượng lao động ..................................................43 2.2.1.2 Về chất lượng nguồn nhân lực ..............................................45 2.2.1.3 Sự phân bổ nhân lực trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội.....................................................................................................50 2.2.1.4 Đóng góp vào sự phát triển kinh tế ở quận Hà Đông ...........53 2.2.2. Khái quát về thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở quận Hà Đông ....................................................55 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
  3. Ở QUẬN HÀ ĐÔNGTHÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 3.1. Bối cảnh tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng .......................................60 3.1.1. Bối cảnh liên quan đến phát triển nguồn nhân lực .................60 3.1.2. Phương hướng phát triển nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông ................................................................................................63 3.1.2.1 Những căn cứ cho việc xác định phương hướng ....................63 3.1.2.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nguồn nhân lực nói riêng của quận Hà Đông ....................66 3.2. Giải pháp phát triển nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội đến năm 2020 .................................................... 68 3.2.1. Nhận thức về vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................... 68 3.2.2. Quy hoạch phát triển NNL chất lượng cao trên cơ sở hoàn thiện quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông69 3.2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và đào tạo nghề ........ 73 3.2.4. Xuất khẩu lao động ở địa bàn nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động ................................................................ 73 3.2.4.1 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nông thôn trong các làng nghề 73 3.2.4.2 Giải quyết việc làm cho lao động trong các làng nghề ......... 75 3.2.5 Các chính sách thu hút sử dụng, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là đội ngũ trí thức của quận Hà Đông ...... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................83
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết TT Nguyên nghĩa tắt Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 1 ASEAN (Association of Southeast Asia Nations) Viện nghiên cứu quản lý Trung ương 2 CIEM (Central Institute for Economic Management) Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 FDI (Foreign Direct Investment) 4 KT- XH Kinh tế - xã hội 5 NNL Nguồn nhân lực Tổ chức thương mại thế giới 6 WTO (World Trade Organization) 7 KHCN Khoa học công nghệ 8 CMKT Chuyên môn kỹ thuật 9 XHCN Xã hội chủ nghĩa i
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Chỉ số HDI của Việt Nam và một số nước 22 trong khu vực Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu về lao động củahuyện 34 Thường Tín Bảng 2.1 Số người từ 15 tuổi trở lên của quận Hà Đông chia 44 theo giới tính và độ tuổi (theo thời điểm 1/6/2010) Bảng 2.2 Số người từ 15 trở lên của quận Hà Đông chia 45 theo độ tuổi và trình độ văn hóa thời điểm 1/6/2010 Bảng 2.3 Số người từ 15 tuổi trở lên của quận Hà Đông thời 47 điểm 1/6/2010 chia theo độ tuổi và trình độ chuyên môn Bảng 2.4 Cơ cấu số người từ 15 tuổi trở lên của quận Hà 48 Đông thời điểm 1/6/2010 chia theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ 49 thuật của quận Hà Đông giai đoạn 2006 - 2010 Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế của 50 quận Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 2.7 Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của quận 51 Hà Đông giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.8 Cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn 53 của quận Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 2.9 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Hà 54 Đông theo giá thực tế Bảng 3.1 Số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý trẻ cần bổ sung 79 theo từng năm của quận Hà Đông ii
  6. 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế khép kín sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế tri thức đang từng bước phát triển ở nước ta thì cùng với nó là sự phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu của cuộc điều tra dân số năm 2009, nước ta là một trong số ít quốc gia trong khu vực có tỷ lệ về cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng (trên 50% số dân trong độ tuổi lao động từ 15 – 60 tuổi, và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 54). Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nước ta đã tăng từ 7,6% (năm 1986) lên gần 30% (năm 2007). Người lao động Việt Nam nhìn chung có những phẩm chất vượt trội như thông minh, cần cù, chịu khó, khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động, đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại tương đối nhanh. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng của nguồn nhân lực nước ta trong quá trình toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên so với yêu cầu của nền kinh tế tri thức thì chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và hạn chế. Hiện nay Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 35 – 40% nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp. Thị trường nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước những hạn chế to lớn về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Quận Hà Đông là một trong những quận mới thành lập của Thủ đô theo Nghị quyết số 19/NQ – CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ. Với diện tích 4791,74 ha, 198.687 nhân khẩu, là một quận có nhiều tiềm năng phát triển. Lực lượng lao động chiếm trên 50% dân số, song chất lượng và cơ cấu NNL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Để đáp ứng 1
  7. yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, một trong những mục tiêu của quận là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhất là giai đoạn sau sát nhập với Thủ đô thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất lớn. Vì thế việc tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao luôn là đề tài quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học. Có thể nêu ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển NNL chất lượng cao như sau: (1) Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế -Trương Thu Hà, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4 năm 2005. Tác giả đã phân tích những cơ hội và thách thức của giáo dục nước nhà trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra một số các giải pháp để có thể tranh thủ được cơ hội, vượt qua thách thức trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn sắp tới. (2) Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa : Luận án Tiến sĩ kinh tế của Phạm Văn Quý năm 2005. Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay. (3) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trung tâm thông tin tư liệu: Phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững [63]. 2
  8. Các tác giả tìm hiểu nhận thức tổng quát về nhân tố con người, rút ra bài học kinh nghiệm của một số nước như Thụy Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Từ đó các tác giả phân tích thành tựu và hạn chế trong phát triển con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy nhân tố con người ở Việt Nam. (4) Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, H.2002. Tác giả đã phân tích nhân lực công nghệ ưu tiên, tập trung vào những ngành công nghệ ưu tiên cần thiết trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng…và đưa ra giải pháp phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta. (5) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trung tâm thông tin tư liệu: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [58]. Các tác giả đã nêu khái quát vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ, thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam. Và nhiều công trình nghiên cứu khác. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về NNL, phát triển NNL, vai trò của NNL nhất là NNL chất lượng cao, các giải pháp cần thiết để phát triển NNL chất lượng cao… Như vậy các nghiên cứu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ở một quận nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai như quận Hà Đông thành phố Hà Nội còn rất ít. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Phát triển nhân lực chất lượng cao ở quận Hà ông Thành phố Hà Nội” và đề tài này không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
  9. Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội những năm gần đây và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận đến năm 2020. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa lý luận về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.  Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.  Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thời gian qua.  Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quận Hà Đông trong giai đoạn tới. 4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: - Phương pháp phân tích tổng hợp: tức là phân tích cả về mặt định tính và định lượng các vấn đề lý luận thực tiễn rồi tổng hợp, khái quát làm rõ bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.. 4
  10. - Phương pháp thống kê so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp này để tính toán các số liệu, các chỉ tiêu, phản ánh các chỉ tiêu về kết quả phát triển NNL, các số liệu điều tra khảo sát được phân tích, so sánh để làm rõ thực trạng phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao ở quận Hà Đông. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: chủ yếu là thu thập số liệu thứ cấp: dựa vào các nguồn tư liệu, số liệu đã có liên quan đến đề tài như: số liệu thống kê, các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố, các báo cáo của UBND các cấp về phát triển kinh tế - xã hội…liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó vận dụng phương pháp phân tích, đánh giá phù hợp với nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp mô hình hóa: tức là thể hiện các kết quả nghiên cứu bằng các bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị…. 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao luận văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao quận Hà Đông thành phố Hà Nội giai đoạn 10 năm qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội quận Hà Đông trong thời gian tới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao quận Hà Đông Thành phố Hà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông thành phố Hà Nội đến năm 2020. 5
  11. CHƯƠNG 1 CƠ S LÝ L ẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NG ỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ÁP ỨNG YÊ C PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Lý luận về nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực: 1.1.1.1 Nguồn nhân lực (Human Resoures) Nguồn nhân lực (NNL) và phát triển NNL là vấn đề cốt yếu trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược phát triển NNL của mình. Cho đến nay các khái niệm NNL đang được hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Về ý nghĩa sinh học, NNL là nguồn lực sống, là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. C. Mác đã khẳng định: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội". Về ý nghĩa kinh tế, nguồn nhân lực là "tổng hợp các năng lực lao động trong mỗi con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, địa phương, đã được chuẩn bị ở mức độ nhất định và có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hoặc vùng địa phương cụ thể" [4]. Theo quan niệm của ILO thì lực lượng lao động là dân số trong độ tuổi lao động thực tế có việc làm và những người thất nghiệp. Đây là khái niệm về nguồn nhân lực theo nghĩa tương đối hẹp, coi nguồn nhân lực là nguồn lao động hoặc là toàn bộ lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Trong số liệu thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam qui định nguồn nhân lực xã hội là những người trong độ tuổi lao động đang có việc làm và cả những người ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp. 6
  12. Theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do GS. TSKH Lê Du Phong chủ biên thì "Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người” [29, tr.14]. Những quan điểm trên, dưới góc độ nào đấy thì nguồn nhân lực được hiểu là lực lượng lao động xã hội, là những người lao động cụ thể và chỉ thuần túy về mặt số lượng người lao động. Theo quan điểm của kinh tế học phát triển, NNL là nguồn tài nguyên nhân sự của quốc gia hoặc của một tổ chức, là vốn nhân lực. Ở tầm vĩ mô đó là nguồn lực xã hội, ở tầm vi mô đó là một tập hợp của rất nhiều cá nhân, nhân cách khác nhau với những nhu cầu và tâm lý khác nhau, là toàn bộ đội ngũ nhân viên của tổ chức, vừa có tư cách là khách thể của hoạt động quản lý vừa là chủ thể hoạt động và là động lực của tổ chức đó. Từ góc độ hạch toán kinh tế, coi đó là vốn lao động (human capital), với phần đóng góp chi phí của nguồn vốn lao động trong sản phẩm sản xuất ra. Từ góc độ của kinh tế phát triển, người lao động trong một tổ chức được coi là nguồn nhân lực với những khả năng thay đổi về số lượng và chất lượng của đội ngũ trong quá trình phát triển của tổ chức, hay còn gọi là "vốn nhân lực, được hiểu là tiềm năng, khả năng phát huy tiềm năng của người lao động, là cái mang lại nhiều lợi ích hơn trong tương lai so với những lợi ích hiện tại" [10] Theo định nghĩa của UNDP: "NNL là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc đang là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng". Như vậy, NNL là tổng thể các tiềm năng lao động con người của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế- 7
  13. xã hội của đất nước; "tiềm năng đó bao hàm tổng hòa các năng lực về thể lực, trí lực, nhân cách con người của một quốc gia, đáp ứng với một cơ cấu nhất định của lao động do nền kinh tế đòi hỏi. Thực chất đó là tiềm năng của con người về số lượng, chất lượng và cơ cấu" [10, tr. 9]. Tiềm năng về thể lực con người thể hiện qua tình trạng sức khỏe của cộng đồng, tỷ lệ sinh, mức độ dinh dưỡng của xã hội. Cơ cấu dân số thể hiện qua tháp tuổi của dân số. Năng lực thế chất của con người là nền tảng và cơ sở để các năng lực về trí tuệ và nhân cách phát triển. Tiềm năng về trí lực là trình độ dân trí và trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện có, cũng như khả năng tiếp thu tri thức, khả năng phát triển tri thức của nguồn nhân lực. Năng lực về nhân cách liên quan đến truyền thống lịch sử và nền văn hóa của từng quốc gia. Nó được kết tinh trong mỗi con người và cộng đồng, tạo nên bản lĩnh và tính cách đặc trưng của con người lao động trong quốc gia đó. Quan điểm trên đây nhìn nhận NNL một cách toàn diện, coi nguồn nhân lực không chỉ trên giác độ số lượng (nguồn lực lao động) mà cả về chất lượng (tiềm năng phát triển). Theo cách tiếp cận này, cho rằng nguồn nhân lực là tất cả các kỹ năng và năng lực của con người liên quan tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của quốc gia. Các nguồn lực cơ bản của sự phát triển quốc gia thường có là: nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và nguồn lực vật chất; trong đó nguồn nhân lực có vai trò quyết định. Là "lao động sống" (Các Mác), nó làm cho các nguồn lực khác trở nên hữu dụng. Ngày nay thế giới đang bước vào kỷ nguyên của nền văn minh thứ 5, trong đó trí tuệ và nền kinh tế trí thức đang là cột trụ của sự phát triển. Các thành quả khoa học trở thành yếu tố sản xuất và trở thành cấu phần của sản phẩm. Tỷ trọng hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm cao hay thấp thể hiện khả năng cạnh tranh của ngành nghề hay quốc gia đó. Vì vậy, mặt chất lượng của nguồn nhân lực, yếu tố trình độ chuyên môn, kỹ năng chuyên nghiệp, nhân cách, phẩm chất là những tiêu chí 8
  14. quan trọng trong việc đánh giá thực trạng và khả năng phát triển nguồn nhân lực của tổ chức hoặc của từng quốc gia. Do đó, NNL tiếp cận dưới giác độ phổ quát của Kinh tế Chính trị được hiểu là: Tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. NNL được thể hiện trên 2 giác độ: số lượng và chất lượng. Số lượng NNL là những con người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, nó biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng NNL. Các chỉ tiêu này có quan hệ với quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số. Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất bên trong của NNL. Chất lượng NNL không chỉ là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế, mà còn là chỉ tiêu phản ảnh trình độ phát triển về mọi mặt đời sống xã hội. Bởi lẽ, chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư cách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển mà còn thể hiện mức độ văn minh của một xã hội nhất định. Chất lượng NNL thể hiện thông qua một hệ thống chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu chủ yếu: thể lực, trí lực, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lao động, phẩm chất đạo đức, năng lực tiếp cận khoa học và công nghệ… (1). Năng lực về thể chất (thể lực) của nguồn nhân lực Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khỏe của NNL, sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người về cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Trong hiến chương của tổ chức y tế thế giới đã nêu: "Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thỏa mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hay thương tật”. Quan niệm về chất lượng 9
  15. NNL mà đề tài phân tích là năng lực tinh thần và năng lực thể chất của NNL, tức là nói tới sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Nếu con người có thể lực tốt thì mới phát huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển kinh tế xã hội và ngược lai. Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất phát triển KT - XH. Do đó, sức khỏe là yếu tố quan trọng của NNL, nó trở thành một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng NNL. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe như: Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Cho nên thể lực của NNL được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ nuôi dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe…Vì thế, thể chất của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển KT - XH, phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi quốc gia, nếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng không được giải quyết tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực cả về thể lực lẫn trí tuệ. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bĩ dẻo dai của sức mạnh cơ bắp trong công việc. Thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Trình độ KT - XH càng phát triển càng đòi hỏi cao ở thể lực, bởi nếu không có thể lực và tinh thần tốt khó có thể chịu được sức căng thẳng của công việc, nhịp độ cuộc sống trong thế giới hiện đại, không thể tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới và vật hóa các tri thức đó thành sản phẩm có ích. Do đó cần cải thiện, phát triển nòi giống, nâng cao thể lực tầm vóc và thể trạng nhằm phát triển cân đối, hài hòa giữa thể lực và trí lực con người Việt Nam. Đồng thời với việc nâng cao tầm vóc là không ngừng cải thiện thể trạng đồng thời đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa chiều cao và trọng lượng cơ thể, 10
  16. tăng cường trạng thái sức khỏe chung, đặc biệt là sự phát triển hài hòa về tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo…) cho người lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động khác của mỗi người. (2) Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực Chất lượng NNL được phản ánh chủ yếu thông qua sức mạnh trí tuệ, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của NNL, đặc biệt trong điều kiện trí tuệ hóa lao động hiện nay. Trí lực của NNL biểu hiện ở năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hóa, dân trí, học vấn trung bình của một người dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng đào tạo; mức độ lành nghề (kỹ năng, kỹ xảo…) của lao động; trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất, chất lượng hiệu quả của lao động… - Trình độ học vấn: là chỉ tiêu đầu tiên biểu hiện trí lực của NNL, bởi lẽ nó thể hiện sự hiểu biết của người lao động về những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội, là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Trình độ học vấn của NNL được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: Thứ nhất: Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Tỷ lệ người biết chữ trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế là số % những người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có thể đọc, viết và hiểu những câu đơn giản của tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài so với tổng số dân số 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. 11
  17. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hóa ở mức tối thiểu của nguồn nhân lực. Các thống kê lao động và việc làm trong nước sử dụng chỉ tiêu này. Thứ hai: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) là số % dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) so với dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Chỉ tiêu này đánh giá một cách đầy đủ trình độ văn hóa của nguồn nhân lực. Thứ ba: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế. Số năm di học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế là số năm trung bình một người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế dành cho học tập. Đây là một trong những chỉ tiêu được liên hiệp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng NNL của các quốc gia. Thứ tư: Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tỷ lệ dân số đi học chung các cấp: (Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) là số % trẻ em đi học cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) đủ độ tuổi của các em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay không trong tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi, cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi; cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi). Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia. 12
  18. Thứ năm: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là số % trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi; cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi, cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi đi học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tổng số em trong độ tuổi cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ dân trí của dân cư phản ánh trình độ học vấn của LLLĐ, là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng NNL, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chất lượng của NNL không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo.Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động có chuyên môn kỹ thuật bao gồm những công nhân từ bậc 3 trở lên (có bằng hoặc không có bằng) cho tới những người có trình độ trên đại học. Họ được đào tạo ở các Trường kỹ thuật, được trang bị kỹ năng thực hành về công việc nào đó và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu so sánh như sau: Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc là % số lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, công nhân kỹ thuật đến sau đại học) so với lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. 13
  19. Thứ hai: trình độ chuyên môn kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ lao động được đào tạo theo cấp bậc so với tổng số lao động đang làm việc của cả nước, từng vùng, từng ngành. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cụ thể nhất về trình độ CMKT của NNL. Cơ cấu các loại lao động đã qua đào tạo theo trình độ CMKT và cấp bậc đào tạo, thể hiện ở cơ cấu số lao động có trình độ đại học, cao đẳng/ số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp/ số công nhân kỹ thuật. Trình độ CMKT của NNL còn được thể hiện ở khía cạnh khai thác và sử dụng lực lượng này qua tỷ lệ lao động được đào tạo có việc làm và bị thất nghiệp so với tổng số lao động được đào tạo. Các thông số đó cho thấy hiệu quả của việc khai thác và sử dụng NNL đã qua đào tạo. Ngoài ra, trí lực của nguồn nhân lực còn biểu hiện ở kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động, chúng phụ thuộc trước hết vào khả năng của mỗi người, sự say mê nghề nghiệp, ý thức rèn luyện kỹ năng. Mặt này thể hiện qua thông số năng lực hoạt động chuyên môn của người lao động. - Năng lực sáng tạo: Tiếp tục phát triển và nâng cao trí lực và năng lực hoạt động thể hiện bằng trình độ học vấn, trình độ CMKT, tầm hiểu biết, phổ kiến thức, kỹ năng quản lý, tính năng động, năng lực thích nghi và sáng tạo của NNL.Trong thời đại ngày nay, việc trang bị những kiến thức học vấn phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp là chưa đủ, cần phải tạo lập cho mối con người Việt Nam có tư duy năng động, sáng tạo, dám mạo hiểm, sẵn sàng thích ứng và thích ứng cao trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực. Cho nên trí lực còn được biểu hiện ở óc sáng tạo, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sắc bén trong phát hiện thông tin mới và khả năng thích ứng nhanh để học tập, áp dụng, làm chủ các phương tiện khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại cũng như năng lực hoạch định các giải pháp kinh tế và thực 14
  20. hiện phát triển kinh tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực trí tuệ trong quá trình CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức hiện nay. (3) Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động Tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều nhà nghiên cứu lý luận nước ta cho rằng, khi nói tới NNL thì ngoài thể lực và trí lực của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn và nắm bắt nhu cầu thị trường của họ. Bởi vì, ngoài thể lực và trí lực, cái làm nên nguồn lực con người là kinh nghiệm sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người. Đồng thời, khi xem xét chất lượng NNL, không thể không nói đến đạo đức, nhân cách, thái độ và phong cách làm việc của con người. Đây là những phẩm chất đạo đức, tinh thần có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của con người, nó thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người. Do vậy, phát triển NNL trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, đòi hỏi người lao động phải có hàng loạt phẩm chất cần thiết như: có ý thức tổ chức kỷ luật; tự giác trong lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tác phong làm việc nhanh nhẹn, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp…tất cả những phẩm chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người, tức là đào tạo con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong thực tế ở nước ta lực lượng lao động còn hạn chế về ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực hành nghề chưa đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực của người sử dụng lao động, nên còn một tỷ lệ đáng kể lao động không tìm kiếm được việc làm thích hợp hoặc làm không đúng với trình độ và nghề được đào tạo. So với các nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng NNL của nước ta còn thấp (VN chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là 4,04/10). 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2