intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là thông qua phân tích, đánh giá quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam để đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường không chỉ đối với dịch vụ môi trường rừng cho cả một số dịch vụ môi trường khác ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- PHẠM THỊ LINH THỊ TRƯỜNG HÓA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- PHẠM THỊ LINH THỊ TRƯỜNG HÓA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9310102. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Phạm Thị Linh
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG HÓA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ................................................. 11 1.1. Những công trình khoa học đã công bố liên quan trực tiếp đến thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ....................................................... 11 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường ..........................................................................................................11 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường .................................................................................................................22 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình và những vấn đề đặt ra luận án phải giải quyết .............................................................................. 31 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình trong nước và quốc tế 31 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết ................................34 TIỂU KẾT ................................................................................................ 36 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG HÓA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG........................................................... 37 2.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường .. 37 2.1.1. Khái luận về dịch vụ môi trường .............................................................37 2.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường .......................................................................46 2.1.3. Thị trường dịch vụ môi trường.................................................................57 2.2. Thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường .......................................... 62 2.2.1. Khái niệm .................................................................................................62
  5. 2.2.2. Lợi ích của thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường .............................64 2.2.3. Vai trò Nhà nước trong quá trình thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ..........................................................................................................67 2.2.4. Nội dung thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ................72 2.2.5. Tiêu chí đánh giá mức độ thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ......75 2.2.6. Điều kiện thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường................79 2.3. Kinh nghiệm thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam ................................................. 85 2.3.1. Kinh nghiệm thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường của một số quốc gia..........................................................................................................85 2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam....................................94 TIỂU KẾT.................................................................................................... 97 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HÓA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM QUA THỰC TIỄN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ........................................................................................ 98 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam ...................................................... 98 3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong quá trình thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam .........................................................................98 3.1.2. Những khó khăn, thách thức chủ yếu trong quá trình thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam .................................................... 100 3.2. Thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018. ................................................................................... 106 3.2.1. Thực hiện chuyển đổi cơ chế sử dụng dịch vụ môi trường từ miễn phí sang phải chi trả............................................................................................... 106 3.2.2. Đưa các hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ môi trường vào quỹ đạo vận động của cơ chế thị trường ................................................................ 112
  6. 3.2.3. Thực hiện tự do hóa các giao dịch hàng hóa dịch vụ môi trường......... 117 3.2.4. Một số kết quả chủ yếu của quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2011-2018 ........................................................ 121 3.3. Đánh giá thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam ........................................................................................................ 134 3.3.1. Thành tựu cơ bản ........................................................................ 134 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 137 TIỂU KẾT.................................................................................................. 149 CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH THỊ TRƯỜNG HÓA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ...... 150 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam .................................................... 150 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 150 4.1.2. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 154 4.2. Mục tiêu, quan điểm thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam đến năm 2030 ........................................................... 157 4.2.1. Mục tiêu................................................................................................. 157 4.2.2. Quan điểm ............................................................................................. 158 4.3. Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy tiến trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam ...................................................................... 163 4.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến thị trường dịch vụ môi trường .................................................................................................. 163 4.3.2. Phát triển mạnh thị trường dịch vụ môi trường rừng đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành các thị trường dịch vụ môi trường khác............. 165 4.3.3. Xây dựng khung giá cho các dịch vụ môi trường theo hướng thị trường ......................................................................................................................... 172
  7. 4.3.4. Nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin cho các chủ thể tham gia thị trường ................................................................................................... 173 4.3.5. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường .......................................................................................... 174 4.3.6. Xác định đúng vai trò và phạm vi can thiệp của Nhà nước vào thị trường dịch vụ môi trường, đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường. .................................................................................................. 176 KẾT LUẬN................................................................................................ 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............. 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 181 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Nguyên nghĩa 1 DVMT Dịch vụ môi trường 2 DVMTR Dịch vụ môi trường rừng IUCN International Union for Conservation of Nature and 3 Natural Resources Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế PES Payments for environmental services 4 Chi trả dịch vụ môi trường PFES Payments for forest environmental services 5 Chi trả dịch vụ môi trường rừng UNEP United Nations Environment Programme 6 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural 7 Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc 8 UBND Ủy ban nhân dân 9 VNFF Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam WTO World Trade Organization 10 Tổ chức thương mại quốc tế WTP Willing to pay 11 Sẵn lòng chi trả WTA Willing to accept 12 Sẵn lòng chấp nhận WWF World Wide Fund For Nature 13 Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế i
  9. DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Phân loại dịch vụ môi trường 42 2 Bảng 3.1 Mức độ hiểu biết của người dân về chi 102 trả dịch vụ môi trường 3 Bảng 3.2 Chênh lệch giữa các mức chi trả tiền 118 DVMTR của các Quỹ tỉnh năm 2018 4 Bảng 3.3 Số lượng và tỷ trọng chủ thể cung ứng 121 DVMTR giai đoạn 2011-2018 5 Bảng 3.4 Tổng số hợp đồng ủy thác chi trả 124 DVMTR phân theo khu vực 6 Bảng 3.5 Tổng thu từ chi trả dịch vụ môi trường 125 rừng giai đoạn 2011-2018 7 Bảng 3.6 Cơ cấu nguồn thu từ chi trả DVMTR theo đối tượng phải chi trả giai đoạn 126 2011-2018 8 Bảng 3.7 Tổng chi từ chi trả DVMTR giai đoạn 128 2011 – 2018 9 Bảng 3.8 Nhu cầu chi tiêu phổ biến của một hộ 131 dân và tiền DVMTR 10 Bảng 3.9 Nhận thức của người dân về tầm quan 144 trọng của môi trường 11 Bảng 3.10 Sự sẵn lòng chi trả và sự hiểu biết về 146 đối tượng phải chi trả DVMT ii
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Hình, hộp Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Chuỗi chi trả ủy thác tiền DVMTR 116 2 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu người mua dịch vụ môi trường năm 122 2018 3 Biểu đồ 3.2 Số lượng quỹ bảo vệ và phát triển rừng giai 123 đoạn 2011-2018 4 Biểu đồ 3.3 Tổng thu tiền chi trả DVMTR phân theo 127 vùng 5 Biểu đồ 3.4 Cơ cấu tổng chi từ chi trả DVMTR phân 130 theo chủ thể thụ hưởng iii
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay không còn là mối quan tâm của một quốc gia riêng lẻ nào, mà nó đã trở thành một vấn đề toàn cầu bởi tốc độ suy thoái môi trường diễn ra quá nhanh trong hơn 50 năm qua. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá yếu kém. Người ta khai thác môi trường mà thiếu sự tính toán dẫn đến môi trường suy kiệt mà không kịp bù đắp, thậm chí đã có thời kỳ con người coi môi trường là phần thưởng do Thiên Nhiên ban tặng; còn việc khôi phục và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước. Kiểu tư duy đó đã dẫn đến việc sử dụng môi trường bừa bãi, thậm chí còn gây tổn hại cho môi trường. Trên thế giới, ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều nước tại châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Châu Mĩ La Tinh đã thực hiện thí điểm việc chi trả dịch vụ môi trường trong các lĩnh vực như bảo vệ nguồn nước, rừng, cảnh đẹp, khu bảo tồn và đa dạng sinh học. Điều này rất có ý nghĩa khi nó khẳng định tư duy của con người về sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang dần thay đổi, tài nguyên thiên nhiên được coi là một tài sản và muốn sử dụng tài sản đó, anh phải trả tiền cho nó. Tại Việt Nam, cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, vào những năm đầu 2000, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường cũng bắt đầu được đặt ra. Đặc biệt, vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, Chính phủ ban hành Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La. Quyết định này là động thái tích cực nhằm tạo nguồn tài chính để khôi phục và bảo vệ môi trường, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố môi trường tự nhiên và nó đặc biệt thể hiện sự thay đổi về mặt tư duy khi trước hết là Chỉnh phủ và sau đó là người dân đã coi dịch vụ môi trường là một thứ hàng hóa mà muốn có nó người ta phải trả tiền. Tuy chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam (mà trước hết là chi trả dịch vụ 1
  12. môi trường rừng) đã được thực hiện gần 10 năm nhưng sự hiểu biết của người dân, kể cả giới học thuật về chi trả dịch vụ môi trường vẫn còn thiếu đầy đủ, thậm chí một bộ phận khá lớn dân cư không muốn chấp nhận nó. Nguyên nhân của tình trạng đó trước hết và chủ yếu là do Nhà nước chưa có những chế tài đủ để ràng buộc về tài chính cũng như trách nhiệm đối với người dân trong sử dụng dịch vụ môi trường. Một phần khác là do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ cả những vấn đề lý luận và thực tiễn về chi trả dịch vụ môi trường ; do thiếu tư duy kinh tế trong khai thác và sử dụng dịch vụ môi trường. Dịch vụ môi trường cần phải được coi là hàng hóa và cần phải được mua bán trên thị trường. Thị trường đó chính là thị trường dịch vụ môi trường. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta chưa có một thị trường dịch vụ môi trường đầy đủ và đúng nghĩa, do đó, cần thiết phải có những giải pháp nhằm xây dựng thị trường cho hàng hóa dịch vụ môi trường, hay nói cách khác là cần thiết phải thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Với những vấn đề đặt ra nói trên, tác giả cho rằng cần thiết phải có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về hoạt động chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam và đặc biệt là quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, NCS chọn vấn đề: “Thị trường hóa chi trả dich vụ môi trường ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Thực hiện đề tài này, luận án phải trả lời được câu hỏi: Các hoạt động cung ứng và tiêu dùng dịch vụ môi trường ở Việt Nam đã thực sự tuân theo cơ chế thị trường chưa? Nhà nước phải làm gì để thúc đẩy quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường trong thời gian tới? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là thông qua phân tích, đánh giá quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam để đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường không chỉ đối với dịch vụ môi trường rừng à cho cả một số dịch vụ môi trường khác ở Việt Nam trong thời gian tới. 2
  13. 2.2. Nhiệm vụ Để hoàn thành mục tiêu trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan các công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường nhằm tìm ra khoảng trống lý luận và thực tiễn về vấn đề này. - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chi trả dịch vụ môi trường. - Đúc rút những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về thực hiện thị trường chi trả dịch vụ môi trường mà Việt Nam có thể áp dụng. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018 để tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy và mở rộng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam qua thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường. + Luận án nghiên cứu thực trạng quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Do hoạt động chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam mới chỉ áp dụng ở lĩnh vực dịch vụ môi trường do hệ sinh thái rừng cung cấp nên luận án chỉ có thể khai thác các dữ liệu về thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường rừng, trên cơ sở đó nghiên cứu rộng hơn để đề xuất các giải pháp thị trường hóa chi trả các dịch vụ môi trường khác như dịch vụ môi trường biển, dịch vụ môi trường đất ngập nước… - Phạm vi không gian: luận án nghiên cứu vấn đề thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam và nghiên cứu vấn đề này tại một số quốc gia khác để đúc rút bài học kinh nghiệm. - Phạm vi thời gian: Thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường được 3
  14. nghiên cứu trong giai đoạn 2011 – 2018. Đây là thời gian Việt Nam bắt đầu thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả dịch vụ môi trường rừng. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Thiết kế nghiên cứu Tác giả thực hiện nghiên cứu luận án theo các bước sau: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết Bước 3: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin Bước 5: Tiến thành xử lý và đánh giá thông tin Bước 6: Đề xuất kiến nghị và giải pháp 4.1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu Môi trường là lĩnh vực được tác giả đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây, điều này một mặt xuất phát từ thực tiễn công việc giảng dạy của tác giả, một mặt xuất phát từ những trăn trở của tác giả về vấn đề trong những năm gần đây. Do vậy, trong quá trình chuẩn bị cho việc làm nghiên cứu sinh, tác giả đã tìm hiểu về lĩnh vực môi trường và nhận thấy chi trả dịch vụ môi trường, đặc biệt là thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay còn nhiều khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. 4.1.2 Xây dựng khung lý thuyết Để xây dựng khung lý thuyết, tác giả tổng hợp, phân tích những lý thuyết của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề chi trả dịch vụ môi trường, thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm các vấn đề cơ bản như sự cần thiết phải thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường, vai trò của Nhà nước trong quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường, nội dung và tiêu chí đánh giá mức độ thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường, điều kiện để thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. 4.1.3 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu và khung lý thuyết, NCS lựa chọn phương 4
  15. pháp nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và sơ cấp, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia. 4.1.4 Xử lý số liệu, phân tích, đánh giá thông tin Qua những số liệu và thông tin thu thập được từ các nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp, qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia…(xem phụ lục 2+3) NCS sử dụng phương pháp kế thừa, thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh… để lập các bảng, biểu và sơ đồ, từ đó đánh giá thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam qua thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2018. 4.1.5 Đề xuất kiến nghị, giải pháp Đây là bước cuối cùng sau khi tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Để đề xuất được những kiến nghị và giải pháp, ngoài sự tìm tòi của tự thân tác giả, tác giả cũng có tham vấn các chuyên gia để tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn đất nước cho vấn đề đang nghiên cứu. 4.2 Nguồn tài liệu 4.2.1 Nguồn tài liệu sơ cấp Để có nguồn tài liệu sơ cấp, tác giả thu thập thông tin, đặc biệt là thông tin về mức độ hiểu biết của người dân trên cả nước về dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường thông qua Phiếu phỏng vấn cá nhân về chi trả dịch vụ môi trường (đính kèm trong Phụ lục 2). Phiếu phỏng vấn cá nhân nhằm khai thác các thông tin về độ tuổi, thu nhập, ngành nghề của đối tượng được phỏng vấn, đặc biệt tập trung khai thác sự hiểu biết của người dân về dịch vụ môi trường nói riêng và chi trả dịch vụ môi trường nói chung, sự đánh giá của người sử dụng dịch vụ môi trường về mức chi trả dịch vụ môi trường hiện nay đang được áp dụng, sự sẵn lòng chi trả thêm một khoản tiền của người sử dụng dịch vụ môi trường để được hưởng những dịch vụ môi trường tốt hơn (như không khí sạch hơn, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hơn…). Những thông tin thu thập được phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng và làm cơ sở chỉ ra những hạn chế của quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Có một số cách xác định cỡ mẫu điều tra xã hội học được các nhà nghiên cứu nước ngoài sử dụng, trong đó các công thức được dùng phổ biến là: công thức Slovin (1984), 5
  16. công thức Cochran (1977) hoặc phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Với đề tài nghiên cứu của luận án do đối tượng thụ hưởng các dịch vụ môi trường rất lớn, độ bao phủ trên cả nước nên tác giả chỉ có thể chỉ tiến hành điều tra chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất. Cụ thể, tác giả đã sử dụng 300 phiếu hỏi để điều tra tại một số địa bàn có tính đại diện cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Pleiku và Đăk Nông. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn của cả nước, mật độ dân cư đông, trình độ dân trí cao hơn các tỉnh khác, số lượng người đang thụ hưởng dịch vụ môi trường lớn: Hà Nội (60 phiếu) và thành phố Hồ Chí Minh (60 phiếu). Tác giả cũng chọn tỉnh Thái Bình (60 phiếu) - một tỉnh thuần nông, không có rừng, nhằm tìm hiểu sự hiểu biệt của dân cư đối với các loại dịch vụ môi trường và hai tỉnh có diện tích rừng lớn và đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là Pleiku (60 phiếu) và Đak Nông (60 phiếu). Để có độ chính xác cao hơn từ người được hỏi, tác giả thiết kế bảng hỏi dựa trên cả phương pháp định tính và phương phương pháp phân tích nội dung. Tức là, câu hỏi đưa ra không chỉ dừng lại ở dạng câu hỏi lựa chọn mà còn là câu hỏi mở để người được hỏi có thể bổ sung thêm ý kiến. Mặt khác, trong mỗi câu hỏi, tác giả cũng đưa nhiều đáp án để tránh tối đa tình trạng người được hỏi trả lời thiếu nghiêm túc. Đối tượng lấy mẫu có độ tuổi dao động từ 24 tuổi đến 60 tuổi, mức thu nhập trung bình của mẫu là từ 5 đến 10 triệu/tháng. Sở dĩ đối tượng nghiên cứu được lựa chọn ở độ tuổi này vì đây là đối tượng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường chủ yếu, đa số đã có công việc và thu nhập ổn định, từ đó mới làm rõ được vấn đề: Người thụ hưởng dịch vụ (phải trả tiền cho dịch vụ mà họ thụ hưởng) có hiểu biết về những dịch vụ và khoản tiền mà họ đang phải chi trả hay không. Điều này thể hiện được độ tin cậy của mẫu. Ngoài ra NCS còn sử dụng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên các mẫu nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho các kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó, tác giả tham vấn trực tiếp một số chuyên gia trong lĩnh vực như TS. Vũ Tấn Phương (Viện Lâm nghiệp Việt Nam), PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường), TS. Nguyễn Hoàng Nam (Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường), PGS.TS Lê Văn Hưng (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đại học Tài nguyên và 6
  17. Môi trường Hà Nội), PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam và đặc biệt là các Thầy, Cô Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. 4.2.2 Nguồn tài liệu thứ cấp Việc xây dựng khung lý thuyết được tác giả bắt đầu bằng cách tìm đọc rất nhiều các bài báo, tạp chí, sách chuyên khảo trong và ngoài nước về chi trả dịch vụ môi trường, tác giả cũng tìm kiếm và tham khảo các luận án tiến sĩ về dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường, tuy nhiên, nguồn tài liệu này rất hạn chế bởi chi trả dịch vụ môi trường vẫn còn là một khoảng trống nghiên cứu lớn ở Việt Nam. Tác giả sử dụng internet như một công cụ tìm kiếm hữu ích bởi nguồn tài liệu về chi trả dịch vụ môi trường, đặc biệt là thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường mà tác giả tiếp cận được chủ yếu đến từ các tài liệu nước ngoài, trong đó tác giả đặc biệt tìm kiếm được nhiều thông tin hữu ích từ trang https://www.sciencedirect.com, trang web này cũng có link đưa tác giả đến những nghiên cứu đầy đủ của các tác giả nước ngoài. Các thông tin và số liệu về thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam được tác giả tổng hợp và phân tích từ các báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), báo cáo của các chuyên gia đầu ngành về thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, báo cáo của các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và các tài liệu có liên quan. 4.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Đây là hai phương pháp đặc thù của khoa học Kinh tế chính trị được sử dụng trong luận án nhằm gạt bỏ đi những cái không bản chất để rút tỉa những gì là bản chất của vấn đề chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam, đồng thời đặt quá trình thị trường hóa chi trả DVMT ở Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia đa dạng sinh học cao, thể chế chính trị ổn định, cơ chế tập trung dân chủ đã được xây dựng cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh biến đối khí hậu toàn cầu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: Đây là những phương pháp nhất thiết phải sử dụng trong khi phân tích thực trạng chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam, đồng thời so sánh chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam 7
  18. và chi trả dịch vụ môi trường trên thế giới nhằm đánh giá cơ chế vận hành chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam đã theo cơ chế thị trường hay chưa. Các số liệu được tổng hợp từ các báo cáo của VNFF, của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của các chương trình, dự án trong nước và quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Chi trả DVMT là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, bởi vậy trong quá trình nghiên cứu về quá trình thị trường hóa chi trả DVMT ở Việt Nam, tác giả có tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam (đã nêu ở mục 4.2.1) và nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực kinh tế chính trị nhằm có nhìn nhận đầy đủ hơn về vấn đề dưới góc độ của nhiều ngành khoa học trên cơ sở chuyên ngành của NCS là kinh tế chính trị. - Phương pháp điều tra qua bảng hỏi: Để tìm hiểu về mức độ hiểu biết của người dân về chi trả DVMT và mức độ sẵn lòng chi trả của người dân, tác giả sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn các cá nhân/hộ gia đình không tham gia các chương trình thí điểm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, tại 1 tỉnh đồng bằng mà nông nghiệp là ngành chính là tỉnh Thái Bình, tại hai tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên nơi có diện tích rừng lớn và có đồng bào dân tộc ở vùng khó khăn là tỉnh Pleiku và tỉnh Đak nông. Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu, tổng số phiếu thu về là 259 phiếu (41 phiếu còn lại là do thất lạc trong quá trình điều tra và do người được hỏi điền quá nhiều đáp án hoặc chỉ điền 1 loại đáp án nên không có giá trị nghiên cứu). Bảng hỏi gồm 2 phần: phần 1 là Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn (bao gồm các thông tin về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập bình quân và khu vực sinh sống của đối tượng phỏng vấn), phần 2 là Khảo sát mức độ hiểu biết về dịch vụ môi trường, chi trả dịch vụ môi trường. Ở phần 2, các câu hỏi tập trung vào việc đánh giá mức độ coi trọng và hiểu biết của người dân về môi trường và các dịch vụ môi trường đang được cung cấp, về quan điểm của người dân về việc cần hay không cần phải trả tiền cho những dịch vụ môi trường họ đang được hưởng và về sự sẵn lòng chi trả thêm 1 khoản tiền nhất định để có thêm lợi ích từ môi trường (như là có không khí sạch 8
  19. hơn, nguồn nước sạch hơn, khí hậu mát mẻ hơn…). Kết quả thống kê phiếu phỏng vấn cá nhân được tổng hợp trong Phụ lục 3 đính kèm. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án Vấn đề chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới, chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống. Đặc biệt, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Do vậy, luận án mang lại nhiều điểm mới cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận: + Luận án bổ sung, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về chi trả dịch vụ môi trường và thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường. + Đưa ra các nội dung thực hiện quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường. + Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá mức độ thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường. Về thực tiễn: + Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, luận án rút ra bài học mà Việt Nam có thể vận dụng về thị trường hóa chi trả DVMT. + Từ việc phân tích, đánh giá khách quan về thực trạng thị trường hóa chi trả DVMT ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2018 luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế đó. + Luận án đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy nhanh quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong những năm tới. + Luận án là một trong rất ít các công trình nghiên cứu về thị trường chi trả dịch vụ môi trường một cách bài bản, có tính hệ thống, vì vậy có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 11 tiết: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu về thị trường hóa chi trả dịch 9
  20. vụ môi trường Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường Chương 3: Thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam qua thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng Chương 4: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy tiến trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2