Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
lượt xem 0
download
Đề tài tập trung phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Agribank từ 2014-2018; đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank chưa tương xứng với lợi thế có được, hiệu quả thấp so với một số Ngân hàng khác. Đề tài cũng đã đưa ra những nguyên nhân và định hướng giải pháp cho Agribank với mục tiêu phát huy thế mạnh mà Agribank có được để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH TRÂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓN TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................2 1.6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................3 CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA AGRIBANK ............ 4 2.1. Giới thiệu về Agribank ........................................................................................4 2.1.1 Tổng quan về Agribank Việt Nam............................................................4 2.1.2. Mạng lưới hoạt động .................................................................................4 2.2 Vấn đề hiệu quả kinh doanh của agribank ........................................................4 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam từ 2014-2018 ..........4 2.2.2 Những nguồn lực của Agribank ......................................................................7 2.2.3 Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Agribank ................8 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................... 9
- CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................... 10 3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ........................10 3.1.1 Định nghĩa hiệu quả hoạt động. ...............................................................10 3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. .......................................................................................................10 Kết luận chương 3...................................................................................................15 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA AGRIBANK VIỆT NAM .............................................................................................................. 16 4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA .........................................................16 4.2. Phân tích tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE ..................................18 4.3 Phân tích tỷ suất doanh lợi ...............................................................................21 4.4 Phân tích tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ...............................................................24 4.5 Phân tích nợ xấu và trích dự phòng rủi ro tín dụng ........................................25 4.5.1 Tình hình nợ xấu .....................................................................................25 4.5.2 Trích dự phòng rủi ro tín dụng.................................................................26 4.6 Phân tích tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên .....................................................28 4.6.1 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên .............................................................28 4.6.2 Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ .....................................................29 4.7 Tỷ lệ sinh lời hoạt động .....................................................................................31 4.8 Tỷ lệ tài sản sinh lời ...........................................................................................33 4.9 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam từ 2014- 2018...........................................................................................................................35 4.9.1 Kết quả đạt được ......................................................................................35
- 4.9.2 Tồn tại hạn chế .........................................................................................37 4.9.3 Nguyên nhân hạn chế...............................................................................38 Kết luận chương 4...................................................................................................40 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK VIỆT NAM ............................................................. 42 5.1 Định hướng phát triển Agribank Việt Nam.....................................................42 5.1.1. Định hướng chung ..................................................................................42 5.1.2. Định hướng tăng cường hiệu quả kinh doanh ........................................42 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Việt Nam .................43 Em đã viết lại toàn bộ phần này theo hướng căn cứ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế đưa ra những giải pháp. ..................................................................43 5.2.1 Phát huy lợi thế về quy mô, mạng lưới ......................................................43 5.2.2 Giải pháp về hoạt động quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng ....44 5.2.3. Tăng cường doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ .......................45 5.2.4. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ....................47 5.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................48 5.3. Kiến nghị ..........................................................................................................50 5.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ....... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53 DАNH MỤC TÀI LIỆU THАM KHẢО ................................................................ 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nghĩa đầy đủ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông 1. AGRIBANK thôn Việt Nam 2. BCKQHDKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3. BCĐKT Bảng cân đồi kế toán 4. BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5. CN Chi nhánh 6. HĐQT Hội đồng quản trị 7. LNST Lợi nhuận sau thuế 8. NLĐ Người lao động 9. ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 10. ROA Tỷ suất thu nhập trên tài sản 11. TSCĐ Tài sản cố định 12. TSDH Tài sản dài hạn 13. TSNH Tài sản ngắn hạn 14. TGĐ Tổng giám đốc 15. VCĐ Vốn cố định 16. VCSH Vốn chủ sở hữu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank từ 2014-2018 ................ 5 Bảng 4.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của Agribank và NHTM ................. 17 Bảng 4.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn CSH của Agribank và các NHTM ............. 19 Bảng 4.3 Tỷ suất doanh lợi của Agribank từ 2014 –2018 ................................... 21 Bảng 4.4 Tỷ suất doanh lợi của Agribank và ngân hàng thƣơng mại ............... 22 Bảng 4.10 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Agribank từ 2014 – 2018................ 24 Bảng 4.11 Tình hình nợ xấu Agribank từ 2014 – 2018 ....................................... 25 Bảng 4.12 Trích dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank từ 2014 – 2018 ......... 26 Bảng 4.13 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của Agribank từ 2014 – 2018 ..... 28 Bảng 4.14 Tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ của Agribank ....................... 29 Bảng 4.15 Tỷ lệ sinh lời hoạt động của Agribank từ 2014 – 2018 .................... 31 Bảng 4.15 Tỷ lệ tài sản sinh lời của Agribank từ 2014 – 2018 ........................... 33 Bảng 4.16 Tỷ lệ tài sản sinh lời của Agribank Việt Nam so các ngân hàng thƣơng mại từ 2014 – 2018 .................................................................................... 34
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu Agribank từ 2014 – 2018 ..................... 5 Hình 2.2 Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của Agribank từ 2014– 2018 .................. 6 Hình 4.1. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân – ROA ........................... 16 Hình 4.2 Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của Agribank Việt Nam và ngân hàng thƣơng mại .................................................... 17 Hình 4.3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân– ROE ....................... 18 Hình 4. 4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Agribank Việt Nam và ngân hàng thƣơng mại ..................................................................... 20 Hình 4.5 Biểu đồ tỷ suất doanh lợi của Agribank từ 2014 – 2018 ..................... 21 Hình 4.6 Biểu đồ so sánh tỷ suất doanh lợi của Agribank Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................................... 23 Hình 4.11 Biểu đồ tình hình nợ xấu Agribank từ 2014 – 2018 .......................... 26 Hình 4.12 Biểu đồ so sánh tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại ............................................. 28 Hình 4.12 Biểu đồ tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của Agribank Việt Nam từ 2014 – 2018 .............................................................................................................. 29 Hình 4.13. Biểu đồ so sánh tỷ lệ lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ của Agribank Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại ............................................................... 31 Hình 4.14 Tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế của Agribank và ngân hàng thƣơng mại từ 2014 – 2018 ..................................................................................... 33
- TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tiêu đề: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” 2. Tóm tắt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản, và mạng lưới hoạt động lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, lợi nhuận của Agribank so với một số ngân hàng khác trong nước có tương xứng với thế mạnh và bề dày lịch sử hình thành hoạt động của Agribank hay không? Đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài:” Phân tích Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ”. Đề tài thu thập dữ liệu từ Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dùng phương pháp thống kê mô tả, kết phương pháp so sánh với 4 ngân hàng thương mại khác. Đề tài tập trung phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Agribank từ 2014-2018. Đề tài đã đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank chưa tương xứng với lợi thế có được, hiệu quả thấp so với một số Ngân hàng khác. Đề tài cũng đã đưa ra những nguyên nhân và định hướng giải pháp cho Agribank với mục tiêu phát huy thế mạnh mà Agribank có được để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh. 3.Từ khóa: Ngân hàng, hiệu quả, đánh giá, giải pháp, nâng cao hiệu quả
- ABSTRACT 1. Title: Analyzing and evaluating business efficiency of Agribank Vietnam 2. Abstract: Agribank is a commercial bank with the largest total assets and operation network in Vietnam. What are the strengths and weaknesses of Agribank in the business activities? That is the reason for the author to choose the topic: "Evaluating business efficiency of Agribank Vietnam". The topic collects data from financial statements, reports on business results, using descriptive statistical methods, comparing results with 4 banks of similar size. The topic focuses on analyzing and evaluating business results of Agribank from 2014-2018. The study showed that Agribank's business performance was not commensurate with its advantages and low efficiency compared to the banks in the survey. The topic also gave the reasons and solution orientations for Agribank with the goal of promoting all strengths that Agribank has to improve business efficiency. 3. Keywords: Bank, efficiency, Evaluating, solution, improve business efficiency
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Tính đến 31/12/2018, Việt Nam có hệ thống NH gồm có 43 NHTM nội địa 5 NH 100% vốn nước ngoài, 47 chi nhánh NH nước ngoài, 5 NH liên doanh (www.sbv.gov.vn, 2018), mỗi ngân hàng với đặc điểm, mục tiêu, chiến lược kinh doanh khác nhau và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng cũng khác nhau. Đặc biệt 4 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống có quy mô tổng tài sản, số lượng khách hàng tương đương nhau, song 4 ngân hàng vẫn có sự khác biệt lớn về thứ hạng từng lĩnh vực. Trong đó Agribank là một ngân hàng với quy mô lớn nhất Việt Nam với hơn 2.300 chi nhánh. Agribank là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Với những đặc điểm kinh doanh và các yếu tố nguồn lực riêng mà kết quả kinh doanh của Agribank có nhiều khác biệt so với ngân hàng khác. Năm 2018 Agribank đạt lợi nhuận trước thuế là 7.525 tỷ đồng xếp thứ 3 trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam sau Vietcombank, BIDV. Với quy mô và những nguồn lực có được thì hiệu quả kinh doanh của Agribank có được đánh giá là tốt? Trong 5 năm qua kết quả kinh doanh của Agribank có những chuyển biến như thế nào? Như vậy, vấn đề đánh giá hiệu quả kinh doanh của Agribank cần được đặt ra. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động là cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt đối với nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đó là lý do tôi chọn Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu đề ra của Agribank, tạo nền tảng vững chắc thực hiện kế hoạch chiến lược đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đồng thời, nâng cao uy tín của Agribank, khẳng định sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực tiến đến hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank
- 2 - Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Agribank. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Từ 2014 – 2018 hoạt động kinh doanh của Agribank có những chuyển biến như thế nào? - Phân tích những nguồn lực về quy mô, mạng lưới, thị phần tín dụng, thị phần nguồn vốn . . của Agribank so với một số ngân hàng khác như Vietcombank, Viettinbank, BIDV, Techcombank? - Trong hoạt động kinh doanh của Agribank còn những hạn chế nào? Lĩnh vực kinh doanh nào còn kém hiệu quả? - Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Agribank? 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu dùng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Luận văn dựa trên số liệu tập hợp, xử lý từ các báo cáo của Agribank có sự so sánh với các NHTM khác có quy mô tương đương hoặc có tốc độ phát triển và kết quả kinh doanh được đánh giá tốt, để từ đó tìm ra những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả của Agribank. Từ kết quả phân tích rút ra mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu, đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu và đưa ra các vấn đề cần thay đổi, phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Về mặt lý luận: nghiên cứu sẽ góp phần nhận thức những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại. Về mặt thực tiễn: luận văn đánh giá và phân tích thực trạng kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam từ 2014 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn tốt nghiệp đề xuất một số giải pháp để có tính khả thi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam. Các giải pháp kiến nghị của luận văn có thể được sử dụng để cho các cấp
- 3 lãnh đạo của Agribank Việt Nam dùng đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.6. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn gồm 5 chương chính sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài Chương 2. Vấn đề hiệu quả kinh doanh của Agribank Chương 3. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của agribank Việt Nam Chương 5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của agribank Việt Nam
- 4 CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA AGRIBANK 2.1. Giới thiệu về Agribank 2.1.1 Tổng quan về Agribank Việt Nam * Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Việt Nam Năm 1988, Agribank Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (NHNo VN) thay thế Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Agribank Việt Nam (Agribank Việt Nam). 2.1.2. Mạng lƣới hoạt động Theo báo cáo tổng kết năm 2018, tính đến 31/12/2018, Agribank có mạng lưới rộng lớn nhất gồm 163 chi nhánh loại I, 1.775 chi nhánh loại II, 1.294 Phòng giao dịch. - Đội ngũ cán bô, viên chức, người lao động: gần 40.000 người, có trình độ chuyên môn nghiệp vu, gắn bó và am hiểu thị trường. - Quan hệ đại lý với 825 ngân hàng tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ - Đối tác tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp, 4 triệu hộ sản xuất và 12 triệu khách hàng cá nhân. 2.2 Vấn đề hiệu quả kinh doanh của agribank 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam từ 2014-2018
- 5 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank từ 2014-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Năm Năm Năm Năm STT Chỉ Tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1 Nguồn vốn huy động 665.916 810.101 931.170 1.074.798 1.214.522 2 Dư nợ cho vay 558.658 673.435 791.450 918.060 1.046.588 3 Tỷ lệ nợ xấu 1,93% 2,01% 1,89% 1,54% 2,47% 4 Tổng doanh thu 57.855 65.059 77.235 91.691 97.780 Tổng lợi nhuận kế 5 2.528 3.706 4.212 5.066 5.500 toán trước thuế Thuế thu nhập DN 6 741 807 824 1.006 1.097 hiện hành Lợi nhuận sau thuế 7 1.787 2.899 3.388 4.060 4.403 thu nhập DN (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2018) (Đơn vị: Tỷ đồng) 120,000 97,780 100,000 91,691 77,235 80,000 65,059 57,855 60,000 40,000 20,000 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2018) Hình 2.1. Biểu đồ tăng trƣởng doanh thu Agribank từ 2014 – 2018
- 6 Tổng doanh thu của Agribank Việt Nam từ 2014 – 2018 liên tục tăng tốc độ trung bình là 13,3% mỗi năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 7.204 tỷ đồng tương ứng tăng 12,5% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục tăng thêm 12.176 tỷ đồng tương ứng tăng 18,7% so với năm 2015. Sang năm 2017 đạt 91.691 tỷ đồng, tăng 14.456 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 đạt 97.780 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2017. Tổng doanh thu tăng trưởng liên tục trong suốt từ 2014 – 2018 với mức tăng trưởng khá ổn định là do Agribank Việt Nam đã tăng cường mở rộng các sản phẩm cho vay và mở rộng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với chính sách lãi suất cho vay để thu hút khách hàng mới. Hiện nay, Agribank đang triển khai 9 chương trình tín dụng chính sách, cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, có đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. (Đơn vị: Tỷ đồng) 5,000 4,403 4,500 4,060 4,000 3,388 3,500 2,899 3,000 2,500 2,000 1,787 1,500 1,000 500 0 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014-2018) Hình 2.2 Biểu đồ tăng trƣởng lợi nhuận của Agribank từ 2014– 2018 Lợi nhuận sau thuế của Agribank Việt Nam từ 2014 – 2018 liên tục tăng tốc độ trung bình là 20% mỗi năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 1.112 tỷ đồng tương ứng tăng 62,2% so với năm 2014 đây là mức tăng lớn nhất từ 2014 – 2018, sang năm 2016 tiếp tục tăng thêm 489 tỷ đồng tương ứng tăng 16,9% so với năm 2015. Sang
- 7 năm 2017 đạt 4.060 tỷ đồng, tương ứng tăng với tốc độ tăng là 19,8% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 4.403 tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2017. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2018 có dấu hiệu chậm lại điều này là do doanh thu năm 2018 của Agribank Việt Nam cũng tăng triển chậm hơn so năm 2017 mức tăng chỉ đạt 6,6% làm cho lợi nhuận sau thuế cũng giảm. Agribank cũng khẳng định là NHTM duy nhất có số lượng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân lên tới hàng triệu. Tính đến 31/12/2018, dư nợ Agribank cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân đạt trên 605 nghìn tỷ đồng với trên 3,7 triệu khách hàng. giai đoạn tới, Ngân hàng sẽ tiếp tục chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, quan tâm đến việc đổi mới phương thức cho vay, cải tiến quy trình, đơn giản thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí cho vay để hạ lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của tín dụng ngân hàng đối với xuất khẩu nông sản và nông nghiệp, nông thôn, tạo nền tảng thúc đẩy ngành Nông nghiệp thực hiện thành công tái cơ cấu, phát triển theo hướng bền vững. 2.2.2 Những nguồn lực của Agribank 2.2.2.1 Quy mô và mạng lưới Hơn 32 năm phát triển, Agribank là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam. Agribank đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng khác và so với nguồn lực mà Agribank có được. Theo bảng xếp hạng VNR500 năm 2018, Agribank là ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất hệ thống tổ chức tín dụng về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, mạng lưới (trên 2.300 chi nhánh, nguồn nhân lực (gần 40.000 cán bộ). Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với gần 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thời kỳ đầu mới thành lập, năm 1988 với điểm xuất phát thấp, tổng tài sản của Agribank chưa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn lại 58% vay từ Ngân hàng Nhà nước; tổng dư nợ đạt
- 8 1.126 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã, phần lớn làm ăn thua lỗ, sáp nhập, giải thể, tự tan rã… Đến 31/12/2018, tổng tài sản của Agribank đã đạt gần 1 triệu 282 ngàn tỷ đồng; Nguồn vốn huy động trên 1 triệu 106 ngàn tỷ đồng; Quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 triệu 104 ngàn tỷ đồng, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt tỷ trọng 73,6% và chiếm 51% thị phần tín dụng toàn ngành Ngân hàng trong lĩnh vực này. Với tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm trên 70% dư nợ của ngân hàng và trên 50% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng, các chương trình tín dụng của Agribank đã và đang góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Theo bảng xếp hạng VNR500 năm 2019 về xếp hạng các doanh nghiệp vớn nhất Việt Nam, Agribank đứng thứ 8 trong top 10 và đứng đầu trong nhóm ngân hàng thương mại. 2.2.2.2 Thị phần Theo báo cáo tổng kết năm 2018, Agribank có số lượng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân lên tới hàng triệu. Tính đến 31/12/2018, dư nợ Agribank cho vay trên 1 triệu tỷ đồng, dư nợ đối với hộ sản xuất và cá nhân đạt trên 705 nghìn tỷ đồng với trên 4,1 triệu khách hàng. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2018 đạt 1.186.000 tỷ đồng chiếm 13.7% thị phần huy động của toàn hệ thống ngân hàng. Giữ vị trí thị phần lớn nhất toàn hệ thống. Agribank có nhiều đóng góp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông nghiệp, nông thôn. 2.2.3 Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Agribank Thứ nhất, lợi nhuận đạt đươc thấp hơn so với các ngân hàng có quy mô tương đương. Mặc dù được đánh giá là Ngân hàng quy mô lớn nhưng lợi nhuận trước thuế của Agribank còn thấp hơn một số NHTM. Thứ hai, lợi nhuận trên tổng tài sản thấp. Tổng lợi nhuận của Agribank năm 2018 đạt trên 7 ngàn 500 tỷ đồng, mức lợi nhuận kỷ lục của Agribank từ trước đến
- 9 nay. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của Agribank lại thua kém các NHTM cổ phần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Agribank còn thấp hoặc vấn đề chi phí quản lý, vận hành cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Thứ ba, công tác quản trị rủi ro còn thấp, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Thứ tư, thu nhập ngoài lãi ròng có tỷ lệ thấp. Với thế mạnh là mạng lưới rộng khắp cả nước nhưng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính của Agribank lại chưa mang lại nguồn thu nhập tương xứng. Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi còn chậm. Điều này phản ánh những vấn đề cần được nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp nâng cao nguồn thu nhập từ dịch vụ, lĩnh vực mà Agribank còn nhiều tiềm lực để phát triển. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Agribank là một trong những NHTM có quy mô tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. Được ra đời từ rất sớm với những tiềm lực sẵn có như tổng tài sản lớn, mạng lưới rộng khắp, lợi thế thị phần và những chính sách ưu đãi. Nhưng kết quả kinh doanh lại cho thấy những vấn đề như: Lợi nhuận đạt được so với tài sản thấp, thu nhập chủ yếu là thu nhập từ lãi, từ hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu cao làm cho chi phí trích lập dự phòng cao. Để có đánh giá chi tiết về từng mặt hạn chế của Agribank cần đi sâu phân tích số liệu hoạt động trong thời gian dài. Vì vậy đề tài đã có những phân tích chi tiết trong các chương sau.
- 10 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại 3.1.1 Định nghĩa hiệu quả hoạt động. “Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể tăng lên do chi phí tăng hoặc mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. Trương Quang Thông (2011), cho rằng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng được xem là kết quả lợi nhuận do hoạt động ngân hàng mang lại trong một thời gian nhất định Tóm lại, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng... hiệu quả kinh doanh của các NHTM rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu mà hiệu quả có thể được xét theo những khía cạnh khác nhau. Với mục đích nghiên cứu của đề tài này, hiệu quả kinh doanh của các NHTM sẽ được nghiên cứu dưới khía cạnh kết quả lợi nhuận hay khả năng sinh lời của các ngân hàng trong điều kiện đảm bảo hoạt động NHTM được ổn định và hạn chế rủi ro (Trương Quang Thông, 2010) 3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- 11 thƣơng mại. Phân tích hiệu quả là một giai đoạn quan trọng của quản trị ngân hàng, là sơ sở để đánh giá quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và kiến nghị những giải pháp xử lý. Là cơ sở cho những quyết định kịp thời, đúng đắn (Trần Huy Hoàng, 2011). Các hệ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích, phản ánh hiệu quả hoạt động của các NHTM (Nguyễn Việt Hùng, 2008) 3.1.2.1. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với tổng tài sản – gọi là hệ số ROA Lợi nhuận ROA = Tổng tài sản (1.1) Ý nghĩa: Một đồng Tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có. Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên càng lớn. 3.1.2.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh qua hệ số ROE Lợi nhuận thuần ròng ROE = Vốn chủ sở hữu (1.2) Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng. Hệ số càng lớn, khả năng sinh lời tài chính càng lớn. 3.1.2.3. Tỷ suất doanh lợi Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với số tài sản Có sinh lời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1466 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 560 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 227 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn