intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài sẽ tập trung phân tích xác suất không trả được nợ của KHDN, từ đó ước lượng xác suất không trả được nợ bằng một mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Việc đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN TP.HCM theo tinh thần của Hiệp ước Basel II.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HUỲNH THANH CHÂU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá khả năng không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả học tập và nghiên cứu nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các thông tin, dữ liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan không sao chép của người khác, chỉ sử dụng tài liệu, số liệu tham khảo từ các bài nghiên cứu, sách, giáo trình, báo cáo, tạp chí và các nguồn từ Internet. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Huỳnh Thanh Châu
  3. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Kết cấu đề tài .......................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ............................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm về xác suất không trả được nợ của KHDN .................................... 4 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất không trả được nợ của KHDN .............. 5 1.1.3 Hậu quả của tình trạng không trả được nợ của KHDN đối với NHTM .......... 7 1.2 Ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ................................................................................... 9 1.2.1 Khái niệm về ước lượng xác suất không trả được nợ của KHDN ................... 9 1.2.2 Phương pháp ước lượng xác suất không trả được nợ của KHDN tại NHTM . 9 1.2.3 Các mô hình ước lượng xác suất không trả được nợ của KHDN tại NHTM 11 1.2.3.1 Mô hình phân tích đa biệt thức ..................................................................... 11 1.2.3.2 Mô hình logit ................................................................................................ 12 1.2.3.3 Mô hình probit .............................................................................................. 13
  4. 1.2.3.4 Mạng nơ ron nhân tạo ................................................................................... 14 1.2.3.5 Mô hình định giá quyền chọn ...................................................................... 15 1.3 Sự cần thiết phải ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 17 1.4 Các nghiên cứu trên thế giới về ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại ......................................... 18 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 22 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 22 2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu ................................................................ 23 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 23 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ................. 30 2.3 Thực trạng tỷ lệ không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 32 2.3.1 Các doanh nghiệp không trả được nợ ............................................................. 32 2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn của KHDN ................................................................. 34 2.3.3 Thực trạng tỷ lệ không trả được nợ của KHDN............................................... 36 2.4 Ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................ 38 2.4.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 38 2.4.2 Mô tả dữ liệu .................................................................................................... 38
  5. 2.4.3 Mô hình ước lượng ........................................................................................... 39 2.4.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................. 39 2.4.5 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 41 2.5 Đánh giá thực trạng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... 43 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 46 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ƢỚC LƢỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Định hƣớng phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 47 3.1.1 Định hướng phát triển tín dụng ....................................................................... 47 3.1.2 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng ................................................................. 48 3.2 Giải pháp nâng cao khả năng ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 49 3.2.1 Giám sát chặt chẽ KHDN có tỷ trọng nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu lớn .. 49 3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin tài chính thông qua công tác thẩm định báo cáo tài chính của KHDN .................................................................................................. 50 3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện dữ liệu về KHDN ............................................................. 51 3.2.4 Tiếp tục nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính đưa vào ước lượng xác suất không trả được nợ ................................................................................................................ 52 3.2.5 Bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính vào ước lượng xác suất không trả được nợ 55 3.2.6 Nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lợi của KHDN ....................................................................................................................... 57
  6. 3.2.7 Nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng ......................................................................................................... 59 3.2.8 Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng nhất là công tác đánh giá xác suất không trả được nợ của KHDN ..................................................... 61 3.3 Kiến nghị ............................................................................................................ 62 3.3.1 Đối với Chính Phủ............................................................................................ 62 3.3.1.1 Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành ....................................................... 62 3.3.1.2 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp phát triển ........................................................................................................ 62 3.3.2 Đối với Bộ Tài Chính ....................................................................................... 63 3.3.2.1 Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam ..................................................... 63 3.3.2.2 Quy định về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp ................................... 63 3.3.3 Đối với NHNN ................................................................................................. 63 3.3.4 Đối với VietinBank Hội sở .............................................................................. 64 3.3.4.1 Hoàn thiện quy trình, chính sách tín dụng .................................................... 64 3.3.4.2 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin ....................................................... 64 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 66 Kết luận .................................................................................................................... 68 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần KHDN : Khách hàng doanh nghiệp PD : Probability of default - Xác suất không trả được nợ LGD : Loss given default – Tỷ lệ mất vốn dự kiến EAD :Exposure at default – Dư nợ tại thời điểm không trả được nợ EL : Expected loss – Tổn thất dự kiến WTO : Word Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới ODA : Official Development Assistant – Viện trợ phát triển chính thức FDI : Foreign Direct Invesment – Đầu tư trực tiếp của nước ngoài GDP : Gross Domestic Product – Sản phẩm quốc nội CPI : Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng CIC : Credit Information Center – State Bank of Viet Nam Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010-2013.................................................................................................................. 24 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010 – 2013 ........................................................................................................................... 25 Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010 – 2013 ...................................................................................................... 26 Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo đối tượng tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010 – 2013 ............................................................................................... 27 Bảng 2.5: Tình hình hoạt động cho vay tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010 – 2013 ............................................................................................................... 28 Bảng 2.6: Tình hình hoạt động thu dịch vụ tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010 –2013 ................................................................................................................ 29 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2010 –2013 ....................................................................................................... 30 Bảng 2.3: Tình hình xếp hạng tín dụng nội bộ của KHDN không trả được nợ tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012 - 2013 ...................................................... 33 Bảng 2.9 Tình hình nợ quá hạn của KHDN tại VietinBank CN TP. HCM giai đoạn 2012 - 2013 ............................................................................................................... 35 Bảng 2.10: Tỷ lệ KHDN không trả được nợ thực tế theo hạng tín dụng nội bộ tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012-2013 ....................................................... 37 Bảng 2.11: Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi quy ....................... 39 Bảng 2.12: Kiểm định sự phù hợp của mô hình ước lượng ...................................... 40 Bảng 2.13: Các hệ số hồi quy trong mô hình ước lượng .......................................... 40 Bảng 2.14: Kết quả ước lượng theo hạng tín dụng nội bộ của KHDN tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012-2013 ........................................................................... 42 Bảng 2.15: Mức độ dự đoán chính xác của mô hình ước lượng ............................... 43
  9. Bảng 2.16: Tỷ lệ không trả được nợ dự đoán theo mô hình ước lượng và theo thực tế của KHDN tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012 – 2013 ......................... 44 Bảng 2.17: Kết quả xác suất không trả được nợ trung bình của KHDN theo hạng tín dụng nội bộ tại VietinBank CN TP.HCM giai đoạn 2012-2013............................... 45
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng vốn là hoạt động then chốt của NHTM, do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng. Việc gia nhập WTO đã đặt các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Bởi lẽ các NHTM nước ngoài cũng tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam nên tính cạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên quyết liệt. Trong khi đó, các NHTM Việt Nam không chỉ còn nhiều yếu kém về vốn mà còn ở năng lực chuyên môn, đặc biệt trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó làm ảnh hưởng đến quy mô nợ xấu, một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế Việt Nam, khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bị giảm sút, chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu được công bố chính thức có chiều hướng tăng dần từ năm 2009 và ở mức 4,62% tại thời điểm tháng 9/2013. Các tổ chức xếp hạng độc lập cũng như các nhà kinh tế cho rằng mức nợ xấu chưa được công bố thực tế còn cao hơn rất nhiều. Con số 4,62% chưa thực sự phản ánh trung thực tình trạng khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hoặc chất lượng tín dụng của các NHTM. Trước tình hình này, NHNN đã ban hành nhiều quy định để kiểm soát và quản lý tình trạng nợ xấu tại các NHTM và thành lập VAMC - Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam - để mua lại nợ xấu của các NHTM. Với mối quan tâm lớn đối với nợ xấu, nếu chỉ chú trọng đến xử lý nợ xấu mà không thực hiện ngay và đồng thời các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng thì sau vài năm tiếp theo nợ xấu sẽ còn gia tăng nhiều hơn và không bao giờ giải quyết được triệt để. Vì vậy, nên chú ý nhiều đến nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân nội tại của rủi ro tín dụng làm phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài thường vượt khỏi tầm kiểm soát của NHTM nên các NHTM cần tập trung cải
  11. 2 thiện những yếu tố nội tại trong đó có công tác ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng. Một vấn đề nữa cần lưu ý, trong năm 2012, NHNN đã bắt đầu triển khai phương pháp giám sát dựa trên rủi ro theo Hiệp ước Basel II ở Việt Nam. Hiện còn rất nhiều thách thức đang chờ ở phía trước về việc định lượng các yếu tố trong rủi ro tín dụng mà xác suất không trả được nợ là một trong những yếu tố đầu tiên cần lượng hóa để xây dựng nguồn dự phòng, đảm bảo yêu cầu vốn tối thiểu đối với từng NHTM. Do đó, việc chọn đề tài “Đánh giá khả năng không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Nội dung đề tài sẽ tập trung phân tích xác suất không trả được nợ của KHDN, từ đó ước lượng xác suất không trả được nợ bằng một mô hình phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Việc đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN TP.HCM theo tinh thần của Hiệp ước Basel II, gồm 2 nội dung: - Đo lường xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp - Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu: do sự hạn chế về thời gian và nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn là khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh TP.HCM với số liệu được chiết xuất từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng theo báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp trong hai năm 2012 và 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
  12. 3 Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập các thông tin về tình hình hoạt động tín dụng, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phỏng vấn cán bộ tín dụng đang công tác tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM Phương pháp nghiên cứu định lượng: thống kê các dữ liệu từ hệ thống quản lý tín dụng và sử dụng mô hình logit để tìm ra những chỉ tiêu tài chính có tác động đến sự phân loại nhóm tốt nhất cũng như xem xét độ phù hợp của kết quả mô hình. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TP.HCM 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương : - Chương 1: Tổng quan về ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. - Chương 2: Ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ƯỚC LƯỢNG XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về xác suất không trả được nợ Không trả được nợ được hiểu một cách chung nhất là tình trạng tài sản của doanh nghiệp không còn đủ để đáp ứng các nghĩa vụ phải trả hoặc không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Theo Hiệp ước Basel II, đối với ngân hàng, khách hàng không trả được nợ là những khách hàng xảy ra một hoặc cả hai tình trạng sau: - Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả; - Khách hàng có các khoản nợ xấu với thời gian quá hạn trên 90 ngày. Trong đó, những khoản thấu chi được xem là quá hạn khi khách hàng vượt hạn mức hoặc được thông báo một hạn mức nhỏ hơn dư nợ hiện tại. Khi khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ, ngân hàng thường thực hiện một hoặc kết hợp các biện pháp sau: - Ngân hàng bắt đầu không tính lãi cộng dồn của khoản vay. - Ngân hàng trích dự phòng cụ thể hay xử lý rủi ro sau khi đánh giá có sự sụt giảm chất lượng tín dụng. - Ngân hàng bán khoản nợ sau khi đã định giá lại chúng. - Ngân hàng giảm bớt nghĩa vụ trả nợ của khách hàng bằng các biện pháp như miễn, giảm gốc, lãi, hoặc các loại phí có liên quan. - Ngân hàng gửi đơn thông báo về nguy cơ, tình trạng phá sản của bên có nghĩa vụ trả nợ đến cơ quan chức năng để các cơ quan này xem xét nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng một cách chủ động hoặc trường hợp bị động khi bên có nghĩa vụ trả nợ tuyên bố tình trạng phá sản, tuyên bố các bảo hộ tương tự nhằm tránh, trì hoãn nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
  14. 5 Theo Moody’s, nguy cơ không trả được nợ của khách hàng gồm 3 sự kiện sau: - Doanh nghiệp không thực hiện hoặc trì hoãn trả nợ lãi, gốc bao gồm cả việc trì hoãn thanh toán trong thời gian ân hạn. - Doanh nghiệp bị phá sản, quản chế, trách nhiệm pháp lý tài sản hoặc các trách nhiệm pháp lý khác ảnh hưởng đến lịch trả nợ lãi, gốc. - Doanh nghiệp thỏa thuận sự hoán đổi với chủ nợ nhằm làm giảm nghĩa vụ tài chính như chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phiếu thường hoặc chứng khoán nợ có lãi suất thấp hơn, kỳ hạn dài hơn. Thêm một quan điểm nữa cho rằng, nguy cơ không trả được nợ sẽ xảy ra trong tương lai khi giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp nhỏ hơn các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn. Cơ sở lý thuyết của quan điểm này thường gọi là mô hình rủi ro không trả được nợ được đưa ra bởi Wilcox (1973) và Scott (1981). Đây là một trường hợp đặc biệt của mô hình định giá quyền chọn. Trong mô hình định giá quyền chọn Black- Scholes và Merton (1974) thì xác suất để một doanh nghiệp lâm vào tình trạng không trả được nợ phụ thuộc vào giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp tại thời điểm ban đầu và mức độ bất ổn của giá trị thị trường trong tài sản doanh nghiệp. Như vậy, xác suất không trả được nợ của doanh nghiệp là một đánh giá mang tính định lượng về xác suất doanh nghiệp không trả được nợ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Tuy nhiên, một số quốc gia như Iceland thường đánh giá xác suất không trả nợ theo hàng quý. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất không trả được nợ của KHDN Dòng tiền: Thông thường người ta dùng doanh thu là chỉ tiêu để đánh giá khả năng trả nợ. Nhưng doanh thu là một khái niệm không phản ánh chính xác tiền mặt thực có của doanh nghiệp. Trong khi đó, các khoản thanh toán phải thực hiện bằng tiền mặt nên đôi lúc doanh thu khó có thể đáp ứng đủ tiền lãi hay các khoản thanh toán vốn gốc. Do vậy, phân tích các mô hình dòng tiền có thể cho thấy khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ là mạnh hay yếu một cách rõ ràng và chính xác hơn việc
  15. 6 xem xét từ các khoản doanh thu. Cần tập trung vào dòng tiền hoạt động, đặc biệt chú ý đến sự bất thường của vốn lưu động, các yêu cầu chi tiêu vốn và sự phân phối cho cổ đông để có một cái nhìn đầy đủ về dòng tiền. Phân tích dòng tiền thường là khía cạnh quan trọng trong việc quyết định xếp hạng tín nhiệm. Cấu trúc vốn và tài sản bảo đảm: Việc xem xét lại cấu trúc vốn của doanh nghiệp là một phần quan trọng của việc xem xét tài chính. Phân tích cấu trúc vốn của doanh nghiệp giúp xác định sự linh hoạt trong tài chính của doanh nghiệp. Sự kết hợp các loại tài sản của doanh nghiệp khi sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cho một mức độ rủi ro khác nhau phù hợp với yếu tố ngành. Nhân tố thanh khoản: Tình hình tài chính linh hoạt sẽ làm cho nhà phát hành nợ đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ và đạt kết quả tốt trước những biến động kinh tế mà không phải làm giảm giá trị tín dụng. Khả năng thanh toán càng tốt bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ có tính linh hoạt tài chính bấy nhiêu. Thêm vào đó, cam kết phải đảm bảo giới hạn nợ trong một khoảng thời gian nào đó cho phép nhà phát hành đương đầu với những sự kiện không mong đợi trên bảng cân đối kế toán. Các nhân tố ngắn hạn khác: Nhân tố khác tác động đến tính linh hoạt tài chính là khả năng bố trí lại tài sản và xét duyệt các dự án để cơ cấu lại chi tiêu, các mối quan hệ tốt với ngân hàng và khả năng thâm nhập thị trường vốn cổ phần. Những nhân tố làm giảm khả năng linh hoạt tài chính bao gồm tỷ lệ nợ ngắn hạn trong cấu trúc vốn, các nghĩa vụ hưu bổng lớn, các nghĩa vụ bất thường, các quyền phúc lợi khác của người lao động, các khoản dự phòng. Mỗi nhân tố trong đó có thể làm giảm dòng tiền và có thể làm suy giảm trầm trọng tính linh hoạt tài chính. Khả năng quản lý kinh doanh kém: Trình độ quản lý kinh doanh yếu kém sẽ làm cho khả năng thích ứng với những biến động của thị trường trở nên khó khăn, phương án kinh doanh không hiệu quả, gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp. Quy mô kinh doanh tăng trưởng quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra phải thành công trên thực tế. Doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh với nhiều dự án lớn thì khả năng quản lý sẽ không kịp với tốc
  16. 7 độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Kinh doanh, đầu tư dàn trải, chiến lược kinh doanh thiếu rõ ràng: Một số doanh nghiệp do năng lực tài chính thấp, nguồn hoạt động kinh doanh chủ yếu từ vốn vay, nhưng lại mở rộng quy mô hoạt động quá lớn, chiến lược kinh doanh không được vạch ra cụ thể, rõ ràng, chuẩn xác… dẫn đến việc gặp nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh như không đủ sức điều hành, không có khả năng ứng phó với những biến động của thị trường, nhất là trong giai đoạn các chi phí đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng cao làm cho hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị phá sản và ngân hàng không thu hồi được vốn vay. Rủi ro từ việc chưa chú trọng trong xem xét uy tín đối tác: Đối tác thiếu uy tín trong giao hàng như không giao hàng, giao chậm, chất lượng không đảm bảo…trong thanh toán như không thanh toán, chậm thanh toán… ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp với ngân hàng. 1.1.3 Hậu quả của tình trạng không trả đƣợc nợ của KHDN đối với NHTM Hoạt động của NHTM bao gồm nhiều loại nghiệp vụ, nhưng tựu trung lại, đây là loại hình kinh doanh tiền tệ - tín dụng của một trung gian tài chính dựa trên cơ sở thu hút tiền của khách hàng dưới hình thức nhận tiền gửi huy động bằng trái phiếu, kỳ phiếu và đi vay... với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. Như vậy, NHTM tiến hành các hoạt động nghiệp vụ thông qua việc sử dụng không chỉ vốn tự có, mà chủ yếu bằng vốn huy động của khách hàng. Nếu NHTM không thu hồi được số nợ đã cho vay, thì NHTM không chỉ bị mất vốn tự có, mà còn có nguy cơ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động cho khách hàng. Đặc trưng cơ bản của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có thể nói rủi ro như một yếu tố không thể tách rời trong quá trình hoạt động của NHTM trên thị trường.
  17. 8 Trong đó, rủi ro không thu hồi được nợ cho vay còn được nhân lên gấp bội, vì ngân hàng không chỉ phải hứng chịu những rủi ro do các nguyên nhân chủ quan, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Hơn nữa, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể gây ra những tổn thất to lớn cho nền kinh tế hơn bất cứ rủi ro nào của các loại hình doanh nghiệp khác, vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế của một quốc gia và theo phản ứng dây chuyền có thể tác động đến hầu hết tất cả quốc gia trên toàn thế giới. Dư nợ doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của các NHTM. Khi doanh nghiệp không trả được nợ sẽ làm phát sinh nợ xấu tại các NHTM. Nợ xấu có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu phát sinh và tăng cao sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải hoàn trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Ngoài ra, các chi phí phát sinh khi khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ là rất lớn như chi phí thu hồi nợ, trích lập dự phòng. Kết quả là làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, thu hẹp qui mô kinh doanh, năng lực tài chính của ngân hàng giảm sút, dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ. Khi một ngân hàng bị rủi ro tín dụng, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người gởi tiền làm cho người gởi tiền hoang mang, lo sợ và kéo nhau đến rút tiền, không những ở ngân hàng có vấn đề mà còn ở những ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến hệ thống ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế. Với những đặc thù tính chất trung gian tài chính này, yêu cầu đầu tiên được đặt ra đối với NHTM là phải thường xuyên thu hồi được số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền huy động của khách hàng và bảo tồn vốn kinh doanh thì hậu quả của tình trạng không trả được nợ từ khách hàng doanh nghiệp đối với NHTM là rất lớn, cụ thể là giảm uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng tới khả năng
  18. 9 thanh toán của ngân hàng, giảm lợi nhuận của ngân hàng, có thể làm ngân hàng phá sản, giảm khả năng hội nhập của ngân hàng. 1.2 Ước lượng xác suất không trả được nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về ước lượng xác suất không trả được nợ của KHDN Ước lượng xác suất không trả được nợ của KHDN là một ước tính về khả năng doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Cơ sở để ước lượng xác suất không trả được nợ là hạng tín dụng của khách hàng, thời hạn và quy mô của khoản vay, kế hoạch trả nợ của khách hàng. Theo yêu cầu của Basel II, để ước lượng xác suất không trả được nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu của khách hàng trong vòng ít nhất 5 năm trước đó. Dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau: - Nhóm dữ liệu tài chính: đánh giá của các tổ chức xếp hạng và các hệ số tài chính của khách hàng như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hệ số sử dụng nợ… - Nhóm dữ liệu phi tài chính: trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành… - Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo: các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi… Từ những dữ liệu trên, ngân hàng sẽ nhập vào mô hình định sẵn, để tính được hạng tín dụng và xác suất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình logit, mô hình probit …và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. 1.2.2 Phương pháp ước lượng xác suất không trả được nợ của KHDN tại NHTM Những yêu cầu cụ thể khi ước tính xác suất không trả được nợ trong Hiệp ước Basel II là ngân hàng sử dụng thông tin và các phương pháp để tính xác suất không trả được nợ cho mỗi loại đối tượng. Ngân hàng có thể sử dụng một hoặc kết
  19. 10 hợp ba nguồn thông tin sau đây: dữ liệu không trả được nợ nội bộ, các thông tin đánh giá bên ngoài và kết quả từ mô hình thống kê ước lượng. Ngân hàng có thể chọn một phương pháp cơ sở và sử dụng thêm những phương pháp khác để so sánh kết quả ước lượng và điều chỉnh cho phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế trong kỹ thuật tính toán và thu thập thông tin. - Phương pháp sử dụng dữ liệu không trả được nợ nội bộ: Ngân hàng ước tính xác suất không trả được nợ bằng những tiêu chuẩn và hệ thống đánh giá sẵn có. Việc sử dụng những dữ liệu tổng hợp của các tổ chức khác cũng được chấp nhận. Tuy nhiên, ngân hàng phải đảm bảo hệ thống đánh giá nội bộ và những tiêu chuẩn của các ngân hàng khác trong hệ thống là có thể so sánh được. - Phương pháp kết hợp đánh giá nội bộ với hệ thống đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập: Ngân hàng có thể kết hợp việc đánh giá nội bộ với thang đo của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập hoặc các tổ chức tương tự để tính ra xác suất không trả được nợ. Việc đánh giá này dựa trên sự so sánh các tiêu chuẩn xếp hạng nội bộ với các tiêu chuẩn xếp hạng của các tổ chức độc lập cho các khách hàng thông thường. Đối với những trường hợp đặc biệt, các tiêu chuẩn bên ngoài được sử dụng theo hướng đánh giá rủi ro của khách hàng, mà không phải là xem xét đặc điểm của giao dịch. Tài liệu phân tích của ngân hàng cần bao gồm bản so sánh về những khái niệm không trả được nợ được sử dụng và các cơ sở để kết nối đánh giá với tổ chức bên ngoài. - Sử dụng mô hình thống kê: Ngân hàng có thể lấy mức trung bình xác suất không trả được nợ của những kết quả từ các mô hình thống kê dự đoán xác suất không trả được nợ. Việc sử dụng mô hình ước lượng phải đảm bảo một số quy định như dữ liệu phải đại diện cho tổng thể, có sự phù hợp khi đối chiếu kết quả của mô hình với cách đánh giá chủ quan … Bất kể ngân hàng sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ, bên ngoài, dữ liệu gộp hoặc kết hợp cả ba nguồn thông tin để tính xác suất không trả được nợ thì khoảng thời gian của kho dữ liệu lịch sử ít nhất 5 năm.
  20. 11 1.2.3 Các mô hình ƣớc lƣợng xác suất không trả đƣợc nợ của KHDN tại NHTM 1.2.3.1 Mô hình phân tích đa biệt thức Mô hình phân tích đa biệt thức là một kỹ thuật thống kê thường dùng để phân loại quan sát vào một trong vài nhóm dựa theo một số đặc điểm cá biệt. Nó được sử dụng phổ biến trong các trường hợp biến phụ thuộc là biến định danh, các biến độc lập là biến định lượng như các chỉ tiêu tài chính. Sau khi các nhóm được thiết lập, mô hình phân tích sẽ xây dựng một quan hệ tuyến tính của những biến độc lập sao cho có thể phân biệt tốt nhất giữa các nhóm và các cá thể trong mỗi nhóm phân bố gần nhau nhất. Qua đó, xác định một bộ hệ số tương quan của hàm phân biệt. Khi những hệ số này được áp dụng với các chỉ số đầu vào hiện hữu sẽ tạo cơ sở cho việc phân loại quan sát vào một trong những nhóm định danh. Các giả thiết của mô hình: - Kích thước mẫu của mỗi nhóm phải lớn hơn số biến độc lập và phải đủ lớn. Số biến độc lập tối đa là n-2 trong đó n là kích thước mẫu; - Các biến độc lập có phân phối chuẩn; - Ma trận hiệp phương sai là đồng nhất; - Giữa các biến độc lập không có quan hệ tuyến tính. Mô hình phân tích đa biệt thức như sau: Z = a + β1X1 + β2 X2 + β3 X3 +…+ βnXn Trong đó: - Z là chỉ số của hàm đa biệt thức - a là hằng số - Xi là biến độc lập - βi là hệ số biệt thức. Trong thực tiễn, mô hình phân tích đa biệt thức được sử dụng khá nhiều tuy nhiên nếu dữ liệu là loại định tính thì không áp dụng được mô hình này. Mô hình này chỉ thực sự phù hợp cho số liệu phân tích là các chỉ tiêu tài chính, mang tính chất định lượng. Khi đánh giá tính thích hợp của mô hình thì điều cần thiết đầu tiên là kiểm định xem dữ liệu có thỏa mãn các giả thuyết toán học không, đặc biệt là tính phân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2