intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tín dụng và mức sống của người nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********** CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHAN THỊ NỮ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành Chính sách công Mã ngành: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh, năm 2010
  2. i 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và được trích dẫn nguồn đầy đủ trong phạm vi hiểu biết của tôi. Những quan điểm trong nghiên cứu này không nhất thiết là của Trường Kinh tế TP. HCM hay của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả Phan Thị Nữ
  3. ii 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ .........................................................vi TÓM TẮT .................................................................................................................vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................1 U CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................4 U 2.1. Khái niệm về đói nghèo ..............................................................................4 2.2. Các phương pháp xác định nghèo ................................................................5 2.2.1. Phương pháp chi tiêu ............................................................................5 2.2.2. Phương pháp thu nhập ..........................................................................5 2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương .................................................5 2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói .......................................................6 2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập .................. 6 2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói ..............................................................8 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo ................................10 2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ............................................11 2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ ..............................................13 2.5.4. Năng lực sản xuất của hộ ....................................................................14 2.1.5.5. Các điều kiện bên ngoài ...................................................................14 2.5.6. Đặc điểm dân tộc ................................................................................15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN VỀ ..............17 THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ........................................17 3.1. Tiêu chí xác định nghèo ................................................................................17 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................17 3.2.1. Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước ............17 3.2.2.Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) ....................................18 3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS .....20
  4. iii 3.3. Mô tả dữ liệu ..................................................................................................23 3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam ..................................24 3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo ..............................24 3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam .........................25 3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo .................................................28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................29 U 4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo ..................................29 4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống hộ nghèo ................................. 32 4.3. So sánh tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên mức sống của người nghèo ...........................................................................................36 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...........................................38 5.1. Kết luận .........................................................................................................38 5.2. Gợi ý chính sách ............................................................................................39 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................43 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 44 PHỤ LỤC .................................................................................................................47
  5. iv 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động và Thương binh xã hội DID (Difference In Difference): Khác biệt trong khác biệt (khác biệt kép) IFPRI (International Food Policy research Institute): Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế. IDS (Institute of Development Studies): Viện Nghiên cứu Phát triển Ngân hàng NNPTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng CSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội VHLSS 2004 (Viet Nam Household Living Standard Survey): Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004 VHLSS 2006 (Viet Nam Household Living Standard Survey): Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006 UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên hiệp quốc USD: Đồng đô la Mỹ WB (World Bank): Ngân hàng thế giới
  6. v 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Danh mục các bảng biểu Bảng 1. Nguồn tín dụng nông thôn ……………………………………………… 23 Bảng 2. Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004 ……. ….............. 33 Bảng 3. Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo…….………. 35 Bảng 4. Tác động của tín dụng đối với chi tiêu cho đời sống của hộ nghèo ..…... 39 Bảng 5. Tác động của tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức lên thu nhập và chi tiêu thực bình quân đầu người của hộ nghèo…………………..43 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 1: Vòng xoáy nghèo đói……………………………………………………..9 Sơ đồ 2: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp tín dụng……………………..10 Sơ đồ 3: Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế ………………………….11 Sơ đồ 4: Vòng xoáy nghèo đói của quốc gia………………………………………11 Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo…………………….19
  7. vi 4 TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 và 2006. Điểm đặc biệt so với những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo là nghiên cứu này sử dụng phương khác biệt trong khác biệt (DID) kết hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đối với mức sống của người nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tín dụng có tác động tích cực lên mức sống của người nghèo thông qua làm tăng chi tiêu cho đời sống của họ. Tuy nhiên, tín dụng không có tác động cải thiện thu nhập cho người nghèo vì vậy có thể sẽ không giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Hơn nữa, khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn Việt Nam cũng rất thấp. Tín dụng chính thức mặc dù có giá rẻ nhưng rất khó đến được với người nghèo do những thủ tục rườm rà và khoảng cách xa so với người nghèo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của giáo dục và đa dạng hóa việc làm đến mức sống của hộ nghèo. Dựa trên những kết luận đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam, bao gồm: Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng; điều chỉnh chính sách lãi suất ở nông thôn; kết hợp cho vay vốn và hướng dẫn đầu tư sản xuất và một số chính sách khác.
  8. 1 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Việt Nam được xem là một trong số ít nước có thành tựu đáng khích lệ về xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (dựa trên chuẩn nghèo quốc tế 1 USD/người/ngày), trong vòng 12 năm từ 1993 đến 2004, Việt Nam đã đưa hơn 40% dân số thoát khỏi nghèo đói. Con số này có thể khác đi nếu như sử dụng các thước đo về nghèo đói khác nhau, ngay cả như vậy, đây cũng là một kết quả mà rất ít nước có thể đạt được. Để đạt được thành quả này, nhiều chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã được thực hiện tại Việt Nam, trong đó có các chương trình tín dụng. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tín dụng cho người nghèo. Một quan điểm phổ biến cho rằng hỗ trợ tín dụng cho người nghèo là cách tốt để giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Nhưng cũng có quan điểm ngược lại cho rằng, tín dụng ưu đãi cho người nghèo không phải là cách tốt để giảm nghèo mà thậm chí sẽ làm cho người nghèo lún sâu vào nợ nần nếu họ không biết cách sử dụng hiệu quả. Vậy, thực tế chính sách tín dụng có tác động như thế nào đến việc nâng cao mức sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” dựa trên dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và 2006. Có một sự thừa nhận rộng rãi rằng cung cấp tín dụng cho người nghèo là một cách để giúp người nghèo tăng cường thế lực và nâng cao mức sống. Mối quan hệ tích cực giữa tín dụng và giảm nghèo đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu: World Bank (2004), Khandker (2006), Mordutch (2006), Nguyễn Trọng Hoài (2006), Ryu Fukui và Gilberto M. Llanto (2003): Tín dụng làm tăng tín tự chủ cho hộ nghèo và giảm tác động của những bất ổn kinh tế. Những nghiên cứu của Margaret Madajewicz (1999) ở BangLades và James Copestake, Sonia Blalotra (2000) ở Zambia nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ mà đây là cơ hội để họ thoát nghèo.
  9. 2 Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo ở nhiều nước khác nhau nhưng cho đến nay chưa có một đánh giá đầy đủ nào về tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chủ yếu dựa vào nghiên cứu tình huống hoặc phương pháp hồi qui đa biến thông thường và dữ liệu chéo. Theo đó, kết quả được rút ra dựa vào sự so sánh những hộ có vay với hộ không vay vốn tại cùng một thời điểm nhất định nào đó sẽ có những hạn chế nhất định, do có thể có sự khác nhau trong nội tại năng lực sản xuất giữa các hộ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo dựa trên dữ liệu bảng và phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp với hồi quy OLS. Phương pháp này có ưu điểm là tách bạch được tác động của tín dụng với tác động của các yếu tố khác lên mức sống của hộ nghèo, vừa phản ánh được những khác biệt về mặt thời gian (trước và sau khi vay vốn) vừa phản ánh được sự khác biệt chéo (giữa hộ có vay và hộ không vay). Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tín dụng và mức sống của người nghèo ở nông thôn Việt Nam dựa trên những cơ sở và bằng chứng thuyết phục. Trên cơ sở đó, đề xuất những gợi ý chính sách giúp cải thiện đời sống cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam. Vì nghèo ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn do đó đề tài chỉ nghiên cứu tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo ở nông thôn. Dữ liệu mà chúng tôi sử dụng để phân tích là hai bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 và Điều tra mức sống hộ gia đình 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao mức sống cho người nghèo. Tuy nhiên, tác động của tín dụng chỉ mới dừng lại ở việc cải thiện chi tiêu đời sống cho người nghèo mà chưa tạo ra được những nguồn thu nhập bền vững. Hơn nữa, người nghèo ở nông thôn Việt Nam rất khó tiếp cận với các nguồn tín dụng, đặc biệt là tín dụng chính thức. Chính vì vậy, cần thiết phải có những chính sách để phát triển thị trường tín dụng nông thôn theo hướng hỗ trợ cho người nghèo.
  10. 3 Báo cáo được chia làm bốn chương. Chương I giới thiệu vấn đề chính sách, câu hỏi, phương pháp, mục tiêu nghiên cứu. Chương II trình bày cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, đặc biệt chú trọng đến phương pháp Khác biệt trong khác biệt. Chương III phản ánh kết quả nghiên cứu về tác động của tín dụng đến mức sống của người nghèo trên hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu đời sống. Chương IV tóm tắt những phát hiện của luận văn và đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện đời sống cho người nghèo.
  11. 4 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13 2.1. Khái niệm về đói nghèo Nghèo thường được định nghĩa như một mức thu nhập hay chi tiêu không mang lại cuộc sống vừa đủ cho một người hay một gia đình để họ có thể tham gia đầy đủ vào cuộc sống cộng đồng. Nhưng cho đến nay, không có một định nghĩa duy nhất về nghèo. Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Mỹ, Galbraith thì “Người được cho là nghèo khi mà thu nhập của họ rơi xuống dưới mức thu nhập bình quân của cộng đồng, ngay cả khi mức thu nhập đó được cho là thích đáng để tồn tại. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số cộng đồng xem là cái tối thiểu để có một cuộc sống đúng mức”. Trong khi đó, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội được tổ chức tại Đan Mạch vào năm 1995 cho rằng: “Nghèo là những người có thu nhập bình quân dưới một đô la một ngày cho một người.” Khái niệm này cụ thể hơn và dễ xác định tuy nhiên, có thể phù hợp với một số quốc gia nhưng một số khác thì không. Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc là “Không có khả năng tham gia vào cuộc sống quốc gia, đặc biệt là về mặt kinh tế” (Liên Hiệp quốc, 1995). Theo Ngân hàng thế giới, “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện, thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục…” (Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004). Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một khái niệm duy nhất về nghèo nhưng chung quy, nghèo thường thể hiện trên ba khía cạnh chính: có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội.
  12. 5 23 2.2. Các phương pháp xác định nghèo 31 2.2.1. Phương pháp chi tiêu Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo 2100 calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu như mức tiêu dùng không đạt được mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục thống kê sử dụng để xác định hộ nghèo trong các cuộc điều tra mức sống dân cư và điều tra mức sống hộ gia đình. 32 2.2.2. Phương pháp thu nhập Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chuẩn về một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo chuẩn nghèo thế giới, một người có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là nghèo (chuẩn nghèo 1 đô la). Chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu nhập mới nhất do Bộ lao động và thương binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn và 450 nghìn đồng/người/tháng ở thành thị. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Bởi vì rất khó để lấy được thông tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thông thường người dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa, việc tính toán đầy đủ các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn. 33 2.2.3. Phương pháp xếp loại của địa phương Đây là phương pháp được Bộ LĐTBXH sử dụng để lập danh sách các hộ nghèo đói theo địa phương dựa trên thông tin được cung cấp từ chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp thôn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ LĐTBXH cung cấp, chính quyền các thôn sẽ tổ chức bình bầu xem những hộ nào trong thôn là nghèo, sau đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ xem xét và trình lên Phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó. Thông tin này được sử dụng để xác định những hộ nghèo nhất được hưởng các
  13. 6 chương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nước sạch, trợ cấp nhà ở… Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần như vậy các thôn phải bình bầu xem ai sẽ là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh sách các hộ nghèo có thể được thay đổi mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới. 34 2.2.4. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo đói Phương pháp này do Nicholas Minot, Bob Baulch, Micheal Epprecht (IFPRI) phối hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói liên bộ (2003) sử dụng để ước lượng các chỉ số nghèo đói ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng để tính mức chi tiêu dự báo của hộ. Mức chi tiêu dự báo được dùng để phản ánh mức sống của hộ và so sánh mức độ nghèo đói giữa các vùng khác nhau. 24 2.3. Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập Có nhiều lý thuyết kinh tế giải thích thu nhập được tạo ra từ đâu và yếu tố nào có ảnh hưởng quyết định đến thu nhập của người lao động, hộ gia đình hay các doanh nghiệp. Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ điển cho rằng có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động và vốn vật chất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng những yếu tố này chỉ là điểm đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết Thu nhập và sự phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu… để giải thích cho nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là do những yếu tố như: Đặc thù của nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo dục, sự phân biệt đối xử… - Đặc thù của nghề nghiệp: Trong chừng mực nào đó, sự khác nhau về thu nhập giữa các cá nhân là để đền bù cho những đặc trưng của nghề nghiệp. Với những yếu tố khác không đổi, người lao động thực hiện những công việc nặng nhọc, nguy hiểm sẽ được trả lương cao hơn những người có công việc dễ dàng, nhẹ nhàng. - Vốn nhân lực: Là sự tích lũy các khoản đầu tư vào con người. Vốn nhân lực quan trọng nhất là giáo dục. Đầu tư vào vốn nhân lực làm tăng năng suất lao động vì
  14. 7 vậy những người có mức trang bị vốn nhân lực cao hơn sẽ nhận được mức thu nhập cao hơn những người có mức trang bị vốn nhân lực thấp. - Năng lực tự nhiên: Mỗi người sinh ra có thể có những năng lực bẩm sinh khác nhau và nỗ lực, cơ hội của mỗi cá nhân để phát triển năng lực đó cũng khác nhau. Điều này có thể giải thích cho phần lớn sự khác biệt thu nhập giữa mỗi cá nhân mà những nhân tố khác không giải thích được. - Lý thuyết về phân biệt đối xử cho rằng một sự khác biệt về tiền lương cũng có thể do phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc một số nhân tố khác. Tuy nhiên, xác định mức độ phân biệt là việc làm khó khăn vì người ta loại trừ những khác biệt về vốn nhân lực và những đặc trưng của công việc. - Lý thuyết phát tín hiệu giáo dục cho rằng những người có trình độ cao thường có thu nhập cao hơn không phải do giáo dục làm tăng năng suất lao động mà do người lao động sử dụng bằng cấp như một tín hiệu để phân biệt người có năng lực cao với những người có năng lực thấp hơn. Người có trình độ cao là những người có năng lực bẩm sinh cao hơn vì vậy các doanh nghiệp sẽ thuê họ. - Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội được xem là sự tin cẩn giữa các thành viên khác nhau trong cùng một cộng đồng, sự tuân theo lề thói hay phong tục tập quán của cộng đồng ấy (Bourdieu, 1983). Vốn xã hội có thể tạo thành một yếu tố sản xuất độc lập. Trên cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu thường xem xét vai trò của vốn xã hội đối với tăng trưởng. Trên cấp độ vi mô, vốn xã hội được xem như là lợi ích của sự hợp tác và có vai trò quan trọng trong thu nhập của từng cá nhân, hộ gia đình. Những người có mối quan hệ xã hội tốt, được người khác tin cậy có thể có việc làm tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực vì vậy có cơ hội nhận thu nhập cao hơn những người khác. Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, Y=f(x1, x2, x3… xn). Dạng hàm sản xuất được sử dụng phổ biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập là hàm sản xuất Cobb – Douglas: Y= A. X 1α . X 2α . X 3α ... X nα .e β D + x D + λ D 1 2 3 n i i 1 i 2
  15. 8 Trong đó, Y là thu nhập, A là hằng số; Xi (i= 1, n ) là các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như: vốn, lao động, đất đai, trình độ giáo dục…, e là các yếu tố khác ngoài Xi. Ngoài ra, dạng hàm bán logarit: LN(Y)= β 0 + β1 X 1 + β 2 X 2 + ... + β n X n + ε i (Mincer,1974) hoặc dạng hàm tuyến tính đa biến: Y= β 0 + β1 X 1 + β 2 X 2 + ... + β n X n + ε i cũng được sử dụng khá rộng rãi để ước lượng thu nhập và chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình. 25 2.4. Lý thuyết về vòng xoáy nghèo đói Vòng xoáy nghèo đói được định nghĩa là sự tiếp diễn dường như không kết thúc của nghèo đói. Là tập hợp những nhân tố, những sự kiện mà nghèo mỗi khi đã xuất hiện thì sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ khi có một sự can thiệp từ bên ngoài (Bussiness Dictionary). Suy gi¶m kinh tÕ Thu nhËp c¸ nh©n thÊp KiÖt quÖ søc lao ®éng TiÕp cËn Ýt h¬n víi l−¬ng thùc vμ n−íc s¹ch BÖnh tËt, suy dinh d−ìng vμ chÕt T×nh tr¹ng ®ãi nghÌo Sơ đồ 1. Vòng xoáy nghèo đói 1 Sơ đồ 1 mô tả vòng xoáy nghèo đói. Trong đó, người nghèo bị mắc kẹt trong một loạt các tình huống xã hội bất lợi: thu nhập thấp, giáo dục thấp, thiếu thốn nhà ở, sức khỏe yếu kém… Thu nhập thấp làm giảm khả năng tiếp cận nguồn lực như giáo dục, tín dụng, không có đủ lương thực và nước sạch cho sinh hoạt… vì thế không có đủ điều kiện để cải thiện thu nhập, họ rơi vào tình trạng đói nghèo, dẫn đến bệnh tật, 1 Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
  16. 9 suy dinh dưỡng và chết chóc; kết quả là kiệt quệ sức lao động và dẫn đến kinh tế gia đình càng suy giảm hơn, thu nhập càng thấp hơn. Vấn đề là làm thế nào để giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn này? Có thể cung cấp cho họ những phương tiện có giá trị để giúp họ thoát khỏi sự bần cùng. Quan trọng nhất là những khoản vay tín dụng, nó giúp người nghèo có vốn để tự sản xuất, nhờ đó đảm bảo tốt hơn những nhu cầu cơ bản như lương thực, nước sạch… Suy gi¶m kinh tÕ Thu nhËp c¸ nh©n thÊp Cung cÊp c¸c kho¶n vay tÝn dông viÖc t¨ng thu nhËp cña hé b»ng c¸ch cung cÊp cho hé nh÷ng kho¶n vay nhá mμ cã thÓ ®−îc KiÖt quÖ dïng ®Ó ®Çu t− s¶n xuÊt nh− n«ng nghiÖp vμ søc lao ®éng trang tr¹i. §iÒu nμy sÏ dÉn ®Õn tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi nh÷ng nhu cÇu c¬ b¶n nh− l−¬ng thùc. TiÕp cËn Ýt h¬n víi l−¬ng thùc vμ n−íc s¹ch BÖnh tËt, suy dinh d−ìng vμ chÕt T×nh tr¹ng ®ãi nghÌo Sơ đồ 2. Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng các khoản tín dụng1 Cung cấp thuốc men hoặc dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo sẽ giúp họ có sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn để làm việc và nuôi sống bản thân, vượt qua khỏi vòng luẩn quẩn của bệnh tật, nợ nần và nghèo đói. Suy gi¶m kinh tÕ Thu nhËp c¸ nh©n thÊp KiÖt quÖ søc lao ®éng TiÕp cËn Ýt h¬n víi l−¬ng thùc vμ n−íc s¹ch BÖnh tËt, suy dinh d−ìng vμ chÕt T×nh tr¹ng ®ãi nghÌo TiÕp cËn y tÕ NhiÒu bÖnh nhiÔm trïng th«ng th−êng nÕu ch÷a trÞ ®óng c¸ch sÏ gióp cøu sèng, duy tr× mäi ng−êi lμm viÖc vμ t¨ng c−êng søc m¹nh cho nÒn kinh tÕ. Sơ đồ 3. Phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế 1 1 Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
  17. 10 Ngoài ra, vòng xoáy này có thể được mở rộng thành một vòng xoáy nghèo đói ở cấp độ quốc gia. Ở những nước nghèo, hộ nghèo không chỉ không được tiếp cận với lương thực hay nước sạch mà còn bị hạn chế hoặc không có tiền trang trải chi phí giáo dục cho con cái. Vì thế trình độ giáo dục ngày càng thấp, dẫn đến thiếu cơ hội làm việc, dẫn đến các hoạt động tội phạm, nghiện ngập, kiệt quệ sức khỏe, chết sớm, tan vỡ gia đình, và dẫn đến cả tương lai ảm đạm cho thế hệ tương lai… Suy gi¶m kinh tÕ Thu nhËp c¸ nh©n thÊp N¨ng suÊt quèc gia thÊp Kh«ng thÓ trang tr¶i chi phÝ häc hμnh Lao ®éng kh«ng cã kü n¨ng, thÊt nghiÖp ThÊt häc Sơ đồ 4. Vòng xoáy nghèo đói ở những quốc gia thu nhập thấp 1 Có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này bằng cách giúp người nghèo có được kiến thức và công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất, hoặc cung cấp cho họ các khoản tín dụng nhỏ… Ngoài ra, đảm bảo sức khỏe và giáo dục cho trẻ em sẽ giúp cải thiện chất lượng và năng suất lao động trong tương lai, nhờ đó vượt qua đói nghèo. 26 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo Mức sống của người nghèo được phản ánh trên nhiều khía cạnh như thu nhập, chi tiêu đời sống, mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục… Các nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đói đã phân tích và chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó tín dụng là một yếu tố quan trọng. 1 Tham khảo từ nguồn: CRNA Ministries, Dự án Sea to Sea, Ending the Cycle of Poverty
  18. 11 35 2.5.1. Vai trò của tín dụng đối với giảm nghèo Vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, chính vì vậy thiếu vốn là một trong những nguyên nhân rơi vào nghèo, làm cho thu nhập và chi tiêu của người nghèo bị hạn chế. Có nhiều vốn sản xuất và dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn sẽ tạo cơ hội nâng cao mức sống cho người nghèo. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái… Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ngân hàng thế giới (1995) đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, tín dụng ở nông thôn Việt Nam vẫn rất kém phát triển. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở một số quốc gia Châu Phi, các tác giả Yasmine F. Nader (2007), Shahidur R. Khandker (2005), Jonathan Morduch, Barbara Haley (2002) đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo. Ryu Fukui, Gilberto M. Llanto (2003): Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo. Margaret Madajewicz – Colombia University (1999) và James Copestake, Sonia Blalotra (2000) nhận thấy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo. Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam như Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng khẳng định rằng tín dụng và tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi đói nghèo của các hộ nghèo. Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Sudan Jhonson and Ben Rogaly (1997), Hege Gulli (1998), Beatriz Amendáris de Aghion, Jonathan Morduch (2005) khẳng
  19. 12 định rằng tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng. Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng dễ tổn thương. Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin rằng tín dụng cho người nghèo làm tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy phát triển đồng thời với việc loại bỏ bất bình đẳng nam nữ. Nhìn chung, tín dụng cho người nghèo được ủng hộ bởi các chuyên gia kinh tế vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn. 2.5.2. Các yếu tố về nhân khẩu học Số nhân khẩu trong hộ: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2004 chỉ ra rằng những hộ gia đình càng đông người thì thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm xuống. Dorter Verner (2005), Dự án Diễn đàn miền núi (2005), Nguyễn Trọng Hoài (2005) cũng có kết luận tương tự về mối quan hệ nghịch biến giữa số nhân khẩu trong hộ và phúc lợi của người nghèo. Tỷ lệ phụ thuộc: Tỷ lệ phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong hộ. Các nghiên cứu về nghèo đói của Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế phát triển đều nhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc hay nghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ em. Giới tính của chủ hộ: Có những quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa giới tính của chủ hộ và nghèo đói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ có chủ hộ là nam thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn hộ có chủ hộ là nữ. Những hộ gia đình mà vợ (hoặc chồng) của chủ hộ bị chết hay li dị có mức thu nhập và chi tiêu đầu người thấp hơn những hộ có đầy đủ cả vợ và chồng.
  20. 13 Tuy nhiên, theo đánh giá của UNDP (1995), ở Việt Nam, những hộ do phụ nữ làm chủ hộ không nghèo hơn so với những hộ do nam giới làm chủ. 36 2.5.3. Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ Những hộ gia đình có nhiều người có trình độ cao có khả năng có thu nhập cao hơn những hộ khác do họ có thể tiếp cận được những công việc được trả lương cao hơn. Baulch và McCulloch (1998) đã nghiên cứu về nghèo đói ở Pakistan trong năm năm và kết luận rằng trình độ giáo dục cao hơn, đặc biệt là giáo dục phổ thông làm tăng khả năng thoát nghèo của các hộ. World Bank (2004) cho rằng đầu tư vào giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Người nghèo có trình độ cao hơn không chỉ có khả năng sản xuất tốt hơn mà có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn nếu như có một biến cố nào đó xảy ra với công việc của họ. Dorter Verner (2005), R.Khandker (2009) chỉ ra rằng những hộ gia đình có người làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp hay làm việc hưởng lương sẽ có mức sống cao hơn những hộ chỉ làm nông nghiệp. Krishna (2004) theo dõi việc rơi vào nghèo và thoát nghèo ở 35 ngôi làng ở vùng Rajashthan, Ấn Độ và kết luận rằng sự đa dạng hóa thu nhập và khả năng tiếp cận các việc làm công ăn lương (kể cả việc làm không thường xuyên) sẽ tăng khả năng thoát nghèo của người dân. Nguyễn Trọng Hoài (2005) nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam Bộ đã kết luận yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phúc lợi của hộ là việc làm. Một hộ gia đình có việc làm chi tiêu nhiều hơn hộ không có việc làm và một hộ có việc làm thuần nông có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn hộ có việc làm phi nông nghiệp. Chứng tỏ có một sự nhất trí cao giữa các nghiên cứu rằng việc làm là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo và việc làm phi nông nghiệp là cơ hội để họ thoát nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2