intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau trong thời gian qua; từ đó kiến nghị các giải pháp quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC THỚI ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC THỚI ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Họ và tên: Trần Quốc Thới. Ngày tháng năm sinh: 13 - 01 - 1975. Quê quán: Ngọc Hiển - Cà Mau. Nơi công tác: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau. Là học viên cao học lớp Tài chính công, ngành Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh. Kết thúc khóa đào tạo, tôi đã được GS.TSKH. Dương Thị Bình Minh hướng dẫn chọn đề tài: “Đầu tư công từ Ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau. Đề tài có tính mới ở mức độ cụ thể. Tôi xin cam đoan trong quá trình đi đến hoàn thành luận văn trước Hội đồng chấm luận văn của trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh: - Bản thân luôn nỗ lực nghiên cứu độc lập dựa trên hướng dẫn của GS.TS. Dương Thị Bình Minh. - Các tài liệu khoa học và các số liệu sử dụng trong luận văn được trích dẫn và sử dụng trong luận văn đều có dẫn nguồn theo quy định. - Luận văn hoàn toàn không sao chép từ bất cứ một công trình nghiên cứu nào đã được công bố. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả Trần Quốc Thới
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm khu du lịch. ........................................................................... 7 1.1.2. Đặc điểm khu du lịch.............................................................................. 7 1.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch. ............................................. 7 1.1.2.2. Điều kiện công nhận khu du lịch. .................................................... 8 1.1.3. Phát triển khu du lịch.............................................................................. 8 1.2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 1.2.1. Khái niệm đầu tư công và cơ cấu vốn đầu tư công ................................... 9 1.2.1.1. Khái niệm đầu tư công. .................................................................. 9 1.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư công ............................................................... 11 1.2.2. Các quan điểm về đầu tư công .............................................................. 12 1.2.2.1. Quan điểm trường phái Tân cổ điển. ............................................. 13 1.2.2.2. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước. .............................. 13 1.2.2.3. Quan điểm về sự phát triển cân đối hay không cân đối ................... 13 1.3. NỘI DUNG ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH 1.3.1. Đặc điểm vốn đầu tư công cho phát triển khu du lịch. ............................ 15 1.3.1.1. Vốn tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng. .................................... 15 1.3.1.2. Vốn được cấp theo dụ án. ............................................................. 16 1.3.2. Nội dung đầu tư của ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch. 16
  5. 1.3.2.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng. ............................................................. 16 1.3.2.2. Đầu tư vào tài sản các khu du lịch. ................................................ 18 1.3.2.3. Các đầu tư khác vào phát triển khu du lịch. ................................... 18 1.4. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH 1.4.1. Khái niệm quản lý đầu tư công vào phát triển khu du lịch. ..................... 19 1.4.1.1. Khái niệm quản lý. ....................................................................... 19 1.4.1.2. Khái niệm quản lý đầu tư công...................................................... 20 1.4.1.3. Khái niệm quản lý đầu tư công vào phát triển các khu du lịch. ....... 20 1.4.2. Nội dung quản lý đầu tư công cho phát triển khu du lịch. ....................... 20 1.4.2.1. Quản lý phát triển các khu du lịch ................................................. 20 1.4.2.2. Nội dung quản lý đầu tư vào phát triển các khu du lịch .................. 20 1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH 1.5.1. Thúc đẩy ngành du lịch phát triển ......................................................... 21 1.5.2. Thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. ...................................... 22 1.5.3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và nước ngoài. ........ 23 1.5.4. Góp phần hội nhập và giao lưu quốc tế trong lĩnh vực du lịch ................ 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI TỈNH CÀ MAU 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÀ MAU 2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau ........................................ 25 2.1.2. Hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau ........................................... 26 2.1.2.1. Về cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ du lịch ............................. 26 2.1.2.2. Về cơ sở vật chất kinh tế phục vụ du lịch....................................... 26 2.1.2.3. Các hãng lữ hành và công ty du lịch .............................................. 27 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển các khu du lịch .......................... 28 2.1.3.1. Những thuận lợi cơ bản ................................................................ 28 2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức chủ yếu............................................. 28
  6. 2.1.4. Thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau ......................................... 29 2.1.4.1. Du lịch sinh thái là thế mạnh lớn nhất của Cà Mau ........................ 29 2.1.4.2. Du lịch văn hóa và ẩm thực là thế mạnh phát triển của Cà Mau ...... 30 2.1.4.3. Du lịch sinh thái cộng đồng và các loại hình du lịch khác ............... 31 2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở CÀ MAU 2.2.1. Tỉ trọng đầu tư cho du lịch trong ngân sách Nhà nước của tỉnh ............... 31 2.2.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau .................. 33 2.2.3. Đầu tư vào tài sản của các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau ............................ 35 2.2.4. Các đầu tư khác vào phát triển khu du lịch ở Cà Mau ............................ 37 2.2.4.1. Đầu tư nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển các khu du lịch . 37 2.2.4.2. Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các khu du lịch .... 38 2.3. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở CÀ MAU 2.3.1. Phân tích thực trạng quản lý đầu tư công vào các dự án ........................ 39 2.3.2. Phân tích thực trạng tiến độ thực hiện các dự án. .................................. 40 2.3.2.1. Về tiến độ khảo sát, quy hoạch phát triển các khu du lịch ............... 40 2.3.2.2. Về tiến độ thực hiện phát triển các khu du lịch .............................. 41 2.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH Ở CÀ MAU 2.4.1. Thúc đẩy ngành du lịch Cà Mau phát triển ............................................ 42 2.4.1.1. Về số lượng và mức tăng khách du lịch ......................................... 42 2.4.1.2. Về đóng góp vào ngân sách Nhà nước ........................................... 43 2.4.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ..................................................... 44 2.4.2.1. Tạo sự kết nối các tuyến du lịch .................................................... 44 2.4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ............................................. 46 2.4.3. Thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài ................................................... 47 2.5. ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU 2.5.1. Những thành công cơ bản ..................................................................... 48
  7. 2.5.1.1. Xây dựng định hướng và chiến lược đầu tư công ........................... 48 2.5.1.2. Lựa chọn và quy hoạch đầu tư phát triển các khu du lịch ................ 50 2.5.1.3. Điều chỉnh tốt quá trình đầu tư và khắc phục nhanh các sai sót ....... 50 2.5.2. Những hạn chế, nhược điểm đáng lưu ý ................................................ 51 2.5.2.1. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hạn hẹp ................................... 51 2.5.2.2. Đầu tư dàn trải, thiếu tập trung ...................................................... 51 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 3.1.1. Mục tiêu định hướng ............................................................................. 52 3.1.2. Nội dung định hướng ............................................................................. 52 3.1.2.1. Định hướng về tổ chức không gian ................................................ 52 3.1.2.2. Định hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch. ................................... 52 3.1.2.3. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. ..................... 53 3.1.2.4. Định hướng nhân lực. ................................................................... 53 3.1.2.5. Định hướng về tổ chức quản lý. .................................................... 53 3.1.3. Kiến nghị .............................................................................................. 54 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU 3.2.1. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng các khu du lịch .............................. 55 3.2.1.1. Tranh thủ các nguồn lực từ trung ương .......................................... 55 3.2.1.2. Thu đúng, thu đủ thuế, phí từ các nguồn lợi của các khu du lịch ..... 55 3.2.1.3. Quản lý tốt đầu tư và nguồn vốn đầu tư. ........................................ 56 3.2.2. Hạn chế đầu tư vào tài sản các khu du lịch .............................................. 56 3.2.3. Tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực các khu du lịch........................... 57 3.2.4. Tăng cường đầu tư xúc tiến, quảng bá cho các khu du lịch ...................... 58
  8. 3.3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TẠI CÀ MAU 3.3.1. Quy hoạch phát triển du lịch phải gắn với lợi thế và an sinh xã hội .......... 58 3.3.2. Thực hiện đầy đủ và chất lượng các bước của quy trình đầu tư công ........ 59 3.3.2.1. Về công tác thẩm định .................................................................. 59 3.3.2.2. Về công tác đánh giá độc lập ........................................................ 59 3.3.2.3. Về công tác đánh giá hiệu lực, hiệu quả dự án ............................... 60 3.3.3. Chống thất thoát, lãng phí ...................................................................... 60 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT A Định hướng đầu tư, xây dựng và sàng lọc bước đầu các dự án khu du lịch B Thẩm định chính thức dự án phát triển khu du lịch C Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án phát triển khu du lịch D Lựa chọn và lập ngân sách dự án phát triển khu du lịch E Triển khai dự án phát triển khu du lịch F Điều chỉnh dự án phát triển khu du lịch G Vận hành dự án phát triển khu du lịch H Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án phát triển khu du lịch MCM Khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau UMH Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh hạ LTL Khu du lịch Lý Thanh Long KL Khu du lịch Khai Long HĐB Khu du lịch Hòn Đá Bạc ĐM Khu du lịch Đất Mũi
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ trọng và tổng mức đầu tư công cho du lịch ở Cà Mau. Bảng 2.2. Đầu tư công vào cơ sở vật chất cho các khu du lịch. Bảng 2.3. Đầu tư công của ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch. Bảng 2.4. Đầu tư công ngoài ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch. Bảng 2.5. Đầu tư công nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển khu du lịch. Bảng 2.6. Đầu tư công vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý đầu tư vào các khu du lịch. Bảng 2.8. Thời gian khảo sát, quy hoạch các khu du lịch Bảng 2.9. Tỷ trọng đầu tư công và tiến độ thực hiện các khu du lịch Bảng 2.10. Số lượng và mức tăng khách du lịch đến Cà Mau. Bảng 2.11. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch. Bảng 2.12. Mức và tỷ trọng đầu tư ngoài Nhà nước.
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển đất nước theo hướng: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại” mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra, các tỉnh thành trong nước đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Kết quả là những năm vừa qua, các tỉnh thành, trong đó có Cà Mau đã nâng cao được tỉ trọng sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch trong cơ cấu kinh tế. Cà Mau là tỉnh cuối cùng của dải đất hình chữ S và nằm trong vùng kinh tế Tây Nam Bộ, có ba phía: tây, nam, đông tiếp giáp với biển; phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Đây là tỉnh được tái thành lập, chia tách từ tỉnh Minh Hải từ năm 1997, gồm 1 thành phố thuộc tỉnh và 8 huyện với dân số hơn 1.250.000 người. Hiện nay, Cà Mau có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh có 1.167.765 người, dân tộc Khmer có 29.845 người dân tộc Hoa có 8.911 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường… Nhìn chung, trình độ dân trí của tỉnh còn thấp và đời sống văn hóa - vật chất của người dân còn nhiều hạn chế, khó khăn. Tuy nhiên, Cà Mau lại có vị trí địa lý quan trọng cả về phát triển kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Có diện tích hơn 5.330 km2 và bờ biển dài hơn 250 km, Cà Mau là tỉnh có tiềm năng mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ và các nước xung quanh như Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Đây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, và tương lai sẽ trở thành đầu cầu phát triển kinh tế năng động của Tây Nam Bộ. Với hoàn cảnh và điều kiện như trên thì vai trò của đầu tư công trên địa bàn tỉnh là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong quá trình đầu tư công để phát triển kinh tế, một vấn đề khá nổi bật mà Cà Mau đã, đang làm được là đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu và điểm du lịch.
  12. 2 Thực tế thì đến nay, dù là một tỉnh có diện tích nhỏ và dân số ít nhưng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Cà Mau đã và đang góp phần phát triển 6 khu và 17 điểm du lịch cũng như có đề án phát triển một số điểm du lịch thành 3 khu du lịch mới từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, hoạt động của các khu và điểm du lịch này chưa thật sự hiệu quả, thể hiện rõ nhất là lượng du khách trong mấy năm gần đây, năm sau cao hơn năm trước không nhiều; điều đó cho thấy cần có những giải pháp trong đầu tư công từ ngân sách Nhà nước. Các lý do trên đây là cơ sở giúp tôi chọn đề tài: “Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài đánh giá ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau trong thời gian qua; từ đó kiến nghị các giải pháp quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của tỉnh. Để đạt mục tiêu đó, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa khung lý thuyết về đầu tư công từ ngân sách Nhà nước. (2) Phân tích thực trạng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau trong những năm qua. (3) Kiến nghị các giải pháp tăng cường đầu tư và quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của Cà Mau. Nhằm làm rõ các vấn đề vừa nêu trên, đề tài phải thu thập và xử lý các thông tin để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau? (2) Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau có những hạn chế, thiếu sót gì cần khắc phục, sửa chữa? (3) Kiến nghị những giải pháp nào để đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau hiệu quả hơn? 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. Phương pháp này nhằm phân loại, tập hợp các số liệu thu thập được về: thực trạng phát triển của các khu du lịch ở Cà Mau; quá trình đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào
  13. 3 phát triển các khu du lịch tại Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2015; ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch ở Cà Mau; đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch tại Cà Mau qua các năm. - Phương pháp so sánh. Phương pháp này nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa: giai đoạn trước với giai đoạn sau, khu du lịch này với khu du lịch khác trong đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau; đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của tỉnh Cà Mau với tỉnh có diện tích, dân số và điều kiện tương tự;... để phát hiện ra hiệu lực và hiệu quả đầu tư của tỉnh Cà Mau. - Phương pháp phân tích định tính. Phương pháp này nhằm: lý giải những đặc điểm của vốn đầu tư công vào phát triển các khu du lịch; làm rõ những tiềm năng và thế mạnh về du lịch của tỉnh Cà Mau; nêu bật ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch tại Cà Mau và đánh giá đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2015. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Để có dữ liệu nghiên cứu đề tài, cần tiếp cận thông tin thứ cấp từ các nguồn sau: - Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau: để tìm hiểu tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực thương mại, dịch vụ (trong đó có ngành du lịch) trong cơ cấu đầu tư của tỉnh Cà Mau qua các năm; mục tiêu định hướng và định hướng cụ thể về phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau các giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020; tài liệu về quyết định công bố đầu tư vào các dự án phát triển khu du lịch tại Cà Mau (trực tiếp và qua trang www.camau.gov.vn). - Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch: để tìm hiểu hiện trạng khách du lích đến Cà Mau qua các năm; tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong cơ cấu đầu tư cho thương mại, dịch vụ của tỉnh và tổng mức đầu tư cho du lịch qua các năm; tổng mức và thời điểm đầu tư vào phát triển các khu du lịch cụ thể; lịch sử và đặc điểm của quá trình đầu tư vào phát triển từng khu du lịch (trực tiếp và qua sovhttdlcamau.gov.vn). - Cục thuế tỉnh Cà Mau: để tìm hiểu mức đóng vào ngân sách qua các năm của các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau (trực tiếp). - Các khu du lịch tại Cà Mau: để tìm hiểu: quy mô, đặc điểm, loại hình du lịch đang phục vụ, hiệu quả kinh tế và văn hóa, xã hội đã đạt được.
  14. 4 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đầu tư công từ ngân sách địa phương vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2015. 5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Vấn đề đầu tư công và ảnh hưởng của đầu tư công đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia và các địa phương ở mỗi quốc gia đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Sau đây là một số công trình khoa học đã được công bố có tính điển hình: 5.1. Ở ngoài nước - Aschauer, D., (1989), “Public investment and productivity growth in ihe Group of Seven” (Đầu tư công và tăng trưởng năng suất ở Tập đoàn của Seven), Economic Perspectives, pp.17-25. Khái quát ngắn gọn về lý thuyết đầu tư công, công trình này tập trung đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng năng suất của một tập đoàn kinh tế ở Mỹ dựa trên sự thống kê và phân tích dữ liệu hết sức chính xác. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích về kinh nghiệm đánh giá hiệu quả của đầu tư công [1]. - Bukhari, S., Ali, L., & Saddaqat, M., (2007), “Public investment and economic growth in the Three Little Dragons: Envidence from heterogeneous dynamic panel data” (Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Three Little Dragons: Envidence đồng nhất bảng dữ liệu động), International journal of Business and Information, number 1, pp.57-59. Bài viết hết sức ngắn gọn nhưng đã đánh giá tổng quát tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của một địa phương ở Anh. Đây là công trình đáng học tập về xử lý bảng dữ liệu động bằng Envidence [2]. - Kandenge, F.T., (2010), “Public and private investment and economic growth in Namibia (1970 - 2005)” (Đầu tư công cộng và tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở Namibia), The Botswana journal of Economics, The Botswana Economics Association, pp.2-15. Cũng khái quát ngắn gọn về lý thuyết, công trình này đã đánh giá tác động của đầu tư công (và cả đầu tư tư nhân) đến tăng trưởng kinh tế của nước Namibia (Châu Phi) dựa trên thống kê phong phú (qua 35 năm) và phân tích dữ liệu hết sức chính xác [4].
  15. 5 5.2. Ở trong nước - Phó Thị Kim Chi và cộng sự (2013), Hiệu quả đầu tư công: Nhìn từ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế, Trung tâm thông tin và dự báo KT-XH Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang 18-19. Đây là bài báo đánh giá tổng quát về hiệu quả của đầu tư công đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ 2000 đến 2012. Không xử lý số liệu mà chỉ đưa ra nhưng con số thống kê rồi so sánh [12]. - Ngô Lý Hóa (2011), “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh Long An”, Luận văn thạc sĩ. Là công trình có dung lượng khá lớn (67 trang A4 không kể phụ lục), luận văn tổng hợp khá đầy đủ lý thuyết về đầu tư công (nhưng chưa đề cập đến các tác động hay ảnh hưởng của đầu tư công) và xử lý dữ liệu khá tốt để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một tỉnh ở Việt Nam [7]. - Nguyễn Văn Phúc (2000), “Hiệu quả đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản TP. HCM. Công trình xuất hiện đã lâu nhưng vẫn có nhiều giá trị khảo cứu bởi tác giả đã khái quát được lý thuyết về đầu tư (công và tư nhân) từ các tài liệu đáng tin cậy ở trong và ngoài nước và sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel rất hiệu quả [11]. - Nguyễn Thị Kim Quyên (2012), “Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ. Cũng là công trình có dung lượng khá lớn (71 trang A4 không kể phụ lục), luận văn đã đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh. Sau công trình đã xuất hiện nhiều công trình tương tự đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế hoặc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của các tỉnh khác... [10]. - Tô Trung Thành (2012), “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM”, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Bộ Công thương. Đây là bài báo ngắn, so sánh mức độ và tính chất của đầu tư công với đầu tư tư nhân ở Việt Nam những năm gần đây và đã chỉ ra thực trạng đầu tư công ở Việt Nam là “lấn át” đầu tư tư nhân [13].
  16. 6 6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Lý thuyết về đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch. Chương 2. Thực trạng đầu tư công từ ngân sách nhà nước cho phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau. Chương 3. Các giải pháp tăng cường đầu tư công vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  17. 7 Chương 1. LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm khu du lịch Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội họp… trong một khoảng thời gian nhất định. Người tham gia hoạt động du lịch như vậy được gọi là khách du lịch. Thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách du lịch, ngành du lịch đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, nhất là trong thời đại có phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, thông tin truyền thông,… hiện đại như ngày nay, trở thành ngành “công nghiệp không khói” đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao cho các quốc gia và địa phương có tiềm năng, lợi thế về du lịch và đầu tư, khai thác tốt hoạt động du lịch. Để phát triển du lịch và tăng cường nguồn thu từ du lịch tại một quốc gia hay địa phương, nhất thiết phải phải xây dựng hệ thống xương sống của nó là các khu du lịch dựa vào tiềm năng, lợi thế của quốc gia, địa phương đó. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khu du lịch giữa các quốc gia. Đối với Việt Nam, khoản 7, điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã quy định cách hiểu từ ngữ về khu du lịch và đó có thể coi là định nghĩa khái quát nhất về khu du lịch. Theo đó: Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. 1.1.2. Đặc điểm khu du lịch 1.1.2.1. Các đặc điểm cơ bản của khu du lịch. a) Khu du lịch luôn nằm tại một địa điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn. Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên như hang động, thác nước, bãi tắm biển, rừng nguyên sinh,… và các yếu tố văn hóa - xã hội như lăng tẩm, nơi thờ tự (nhà thờ, chùa chiền, đền đài,…), di tích lịch sử,… Nếu địa điểm có tài nguyên du lịch xây dựng nhiều khu du lịch thì được gọi là cụm du lịch.
  18. 8 b) Khu du lịch là nơi được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Ban đầu, khách du lịch có nhu cầu tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử; sau đó xuất hiện nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần; ngày nay, khách du lịch còn có nhu cầu hội họp, hội thảo ở các khu du lịch nhằm tăng cường hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao cấp của khách du lịch, các khu du lịch phải được quy hoạch, đầu tư phát triển dựa trên những tiềm năng, lợi thế của từng khu và năng lực quản lý, khai thác của các chủ đầu tư. c) Khu du lịch có nhiều loại khác nhau. - Căn cứ khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách, có các loại: khu du lịch tham quan; khu du lịch giải trí, nghỉ dưỡng; khu du lịch hội họp, thể thao; khu du lịch tổng hợp. - Căn cứ quy mô của khu du lịch, có các khu du lịch quốc gia và các khu du lịch địa phương. 1.1.2.2. Điều kiện công nhận khu du lịch. Điều kiện công nhận là khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương như sau: * Điều kiện để công nhận khu du lịch quốc gia: a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao; b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường; c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch để có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm. * Điều kiện để công nhận khu du lịch địa phương: a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; b) Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch; c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ để có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. 1.1.3. Phát triển khu du lịch Như đã nêu, các khu du lịch là hệ thống xương sống của ngành du lịch tại một quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương. Do đó, phát triển du lịch có cốt lõi là phát triển các khu du lịch tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương cụ thể.
  19. 9 Phát triển các khu du lịch không đơn giản dựa vào tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch,... mà còn phải tìm hiểu xu hướng phát triển du lịch của thế giới, vì như vậy mới nhận được sự ủng hộ của khách du lịch và thu hút được họ. Xu hướng hiện nay là phát triển du lịch bền vững. Nằm trong xu hướng đó, các khu du lịch cần phát triển sao cho “giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng địa phương đồng thời thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào” (UNWTO, Recommendations on sustainable tourism development (Mạng lưới tổ chức du lịch thế giới, Những khuyến cáo về phát triển du lịch bền vững), pp.2) [6]. Trong khuyến cáo đã trích dẫn trên, Mạng lưới tổ chức du lịch thế giới của Liên hợp quốc còn chỉ ra một cách cụ thể là phát triển các khu du lịch bền vững cần phải: - Về môi trường: Sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường đóng vai trò chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên. - Về xã hội và văn hóa: Tôn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa. - Về kinh tế: Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. 1.2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 1.2.1. Khái niệm đầu tư công và cơ cấu vốn đầu tư công 1.2.1.1. Khái niệm đầu tư công. * Đầu tư. Có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư nhưng các định nghĩa đó tựu trung vào hai loại quan niệm: Loại quan niệm thứ nhất coi đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế. Sản lượng ở đây có thể do nền kinh tế tự sản xuất hay là do nhập khẩu từ bên ngoài, có thể là các sản phẩm hữu hình như máy móc, thiết bị,… hay là các sản phẩm vô hình như bằng phát minh, sang chế,…
  20. 10 Loại quan niệm thứ hai hiểu đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Ở nghiên cứu này, đầu tư được hiểu theo quan niệm thứ nhất, tức là phần sản lượng được tích lũy để gia tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế. * Nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh. Các nguồn vốn đầu tư có thể phân chia dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng đa số các nghiên cứu đều cho rằng, phân chia nguồn vốn đầu tư theo sở hữu là hợp lý nhất. Theo sở hữu, nguồn vốn đầu tư được thống kê như sơ đồ 1.1. Sơ đồ 1.1. Các nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn của NSNN Nguồn vốn Nguồn vốn tín dụng đầu tư Nguồn nhà phát triển của nhà nước vốn nước Nguồn vốn đầu tư phát triển trong của doanh nghiệp nhà nước nước Tiết kiệm của dân cư Nguồn Nguồn vốn vốn Tích lũy của các doanh đầu tư nghiệp, hợp tác xã,... tư nhân Dòng lưu chuyển vốn quốc tế Nguồn (international capital flows). vốn nước Nguồn vốn đầu tư trực triếp - FDI ngoài (capital foreign direct investment)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2