intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chứng minh chính sách giá nước cũ là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, kế đến xem xét khả năng mở rộng việc cung cấp nước sạch của TT.NSH-VSMTNT với chính sách giá nước hiện hành và xác định mức sẵn lòng chi trả đối với nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn để làm cơ sở đề xuất UBND thành phố điều chỉnh chính sách giá nước, phục vụ việc mở rộng mạng lưới cấp nước của TT.NSH-VSMTNT, giúp nhiều người dân ở khu vực nông thôn TP.HCM được sử dụng nước sạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ Từ Minh Đức ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH GIÁ NƯỚC SINH HOẠT Ở KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Từ Minh Đức ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH GIÁ NƯỚC SINH HOẠT Ở KHU VỰC NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. i 0 LỜI CẢM ƠN Thật hạnh phúc khi được nhiều người ủng hộ và giúp đỡ. Việc học ở Fulbright là niềm mơ ước từ khi tôi còn là một sinh viên mới ra trường, bắt đầu bước vào nghiệp công chức. Hai năm ở đây là niềm vinh dự và là trải nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Hai năm ở Fulbright tôi đã nhận được rất nhiều thứ, mà nếu so sánh thì chi phí cơ hội chỉ là hạt lúa trên cánh đồng đang cho thu hoạch. Tôi nhận được kiến thức từ những thầy cô giỏi, nhiệt tình, cảm nhận được tấm lòng của họ đối với việc giảng dạy cũng như tâm huyết đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Tôi được làm việc chung, học hỏi nhiều điều từ bạn bè, là chuyên gia trong các lĩnh vực, khu vực và ở mọi miền đất nước. Tôi đã rút ra được phương pháp làm việc hiệu quả trong môi trường đầy áp lực; cách đánh giá sự việc một cách khách quan nhất có thể, là đức tính quan trọng đối với những người làm chính sách công. Quan trọng hơn cả là tình bạn và những mối quan hệ trong một tập thể gắn bó và đoàn kết. Tôi vẫn nhớ lời của cô Trang Ngân khi bảo rằng đừng xem khóa học này là điều khó khăn mà hãy thưởng thức nó bởi đây sẽ là khoảng thời gian hạnh phúc trong cuộc sống. Chính vì vậy, tôi biết ơn mọi người đã ủng hộ và giúp đỡ tôi đạt được những điều này. Tôi cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp tại cơ quan đã hỗ trợ tôi trong thời gian qua. Nhất là các anh chị cùng phòng. Họ đã thông cảm và gánh vác phần lớn công việc của tôi. Cảm ơn cơ quan đã hỗ trợ về thu nhập, để tôi an tâm học tập. Cảm ơn các bạn đồng nghiệp ở các đơn vị đã chia sẻ hiểu biết của mình về lĩnh vực mà tôi nghiên cứu và giúp tôi thu thập các phiếu khảo sát cho luận văn của mình. Tôi cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Lam, nếu không vô tình nghe được câu nói của thầy, tôi đã không có can đảm để tiếp tục luận văn này, “Đừng sợ, chưa làm mà đã sợ thì sẽ chẳng làm được gì”. Những kỹ năng về quản lý và lãnh đạo từ môn học của thầy đã giúp tôi tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người. Tôi cảm ơn thầy Trần Tiến Khai, giảng viên hướng dẫn chính. Thầy rất nhiệt tình, đã hỗ trợ về mặt phương pháp luận và các hướng phân tích, khiến nội dung đề tài gắn kết và
  4. ii có trọng tâm. Thầy cũng đã nhờ các giảng viên khác giúp đỡ tôi về mặt lý thuyết và kỹ thuật chạy mô hình ước lượng để nâng cao tính thuyết phục của đề tài. Đây là điều mà tôi rất trân trọng ở thầy. Tôi cảm ơn anh Phùng Thanh Bình, giảng viên Khoa Kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đã giới thiệu cho tôi hai quyển sách rất hay về cơ sở lý thuyết của xác định giá trị kinh tế. Cảm ơn anh đã sắp xếp thời gian, hướng dẫn tôi chạy mô hình định lượng, một nội dung quan trọng mà nếu thiếu nó thì sẽ không đánh giá được tính khả thi của chính sách đề xuất. Tôi cảm ơn ba má và những người thân trong gia đình. Sự quan tâm và động viên của họ là động lực giúp tôi luôn cố gắng. Và còn rất nhiều người mà tôi không thể kể hết sự giúp đỡ của họ. Cảm ơn mọi người đã giúp tôi đạt được ước mơ của mình.
  5. iii 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/4/2011 Người viết cam đoan Từ Minh Đức
  6. iv 2 TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn của cả nước, có kinh tế, xã hội phát triển. Tuy nhiên đến nay, tại khu vực nông thôn vẫn còn nhiều người chưa được sử dụng nước sạch từ các nhà máy mà phải dùng nước giếng hoặc mua nước với giá cao. Thiếu nước sạch là một cản trở đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, kéo dài khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đề tài này nghiên cứu về chính sách giá nước ở nông thôn, cụ thể là giá nước mà Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt của người dân nông thôn, đang áp dụng. Trong suốt một thời gian dài, từ năm 1995 đến hết năm 2010, giá nước sinh hoạt nông thôn vẫn giữ nguyên đã làm lợi nhuận từ hoạt động cấp nước của Trung tâm ngày càng giảm và bị lỗ, khiến Trung tâm không thể mở rộng mạng lưới cấp nước đến mọi người dân. Đến đầu năm 2011, thành phố đã ban hành giá nước mới, qua quá trình tính toán, đề tài đã xác định rằng giá nước hiện hành chỉ có thể giúp Trung tâm có lời trong hai năm 2011, 2012, nguồn thu trong những năm về sau không đủ để Trung tâm có thể mở rộng mạng lưới cấp nước của mình một cách bền vững và đã ước tính mức giá tiêu thụ bình quân đảm bảo mở rộng hoạt động cấp nước của Trung tâm. Đề tài cũng đã tiến hành khảo sát một số hộ dân ở nông thôn về sử dụng nước sinh hoạt nhằm ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân nông thôn đối với nước sinh hoạt. Kết quả ước lượng cho thấy người dân sẵn lòng trả cao hơn mức giá nước hiện hành và mức giá tiêu thụ bình quân đảm bảo mở rộng hoạt động cấp nước. Trên cơ sở đó, đề tài đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh một số giải pháp, trọng tâm là xem xét, thẩm định lại giá bán nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn theo hướng tính đúng, tính đủ các khoản chi phí và lợi nhuận, đảm bảo một tỉ lệ lợi nhuận giữ lại phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới cấp nước, giảm gánh nặng cho ngân sách. Bên cạnh đó cần thúc đẩy tiến độ đầu tư, mở rộng mạng lưới cấp nước để tận dụng lợi thế theo qui mô và nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận với nước sạch.
  7. v
  8. vi 3 MỤC LỤC 0 LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i 40 1 LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ iii 41 2 TÓM TẮT ....................................................................................................... iv 42 3 MỤC LỤC ....................................................................................................... vi 43 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................ viii 44 5 DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. ix 45 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... ix 46 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG............................................................... 1 47 8 1.1. Dẫn nhập............................................................................................. 1 48 9 1.2. Bối cảnh chính sách............................................................................ 2 49 10 1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 4 50 11 1.4. Nội dung, phương pháp thực hiện và nguồn thông tin....................... 4 51 12 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 5 52 13 1.6. Kết cấu luận văn: gồm 6 chương, trong đó ........................................ 5 53 14 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN.......... 7 54 2.1. Các nghiên cứu trước về ước lượng mức sẵn lòng chi trả đối với 15 nước sạch............................................................................................................ 7 55 16 2.2. Cơ sở lý thuyết về ước lượng mức sẵn lòng chi trả ........................... 8 56 17 2.3. Phương pháp hồi qui logistic (logit)................................................. 10 57 18 2.4. Khung phân tích ............................................................................... 12 58 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT 19 Ở VÙNG NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................... 13 59 20 3.1. Tình hình chung................................................................................ 13 60 21 3.2. Về cung cấp và sử dụng nước máy................................................... 14 61 22 3.3. Nhận xét, đánh giá............................................................................ 18 62
  9. vii 23 CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH GIÁ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN ..... 21 63 4.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường 24 nông thôn.......................................................................................................... 21 64 4.2. Cơ chế tài chính và các nguồn thu của Trung tâm Nước sinh hoạt và 25 vệ sinh môi trường nông thôn .......................................................................... 21 65 4.3. Tình hình hoạt động cấp nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ 26 sinh môi trường nông thôn ............................................................................... 22 66 27 4.4. Chính sách giá nước ở khu vực nông thôn từ trước tháng 3/2011 ... 24 67 28 4.5. Chính sách giá nước hiện hành (hiệu lực từ tháng 3/2011) ............. 28 68 29 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIÁ NƯỚC MỚI .................................................. 33 69 30 5.1. Kết quả ước lượng mức sẵn lòng chi trả đối với nước sạch............. 33 70 31 5.2. Đề xuất giá nước sinh hoạt ở nông thôn........................................... 34 71 32 5.3. Đánh giá tính khả thi của giá nước mới ........................................... 35 72 33 CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................ 37 73 34 KẾT LUẬN .................................................................................................... 40 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC
  10. viii 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Bộ NN-PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn BVMT : bảo vệ môi trường DVCI : dịch vụ công ích SAWACO : Tổng công ty cấp nước Sài Gòn Sở NN-PTNT : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT.NSH-VSMTNT : Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân VAT : thuế giá trị gia tăng WTP : mức sẵn lòng chi trả
  11. ix 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Dự kiến kết quả kinh doanh nước sạch giai đoạn 2011 – 2015 của TT.NSH- VSMTNT .............................................................................................................................. 30 Bảng 5.1. Thống kê mô tả về WTP của người dân nông thôn đối với nước sinh hoạt . 33 Bảng 5.2. So sánh các mức giá ..................................................................................... 34 Bảng 5.3. Mức giá đề xuất ............................................................................................ 35 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Đường bàng quan của một cá nhân ...................................................................... 8 Hình 2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 12 Hình 3.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn (theo hộ dân) ............................ 14 Hình 3.2. Tình hình cung cấp nước máy ở khu vực nông thôn ........................................... 15 Hình 3.3. Tỉ lệ nước máy được cung cấp so với nhu cầu ................................................... 15 Hình 3.4. Các nguồn cung cấp nước máy ........................................................................... 16 Hình 3.5. Tình hình cung cấp nước máy tại khu vực nông thôn ......................................... 17 Hình 3.6. Tình hình sử dụng giếng tại khu vực nông thôn .................................................. 18 Hình 4.1. Tình hình cung cấp nước máy hàng năm ............................................................ 23 Hình 4.2. Kết quả hoạt động của các trạm cấp nước trong 2 năm 2009, 2010 ................. 25
  12. 1 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. 14 Dẫn nhập Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là đô thị lớn, kinh tế xã hội phát triển. Trong các năm qua, mặc dù kinh tế liên tục phát triển, nhưng đến năm 2010, ở khu vực nông thôn 1 0 chỉ mới có 14,7% số hộ dân được cung cấp nước sinh hoạt ổn định qua hệ thống nước máy, còn lại người dân tự khoan giếng hoặc mua nước của khu vực tư nhân với mức giá cao hơn nhiều so với sử dụng nước máy. Bên cạnh đó, nước giếng được sử dụng ở nông thôn có chất lượng không đảm bảo. Theo kết quả điều tra bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2009 do Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố (TT.NSH-VSMTNT) thực hiện, trong số 165 mẫu nước được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ dân (sử dụng nước giếng là nguồn nước chính) và tiến hành xét nghiệm, chỉ có 17,6% số mẫu đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt 2. 1 Thực tế này đặt ra các vấn đề: Thứ nhất, sử dụng nước sạch 3 là nhu cầu thiết yếu của người dân, trong khi đa số người 2 dân thành thị được sử dụng nước máy thì vẫn còn rất nhiều người dân ở vùng nông thôn chưa được tiếp cận với phúc lợi cơ bản này. Trong khi thu nhập bình quân ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị thì tại một số nơi ở nông thôn, người dân phải mua nước với giá cao hơn nhiều so với sử dụng nước máy. Điều này liên quan đến bình đẳng và công bằng giữa nông thôn và thành thị trong tiếp cận với nước sạch. Thứ hai, vì phần lớn nước giếng không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt nên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, dẫn đến một loạt các vấn đề thu nhập, chi tiêu, hạn chế phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn, đồng thời kéo dài khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. 1 Khu vực nông thôn ở TP.HCM bao gồm địa bàn 5 huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ.  2 Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.  3 Nước sạch trong phạm vi nghiên cứu này được hiểu là nước đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế. Bao gồm nước máy; nước giếng hoặc các nguồn nước khác nếu được lọc và xử lý đạt tiêu chuẩn 
  13. 2 Do đó, nhà nước cần phải can thiệp để người dân nông thôn được cung cấp đầy đủ nước sạch với giá bán phù hợp thu nhập. 1.2. 15 Bối cảnh chính sách Hiện tại, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM được phân thành hai khu vực đô thị và nông thôn. Trong đó, cấp nước ở đô thị (địa bàn các quận) được giao cho Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) với các công ty cấp nước thành viên; cấp nước ở nông thôn (địa bàn các huyện) được giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trực tiếp là TT.NSH-VSMTNT 4. Qua hơn 20 năm hoạt động, đến năm 2010, Trung tâm đã xây dựng 3 được mạng lưới 118 trạm cấp nước tập trung 5, trong đó khu vực nông thôn có 63 trạm, 4 cung cấp nước sinh hoạt cho 25.568 hộ (7,3% số hộ ở nông thôn). Bên cạnh TT.NSH-VSMTNT, SAWACO cũng tham gia một phần vào hoạt động cấp nước ở nông thôn. Đến năm 2010, đã gắn được 9.765 đồng hồ nước (tương đương 9.765 hộ - 2,8% số hộ nông thôn) trên địa bàn 3 huyện Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè. Trong các năm qua, mặc dù thành phố không ngừng kêu gọi nhưng có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước sạch ở nông thôn. Đến nay, tại khu vực nông thôn chỉ mới có 1 doanh nghiệp tư nhân tham gia vào cung cấp nước sạch là Công ty cổ phần Đặng Đoàn Nguyễn xây dựng nhà máy xử lý nước lợ Cần Giờ, đặt tại xã Tam Thôn Hiệp. Giá nước sản xuất tại nhà máy ở mức cao (10.000 – 12.000 đồng/m3) nên thành phố đã giao Công ty DVCI huyện mua nước từ nhà máy và bán lại cho người dân theo giá thấp hơn do thành phố qui định (ngân sách thành phố cấp bù phần chênh lệch giá nước mua từ nhà máy với giá bán cho dân). Mặc dù liên tục được mở rộng nhưng mạng lưới của TT.NSH-VSMTNT và SAWACO chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu về nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn, đến nay ở nông thôn vẫn còn nhiều hộ sử dụng nước giếng, nước mưa, nước sông, hồ là nguồn nước 4 Cấp nước sinh hoạt nông thôn được tổ chức thành hệ thống ngành dọc, từ TT.NSH-VSMTNT quốc gia (cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đến các TT.NSH-VSMTNT tại các tỉnh, thành phố (trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố).  5 Các trạm cấp nước được xây dựng tại các huyện từ những năm 1990, trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đến nay thành phố đã chia tách, thành lập mới một số quận ven từ địa bàn các huyện cũ nên hiện tại các trạm cấp nước của TT.NSH-VSMTNT được phân bố trên địa bàn các huyện và quận ven (Quận 2, quận 9, Thủ Đức, Bình Tân). 
  14. 3 chính (trong đó có khoảng 170.000 hộ có giếng riêng - 48,3% số hộ), còn lại là mua nước từ các hộ cung cấp nước nhỏ lẻ (tập trung tại những vùng chưa có mạng lưới của TT.NSH- VSMTNT hay SAWACO và những khu vực bị phèn mặn, người dân không thể khoan giếng lấy nước). Xét về chất lượng, nước được cung cấp từ TT.NSH-VSMTNT và SAWACO được sản xuất theo qui mô công nghiệp, thông qua hệ thống xử lý và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế. Đối với nước giếng do các hộ dân tự khoan hoặc nước mưa, nước sông hồ và nước mua từ các hộ dân (có thể lấy từ nước máy hoặc nước giếng) thì không thể khẳng định chất lượng đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Như vậy, trong các nguồn cung cấp chỉ có nước từ TT.NSH-VSMTNT và SAWACO là đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt 6. 5 Cả TT.NSH-VSMTNT và SAWACO đều là đơn vị nhà nước, giá bán nước do Ủy ban nhân dân thành phố (UBND thành phố) qui định. Đối với SAWACO, giá bán nước hiện tại là 4.400 đồng/m3 (trong định mức 4 m3/người/tháng), thay đổi theo số lượng và đối tượng sử dụng 7. Đối với TT.NSH-VSMTNT, suốt một thời gian dài từ năm 1995 đến hết tháng 6 2/2011, áp dụng giá bán nước là 2.500 đồng/m3 (trong định mức 5 m3/người/tháng) và 3.500 đồng/m3 (đối với mỗi m3 vượt định mức), không phân biệt đối tượng sử dụng 8 (gọi 7 là chính sách giá nước cũ); từ tháng 3/2011 áp dụng giá bán nước mới, theo đó giá bán đối với hộ dân là 3.100 đồng/m3 (trong định mức 4 m3/người/tháng), thay đổi theo số lượng và đối tượng sử dụng 9 (gọi là chính sách giá nước hiện hành). 8 Mặc dù số lượng khách hàng và lượng nước cung cấp tăng lên hàng năm, nhưng việc giữ nguyên một mức giá bán, bên cạnh đó giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào đều tăng cùng với việc phát sinh những chi phí mới (thuế tài nguyên, phí khai thác giếng khoan, chi phí xét nghiệm …) đã khiến mức tăng doanh thu của TT.NSH-VSMTNT thấp hơn so mức tăng chi phí, khiến lợi nhuận từ hoạt động cấp nước giảm dần và bắt đầu bị lỗ từ 2009. 6 Nghiên cứu này chỉ xét đến chất lượng nước sinh hoạt được sản xuất tại nhà máy. Vấn đề nước sinh hoạt khi được vận chuyển qua mạng lưới đường ống bị giảm chất lượng không thuộc phạm vi của nghiên cứu.  7 Theo UBND thành phố (2009) [31]  8 Theo UBND thành phố (1995) [27]  9 Theo UBND thành phố (2011) [32] 
  15. 4 Năm 2008, tổng số 118 trạm còn lời 742 triệu đồng, sang năm 2009 bị lỗ 2,1 tỉ đồng, năm 2010 bị lỗ 5,5 tỉ đồng. Như vậy, việc giá bán 1 m3 nước ở nông thôn vẫn giữ nguyên trong suốt thời gian dài hơn 15 năm đã khiến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh nước sinh hoạt ngày càng giảm và bị lỗ, từ đó hạn chế khả năng duy tu, bảo trì và mở rộng mạng lưới cấp nước của TT.NSH-VSMTNT. Đối với SAWACO, mặc dù giá bán cao hơn và có điều chỉnh tăng theo lộ trình hàng năm nhưng hoạt động cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn vẫn bị lỗ và phải bù chéo từ hoạt động cấp nước đô thị. Các câu hỏi chính sách được đặt ra: 1. Có phải chính sách giá nước cũ là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng mạng lưới cấp nước của TT.NSH-VSMTNT ? 2. Chính sách giá nước hiện hành (được áp dụng từ tháng 3/2011) có giúp TT.NSH- VSMTNT mở rộng được mạng lưới cấp nước trong thời gian tới không ? 3. Trong trường hợp chính sách giá nước hiện hành không thể giúp TT.NSH-VSMTNT mở rộng mạng lưới cấp nước thì chính sách giá nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn của TP.HCM nên được điều chỉnh như thế nào để đảm bảo mở rộng mạng lưới cấp nước ? 1.3. 16 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chứng minh chính sách giá nước cũ là nguyên nhân hạn chế việc mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, kế đến xem xét khả năng mở rộng việc cung cấp nước sạch của TT.NSH-VSMTNT với chính sách giá nước hiện hành và xác định mức sẵn lòng chi trả đối với nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn để làm cơ sở đề xuất UBND thành phố điều chỉnh chính sách giá nước, phục vụ việc mở rộng mạng lưới cấp nước của TT.NSH-VSMTNT, giúp nhiều người dân ở khu vực nông thôn TP.HCM được sử dụng nước sạch. 1.4. 17 Nội dung, phương pháp thực hiện và nguồn thông tin Nghiên cứu bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn; tình hình hoạt động, quản lý mạng lưới cung cấp nước sinh hoạt, cơ chế tài chính và chính sách giá nước áp dụng tại TT.NSH-VSMTNT, đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn, trong đó chứng minh
  16. 5 chính sách giá nước cũ đã hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới cấp nước của TT.NSH- VSMTNT. Phần này sẽ được thực hiện bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu (các báo cáo tài chính hàng năm của TT.NSH-VSMTNT; số liệu trong Niên giám thống kê và các cuộc tổng điều tra của Cục Thống kê TP.HCM, đồng thời tham khảo ý kiến một số chuyên gia đang công tác tại TT.NSH-VSMTNT) và phân tích định tính. Kế đến, nghiên cứu sẽ xem xét, đánh giá khả năng mở rộng mạng lưới cấp nước của Trung tâm với chính sách giá nước hiện hành. Cụ thể, ước lượng doanh thu và chi phí sản xuất 1 m3 nước sạch của Trung tâm trong giai đoạn 2011 – 2015 theo nhiều kịch bản; ước tính giá tiêu thụ bình quân đảm bảo lợi nhuận để mở rộng mạng lưới cấp nước. Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT). Cuối cùng, nghiên cứu tiến hành điều tra, phỏng vấn và ước lượng mức sẵn lòng chi trả đối với nước sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn, so sánh mức sẵn lòng chi trả với chi phí, giá bán 1 m3 nước sinh hoạt theo chính sách giá nước hiện hành và giá tiêu thụ bình quân, đồng thời kết hợp với các nội dung phân tích ở trên đề xuất UBND thành phố điều chỉnh chính sách giá nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn. 1.5. 18 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động cung cấp nước sinh hoạt của TT.NSH-VSMTNT, với tư cách là đơn vị cung cấp chính ở khu vực nông thôn. Tình hình sử dụng nước của các hộ gia đình khu vực nông thôn (địa bàn 5 huyện, bao gồm những hộ đã có nước máy, chưa có nước máy và sử dụng nước từ các nguồn khác) và mức sẵn lòng chi trả của họ đối với nước sinh hoạt. 1.6. 19 Kết cấu luận văn: gồm 6 chương, trong đó Chương 1 giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, bao gồm bối cảnh chính sách, câu hỏi chính sách, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp thực hiện. Chương 2 tổng quan về tài liệu và phương pháp luận, trong đó trình bày một số phương pháp điều tra, khảo sát và ước lượng mức sẵn lòng chi trả. Chương 3 trình bày và đánh giá tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TP.HCM.
  17. 6 Chương 4 phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của TT.NSH-VSMTNT, chứng minh chính sách giá nước cũ đã hạn chế khả năng mở rộng mạng lưới cấp nước của Trung tâm; đánh giá chính sách giá nước hiện hành và tính toán giá tiêu thụ bình quân đảm bảo mở rộng mạng lưới cấp nước. Chương 5 trình bày kết quả ước lượng mức sẵn lòng chi trả đối với nước sinh hoạt của người dân khu vực nông thôn, đề xuất và đánh giá tính khả thi của chính sách giá nước mới. Chương 6 kết hợp những phân tích, đánh giá từ các chương trước để khuyến nghị về chính sách giá nước. Cuối cùng là kết luận.
  18. 7 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1. 20 Các nghiên cứu trước về ước lượng mức sẵn lòng chi trả đối với nước sạch Trên thế giới, vấn đề giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên nói chung và nước sạch nói riêng đã được nghiên cứu từ lâu. Trong đó Dale Whittington, giáo sư Đại học Bắc Carolina là một trong những tác giả nổi tiếng và được trích dẫn phổ biến trong nhiều nghiên cứu về giá trị kinh tế của nước. Ông có nhiều nghiên cứu về nước sạch tại nhiều nước, đặc biệt là những nước đang phát triển ở Châu Á, dùng các phương pháp định giá ngẫu nhiên (contingent valuation), mô hình chọn lựa rời rạc (discrete choice model) … để ước lượng nhu cầu, mức sẵn lòng chi trả đối với nước sạch hoặc đối với việc cải thiện tình hình sử dụng nước … Nghiên cứu về giá trị kinh tế của nước sạch tại Việt Nam đến nay chưa nhiều, chủ yếu do các tổ chức quốc tế tài trợ và viết bằng tiếng Anh, chưa có nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả đối với nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn TP.HCM. Nghiên cứu gần đây về mức sẵn lòng chi trả đối với nước sạch ở TP.HCM là nghiên cứu Household Demand for Improved Water Services in Ho Chi Minh City: A Comparison of Contingent Valuation and Choice Modeling Estimates do hai tác giả Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn cùng thực hiện vào năm 2005. Nghiên cứu này đã áp dụng hai phương pháp (định giá ngẫu nhiên và mô hình chọn lựa) để đánh giá mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với việc cải thiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt (cụ thể là tăng áp lực và chất lượng nước), nghiên cứu trên hai đối tượng: những hộ đã và chưa kết nối với đường ống nước. Kết quả là đối với phương pháp định giá ngẫu nhiên, trung bình mỗi hộ sẵn lòng chi trả lần lượt 108.000 đồng/tháng và 94.000 đồng/tháng đối với hộ đã có kết nối và hộ chưa có kết nối (giá trị trung vị lần lượt là 148.000 đồng/tháng và 154.000 đồng/tháng) 10. 9 10 Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son (2005) [37] 
  19. 8 2.2. 21 Cơ sở lý thuyết về ước lượng mức sẵn lòng chi trả Ý tưởng về mức sẵn lòng chi trả (willingess to pay – WTP) được giải thích bằng đường bàng quan trong kinh tế học phúc lợi. Trên hình 2.1, đường bàng quan I thể hiện sở thích của một cá nhân cho trước. Trục hoành thể hiện tiêu dùng một hàng hóa (ví dụ trong trường hợp của nghiên cứu này là nước sinh hoạt, đơn vị tính là m3/tháng). Trục tung thể hiện chi tiêu cho những hàng hóa còn lại, qui ra tiền, đơn vị tính là đồng/tháng. Những điểm trên đường bàng quan I thể hiện sự kết hợp chi tiêu giữa nước sinh hoạt với các hàng hóa còn lại mà mang lại cùng một mức độ thỏa dụng cho cá nhân. Tại điểm A, tương ứng với tình trạng sử dụng nước ban đầu, cá nhân tiêu dùng x0 nước sinh hoạt và chi tiêu y0 cho những hàng hóa còn lại. Tại điểm B, cá nhân cải thiện tình trạng sử dụng nước của mình bằng cách tăng tiêu dùng nước sinh hoạt từ x0 lên x1, nhưng chi tiêu cho các hàng hóa khác phải giảm từ y0 xuống y1. Vì A và B có cùng độ thỏa dụng nên giá trị y0 – y1 (đoạn AC) chính là mức sẵn lòng chi trả cho lượng nước sinh hoạt tiêu dùng tăng thêm. Hình 2.1. Đường bàng quan của một cá nhân y: chi tiêu cho những hàng hóa còn lại (đồng/tháng) A y0 B y1 C I O x0 x1 x : lượng nước sinh hoạt (m3/tháng) Nguồn: Bateman và các đồng tác giả, Economic Valuation with Stated Preference Techniques: a Manual (2002, p 24-25) [34]
  20. 9 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) có thể được ước lượng bằng một trong hai phương pháp: sở thích được phát biểu (stated preference) hoặc sở thích được bộc lộ (revealed preference) 11.10 Điểm cơ bản phân biệt hai phương pháp này là phương pháp sở thích được phát biểu ước lượng WTP dựa trên phát biểu về sở thích của các cá nhân trong những tình huống giả thiết: “Ông/bà sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho nước sạch ?” hoặc “Ông/bà có sẵn lòng trả A đồng cho nước sạch không?”. Phương pháp sở thích được bộc lộ ước lượng WTP dựa trên thông tin từ những quan sát và bằng chứng thực tế (bằng những phương pháp như chi phí du hành - travel cost method, đánh giá hưởng thụ - hedonic price …). Do không thể thu thập được những bằng chứng thực tế về việc tiêu thụ nước sạch ở nông thôn (hóa đơn tiền nước hàng tháng, chi phí sử dụng nước đối với những hộ không dùng nước máy …) nên nghiên cứu này áp dụng phương pháp sở thích được phát biểu để ước lượng WTP đối với nước sạch. Vấn đề lớn nhất khi áp dụng phương pháp sở thích được phát biểu là tính chất giả định của những câu hỏi và độ chính xác của những câu trả lời. Kết quả thu được là mức giá mà người ta sẵn lòng chi trả chứ không phải là mức giá mà họ đã thanh toán thật sự. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp tiếp cận gần nhất đến giá trị của hàng hóa bởi nó thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng, thông qua phát biểu về mong muốn. Mấu chốt là cách thiết kế nghiên cứu và đặt câu hỏi để người trả lời hiểu rõ về giá trị của hàng hóa, từ đó xác định được mức sẵn lòng chi trả thực sự của cá nhân, đồng thời loại bỏ những câu trả lời không nghiêm túc, nói giảm hoặc nói quá mức sẵn lòng chi trả thực sự của cá nhân. Trong phương pháp sở thích được phát biểu có hai phương pháp: định giá ngẫu nhiên (contingent valuation) và mô hình chọn lựa (choice modelling), trong đó phương pháp định giá ngẫu nhiên thường được dùng để ước tính giá trị kinh tế của cả hàng hóa, mô hình chọn lựa được dùng để tính toán giá trị kinh tế của một thuộc tính trong hàng hóa (ví dụ như giá trị của sự cải thiện chất lượng nước). Phương pháp định giá ngẫu nhiên được sử dụng lần đầu vào năm 1963 để ước lượng giá trị của việc săn bắn thú lớn ở Maine, Mỹ 12 và sau đó 11 11 Theo Bateman và các đồng tác giả (2002) [34]  12 Theo Champ và các đồng tác giả (2003, trang 111) [35] 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2