intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên Công ty International SOS Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm: Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên đối với tổ chức; đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên đối với tổ chức; đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên và kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên Công ty International SOS Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********* NGUYỄN DUY CƯỜNG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY INTERNATIONAL SOS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********* NGUYỄN DUY CƯỜNG ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY INTERNATIONAL SOS VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN KIM DUNG TP.HỒ CHÍ MINH - 2009
  3. LỜI CẢM ƠN *** Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Kim Dung đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cô đã dành cho tôi cả một mùa hè để tận tụy sửa từng câu chữ cũng như đã không nề hà gì khi cung cấp cho tôi những tài liệu tham khảo, những quyển sách quý... giúp tôi có một luận văn hoàn chỉnh. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo công ty International SOS Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009 Học viên Nguyễn Duy Cường
  4. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài luận văn tốt nghiệp “Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam” được thực hiện nhằm: - Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên và kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn. Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước của Trần Kim Dung (2005,2007) và trao đổi với cấp trên các phòng ban, giám đốc nhân sự cũng như đồng nghiệp trong cùng công ty. Đề tài đã xác định được 7 thành phần cần thiết đối với sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam, đó là: 1. Tính chất công việc ; 2. Lương/Thưởng ; 3. Hợp tác với đồng nghiệp 4. Lãnh đạo ; 5. Cơ hội thăng tiến ; 6. Phúc lợi công ty ; 7. Môi trường làm việc. Nghiên cứu kết quả thực hiện công việc của nhân viên theo Kpi (Key Performance Indicator) được thực hiện thông qua việc lấy ý kiến nhận xét và đánh giá của các Trưởng bộ phận đơn vị công ty. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – trả lời viết kích thước mẫu là 219. Song song đó là việc tham khảo ý kiến đánh giá kết quả làm việc từ các Trưởng bộ phận, Giám đốc nhân sự dựa vào các tiêu chí đánh giá theo Kpi. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với phần mềm SPSS. Thang đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach alpha và phân tích nhân tố để kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị. Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định thông qua phương pháp phân tích tương quan với hệ số Pearson và hồi qui tuyến tính bội. Kết quả tìm thấy chỉ có 3 khía cạnh của sự thỏa mãn với công việc là ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên là phúc lợi của công ty (ß = 0.119), môi trường làm việc - đồng nghiệp (ß = 0.112), cơ
  5. hội thăng tiến - công bằng (ß = 0.062). Đề tài chứng minh sự tương quan giữa mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên, đồng thời sử dụng chỉ số KPI (Key Performance Indicator) vào việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Cuối cùng đề tài nghiên cứu trình bày các giải pháp dựa trên phân tích trực tiếp các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên, từ đó giúp cho ban lãnh đạo công ty International SOS Việt Nam đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty.
  6. KẾT CẤU LUẬN VĂN *** MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh sách các bảng biểu và hình vẽ TỔNG QUAN 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................3 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................3 4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................4 5. Cấu trúc nghiên cứu ......................................................................................4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY INTERNATIONAL SOS VIỆT NAM & BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH CẤP CỨU (nơi được chọn để minh họa cho việc xác định KPI - Key Performance Indicator có nghĩa là “chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc”). 1.1 Khái quát hoạt động SXKD của công ty International SOS Vietnam .........5 1.2 Đặc trưng của tổ chức công ty......................................................................8 1.3 Giới thiệu về bộ phận Điều hành cấp cứu (Alarm Center) ..........................9 1.4 Đặc trưng công việc của nhân viên phòng Điều hành cấp cứu ………….11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận ..............................................................................................15 2.1.1 Các khái niệm về sự thoả mãn trong công việc .........................................15 2.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên..................................22 2.1.3 Các Kpi đánh giá kết quả thực hiện công việc theo cá nhân ( minh họa cho nhân viên bộ phận Điều hành cấp cứu ) .............................26 2.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................35
  7. CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ 3.1 Thiết kế qui trình nghiên cứu .....................................................................38 3.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu ..................................................40 3.3 Cơ cấu của mẫu nghiên cứu ........................................................................41 3.4 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ...............................42 3.5 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................46 3.6 Hiệu chỉnh mô hình ....................................................................................49 3.7 Phân tích tương quan tuyết tính...................................................................50 3.8 Phân tích hồi qui tuyến tính bội...................................................................52 3.9 Kết quả thống kê về mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc theo từng nhóm yếu tố ...............................................................56 3.10 Thảo luận kết quả .......................................................................................62 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THỎA MÃN VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY INTERNATIONAL SOS VN 4.1 Thực tiễn mức độ thỏa mãn với công việc tại công ty International SOS Vietnam và kết quả thực hiện công việc ......................................................................................................................63 4.2 Giải pháp.......................................................................................................64 KẾT LUẬN Hạn chế trong nghiên cứu ...................................................................................73 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................74 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 87% người Mỹ không yêu thích công việc của mình (Forbes, 2005). Trang web zhaopin.com tiến hành cuộc khảo sát mang tên "công việc hạnh phúc" tại 12 thành phố, trong đó có Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu và Quảng Châu. Kết quả cho thấy 62,28% người lao động Trung Quốc cũng không cảm thấy hài lòng với công việc của mình. (Chinanews, 2005). Dẫu vậy, phần lớn trong số chúng ta đều không thể dễ dàng rời bỏ công việc, Jane Boucher, tác giả bài viết "Làm thế nào để yêu thích công việc mà mình căm ghét", nói.(Vnexpress, 2005) Rõ ràng, nhiều người lao động đã mất đi cảm giác nhiệt tình của ngày đầu mới đi làm, nhưng họ lại không sẵn sàng tìm một công việc mới. Và kết quả là: những nhân viên bắt đầu “có vấn đề”. Đó là vấn đề gì? - sự chậm trễ về thời gian, thái độ ứng xử tuỳ tiện hay thực thi công việc thiếu hiệu quả. Nếu để vấn đề tiếp tục kéo dài hay tiến triển, chắc chắn hậu quả sẽ khó lường, bởi nó gây một ảnh hưởng tiêu cực tới toàn thể nhân viên, thậm chí làm xấu đi hình ảnh cũng như văn hóa công ty và vô số những ảnh hưởng tiêu cực khác. Cũng trong cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi CareerBuilder - một website việc làm hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ trong bốn người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của mình, và số người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong hai năm gần đây. Trước những con số thống kê đáng báo động như vậy, ta dễ dàng nhận ra rằng lực lượng lao động đang là thách thức không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế Việt Nam trong môi trường cạnh tranh toàn cầu vì chúng ta hiểu rằng nguồn nhân lực chính là tài sản vô giá của các doanh nghiệp, nó quyết định sự thành bại hay vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó, việc tìm hiểu và đo lường sự hài lòng của nhân viên trong môi trường mình làm việc là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm nghiên cứu, vì một khi nhân viên thỏa mãn với công việc của mình điều này giúp họ luôn bền bỉ phấn đấu để
  9. 2 hoàn thành công việc ngày một tốt hơn, luôn tin tưởng và trung thành với công ty mình đang phục vụ. Và do vậy, hiệu suất và hiệu quả giải quyết công việc của nhân viên sẽ cao hơn, giúp công ty không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh rất khắc nghiệt như hiện nay. Theo như Dennis Kinlaw “Mức độ khao khát cống hiến trong hành động không đơn thuần là sự bằng lòng. Mức độ này cần là sự ưu tiên, vượt trội và thể hiện yếu tố nổi bật. Mệnh lệnh khiến các nhân viên thực hiện công việc sao cho đạt yêu cầu tối thiểu, còn họ chỉ thực hiện công việc một cách xuất sắc khi họ muốn làm như vậy”. (Hardcover, 2007) Tuy nhiên, tại công ty International SOS Việt Nam đang tồn tại những vấn đề rất bất cập về tình hình nhân sự, như: nhân viên thờ ơ không quan tâm đến chất lượng dịch vụ từ đó gây ra không ít sai sót và than phiền từ phía khách hàng và đối tác, nhân viên rời bỏ doanh nghiệp ngày càng nhiều mặt dù tình hình kinh tế thế giới không mấy sáng sủa như hiện nay…, xuất phát từ lý do trên, mà đề tài: “Đo lường mức độ thỏa mãn với công việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam” được thực hiện. Theo ông Lim Siong Guan Trưởng ban công chức Singapore: “Đừng đối xử với con người như cây chuối. Giống cây đó ra một vụ thì người ta chặt nó đi, không ra vụ nào thì người ta cũng chặt nó đi. Bởi lẽ cây chuối chỉ tạo ra một vụ mùa một năm. Hãy đối xử với con người như những cây ăn trái tạo quả năm này qua năm khác. Chúng ta phải bảo đảm rằng cây ăn trái đó có đủ ánh nắng mặt trời và mưa. Nếu không đủ mưa, chúng ta phải tưới chúng. Tưới bao nhiêu nước, tưới khi nào và tưới ở đâu còn tùy thuộc giống cây và mùa màng. Chúng ta cũng phải quan tâm đến vấn đề thoát nước và phân bón. Chúng ta phải ngăn cản côn trùng và chim chóc tàn phá cây. Chúng ta làm tất cả những điều này để cây có thể tạo ra quả tốt nhất năm này qua năm khác”. (Tuổi trẻ, 2007)
  10. 3 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu được thực hiện nhằm: - Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đo lường ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên và kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn. Hi vọng nghiên cứu cung cấp thông tin giúp cho lãnh đạo tổ chức tìm ra cơ sở khoa học cho việc nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên, mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả thực hiện công việc. Để thực hiện được các mục tiêu này, Các câu hỏi sau sẽ được định hướng cho việc thực hiện đề tài: - Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? - Mức độ thỏa mãn với công việc ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên? 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại nơi làm việc của nhân viên trong công ty International SOS Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên hiện đang làm việc tại công ty International SOS Việt Nam, cỡ mẫu của đề tài là 219 và đại diện cho các bộ phận khác nhau, bao gồm nhân viên thuộc lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác trong cùng công ty. Phương pháp nghiên cứu: để làm sáng tỏ những nội dung trên, phục vụ cho mục tiêu của đề tài, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính thông qua kỹ thuật tham vấn ý kiến của các chuyên gia và giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời quan sát tại hiện trường làm việc, thảo luận với cấp trên và đồng nghiệp (Phụ lục 1). - Nghiên cứu chính thức được sử dụng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát 219 nhân viên trong công ty. Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.
  11. 4 4. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Thông qua việc đánh giá và tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức và kết quả làm việc, những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại thông qua báo cáo phân tích kết quả khảo sát về: - Mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công ty. - Mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn và kết quả thực hiện công việc của nhân viên. sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo nhìn nhận lại công tác quản trị nguồn nhân lực của mình, hiểu rõ hơn nhân viên và tìm ra các giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể thu hút, gìn giữ, nâng cao mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với tổ chức và kết quả làm việc của họ trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn. 5. Cấu trúc nghiên cứu Ngoài phần tổng quan và kết luận, nghiên cứu gồm có 4 chương: • Chương 1: Tổng quan về công ty International SOS Việt Nam & bộ phận Điều hành cấp cứu (nơi được chọn để minh họa việc đánh giá kết quả thực hiện công việc theo KPI - Key Performance Indicator). • Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. • Chương 3: Thiết kế, trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu. • Chương 4: Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn và kết quả làm việc của nhân viên công ty International SOS Việt Nam.
  12. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY INTERNATIONAL SOS VIỆT NAM & BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH CẤP CỨU Chương 1 giới thiệu sơ lược về công ty International SOS Việt Nam nơi tiến hành nghiên cứu và bộ phận Điều hành cấp cứu (Alarm Center) làm minh họa cho việc xác định KPI của International SOS Việt Nam. Các qui định trách nhiệm và tiêu chuẩn chức danh của nhân viên bộ phận làm cơ sở để xây dựng thang đo các năng lực cần thiết phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng tập trung phân tích các đặc điểm của tổ chức, công việc của nhân viên trong bộ phận có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc, và mức đô thỏa mãn trong công việc. 1.1 Khái quát hoạt động SXKD của công ty International SOS Vietnam International SOS Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với hoạt động chuyên ngành dịch vụ y tế và hỗ trợ cấp cứu. Năm 2006, Công ty International SOS Việt Nam được công nhận là một trong 40 nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại vùng tứ giác động lực Đông Nam Bộ. Cuộc bình chọn do các sở kế hoạch - đầu tư TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức, đánh giá công ty là đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài duy nhất hoạt động trên lĩnh vực hỗ trợ y tế đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội trong năm 2003. Với đối tác nước ngoài là International SOS - tập đoàn hàng đầu thế giới trên lĩnh vực hỗ trợ y tế - International SOS Việt Nam phát huy thế mạnh của hệ thống cơ sở y tế của công ty ở 35 tỉnh, thành phố trên cả nước kết nối với mạng hỗ trợ y tế toàn cầu của International SOS. 15 năm nay International SOS Việt Nam đã hỗ trợ y tế hiệu quả cho ngành công nghiệp dầu khí, các công trình, dự án đầu tư và hỗ trợ y tế cho khách du lịch quốc tế ở Việt Nam. Công ty đặc biệt có uy tín đối với cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam về khả năng tổ chức, điều hành hỗ trợ y tế đạt
  13. 6 tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng ba vì “đã góp phần ổn định môi trường đầu tư tại Việt Nam”. Hiện nay, hơn 1.000 tập đoàn, công ty, cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện, chi nhánh các công ty nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và hơn 350 hãng bảo hiểm quốc tế là khách hàng thường xuyên của công ty. Năm 2003 công ty tiếp tục mở rộng hệ thống cơ sở y tế, hỗ trợ đầu tư và du lịch phát triển đến những vùng xa như Sa Pa, Lai Châu, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Phú Quốc, đồng bằng sông Cửu Long và những trung tâm thu hút đầu tư mới như Bình Dương, Đồng Nai. Công ty đã khám - chữa bệnh cho hơn 45.000 bệnh nhân, hỗ trợ vận chuyển cấp cứu ra nước ngoài hàng trăm ca an toàn và thực hiện hàng trăm ngàn xét nghiệm y tế, khám sức khỏe cho hàng ngàn lượt người nước ngoài làm việc tại các dự án, huấn luyện sơ cứu, an toàn lao động cho gần 1.000 lượt nhân viên an toàn lao động tại các dự án, tiếp tục cử hàng ngàn lượt bác sĩ, nhân viên y tế ra phục vụ tại các giàn khoan, các dự án đầu tư. Năm 2003, công ty đưa vào thực hiện chương trình “Hỗ trợ người Việt Nam ra nước ngoài khám, chữa bệnh, cấp cứu”. Chương trình mới đưa vào thực hiện đã được hoan nghênh vì quan tâm đến nhu cầu về hỗ trợ y tế của người Việt Nam. International SOS Việt Nam mang lại cho khách hàng của mình một hệ thống các dịch vụ từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến các dịch vụ cấp cứu y tế 24/24 giờ - 365 ngày trong một năm, bao gồm việc phối hợp trong các ca vận chuyển cấp cứu và vận chuyển cấp cứu về nước. International SOS Việt Nam cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và cấp cứu cho công nhân tại các công trường và dự án, bao gồm dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 24/7 thông qua Trung tâm Báo động - nơi có các bác sĩ luôn thường trực. Ngoài ra, SOS International đã ký kết Hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ cho các công ty bảo hiểm lớn của Việt Nam. Theo đó, International SOS Việt Nam sẽ cùng hợp tác để thiết lập một tổng đài điện thoại nhằm cung cấp cho các khách hàng đường dây nóng phục vụ 24/24 để liên lạc khi có nhu cầu về các dịch vụ y tế nêu trên.
  14. 7 Vào tháng 4 năm 2009, International SOS Việt Nam đã khai trương Phòng Khám mới và Phòng Điều hành cấp cứu họat động 24/7 tại địa điểm 167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Tại đây dịch vụ y tế và nha khoa theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ được tiếp tục cung cấp bởi đội ngũ y bác sỹ. ™ Một số dịch vụ của International SOS Việt Nam bao gồm: - Cử nhân viên y tế tới làm việc tại các công trình, dự án - Cung cấp các túi sơ cứu - Tổ chức các khóa huấn luyện về sơ cứu - Tham vấn về sức khỏe nghề nghiệp - Vận chuyển cấp cứu và vận chuyển cấp cứu về nước - Khảo sát về y tế các địa điểm cho các công trình, dự án - Các phòng Khám Đa khoa (Khám nhi, Phám phụ khoa, Khám tim mạch, Nha khoa, Tư vấn tâm lý, Cấp cứu) - Chữa bệnh nội trú - Khám sức khỏe định kỳ - Phòng cấp cứu bệnh nhân, phòng xét nghiệm cận lâm sàng, X-Ray, siêu âm. - International SOS Việt Nam còn đáp ứng các nhu cầu về tham vấn y tế, khảo sát về y tế các địa điểm cho các công trình, dự án, các nhu cầu về thiết bị y tế, nhân viên y tế và các hàng hóa-vật dụng về y tế, các khóa huấn luyện về sơ cứu hoặc thông tin về an ninh-an toàn. - Phòng điều hành cấp cứu International SOS phục vụ 24/24 giờ có thể đáp ứng các yêu cầu của Bạn về y tế và hỗ trợ vận chuyển cấp cứu.
  15. 8 ™ Địa chỉ các chi nhánh: 1. Tại Hà Nội: Địa chỉ: 31 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm ĐT: 84-4-934 0666 Trung tâm điều hành cấp cứu ĐT: 84-4-934 0555 Fax: 84-4-934 0556 2. Tại TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: 65 Nguyễn Du, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 84-8-829 8520 Fax: 84-8-8298551 và 167A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quân 3, Tp. HCM ĐT: 84-8-829 8520 Fax: 84-8-8298551 3. Tại TP. Vũng Tàu Địa chỉ: 1 Lê Ngọc Hân, Vũng Tàu ĐT: 84-64-858 776 Fax: 84-64-858 779 Website: www.internationalsos.com. 1.2 Đặc trưng của tổ chức công ty: - Công ty International SOS Việt Nam có hơn 500 nhân viên làm việc tại 4 cơ sở từ Bắc chí Nam, bao gồm: bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, nhân viên văn phòng ... - Người lao động (cả người Việt Nam và nước ngoài), cũng là người làm thuê cho chủ sở hữu. Do đó mọi vấn đề về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động, đều phải được sự đồng ý của chủ doanh nghiệp (DN). - Người lao động được trả lương cao hơn lương tối thiểu. Tuy nhiên, doanh nghiệp đều lấy mức đó làm mức sàn để trả lương cơ bản (không có hệ số). Điều đáng nói là tiêu chí nâng lương lại không chủ yếu dựa theo bằng cấp, tiêu chí thâm niên, do đó sẽ có hiện tượng lao động làm việc lâu dài mà lương lại không đổi, có bằng cấp cao mà không được đề bạt thăng tiến.
  16. 9 - Về các điều kiện đảm bảo an toàn – vệ sinh trong doanh nghiệp, như: xây dựng nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà ăn tập thể. Nhìn chung đều có tuy nhiên rất nhỏ, một mặt vì chi phí thuê mặt bằng cao mặt khác do tận dụng triệt để không gian để xây dựng các phòng khám bệnh, các phòng y tế chức năng … do vậy công ty không thể xây dựng thêm nhà tắm và phòng nghỉ cho nhân viên. - Là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do vậy hoạt động của tổ chức công đoàn không được chú trọng phát triển và cũng chưa phát huy được tính hiệu quả mà nó hướng tới như: thăm hỏi đoàn viên, thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ, tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tham gia xây dựng doanh nghiệp … Về phía công đoàn: Cán bộ CĐCS hầu hết là kiêm nhiệm, hưởng lương của doanh nghiệp, không có nhiều thời gian làm công tác công đoàn. Các thỏa thuận đạt được của công đoàn có lợi hơn cho người lao động theo quy định của pháp luật rất ít, nhưng không được đưa vào thỏa ước. Mặt khác, Công đoàn cũng chưa có một mô hình mới về tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp với loại hình doanh nghiệp này. Công đoàn địa phương chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc vận động thành lập và hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. 1.3 Giới thiệu về bộ phận Điều hành cấp cứu (Alarm Centers) Bộ phận Điều hành cấp cứu tại Tp. Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh Alarm Center – là nơi được chọn để minh họa cho việc đánh giá kết quả thực hiện công việc theo chỉ số KPI - Key Performance Indicator trong nghiên cứu này) là 1 trong 26 Alarm Centers trên toàn thế giới, hoạt động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày. Có thể nói được trên 90 ngôn ngữ và tiếng địa phương khác nhau. 1.3.1 Chức năng và nhiệm vu: - Hỗ trợ thông tin về an ninh và trợ giúp về y tế toàn cầu 24/24 giờ. - Quản lý hệ thống đặt chỗ trực tuyến trên các hãng hàng không và khách sạn trên toàn thế giới. - Cung cấp mạng lưới hỗ trợ toàn cầu về an ninh hàng không và thủ tục hải quan
  17. 10 - Quản lý hệ thống mạng lưới toàn cầu về các dịch vụ chăm sóc ý tế, điều trị, luật pháp và an toàn. - Hỗ trợ cấp cứu toàn cầu: o cung cấp lời khuyên và thông tin trước chuyến đi o cung cấp, tu vấn và giới thiệu về bác sỹ và bệnh viện điều trị o bảo lãnh viện phí trên toàn thế giới. o gủi bác sỹ và chuyên viên đến các nơi có nhu cầu. o vận chuyển cấp cứu và hồi hương bệnh nhân o hồi hương thi hài o hỗ trợ khủng hoảng - Dịch vụ hỗ trợ đặc biệt: du lịch, mua nhà và xe, dịch vụ vui chơi giải trí, mua quà, gủi hoa và thiệp chúc mừng, cung cấp đường dây nóng hỗ trợ y tế, hỗ trợ bệnh nhân và các dịch vụ khác. - Dịch vụ đưa ra ý kiến thứ 2 về y tế (được cung cấp bởi bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimo, Trường Y Havard và trung tâm y tế Cedars Sinai tại Los Angeles) - Dịch vụ quản lý và chăm sóc sức khỏe. 1.3.2 Mô tả tính chất công việc của nhân viên phòng Điều hành cấp cứu 1.3.2.1 Yêu cầu chung: Đảm bảo tất cả khách hàng và hội viên của tập đoàn International SOS nhận được chất lượng dịch vụ tốt nhất mỗi lần họ liên lạc với công ty. 1.3.2.2 Yêu cầu riêng biệt: - cung cấp sự cảm thông, chất lượng dịch vụ tới khách hàng - làm việc có kế hoạch, luôn cập nhật thông tin đúng lúc và kịp thời - giải quyết công việc và trả lời điện thoại khách hàng với hiệu suất cao nhất - luôn là người tin cậy cho khách hàng liên lạc đầu tiên - duy trì việc thực hiện công việc theo nội quy và quy trình công việc mà tập đoàn đã đề ra.
  18. 11 - trả lời tất cả các cuộc gọi của khách hàng một cách lịch sự, nhã nhặn, chu đáo, tận tâm và đảm bảo rằng luôn chuyển tất cả các cuộc gọi về mặt y khoa cho bác sỹ điều phối. (Coordinating Doctor) - đảm bảo rằng bác sỹ trực luôn nắm bắt được tất cả các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và hành động hiệu quả. - phải đảm bảo rằng cấp trên luôn phải nắm bắt được tất cả những trường hợp đang có nguy cơ mắc phải sự than phiền từ khách hàng. - duy trì chất lượng trong công tác giao ban phải thật chính xác, rõ ràng cho bác sỹ trưởng và nhân viên ca sau. - tuân thủ những kế hoạch công việc đã được đề ra trong thời gian giao ban. - cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho các bộ phận có liên quan đảm bảo công việc được vận hành thông suốt. - sử dụng nội quy và bảng chỉ dẫn thực hiện công việc - sử dụng tất cả những biểu mẫu của công ty đề ra, để đảm báo tính chuyên nghiệp và chất lượng những tài liệu khi gửi cho khách hàng. - sử dụng email, fax, trang thiết bị … theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra - báo cáo kịp thời cho Giám đốc y khoa vùng tất cả các trường hợp vận chuyển cấp cứu trong trường hợp vắng mặt Trưởng bộ phận. - báo cáo cho Trưởng bộ phận những khách hàng cá nhân, khách hàng mới - duy trì tốt công tác giao tiếp với cấp trên, các bộ phận, với khách hàng và các Trung tâm cấp cứu khác trên toàn thế giới - cam kết giữ vững và tuân thủ những chính sách và qui định của công ty - tham gia và phối hợp tốt trong công tác đào tạo nhân viên mới - tuân thủ các cam kết về việc duy trì chất lượng dịch vụ - tuân thủ các công việc khác như được chỉ dẫn 1.4 Đặc trưng công việc của nhân viên phòng Điều hành cấp cứu: 1.4.1 Nguyên tắc tiến hành công việc: Tuân thủ 4 nguyên tắc sau: - Luôn phải báo cáo lên các cấp cao hơn (Escalation) - Luôn tuân thủ các nguyên tắc nội qui của công ty ( Procedure & Policy)
  19. 12 - Duy trì tốt công tác dịch vụ khách hàng (Customer service) - Theo sát công việc và chấp nhận bị giám sát bởi cấp trên (Monitoring) 1.4.2 Đặc trưng công việc: - Do tính chất công việc đòi hỏi nhân viên bộ phận Điều hành cấp cứu phải luôn sẵn sàng và linh hoạt khi phục vụ khách hàng, điều này có nghĩa là phải phục vụ khách hàng vào mọi lúc họ cần, phải gặp mặt hoặc trả lời khách hàng 24/24 giờ, phải gặp gỡ khách hàng vào thứ Bảy, Chủ nhật hay các ngày Lễ Tết khi họ có nhu cầu cần trợ giúp trong khi đó với nhiều người thì cuối tuần hay Lễ Tết thường là thời gian nghỉ ngơi và “sạc” năng lượng cho cơ thể sau một tuần mệt mỏi; cũng là dịp dành thời gian cho những người thân yêu. Nhưng với công việc của một nhân viên Điều hành cấp cứu thì ngày cuối tuần hay Lễ Tết họ vẫn đến cơ quan làm việc, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống riêng tư và thói quen sinh hoạt của nhiều nhân viên bộ phận. Đôi lúc việc phân chia lịch nghỉ ngơi và làm việc cho nhân viên cũng gây không ít bất mãn và hiềm khích trong nội bộ. - Nhân viên phải luôn thể hiện sự linh hoạt trong việc lấy thông tin phục vụ cho khách hàng ngay cả khi những thông tin đó không nằm trong lĩnh vực chuyên môn. Đòi hỏi nhân viên phải luôn nhạy bén, linh hoạt và có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực. - Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh (nói và viết). - Cam kết bảo mật mọi thông tin có liên quan đến công việc kinh doanh của ISOS. - Yêu thích và tận tụy khi làm việc và hỗ trợ khách hàng của ISOS: Do tính chất đặc thù của công việc phòng Điều hành cấp cứu là sự kết hợp giữa công việc của một nhân viên dịch vụ khách hàng và công việc của một nhân viên điều phối cấp cứu về y tế do vậy nhân viên luôn bị sức ép về mặt tâm lý. Công việc buộc họ phải luôn mỉm cười và cư xử lịch thiệp với khách hàng song mặt khác phải nhanh nhẹn, khéo léo nhưng phải luôn cận trọng trong việc giải quyết tình huống. Bất kể khi nào mọi người buộc phải kìm nén cảm xúc thực của mình. Luôn phải quan niệm rằng 'khách hàng là thượng đế'.
  20. 13 - Họ cũng là người trực tiếp nhận các ý kiến từ phía khách hàng về dịch vụ hay sản phẩm để đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với dịch vụ công ty. Tất cả nhân viên đều có chung một mục đích và trách nhiệm là giúp khách hàng thỏa mãn và giữ vững niềm tin với công ty. Vì vậy, công việc luôn bị giám sát chặt chẽ và phải tuân thủ rất nhiều qui tắc điều lệ trong công việc. Chính việc làm này cũng gây ra không ít mặt tiêu cực, như: nhân viên luôn có tâm lý bị theo dõi, giám sát, từng lời nói hành động với khách hàng đều bị kiểm soát gắt gao thông qua hệ thống ghi âm… dẫn đến hậu quả là nhân viên có tâm lý không tự do khi làm việc và không thể phát huy hết khả năng và sức sáng tạo của mình, vì thế những nhân viên không chịu đựng được thường từ bỏ bộ phận và công ty. - Có khả năng giải quyết vấn đề và chịu áp lực cao trong công việc: Giải quyết những vấn đề của khách hàng. Đôi khi phải là người để cho khách hàng xả được cơn tức giận của họ. - Có tinh thần đồng đội: đặc điểm công việc tại phòng Điều hành cấp cứu đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều thành viên cho một công việc nên kỹ năng làm việc theo nhóm luôn được phát huy, chỉ cần 1 thành viên trong nhóm làm việc ít hiệu quả có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả công việc của cả nhóm. - Tự tin, sáng kiến, am hiểu địa lý, - Chấp nhận đi công tác xa - Có lòng trắc ẩn, sự bình tĩnh, có khả năng ra quyết định một cách chính xác. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, tai nạn … bệnh nhân cần được hỗ trợ kịp thời, không có thời gian cho sự chờ đợi, bên cạnh đó tâm lý bệnh nhân cũng không ổn định, do vậy công việc của nhân viên phòng Điều hành cấp cứu là làm sao trong thời gian ngắn nhất có thể phải liên hệ các nhà cung cấp dịch vụ để hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân về mặt y tế, song song đó phải đảm bảo liên hệ với công ty bảo hiểm của bệnh nhân hay đối tác … để đảm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2