intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Na Rì và đánh giá thực trạng về sự chuyển dịch cơ cấu. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì theo hướng CNH- HĐH đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỮU THẮNG GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỮU THẮNG GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 Học viên thực hiện Nguyễn Hữu Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã trực tiếp truyền thụ, trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Na Rì, Chi cục Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn… và các cơ quan, ngành của huyện Na Rì đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2015 Học viên thực hiện Nguyễn Hữu Thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 3 5. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ................................ 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............. 5 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu, cơ cấu kinh tế.............................................. 5 1.1.2. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế.......................................................... 6 1.1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế................................................................. 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế ........ 10 1.1.5. Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá cơ cấu kinh tế ...................... 13 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................... 13 1.2.1. Khái niệm .................................................................................... 13 1.2.2. Tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......... 14 1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................... 15 1.2.4. Các nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................ 16 1.2.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................ 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một số nước trên thế giới và địa phương trong nước .................................................. 20 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước..................................................... 20 1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ........................ 24 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn ..................................................................... 29 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 32 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 32 2.2.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................. 32 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................... 34 2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu ..................................................... 34 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin................................................. 35 2.2.5. Phương pháp phân tích dãy số thời gian ..................................... 36 2.2.6. Phương pháp so sánh ................................................................... 38 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................... 38 Chương 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN................................. 39 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế, xã hội huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................................... 39 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................ 39 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................ 47 3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014...................................................................................................... 55 3.2.1. Giá trị sản xuất và tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản xuất huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014 .......................................... 55 3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành ........ 59 3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .................................................................................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014 ........................................................................... 83 3.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ........................................... 83 3.3.2. Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội............................................... 84 3.3.3. Nhóm nhân tố về tổ chức - kỹ thuật ............................................ 87 3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Na Rì giai đoạn 2010- 2014 ..................................................................................... 87 3.4.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 87 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế................................................................. 88 3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế................................................ 89 Chương 4. GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020 ................................ 91 4.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 91 4.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 91 4.3. Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 ................................................................................. 92 4.3.1. Tập trung phát triển nông - lâm nghiệp đảm bảo ổn định diện tích canh tác hiện nay, nâng cao năng suất, sản lượng, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao ................................................................................... 92 4.3.2. Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến nông lâm sản, từng bước quy hoạch và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.......................................................................................... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 4.3.3. Huy động nguồn lực tài chính, quản lý tốt nguồn vốn và tài nguyên đất đai, rừng, môi trường để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................................... 96 4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ là nhiệm vụ quan trong quyết định đến thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................... 97 4.3.5. Tập trung cao nhất trong lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ............................ 99 4.4. Kiến nghị .............................................................................................. 100 4.4.1. Đối với Trung ương ................................................................... 100 4.4.2. Đối với tỉnh ................................................................................ 101 4.4.3. Đối với huyện ............................................................................ 102 KẾT LUẬN ................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CCKT : Cơ cấu kinh tế CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DT : Diện tích GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GT : Giá trị KV : Khu vực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế của Thái Lan từ năm 1970 đến 1991 ................. 21 Bảng 3.1: Hiện trạng dân số huyện Na Rì năm 2014 ................................. 48 Bảng 3.2: Lao động, cơ cấu lao động huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2010 - 2014 ........................................................................... 49 Bảng 3.3: Hiện trạng một sô tuyến đường trên địa bàn huyện .................. 52 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014 ................... 57 Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................ 60 Bảng 3.6: Cơ cấu diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm huyện Na Rì năm 2014 .............................................................................. 62 Bảng 3.7: Diện tích và cơ cấu cây công nghiệp - cây ăn quả huyện Na Rì .......................................................................................... 63 Bảng 3.8: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Na Rì năm 2010 - 2014 ........ 66 Bảng 3.9: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành Chăn nuôi .................................. 67 Bảng 3.10: Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động năm 2010- 2014 ......................................................................... 70 Bảng 3.11: Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ................................................................................ 77 Bảng 3.12: Phát triển các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ........ 78 Bảng 3.13: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ huyện Na Rì giai đoạn 2010-2014 .................................................................................. 79 Bảng 3.14: Số lượng, giá trị và cơ cấu GTSX của các thành phần kinh tế huyện Na Rì ........................................................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) luôn là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong đường lối đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Sau gần 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế (CCKT) cả nước và ở từng địa phương đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,HĐH). Tuy nhiên, cho đến nay, những yếu kém cơ bản về CCKT nói chung và tại huyện Na Rì nói riêng vẫn chưa được khắc phục đó là nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi phí thấp. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính tín dụng, giáo dục, y tế, bảo hiểm... còn nhỏ hoặc chưa có, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP của những năm qua tăng không đáng kể; trong khi tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng cũng giảm chưa nhiều. Trên thực tế, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện hầu như chỉ chú trọng việc phát triển kinh tế địa phương mình theo các mô hình phát triển, cơ cấu kinh tế tương tự nhau; ít chú trọng đến việc xây dựng một cơ cấu kinh tế dựa trên các lợi thế cạnh tranh của địa phương mình trên cơ sở định hướng phát triển vùng kinh tế phù hợp điều kiện của địa phương. Mặt khác chưa quan tâm nhiều tới mối quan hệ hữu cơ của các ngành kinh tế, phát triển những ngành có tiềm năng, lợi thế để làm động lực phát triển các ngành khác, từ đó tác động ngược lại cho sự phát triển của ngành tiềm năng. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương chưa phát huy hiệu quả các nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho việc sử dụng các nguồn lực ở từng địa phương kém hiệu quả, trong đó có huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Với đặc thù là một huyện miền núi, địa hình đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhưng với diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, nhỏ lẻ, phân tán, và khả năng chủ động tưới tiêu chỉ hơn 50% đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Do địa hình là đồi núi nên mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thấp, hoạt động sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; nông thôn, nông nghiệp đầu tư ít, phần đông lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo nghề, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế- xã hội cho vùng núi nhưng hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đôi khi chưa hợp lý, thiếu đồng bộ và chồng chéo, cùng với trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế; nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ, chưa có định hướng phát triển trong giai đoạn mới, khiến công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng còn bị động, lúng túng. Đối với nông nghiệp, thách thức lớn nhất là nền sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, mang nặng tính tự cung tự cấp, chi phí sản xuất cao trong khi chất lượng giá thành sản phẩm lại thấp. Bên cạnh đó, việc hình thành chuỗi liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, không ổn định, gây tâm lý e ngại cho bà con nông dân trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở hầu hết các xã còn lúng túng, sản phẩm sản xuất ra đa phần là sản phẩm thô chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững. Vì vậy đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Na Rì trong thời gian qua. Xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng CCKT ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Na Rì và đánh giá thực trạng về sự chuyển dịch cơ cấu. Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì theo hướng CNH- HĐH đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì những năm qua. Đánh giá các nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Na Rì tỉnh Bắc Kạn, những tiềm năng, thế mạnh nào của huyện cần được phát huy và khai thác phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đề xuất giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các tiềm năng, thế mạnh của huyện, các đặc điểm, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Một số loại cây trồng, vật nuôi và chủ thể tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. ngành dịch vụ, thương mại và những nhân tố tác động đến hoạt động của ngành này nhằm đưa sản phẩm nông lâm sản ra thị trường hiệu quả nhất. * Không gian: Nghiên cứu ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. * Phạm vi về thời gian: Từ năm 2012-2014 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, giải pháp mà đề tài đưa ra là căn cứ quan trọng để huyện Na Rì có thể tham khảo khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2015- 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn Chương 4: Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1. Một số vấn đề lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu, cơ cấu kinh tế 1.1.1.1. Cơ cấu “Cơ cấu” là cách tổ chức các thành phần, nhằm thực hiện một chức năng của chỉnh thể nào đó. “Cơ cấu” là một phạm trù của triết học, nó thể hiện cấu trúc bên trong cũng như tỉ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành một hệ thống và là thuộc tính của một hệ thống nhất định. Nền kinh tế của một quốc gia được xem xét như một hệ thống với nhiều bộ phận hợp thành. Các bộ phận này, có mối quan hệ mật thiết với nhau theo một trật tự nào đó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nói một cách đơn giản có thể xem đó là một bộ khung của khái niệm cơ cấu kinh tế. Cơ cấu là những bộ phận cấu thành một hệ thống và là thuộc tính của hệ thống đó, trong đó có các bộ phận cấu thành nên hệ thống này chiếm một tỉ trọng nhất định và có mối quan hệ với nhau giữa các bộ phận trong hệ thống. 1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế (CCKT) của xã hội Theo C.Mác là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Mác đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. “Cơ cấu kinh tế” là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 1.1.2. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là vấn đề có nội dung rộng, biểu hiện mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ đó không chỉ là mối quan hệ riêng lẻ của từng bộ phận cấu thành nên nền kinh tế (bao gồm các lĩnh vực kinh tế, các khâu tổ chức sản xuất và phân phối trao đổi tiêu dùng), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành thị) và các thành phần kinh tế (Nhà nước, hộ gia đình, tập thể, vốn đầu tư nước ngoài). Hiểu một cách đầy đủ, CCKT là tổng thể một hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với mục tiêu đã xác định của nền kinh tế. CCKT là một hệ thống ràng buộc, có các đặc trưng chủ yếu là mang tính khách quan và tính lịch sử. Đồng thời, cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, gắn với sự biến đổi phát triển không ngừng của các yếu tố và các bộ phận cấu thành. Muốn phát huy tác dụng của CCKT, CCKT phải trải qua một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại CCKT. Vì vậy, các loại cơ cấu thường không tồn tại một cách cố định bất biến mà có sự thay đổi, chuyển dịch, phù hợp với biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy, CCKT không những quy định về số lượng và tỉ lệ, giữa các yếu tố và bộ phận cấu thành biểu hiện về lượng (là sự tăng trưởng của hệ thống), mà còn thể hiện những mối quan hệ cơ cấu giữa các yếu tố biểu hiện về chất (là sự phát triển của hệ thống). Mối quan hệ giữa lượng và chất trong cơ cấu của nền kinh tế thực chất là biểu hiện về tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó. Một nền kinh tế chỉ có thể ổn định và tăng trưởng bền vững khi có cơ cấu cân đối và hợp lý. Do đó nghiên cứu CCKT là nhằm nhận biết cấu trúc của nền kinh tế và phát hiện xu hướng vận động của nền kinh tế theo từng thời kỳ để có những tác động cần thiết, thúc đẩy các xu hướng tích cực hay hạn chế những tiêu cực để đạt những mục tiêu đã định trước. Khi nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 cứu CCKT có một ý nghĩa rất lớn đối với thực tiễn phát triển kinh tế trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia nói chung, từng vùng và từng địa phương nói riêng. Ở nước ta, Nghị Quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ: Nền kinh tế quốc dân có một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế mà trong đó các ngành, các vùng, các thành phần, các hoạt động sản xuất phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định. 1.1.3. Phân loại cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế bao gồm những bộ phận cấu thành như: Cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. 1.1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành là quan hệ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành. Cơ cấu ngành là bộ phận then chốt trong CCKT, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỉ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay về cơ bản, hệ thống phân ngành kinh tế được sử dụng trên thế giới là hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA). Nó được áp dụng đối với nền kinh tế thị trường. Trước đây còn có hệ thống sản xuất vật chất (Material Production System - MPS), hệ thống này được áp dụng với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Theo hệ thống tài khoản quốc gia, nền kinh tế thị trường được phân làm 3 nhóm ngành (Khu vực) là: - Khu vực I (KVI) gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (đối với nhiều nước khác là các ngành khai thác trực tiếp tài nguyên thiên nhiên). - Khu vực II (KVII) gồm công nghiệp và xây dựng (đối với nhiều nước khác là các ngành chế biến). - Khu vực III (KVIII) là ngành dịch vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 Trong ba khu vực này bao gồm 21 ngành cấp 1. Các ngành cấp 1 lại được chia nhỏ thành các ngành cấp 2. Trong khi các ngành cấp 2 lại được chia nhỏ thành các ngành sản phẩm. Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tùy theo mức tập trung hay chi tiết hóa đến mức nào mà có thể chúng được tập hợp các ngành tương ứng. Đối với nước ta, theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, nền kinh tế nước ta được chia thành 21 ngành cấp 1; 88 ngành kinh tế cấp 2; 242 ngành kinh tế cấp 3; 437 ngành kinh tế cấp 4; 642 ngành kinh tế cấp 5. Quan điểm của nước ta hiện nay, các ngành cấu thành nên khu vực I, khu vực II, khu vực III như sau: - KVI gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; còn lâm nghiệp có trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản; Thủy sản có đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. - KVII gồm công nghiệp và xây dựng. Trong đó công nghiệp lại phân làm nhiều ngành thuộc 3 nhóm: Công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. - KVIII là tập hợp của nhiều ngành liên quan đến dịch vụ với chung một đặc điểm là các sản phẩm được tạo ra không tồn tại dưới dạng hình thái vật thể bao gồm khách sạn và nhà hàng; vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ; các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hóa, Đảng, Đoàn thể, thể thao; Đối với nền kinh tế quốc dân, CDCCKT theo hướng CNH - HĐH là sự chuyển dịch các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng tăng dần tỉ trọng các ngành thuộc KVII và KVIII, giảm dần tỉ trọng của các ngành thuộc KVI. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 1.1.3.2. Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế gắn liền với các loại hình sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Tùy theo phương thức sản xuất mà có các thành phần kinh tế chiếm địa vị chi phối hay chủ đạo và các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại. Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân và cá thể) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế được xác định với vai trò khác nhau trong đó lấy kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể làm nền tảng và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Thành phần kinh tế này bao trùm các ngành kinh tế then chốt gắn liền với việc quản lý tài nguyên của đất nước, với an ninh quốc phòng và với các lĩnh vực quan trọng khác. Kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng với nhiều hình thức tổ chức trên cơ sở tham gia tự nguyện, bình đẳng dân chủ, cùng có lợi giữa các thành viên tham gia. Kinh tế cá thể với tiềm năng to lớn có vai trò quan trọng lâu dài đối với việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Kinh tế tư bản tư nhân, đang có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế với tiềm lực về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý, thị trường và giải quyết tốt vấn đề gay gắt của xã hội hiện nay là vấn đề lao động việc làm. Kinh tế tư bản nhà nước có khả năng to lớn với hình thức liên doanh giữa nhà nước với tư bản trong nước và ngoài nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh trong những năm gần đây hướng vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao. 1.1.3.3. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ (vùng kinh tế) phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. Thực chất của việc phân chia này là để làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển, thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 thi chính sách để phù hợp với đặc điểm của từng vùng nhằm khai thác đạt hiệu quả cao trên từng vùng và trên toàn vẹn lãnh thổ. Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỉ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác. Trong một quốc gia có nhiều vùng lãnh thổ, các vùng này phải được bố trí, quan hệ với nhau theo một tỉ lệ nào đó để tạo điều kiện phát triển kinh tế cho từng vùng nói riêng và của cả nước nói chung. CCKT theo lãnh thổ là một chỉnh thể liên kết các ngành sản xuất trong một vùng theo một cấu trúc hợp lý, nhờ đó mà có thể tạo ra khả năng tăng trưởng kinh tế trong quá trình vận hành CCKT. Tóm lại, CCKT theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ là sự biểu hiện về bản chất của những khía cạnh khác nhau của một nền kinh tế. Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó cơ cấu theo ngành giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng trong thực hiện cơ cấu ngành, còn cơ cấu theo lãnh thổ là cơ sở cho các ngành, các thành phần kinh tế phân phối hợp lý các nguồn lực. Qua đó sẽ tạo sự phát triển đồng bộ, cân đối và đạt hiệu quả cao giữa các ngành, các thành phần kinh tế trong một nền kinh tế. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế Trong việc hình thành CCKT, có rất nhiều sự tác động của các yếu tố kể cả các nhân tố tự nhiên hay kinh tế xã hội. Nhưng nhìn một cách cơ bản có thể chia thành hai nhóm nhân tố quan trọng: 1.1.4.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong - Nguồn lực phát triển kinh tế trong nước: Trong đó có vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động... là những tiền đề rất quan trọng để hình thành nên một cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, các nguồn lực này khi có sự tác động của các nhân tố khác mới phát huy được vai trò quan trọng của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2