Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở Việt Nam
lượt xem 7
download
Luận văn này nghiên cứu, phân tích và làm rõ thêm những nội dung lý luận về Quỹ Đầu tư, Quỹ ĐTPT địa phương và kinh nghiệm và phát triển Quỹ Đầu tư một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam. Đánh giá thực trạng hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các quỹ đầu tư phát triển địa phương ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN THỊ TRÚC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI THANH LOAN TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tôi trong suốt thời gian qua. NGUYỄN THỊ TRÚC
- iii Mục lục trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG ... 4 1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ ........................................................... 4 1.1.1 Khái niệm Quỹ đầu tư ............................................................................. 4 1.1.2 Vai trò của quỹ đầu tư ............................................................................ 4 1.1.3 Phân loại quỹ đầu tư ................................................................................ 6 1.1.3.1 Phân loại theo Chủ thể đầu tư ........................................................... 7 1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng đầu tư ......................................................... 7 1.1.3.3 Phân loại theo cơ cấu huy động vốn ................................................. 9 1.2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................................... 10 1.2.2 Đặc điểm của Quỹ ĐTPT địa phương. .................................................... 10 1.2.3 Phạm vi hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương.......................................... 12 1.2.4 Hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương. ..................................... 12 1.2.4.1 Hiệu quả kinh tế - xã hội của Quỹ ĐTPT địa phương: ...................... 12 1.2.4.2 Hiệu quả tài chính của Quỹ ĐTPT địa phương: ............................... 13 1.3 ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM ................................................................................ 13 1.3.1 Khung pháp lý cho Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động .............................. 13 1.3.2 Nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ................................... 14 1.3.2.1 Vốn chủ sở hữu: .............................................................................. 14 1.3.2.2 Vốn huy động ................................................................................. 15 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương .......... 15 1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........ 16 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển mô hình Quỹ ĐTPT của các nước ................. 16 1.4.1.1. Trung quốc .................................................................................... 16 1.4.1.2. Thái Lan ........................................................................................ 17
- iv 1.4.1.3. Malaysia ........................................................................................ 19 1.4.1.4. Ấn Độ ............................................................................................ 20 1.4.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mô hình Quỹ đầu tư phát triển của các nước ........................................................................................... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM ...................................................................... 24 2.1 SỰ RA ĐỜI, CƠ CẤU CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM ... 24 2.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam ................................... 24 2.1.2 Sự ra đời và phát triển của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam ................ 25 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Quỹ ĐTPT địa phương ............................................. 25 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM. ......................................................................................................................... 26 2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy, mô hình hoạt động và sự phối hợp với chính quyền địa phương của các Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam ......................... 26 2.2.1.1 Về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và mô hình hoạt động: .............. 26 2.2.1.2 Về việc ban hành các Quy trình, Quy chế nghiệp vụ hoạt động......... 27 2.2.1.3 Tình hình phối hợp giữa chính quyền địa phương, Quỹ và các bên liên quan ...................................................................................................... 28 2.2.2 Về nguồn vốn hoạt động: ....................................................................... 28 2.2.2.1 Thực trạng cấp và bổ sung vốn điều lệ:............................................ 30 2.2.2.2 Thực trạng huy động vốn: ............................................................... 32 2.2.3 Về hoạt động sử dụng vốn ..................................................................... 36 2.2.3.1 Hoạt động cho vay đầu tư ............................................................... 37 2.2.3.2 Hoạt động đầu tư trực tiếp .............................................................. 39 2.2.3.3 Hoạt động đầu tư trên thị trường vốn ............................................... 41 2.2.4 Các hoạt động khác ............................................................................... 41 2.2.4.1 Hoạt động thoát vốn ....................................................................... 41 2.2.4.2 Quản lý vốn uỷ thác ....................................................................... 42 2.2.4.3 Hoạt động tư vấn tài chính .............................................................. 43 2.2.4.4 Hoạt động huy động vốn cho chính quyền địa phương ................... 43
- v 2.2.5 Hiệu quả tài chính của các Quỹ ĐTPT địa phương.................................. 44 2.3 ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU, TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ........................................ 45 2.3.1 Kết quả đạt được ................................................................................... 45 2.3.2 Những tồn tại hạn chế ........................................................................... 46 2.3.2.1 Về cơ sở pháp lý: ........................................................................... 46 2.3.2.2 Về tổ chức bộ máy, mô hình hoạt động, nguồn nhân lực ................... 47 2.3.2.3 Về vai trò, hoạt động, phối hợp của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và của chính quyền địa phương với Quỹ .......................................................... 47 2.3.2.4 Về nguồn vốn hoạt động .................................................................. 48 2.3.2.5 Về hoạt động sử dụng vốn ............................................................... 49 2.3.2.6 Về hiệu quả tài chính các Quỹ......................................................... 50 2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế ..................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM .................................................................................... 54 3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ........................ 54 3.1.1 Xác định vị trí chiến lược của Quỹ ĐTPT địa phương: ........................... 54 3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển của các Quỹ ĐTPT địa phương đến năm 2015. ............................................................................................................ 55 3.1.2.1 Mục tiêu phát triển: ........................................................................ 55 3.1.2.2 Định hướng phát triển các Quỹ ĐTPT địa phương đến năm 2015: .... 56 3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐTPT ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM: ....................................................................................... 58 3.2.1 Nhóm giải pháp chính góp phần trực tiếp đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ........................................................................................... 59 3.2.1.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ........................................ 59 3.2.1.2 Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn để tận dụng nguồn vốn lãi suất thấp từ dự án Quỹ ĐTPT địa phương do Ngân hàng thế giới tài trợ. .............. 60 3.2.1.3 Mở rộng đối tượng, nâng cao giới hạn, thực hiện chức năng “vốn mồi” để đẩy mạnh hoạt động cho vay. ................................................................. 61 3.2.1.4 Chú trọng thực hiện chính sách công – tư (PPP) kết hợp trong mở rộng hoạt động đầu tư trực tiếp. .......................................................................... 62
- vi 3.2.1.5 Nghiên cứu mở rộng hoạt động đầu tư gián tiếp ............................... 64 3.2.1.6 Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng hoạt động quản lý vốn ủy thác ...................................................................................................... 64 3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động các Quỹ ĐTPT địa phương ................................................................................................................ 65 3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý: .......................................... 65 3.2.2.2 Giải pháp Kiểm soát việc thành lập các Quỹ ĐTPT địa phương:........ 66 3.2.2.3 Chuyển đổi mô hình hoạt động để hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực hoạt động.............................................................................................. 68 3.2.2.4 Cụ thể hóa trách nhiệm, quyền hạn để tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của Quỹ. ....................................................................... 70 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN:................................. 70 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ: ...................................................................... 70 3.3.2 Kiến nghị với Chính quyền địa phương .................................................. 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 73 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 75 Phụ lục:.......................................................................................................................... 76
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ADB: Asian Development Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á AFD: Agence Francaise Développement – Cơ quan phát triển Pháp BOT: Build – Operate – Transfer – Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao BTO: Build – Transfer – Operate – Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh BT: Build – Transfer – Xây dựng – Chuyển giao ĐTPT: Đầu tư phát triển HĐQL: Hội đồng quản lý GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội ODA: Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức PPP: Public Private Partnership – Hợp tác công tư WB: World Bank – Ngân hàng thế giới
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ các Quỹ ĐTPT địa phương Giai đoạn 1997-2011 Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn điều lệ của Quỹ Nhóm 1 trong tổng vốn điều lệ Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn các Quỹ Giai đoạn 1997-2011 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động các Quỹ giai đoạn 1997-2011 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sử dụng vốn các Quỹ giai đoạn 1997 – 2011 Bảng 2.6: Tổng số dự án và doanh số cho vay giai đoạn 1997-2011 Bảng 2.7: Kết quả ủy thác phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Nguồn vốn hoạt động của các Quỹ giai đoạn 1997 – 2011 Đồ thị 2.2: Tỷ trọng vốn hoạt động của các Quỹ năm 2011 Đồ thị 2.3: Xu hướng tăng trưởng Vốn điều lệ các Quỹ giai đoạn 1997-2011 Đồ thị 2.4: Tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn hoạt động các Quỹ giai đoạn 1997 – 2011 Đồ thị 2.5: Sự chuyển dịch cơ cấu vốn huy động của các Quỹ Đồ thị 2.6: Cơ cấu vốn hoạt động của các Quỹ giai đoạn 1997 – 2011 Đồ thị 2.7: Xu hướng phát triển tổng số dự án và doanh số cho vay đầu tư giai đoạn 1997 – 2011 Đồ thị 2.8: Xu hướng phát triển đầu tư trực tiếp giai đoạn 1997-2011 Đồ thị 2.9: Kết quả giải ngân vốn uỷ thác của các Quỹ giai đoạn 1997-2011 Đồ thị 2.10: Hiệu quả tài chính của các Quỹ giai đoạn 1997-2011
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm tới, kinh tế Việt Nam bước sang giai đoạn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Chính phủ đã khuyến khích chính quyền các địa phương chủ động trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Trong hoàn cảnh này, Quỹ Đầu tư phát triển (ĐTPT) địa phương đã và đang trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp chính quyền địa phương tập trung nguồn lực đầu tư vào kết cấu hạ tầng bao gồm khả năng huy động vốn để đầu tư và liên kết với khu vực kinh tế tư nhân. Với chủ trương đó, chính sách huy động mọi nguồn lực của xã hội và nền kinh tế cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, cùng với ý tưởng thành lập công cụ tài chính riêng cho chính quyền địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997. Sau hơn 10 năm thí điểm, đến nay đã có 27 Quỹ ĐTPT địa phương được thành lập trên cả nước (chiếm 42% số địa phương trong cả nước), và số lượng Quỹ ĐTPT địa phương sẽ còn tăng lên trong thời gian tới. Hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, từng bước khẳng định là một công cụ tài chính đắc lực của chính quyền địa phương đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị của các địa phương. Tuy nhiên hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương còn chưa đều nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng của các địa phương, hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, kể cả khó khăn về nguồn vốn dài hạn, về năng lực quản lý tài chính và thẩm định dự án. Nhìn thấy được vai trò quan trọng cũng như định hướng phát triển của các Quỹ ĐTPT địa phương trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu.
- 2 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Liên quan đến hoạt động của các Quỹ Đầu tư, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên đối với Việt Nam, Quỹ Đầu tư và Quỹ ĐTPT địa phương vẫn là vấn đề tương đối mới, vì vậy số lương công trình nghiên cứu còn chưa nhiều. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Ủy ban chứng khoán nhà nước) năm 2000 với đề tài “Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại Quỹ đầu tư tại Việt Nam”; công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Ủy ban chứng khoán nhà nước) năm 2001 với đề tài “Hình thành và phát triển Quỹ Đầu tư chứng khoán và Công ty Quản lý Quỹ tại Việt Nam”; Báo cáo nghiên cứu dự án “Quỹ ĐTPT địa phương” của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2009. Mỗi công trình, dự án nghiên cứu nêu trên có mục đích, đối tượng và phạm vi khác nhau, chưa có công trình nào thực hiên nghiên cứu đánh giá toàn diện, có tính chất chuyên sâu về các Quỹ ĐTPT địa phương để từ đó kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trong thời gian tới. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu, phân tích và làm rõ thêm những nội dung lý luận về Quỹ Đầu tư, Quỹ ĐTPT địa phương và kinh nghiệm và phát triển Quỹ Đầu tư một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam. - Đánh giá thực trạng hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam từ khi Quỹ ĐTPT địa phương đầu tiên được chính thức thành lập (năm 1997) đến nay và định hướng phát triển đến năm 2015.
- 3 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm khách quan để đánh giá sự vật, hiện tượng. - Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá, tham khảo ý kiến chuyên gia để rút ra kết luận và đưa ra kiến nghị. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Luận văn góp phần làm rõ thêm một một số nội dung lý luận về Quỹ Đầu tư, Quỹ ĐTPT địa phương và vai trò của Quỹ ĐTPT địa phương trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước. - Phân tích thực trạng hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở nước ta trong thời gian qua, tìm ra các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại. - Trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực tiễn kết hợp với kinh nghiệm quản lý của một số nước, Luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 03 chương: Chương I: Tổng quan về Quỹ ĐTPT địa phương Chương II: Thực trạng hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam. Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương ở Việt Nam.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG 1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ 1.1.1 Khái niệm Quỹ đầu tư Theo định nghĩa của Cadogan Financials, Quỹ đầu tư là một định chế tài chính phi ngân hàng, trung gian giữa người có vốn (thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn thông tin khác nhau) và người cần vốn (sử dụng các khoản tiền đó để đầu tư vào các tài sản khác nhau thông qua công cụ cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ). 1.1.2 Vai trò của quỹ đầu tư Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu tư. Nhưng làm thế nào để các tổ chức hay cá nhân đang nắm giữ những nguồn vốn nhàn rỗi và các doanh nghiệp đang có ý tưởng kinh doanh khả thi có thể gặp và hợp tác với nhau, cùng tìm cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Các định chế tài chính trung gian ra đời chính là đáp ứng nhu cầu cần những chiếc “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn. Là một trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng, Quỹ đầu tư có nhiều điểm nổi bật so với các trung gian tài chính khác với vai trò: * Huy động vốn cho phát triển kinh tế Như ở trên đã nói, để phát triển bền vững rất cần những nguồn vốn trung và dài hạn. Quỹ đầu tư tạo ra hàng loạt các kênh huy động vốn phù hợp với nhu cầu của cả người đầu tư lẫn người nhận đầu tư. Các nguồn vốn nhàn rỗi riêng lẻ trong công chúng do vậy sẽ được tập trung lại thành một nguồn vốn khổng lồ, thông qua Quỹ đầu tư sẽ được đầu tư vào các dự án dài hạn, đảm bảo được nguồn vốn phát triển vững chắc cho cả khu vực tư nhân lẫn khu vực nhà nước.
- 5 Không những thế, các Quỹ đầu tư còn khuyến khích được dòng chảy vốn nước ngoài. Đối với luồng vốn gián tiếp, việc đầu tư vào Quỹ sẽ loại bỏ các hạn chế của họ về giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp, về kiến thức và thông tin về chứng khoán cũng như giảm thiểu các chi phí đầu tư. Đối với luồng vốn đầu tư trực tiếp, Quỹ đầu tư góp phần thúc đẩy các dự án bằng cách tham gia góp vốn vào các liên doanh hay mua lại một phần vốn của bên đối tác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thu hồi vốn cũng như tăng được sức mạnh trong nước ở các liên doanh. * Bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư Đa dạng hoá danh mục đầu tư – phân tán rủi ro: Việc phân tán rủi ro đối với một khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá của các chứng khoán trong danh mục đầu tư, nhất là các chứng khoán đựoc niêm yết trên sở giao dịch thường được giao dịch theo lô chẵn. Các khoản vốn nhỏ ấy tuy vậy lại có thể phân tán rủi ro một cách dễ dàng khi chúng được tập trung lại trong một Quỹ đầu tư. Khi đó tất cả các nhà đầu tư dù lớn hay nhỏ đều được tham gia chung vào mọi dự án đầu tư của Quỹ, cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư: Quỹ đầu tư với các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên có trình độ và kiến thức chuyên sâu, với nguồn thông tin đa dạng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư riêng lẻ. Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô: Các chi phí về thông tin, chi phí hành chính, trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư riêng lẻ sẽ giảm thiểu khi được xử lý tập trung. Quỹ với tư cách là nhà đầu tư lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp cận với các dự án hơn. Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư: Việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đối với mỗi nhà đầu tư. Chứng chỉ Quỹ đầu tư chính là một loại chứng khoán, do vậy, người đầu tư hoàn toàn có thể mua bán nó trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại cho bản thân Quỹ (nếu là Quỹ đầu tư dạng mở).
- 6 Thuận tiện cho người đầu tư: Người đầu tư có thể mua hoặc bán chứng chỉ Quỹ đầu tư trực tiếp hoặc thông qua môi giới, trung gian. Việc mua bán có thể thông qua thư tín, điện thoại hay hệ thống mạng máy tính. Các nhà đầu tư có thể thoả thuận với Quỹ để tái đầu tư tự động (automatic reinvestment) hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ. Nhà đầu tư còn được Quỹ cung cấp các dịch vụ như thông tin và tư vấn. * Đối với các doanh nghiệp Nhận được nguồn vốn với chi phí huy động thấp: Việc tiếp cận các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó với những thủ tục rườm rà (đảm bảo khoản vay với các chứng từ tài chính và tài sản …). Thông qua Quỹ đầu tư, việc huy động vốn chỉ đơn thuần là phát hành chứng khoán với chi phí giảm đáng kể. Nhận được các thông tin tư vấn quản lý, marketing và tài chính: Quỹ đầu tư cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn về kế hoạch tài chính, marketing và các mối quan hệ với các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp khác. Lợi ích này của Quỹ đầu tư được đặc biệt đánh giá cao với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và nhất là trong các nền kinh tế chuyển đổi. Tiếp cận nguồn tài chính dài hạn: Lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cụ huy động vốn của Quỹ. Đó là các loại chứng khoán do Quỹ phát hành, cùng với hoạt động của thị trường chứng khoán cho phép trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đó. Sự kết hợp này khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có khả năng đầu tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 1.1.3 Phân loại quỹ đầu tư Là hình thức chung vốn đầu tư nhằm tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư, Quỹ đầu tư được thành lập dưới nhiều hình thức. Việc phân loại Quỹ đầu tư trên thế giới hiện nay chủ yếu dựa vào 4 tiêu chí chính sau: Chủ thể đầu tư, Đối tượng đầu tư, Cơ cấu huy động vốn và Cơ chế quản lý.
- 7 1.1.3.1 Phân loại theo Chủ thể đầu tư - Quỹ đầu tư tư nhân: Do một số tổ chức và cá nhân góp vốn và thuê Công ty quản lý Qũy nhằm mục đích đầu tư vốn của mình một cách có lợi nhất và đảm bảo quản lý chặt chẽ vốn đầu tư. Do việc huy động vốn của Quỹ chỉ hạn chế trong một số tổ chức và cá nhân nên họ có thể đầu tư vào những dự án dài hạn, có tiềm năng phát triển cao và mức độ rủi ro lớn. Các Quỹ này thường đầu tư vào chứng khoán của những công ty chưa niêm yết. Quỹ đầu tư tư nhân thường mang hình thái của Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm. - Quỹ đầu tư tập thể: Chứng chỉ góp vốn của Quỹ đầu tư tập thể được phép mua bán rộng rãi trên thị trường. Do số lượng người góp vốn rất nhiều và phần lớn là các cá nhân – những nhà đầu tư không chuyên nên hầu hết các nước đều có những quy định hết sức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư. 1.1.3.2 Phân loại theo đối tượng đầu tư - Quỹ đầu tư cổ phiếu (stock fund) + Quỹ đầu tư tăng trưởng (growth fund) theo đuổi sự tăng trưởng vốn, thu nhập cổ tức không phải là yếu tố chính yếu. + Quỹ đầu tư vốn mạo hiểm (venture capital fund hay hedging fund) theo đuổi sự tăng trưởng tối đa về vốn, thu nhập cổ tức không phải là yếu tố chính yếu. Các Quỹ này đầu tư vào các cổ phiếu của công ty mới, công ty đang gặp khó khăn hay thuộc các ngành tạm thời không được ưa chuộng. + Quỹ đầu tư tăng trưởng và thu nhập (growth and income fund) theo đuổi sự tăng trưởng vốn dài hạn và thu nhập hiện tại. Các Quỹ này đầu tư vào cổ phiếu thường của các công ty có giá trị cổ phần tăng lên và có một tiền sử trả cố tức vững chắc. + Quỹ đầu tư vàng và kim loại quý (precious metals/ gold fund) theo đuổi sự tăng trưởng vốn. Các Quỹ này đầu tư các chứng khoán kết hợp vàng và các kim loại quý.
- 8 + Quỹ đầu tư chọn vốn (capital selection fund) theo đuổi sự tăng trưởng vốn. Các Quỹ này lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo quy mô vốn của công ty, có thể là công ty vốn lớn, trung bình hoặc vốn nhỏ. + Quỹ đầu tư chọn ngành (industry selection fund) theo đuổi sự tăng trưởng vốn. Các Quỹ này lựa chọn đầu tư cổ phiếu theo vị thế của ngành hoặc theo một số tiêu chuẩn riêng của Quỹ. + Quỹ đầu tư chỉ số (index fund) theo đuổi mức thu nhập hiện tại cao. Danh mục quản lý của các Quỹ này được quản lý theo một chỉ số chứng khoán nhất định. + Quỹ đầu tư quốc tế (international fund) theo đuổi tăng trưởng trong giá trị các khoản đầu tư. Danh mục đầu tư chủ yếu các cổ phiếu của các công ty nằm ngoài nước. + Quỹ đầu tư toàn cầu (global equity fund) theo đuổi tăng trưởng trong giá trị các khoản đầu tư. Các Quỹ này đầu tư vào các cổ phiếu được giao dịch trên toàn thế giới, kể cả các cổ phiếu trong nước. + Quỹ đầu tư thu nhập – vốn cổ phần (income-equity fund) theo đuổi mức thu nhập cao bằng việc đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu và công ty có tiền sử trả cổ tức tốt. - Quỹ đầu tư trái phiếu và thu nhập (bond and income fund): + Quỹ đầu tư trái phiếu chuyển đổi (convertible bond fund) theo đuổi mức thu nhập hiện tại và sự tăng trưởng vốn trong tương lai. Các Quỹ này đầu tư vào trái phiếu kèm theo quyền được chuyển đổi sang cổ phiếu thường theo các điều kiện cam kết. + Quỹ đầu tư thu nhập – trái phiếu (income-bond fund) theo đuổi mức lợi nhuận hiện tại cao. Các Quỹ này đầu tư vào một tập hợp các trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ. + Quỹ đầu tư thu nhập chính phủ (government income fund) theo đuổi lợi nhuận hiện tại. Các Quỹ này đầu tư vào nhiều loại chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu thế chấp…
- 9 + Quỹ đầu tư trái phiếu toàn cầu (global bond fund) theo đuổi một mức thu nhập cao. Danh mục đầu tư của các Quỹ này chủ yếu gồm các chứng khoán nợ của các công ty và các quốc gia trên toàn thế giới, kể cả các chứng khoán nợ quốc gia. + Quỹ đầu tư trái phiếu công ty (corporate bond fund) theo đuổi một mức thu nhập cao. Danh mục đầu tư của các Quỹ này chủ yếu gồm các trái phiếu công ty và một tỷ lệ trái phiếu kho bạc nhất định. + Quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao (high-yield bond fund) theo đuổi một lợi suất cao nhưng chứa đựng một mức rủi ro cao hơn các Quỹ trái phiếu công ty. Danh mục đầu tư của các Quỹ này gồm chủ yếu các trái phiếu của các công ty bị đánh giá thấp + Quỹ đầu tư trái phiếu địa phương dài hạn (municipal bond fund-long-term) theo đuổi thu nhập không bị đánh thuế bởi chính phủ. Các Quỹ này đầu tư vào các trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành nhằm cung cấp vốn cho các công trình địa phương như trường học, bệnh viện, cầu đường… - Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (money market fund): + Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ chịu thuế (taxable money market fund) theo đuổi việc duy trì một giá trị tài sản thuần bền vững. Các Quỹ này đầu tư vào các chứng khoán hảo hạng, ngắn hạn được bán trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng lớn và thương phiếu. + Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ miễn thuế (tax-exempt money market fund) theo đuổi thu nhập không bị đánh thuế bởi chính phủ với mức rủi ro thấp nhất. Các Quỹ này đầu tư vào các chứng khoán địa phương với kỳ hạn tương đối ngắn. 1.1.3.3 Phân loại theo cơ cấu huy động vốn - Quỹ đầu tư dạng đóng (closed-end fund): Không mua lại các chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành, Quỹ này huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ từng lần một. Nhà đầu tư không mua được chứng chỉ Quỹ ở các lần phát hành tập trung thì chỉ có thể mua lại ở thị trường chứng khoán thứ cấp từ những cổ đông hiện tại giống như giao dịch các cổ phiếu. Chứng chỉ Quỹ đóng có thể
- 10 được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung và được giao dịch giống như cổ phiếu thường. Quỹ đóng có cơ cấu vốn ổn định nên có lợi thế trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn và các chứng khoán có tính thanh khoản thấp. - Quỹ đầu tư dạng mở (open-end fund): Phát hành chứng chỉ liên tục để huy động vốn và sẵn sàng mua lại chứng chỉ mà Quỹ đã phát hành theo giá trị tài sản ròng. Việc mua bán chứng chỉ Quỹ có thể thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và công ty quản lý Quỹ, không phải thông qua thị trường chứng khoán. Do cơ cấu vốn không ổn định vì người đầu tư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào nên Quỹ mở phải đầu tư vào rất nhiều loại chứng khoán khác nhau.Người đầu tư có thể nhận cổ tức hoặc tái đầu tư vào Quỹ bằng cách yêu cầu được mua thêm chứng chỉ mới. 1.2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM 1.2.1 Khái niệm Quỹ đầu tư phát triển địa phương Theo nghị định 138/2007/ NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 thì khái niệm Quỹ ĐTPT địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước của chính quyền các địa phương thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ ĐTPT địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. 1.2.2 Đặc điểm của Quỹ ĐTPT địa phương. Thứ nhất: Là loại định chế tài chính do chính quyền các địa phương sỡ hữu 100% vốn, chưa có sự tham gia của công chúng đầu tư như các loại hình Quỹ Đầu tư khác.
- 11 Thứ hai: Mô hình tổ chức quản lý thuộc nhóm Quỹ đầu tư tổ chức theo mô hình tự quản lý, với cơ cấu đầy đủ như một doanh nghiệp, không có sự tham gia của các tổ chức trung gian. Thứ ba: Hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương nhằm mục tiêu vừa thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương (mục tiêu chính sách), vừa thực hiên mục tiêu gia tăng giá trị vốn cho chủ sở hữu và giảm tính chất bao cấp trong hoạt động. Thứ bốn: Vốn hoạt động của Quỹ ĐTPT: Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp khi thành lập Quỹ ĐTPT địa phương và nguồn bổ sung hàng năm từ dự toán chi ngân sách hoặc nguồn tăng thu ngân sách địa phương, Quỹ ĐTPT địa phương còn có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng hợp vốn để đầu tư, phát hành trái phiếu để huy động vốn … Thứ năm: Quản lý của Nhà nước đối với Quỹ ĐTPT địa phương - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Quỹ ĐTPT địa phương, quy định về tổ chức bộ máy, phê duyệt Điều lệ hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương, trực tiếp quản lý hoạt động và quyết định các vấn đề khác của Quỹ ĐTPT địa phương thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định 138/NĐ-CP và pháp luật hiện hành. - Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương; ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ ĐTPT địa phương; thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương. Thứ sáu: Nguyên tắc hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương - Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Ngân sách nhà nước không cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy của Quỹ ĐTPT địa phương. - Quỹ ĐTPT địa phương chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn