intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trong thị trường EU giai đoạn 2008-2010

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích những lợi thế và hạn chế của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, đồng thời đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU hiện nay và xu hướng tiêu dùng hàng may mặc tại thị trường EU; tổng kết những kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Srilanca,... trên thị trường EU để hàng may mặc Việt Nam có thể vận dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trong thị trường EU giai đoạn 2008-2010

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- LƯƠNG MINH DUY QUANG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008-2010 Chuyên ngành : THƯƠNG MẠI Mã số : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN BỬU TP Hồ Chí Minh – Năm 2008
  2. Những điểm mới của luận văn: Thị trường EU luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại Việt Nam nhiều năm qua và là một trong những thị trường tiêu thụ với số lượng lớn các sản phẩm hàng may mặc của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam, việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU đã góp phần đáng kể vào hoạt động kinh tế quốc tế của cả nước, giải quyết được việc làm cho rất nhiều người lao động và các hoạt động an sinh xã hội và môi trường tại Việt Nam. Trước những vấn đề cấp thiết đó, luận văn này cập nhật một số điểm mới sau:  Sự thay đổi về nhu cầu hàng may mặc, xu hướng phát triển và những qui định về hàng may mặc của thị trường EU.  Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.  Chỉ ra các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam hiện nay trên thị trường EU.  Dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc và Srilanca về xuất khẩu hàng may mặc sang EU để rút ra những kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.  Trình bày thực trạng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, những điểm mạnh và điểm yếu cho hàng may mặc xuất khẩu. Luận văn này sẽ nghiên cứu sâu hàng may mặc xuất khẩu vì hàng may mặc được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rất mạnh và gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường EU. Những yếu tố đó vừa tạo ra sự khác biệt giữa luận văn nghiên cứu này với những nghiên cứu trước đây, đồng thời nghiên cứu riêng biệt về khả năng cạnh tranh hàng may mặc là điều mới. Để góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế, việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường quốc tế là vấn đề kinh tế có ý nghĩa và phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn này là: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trong thị trường EU giai đoạn 2008-2010”.
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU.......................... 1 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA ..... 1 1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng hóa ......................... 1 1.1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh................................................................................. 1 1.1.1.2. Quan niệm về khả năng cạnh tranh ................................................................. 2 1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu và phân loại hàng may mặc ....................................... 4 1.1.2.1. Những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc .................................................. 4 1.1.2.2. Phân loại hàng may mặc ................................................................................. 5 1.1.3. Hệ thống và các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng may mặc......... 7 1.1.3.1. Chất lượng hàng may mặc............................................................................... 7 1.1.3.2. Mức độ hấp dẫn của hàng may mặc ................................................................ 8 1.1.3.3. Thương hiệu hàng may mặc ............................................................................ 9 1.1.3.4. Giá cả hàng may mặc ...................................................................................... 9 1.1.3.5. Tốc độ tăng thị phần của hàng may mặc.......................................................... 9 1.2. THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC NHẬP KHẨU.................. 10 1.2.1. Tổng quan về thị trường hàng may mặc EU. .................................................... 10 1.2.2. Chính sách của EU đối với hàng may mặc nhập khẩu ...................................... 11 1.2.2.1. Tự do hoá thương mại và cạnh tranh bình đẳng............................................. 11 1.2.2.2. Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập ............................................................... 12 1.2.2.3. Thuế nhập khẩu vào thị trường EU ............................................................... 12 1.2.2.4. Thuế chống bán phá giá ................................................................................ 13 1.2.2.5. Thuế giá trị gia tăng ...................................................................................... 13 1.2.3. Vai trò của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam ............. 14 1.2.3.1. Vai trò của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam .......... 14
  4. 1.2.3.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU ............................................................................................. 15 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ........................................................ 16 1.3.1. Qui mô, năng lực xuất khẩu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam ... 16 1.3.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ trong sản xuất hàng may mặc ............................ 17 1.3.3. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp may mặc ........................................... 18 1.3.4. Các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng may mặc............................................... 19 1.3.5. Phương thức sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc .......................................... 19 1.3.6. Uy tín của thương hiệu hàng may mặc Việt Nam............................................. 20 1.3.7. Tiềm năng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài............................. 20 1.3.8. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU.............................................................. 21 1.3.9. Mối quan hệ giữa Việt Nam – EU.................................................................... 21 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG EU .......................... 22 1.4.1. Trung Quốc ..................................................................................................... 22 1.4.2. Srilanca............................................................................................................ 24 1.4.3. Những bài học kinh nhgiệm rút ra cho hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU ............................................................................................................ 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU......................................................... 30 2.1. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÁC QUỐC GIA EU30 2.1.1. Tổng giá trị nhập khẩu hàng may mặc của EU ................................................. 30 2.1.2. Các nhóm hàng may mặc nhập khẩu vào thị trường EU ................................... 30
  5. 2.1.3. Cơ hội và thách thức dành cho các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU ................................................................................................................. 31 2.1.4. Một số dự báo về thị trường hàng may mặc EU trong tương lai ....................... 32 2.1.4.1. Thị trường tiêu thụ ........................................................................................ 32 2.1.4.2. Phân khúc thị trường tại EU.......................................................................... 33 2.1.4.3. Sự thay đổi về giá ......................................................................................... 34 2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU .................................................................................................. 35 2.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới. ............ 35 2.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.............. 36 2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. ................................................................................... 36 2.2.2.2. Các mặt hàng may mặc xuất khẩu ................................................................. 36 2.2.2.3. Các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam .................................. 37 2.2.2.4. Tốc độ tăng thị phần của hàng may mặc........................................................ 38 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU ................................. 38 2.3.1. Chính sách của EU đối với hàng may mặc Việt Nam ....................................... 38 2.3.2. Những giải pháp ngành may mặc Việt Nam đã sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường EU. ................................................................................... 40 2.3.2.1.Giải pháp nâng cao chất lượng hàng may mặc bằng đầu tư máy móc, công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại................................................................................. 40 2.3.2.2. Giải pháp gắn kết sản xuất hàng may mặc với sản xuất nguyên phụ liệu. ...... 42 2.3.2.3. Giải pháp các chương trình hỗ trợ xuất khẩu. ................................................ 43 2.3.3. Thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU .. 44 2.3.3.1. Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm................................................ 44 2.3.3.2. Khả năng cạnh tranh bằng thương hiệu sản phẩm.......................................... 48 2.3.3.3. Khả năng cạnh tranh về giá cả của hàng may mặc......................................... 50
  6. 2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU......................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 56 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU....................................................................................... 58 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU VIỆT NAM NĂM 2010 ................................................................... 58 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU........................ 60 3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường EU cho hàng may mặc..................................... 60 3.2.2. Giải pháp mở rộng hệ thống kênh phân phối hàng may mặc ............................ 61 3.2.2.1. Đa dạng sử dụng kênh phân phối hàng may mặc........................................... 61 3.2.2.2. Thực hiện liên kết chuối trong phân phối hàng may mặc............................... 62 3.2.3. Giải pháp đáp ứng của các tiêu chuẩn của EU nhằm hoàn thiện sản phẩm hàng may mặc xuất khẩu.................................................................................................... 63 3.2.3.1. Nâng cao chất lượng hàng may mặc xuất khẩu.............................................. 63 3.2.3.2. Đa dạng hoá hàng may mặc xuất khẩu .......................................................... 66 3.2.4. Giải pháp đăng ký và từng bước phát triển thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU ............................................................... 68 3.2.4.1. Đăng ký thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU ..................................................................................................... 68 3.2.4.2. Từng bước phát triển thương hiệu hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU ............................................................................................. 69 3.2.5. Giải pháp hạ chi phí trong sản xuất kinh doanh hàng may mặc ........................ 70
  7. 3.2.6. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ..................................................... 71 3.2.6.1. Thành lập những trung tâm thương mại ........................................................ 71 3.2.6.2. Thực hiện tốt công tác quan hệ công chúng................................................... 71 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU.............. 72 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan.................................... 72 3.3.1.1. Cải cách thủ tục hành chính .......................................................................... 72 3.3.1.2. Các biện pháp về tài chính ............................................................................ 72 3.3.1.3. Biện pháp hỗ trợ xuất nhập khẩu................................................................... 73 3.3.1.4. Biện pháp hỗ trợ đầu tư................................................................................. 73 3.3.1.5. Các biện pháp đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh............................................. 74 3.3.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp và Hiệp hội Dệt – May Việt Nam............. 74 3.3.2.1. Thiết bị sản xuất và nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.............................. 74 3.3.2.2. Nguồn vốn ................................................................................................... 76 3.3.2.3. Nguồn nhân lực............................................................................................. 77 3.3.2.4. Giải pháp về thị trường ................................................................................. 78 3.3.2.5. Một số điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam ........... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 82 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 84
  8. CÁC TỪ VIẾT TẮT ATC: Hiệp định Dệt - May ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CBI: Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu cho các quốc gia đang phát triển CAD: Thiết kế có hỗ trợ bằng máy tính CAM: Sản xuất có hỗ trợ bằng máy tính CIEM: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương COD: lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước. EC: Cộng đồng Châu Âu EU: Liên minh Châu Âu EMAS: Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GB18401-2001: Tiêu chuẩn quốc gia đối với Formaldehyde thoát ra từ các sản phẩm dệt may. GDP: Tổng thu nhập quốc nội GSP: Hệ thống ưu đãi phổ cập GTGT: Thuế giá trị gia tăng HS: Mã số hải quan thống nhất IMD: Viện phát triển quản lý ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế MFN: Qui chế tối huệ quốc OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Oeko-Tex standard 100: Tiêu chuẩn đảm bảo rằng các chất độc hại trong sản phẩm đã được kiểm soát trong mức độ cho phép. UNDP: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc VINATEX: Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam SA 8000: Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội WEF: Diễn đàn kinh tế thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mức độ đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp dệt may Việt Nam ................................................................................................................. 41 Sơ đồ 2.1: Chuỗi cung cấp hàng may mặc của khách hàng ...................................... 42
  10. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Phân loại công dụng của hàng may mặc ...............................................P-1 Phụ lục 1.2: Danh mục các sản phẩm nhạy cảm của EU ..........................................P-2 Phụ lục 1.3: Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập của EU..........................................P-2 Phụ lục 1.4: Mức thuế GTGT của một số quốc gia EU ............................................P-2 Phụ lục 1.5: Mức thuế GTGT cho hàng may mặc tại một số quốc gia EU................P-3 Phụ lục 1.6: Số lượng các doanh nghiệp Dệt may của Việt Nam năm 2007 .............P-4 Phụ lục 1.7: Số lượng và năng lực sản xuất hàng may mặc của Việt Nam................P-5 Phụ lục 1.8: Giá lao động trong ngành công nghiệp dệt may....................................P-6 Phụ lục 1.9: Trình độ của người lao động trong ngành may mặc Việt Nam..............P-6 Phụ lục 1.10: Tham khảo thị trường nhập khẩu bông năm 2007...............................P-6 Phụ lục 1.11: Tham khảo thị trường nhập khẩu sợi năm 2007..................................P-7 Phụ lục 1.12: Tham khảo một số thị trường nhập khẩu vải năm 2007 ......................P-8 Phụ lục 1.13: Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may tại Việt Nam ...........P-9 Phụ lục 2.1: Tổng giá trị và khối lượng hàng may mặc nhập khẩu của EU, 2003-2007 ............................................................................................................................... P-10 Phụ lục 2.2: Mức độ gia tăng nhập khẩu hàng may mặc của các quốc gia thành viên trong EU, 2005-2007 .............................................................................................. P-11 Phụ lục 2.3: Thị phần nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường EU, 2003-2007 ....P-11 Phụ lục 2.4: Hàng may mặc nhập khẩu trên thị trường EU và thị phần sản phẩm của các quốc gia đang phát triển (DCs), 2003-2007 ...................................................... P-14 Phụ lục 2.5: Số lượng áo khoác dệt thoi và áo khoác đi ngoài trời nhập khẩu vào thị trường EU theo nhóm nguyên liệu, 2005-2007. ...................................................... P-15 Phụ lục 2.6: Sản lượng nhập khẩu mặt hàng quần tây, quần short được tính theo loại nguyên liệu vào thị trường EU, 2003-2007. ............................................................ P-16
  11. Phụ lục 2.7: Sự thay đổi giá trị và số lượng hàng may mặc nhập khẩu theo các nhóm nguyên liệu, 2003-2007 .......................................................................................... P-16 Phụ lục 2.8: Sự thay đổi giá trị và số lượng mặt hàng áo thun ngắn tay nhập khẩu theo các nhóm nguyên liệu, 2003-2007 ..........................................................................P-17 Phụ lục 2.9: Sản lượng và giá trị nhập khẩu hàng may mặc của các quốc gia đang phát triển vào thị trường EU, 2005-2007 ........................................................................P-17 Phụ lục 2.10: Tổng giá trị tiêu thụ hàng may mặc tại các quốc gia EU (2003-2008)P-18 Phụ lục 2.11: Dân số của các quốc gia EU theo tuổi và giới tính, 2002 – 2020 ......P-20 Phụ lục 2.12: Xu thế lựa chọn hàng may mặc của người tiêu dùng EU ..................P-20 Phụ lục 2.13: Giá tiêu thụ và giá nhập khẩu của hàng may mặc tại EU, 2000-2007P-22 Phụ lục 2.14: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ........................... P-23 Phụ lục 2.15: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam tại một số thị trường trên thế giới ...................................................................................................................P-23 Phụ lục 2.16: Kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại hàng dệt may của Việt Nam năm 2007................................................................................................................P-24 Phụ lục 2.17: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU qua các năm.....................P-26 Phụ lục 2.18: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU.P- 26 Phụ lục 2.19: Các mặt xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2007....................P-27 Phụ lục 2.20: Sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của một số quốc gia sang thị trường EU.......................................................................................................................... P-29 Phụ lục 2.21: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của một số quốc gia sang thị trường EU.......................................................................................................................... P-31 Phụ lục 2.22: Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường EU............................ P-33 Phụ lục 2.23: Cơ cấu chi phí ngành may mặc của một số quốc gia......................... P-34 Phụ lục 2.24: Trị giá nhập khẩu quần áo từ Banglasesh, Trung Quốc và Việt Nam vào EU, 3 quí đầu năm 2007 ........................................................................................ P-35
  12. Phụ lục 2.25: Sự thay đổi trị giá nhập khẩu quần áo từ Bandalesh, Trung Quốc và Việt Nam vào EU, 3 quí đầu năm 2007 ....................................................................... P-36 Phụ lục 2.26:Trị giá nhập khẩu quần áo của EU từ Bandalesh, Trung Quốc và Việt Nam, 3 quí đầu năm 2007 ..................................................................................... P-37 Phụ lục 2.27: Thị phần tính theo lượng nhập khẩu quần áo từ Bandalesh, Trung Quốc và Việt Nam vào EU, 3 quí đầu năm 2007 ............................................................ P-38 Phụ lục 2.28: Đơn giá nhập khẩu quần áo từ Bandalesh, Trung Quốc và Việt Nam vào EU, 3 quí đầu năm 2007 ....................................................................................... P-39 Phụ lục 3.1: Mô hình kênh phân phối hàng may mặc tại thị trường EU..................P-40 Phụ lục 3.2: Thời trang wellness và công nghệ vi hạt.............................................P-40 Phụ lục 3.3: Các quốc gia thành viên EU-27 ......................................................... P-41 Phụ lục 3.4: Các quốc gia thuộc ASEAN ............................................................. P-41 Phụ lục 3.5: Danh sách các quốc gia đang phát triển 01/2006 ................................ P-41
  13. A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn. Trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 chỉ rõ “Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và cơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao …” [11]. Hàng may mặc Việt Nam là một trong những mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao hơn so với nhiều mặt hàng khác. Trong nhiều năm qua, hàng may mặc xuất khẩu đã trở thành một trong những mặt hàng mũi nhọn trong các hàng hoá xuất khẩu Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, ngành may mặc còn thu hút số lượng lớn lao động góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp [30]. Thị trường EU luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại Việt Nam nhiều năm qua. Mặc khác, thị trường EU còn là "miền đất hứa" của Việt Nam khi khung pháp lý về thị trường đã được mở hoàn toàn. Hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang được xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường này. Đặc biệt là năm 2005, sau khi EU xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, cơ hội xuất khẩu dệt may Việt Nam đang rất lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá thì khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may Việt Nam trong năm tới là việc EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc từ năm 2008, điều này sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã vào thế cạnh tranh gay gắt hơn với ngành dệt may Trung Quốc vì Trung Quốc hiện đang có lợi thế về năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất và có khả năng cung cấp nhiều phẩm cấp hàng hóa. Trước những vấn đề cấp thiết đó, đã có nhiều nghiên cứu về cạnh tranh của ngành Dệt – May như:
  14. B  “Báo cáo về các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” – Viện Kinh tế và Quỹ Ford, trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada, 2002. Báo cáo này giúp các nhà nghiên cứu có cách nhìn tổng thể về thực trạng các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt Nam, từ đó đề ra những phương hướng để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp này tron hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, trong báo cáo này không đưa ra được những đánh giá về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam, những so sánh khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Namso với hàng may của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.  “Phát triển công nghiệp Dệt May Việt Nam: sự lựa chọn các chính sách phát triển cho tương lai” – Đề tài nghiên cứu giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các chuyên gia Nhật Bản do JICA tài trợ, 2002. Đề tài này chỉ đánh giá tác động của một số chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ tới sự phát triển ngành công nghiệp Dệt May, những kiến nghị về đổi mới các chính sách nhằm phát triển công nghiệp Dệt May trong bối cảnh mới của Việt Nam mà không nghiên cứu hàng may mặc ở tầm vi mô, các vấn đề về cạnh tranh.  “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam sau Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” – Hiệp hội Dệt May Việt Nam, 2005. Đây là một đề tài nghiên cứu với cách tiếp cận từ cấp ngành (vĩ mô) dựa vào mô hình 05 tác lực cạnh tranh của M. Porter nhằm nghiên cứu tổng thể năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của cả ngành Dệt May Việt Nam. Đề tài này cho người đọc cách nhìn tổng quát về năng lực cạnh tranh của cả ngành mà chưa chỉ rõ vấn đề năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đều nghiên cứu chủ yếu là ở tầm vĩ mô, còn những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường EU đã có những thay đổi về qui định, yêu cầu chất lượng và đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh hơn thì chưa được
  15. C đề cập tới. Đây chính là điểm khác biệt của luận văn này so với các nghiên cứu trước đây vì sẽ cập nhật một số thay đổi về nhu cầu hàng may mặc và những qui định về hàng may mặc của thị trường EU. Luận văn này sẽ nghiên cứu sâu hàng may mặc xuất khẩu vì hàng may mặc được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rất mạnh và gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường EU. Những yếu tố đó vừa tạo ra sự khác biệt giữa luận văn nghiên cứu này với những nghiên cứu trước đây, đồng thời nghiên cứu riêng biệt về khả năng cạnh tranh hàng may mặc là điều mới. Để góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế, việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường quốc tế là vấn đề kinh tế có ý nghĩa và phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn này là: “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trong thị trường EU giai đoạn 2008-2010”. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.  Phân tích những lợi thế và hạn chế của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU, đồng thời đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU hiện nay và xu hướng tiêu dùng hàng may mặc tại thị trường EU.  Tổng kết những kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Srilanca … trên thị trường EU để hàng may mặc Việt Nam có thể vận dụng.  Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.  Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn về cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU.  Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU.  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến năm 2007.
  16. D 4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn. Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận kinh tế học hiện đại. Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong luận văn này là:  Phương pháp thống kê.  Phương pháp phân tích và tổng hợp.  Phương pháp so sánh. 5. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương:  Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.  Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.  Chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU.
  17. 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của hàng hóa 1.1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh Có rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của hàng hóa. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt nhằm giành được điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch hay cạnh tranh được xem như là các hoạt động chèn ép lẫn nhau, loại trừ nhau, dùng mọi mưu kế, quyền thế nhằm tạo sự độc tôn trên thị trường. Ngày nay, quan niệm về cạnh tranh có nhiều thay đổi. Nhiều quốc gia cho rằng hàng hóa cạnh tranh tốt trên thị trường như là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, các doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì sẽ phát triển. Các quốc gia và các doanh nghiệp đều cố gắng huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, quan niệm cạnh tranh của hàng hóa còn được nghiên cứu dưới các cấp độ khác nhau như cạnh tranh ở cấp quốc gia, cạnh tranh ở cấp ngành, doanh nghiệp và cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm. Ở mỗi cấp độ cạnh tranh có cách đánh giá và sử dụng phương pháp luận theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng cuối cùng đưa ra kết quả tương đối giống nhau bởi dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và xu thế phát triển.  Cạnh tranh ở cấp quốc gia: là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả
  18. 2 nước. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội.  Cạnh tranh ở cấp ngành và doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ, do đó có thể phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm hay dịch vụ. Một số yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: qui mô doanh nghiệp, sản phẩm, năng lực quản lý, chi phí kinh doanh, trình độ công nghệ, lao động và thương hiệu.  Cạnh tranh ở cấp sản phẩm: là khả năng bán ra vượt trội của một sản phẩm hay dịch vụ so với các sản phẩm và dịch vụ khác do người tiêu dùng đánh giá cao. Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm, dịch vụ cụ thể trên thị trường. Trên đây là một số quan niệm về cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện ở các cấp độ khác nhau, nhưng trong luận văn này sẽ chỉ nghiên cứu cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, ứng dụng lý thuyết về cạnh tranh sản phẩm để nghiên cứu cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam. 1.1.1.2. Quan niệm về khả năng cạnh tranh Từ những năm 1980, thuật ngữ “sức cạnh tranh” hay “năng lực cạnh tranh” hoặc “khả năng cạnh tranh” được các nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh và trong các báo cáo của chính phủ sử dụng rộng rãi. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các thuật ngữ trên được sử dụng đồng nhất ở các cấp độ cạnh tranh khác nhau và thay thế cho nhau. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, các thuật ngữ đó không đồng nhất mà khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm khác nhau. Vì thế, để đưa ra một định nghĩa đúng duy nhất, phản ánh từng thuật ngữ là điều khó thực hiện với sự đồng ý
  19. 3 tuyệt đối của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên tất cả các quan niệm ấy đều có những điểm chung là: - Thứ nhất, quan niệm thường được đề cập là khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia, doanh nghiệp tức là nói đến khả năng cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau còn hàng hóa không phải là chủ thể mà là đối tượng kinh doanh. Để phân tích và đánh giá đúng khả năng cạnh tranh của hàng hóa cần nghiên cứu khả năng cạnh tranh hàng hóa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tác động tới sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường. - Thứ hai, nói đến khả năng cạnh tranh hàng hóa là đề cập tới cái chưa xuất hiện nhưng được dự báo là trong điều kiện nhất định thì sản phẩm đó sẽ có khả năng cạnh tranh tốt trong tương lai. Trên cơ sở phân tích trên, khái niệm về khả năng cạnh tranh của hàng hóa là: “Khả năng cạnh tranh của hàng hóa là khả năng duy trì và cải thiện vị trí cạnh tranh của hàng hóa trong hiện tại và tương lai so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhằm đạt được lợi nhuận tối đa”. Theo khái niệm trên, khi nói đến khả năng cạnh tranh hàng may mặc là nói đến hàng may mặc đó phải có năng lực cạnh tranh nhất định so với hàng của đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là xuất phát điểm của khả năng cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của hàng may mặc tạo thành bởi nhiều yếu tố nội tại như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, công dụng sản phẩm và các yếu tố từ môi trường bên ngoài làm sản phẩm có năng lực cạnh tranh nhất định như các kênh phân phối, chính sách giá cả, các hoạt động quảng cáo sản phẩm. Đồng thời khai thác tốt những lợi thế của hàng may mặc, cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp chưa khai thác hết, hàng may mặc có năng lực cạnh tranh nhất định sẽ được nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các hành vi tác động, kết hợp các yếu tố hiện có và tiềm năng của doanh nghiệp để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh.
  20. 4 1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu và phân loại hàng may mặc 1.1.2.1. Những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc a. Khái niệm hàng may mặc Hàng may mặc là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, sản phẩm may mặc được hình thành nên từ các nguyên liệu khác nhau như: vải, len, dạ các loại cùng với các phụ liệu khác như chỉ khâu, khuy, khóa, nhãn mác thông qua các công đoạn dệt, may, khâu tạo thành nhiều sản phẩm như quần, áo, khăn, mũ và các loại sản phẩm may khác. Hàng may mặc không bán trong nước mà xuất khẩu ra thị trường nước ngoài để bán gọi là hàng may mặc xuất khẩu, hoặc hàng may mặc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất trong các khu chế xuất bán tại thị trường trong nước cũng được gọi là hàng may mặc xuất khẩu. Tuy nhiên, luận văn này sẽ tập trung xem xét hàng may mặc được sản xuất trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. b. Những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc Hàng may mặc có nhiều đặc trưng khác biệt với các loại hàng hóa tiêu dùng khác. Việc tìm ra sự khác biệt này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất và kinh doanh thành công nơn khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc.  Chu kỳ sống của hàng may mặc. Chu kỳ sống của hàng hóa tính từ khi hàng hóa được bán trên thị trường cho đến khi bị thị trường loại bỏ. Chu kỳ sống của hàng may mặc cũng vậy, được tính từ lúc xuất hiện trên sàn diễn thời trang nhằm giới thiệu cho công chúng, trong các cửa hàng trưng bày sản phẩm cho đến khi bị khách hàng từ chối mua. Hàng may mặc có chu kỳ sống dài hay ngắn tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, tính thời trang, văn hoá và những giá trị về mặt tinh thần và công dụng của sản phẩm.  Hàng may mặc được sử dụng thường xuyên và liên tục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0