intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NO VA (Novaland)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

58
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu và đã xác định được 6 yếu tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Novaland theo mức độ giảm dần bao gồm: Phòng ngừa rủi ro; dữ trự đất hàng năm; năng lực quản trị; nhận thức thương hiệu; trách nhiệm xã hội; tiếp cận nguồn vốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NO VA (Novaland)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC TOẢN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ ĐỊA ỐC NOVALAND LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC TOẢN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ ĐỊA ỐC NO VA (NOVALAND) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hƣớng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH VÂN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Quốc Toản, là học viên lớp Thạc sĩ Khóa 26 chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với tên đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ Địa ốc NO VA (Novaland)” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập do chính cá nhân tôi thực hiện dựa trên kinh nghiệm bản thân và tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Vân. Các số liệu được trình bày trong bài nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu và thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của công trình nghiên cứu này. Tp.HCM, ngày 19 tháng 09 năm 2019 Tác giả thực hiện luận văn Trần Quốc Toản
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................4 2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................4 2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................5 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................7 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................7 1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .........................7 1.1.2. Các nhân tố cấu thành đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10
  5. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .14 1.1.4. Vai trò của cạnh tranh ..........................................................................16 1.2. Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................17 1.2.1. Lý thuyết về cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp ................................17 1.2.2. Lý thuyết chiến lƣợc cạnh tranh của Porter.......................................19 1.2.3. Lý thuyết năng lực động .......................................................................20 1.2.4. Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..21 1.3. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .....................21 1.4. Mô hình nghiên cứu ứng dụng ....................................................................27 1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................27 1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................32 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY NOVALAND ..........................................36 2.1. Giới thiệu công ty .........................................................................................36 2.1.1. Tổng quát về NOVALAND ..................................................................36 2.1.2 Tình hình hoạt động của Tập Đoàn NOVALAND .............................39 2.1.3. So sánh với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành .......................41 2.2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu ..........................................................42 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................42 2.2.2. Thiết kế mẫu ..........................................................................................43 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.............................................................45 2.3. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh .........50 2.3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo cho các khái niệm nghiên cứu ...........................................................................................................................50 2.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho các nhân tố .......................56 2.3.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu ...............64
  6. 2.4 Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty .................................................................................................72 2.4.1 Thực trạng yếu tố dự trữ đất ................................................................72 2.4.2 Thực trạng yếu tố phòng ngừa rủi ro ...................................................75 2.4.3 Thực trạng yếu tố năng lực quản trị ....................................................77 2.4.4 Thực trạng yếu tố nhận thức thƣơng hiệu ...........................................80 2.4.5 Thực trạng yếu tố tiếp cận nguồn vốn..................................................84 2.4.6 Thực trạng yếu tố trách nhiệm xã hội ..................................................86 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY NOVALAND .......................................................................................................90 3.1 Cơ sở đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực Công ty Novaland .................90 3.1.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .........................................................90 3.1.2. Định hƣớng phát triển của Novaland trong giai đoạn 2019 – 2024..90 3.2 Các giải pháp cho các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ..............91 3.2.1 Giải pháp yếu tố phòng ngừa rủi ro .....................................................91 3.2.2 Giải pháp dự trữ đất, phát triển sản phẩm .........................................96 3.2.3 Giải pháp cho yếu tố năng lực quản trị ..............................................105 3.2.4 Giải pháp cho yếu tố trách nhiệm xã hội. ..........................................109 3.2.5 Giải pháp cho yếu tố nhận thức thƣơng hiệu ....................................113 3.2.6 Giải pháp tiếp cận nguồn vốn .............................................................116 3.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................................................119 3.3.1. Hạn chế nghiên cứu .............................................................................119 3.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...............................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANOVA Analysis of Variance AVE Average Variance Extracted B Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản Coldwell Banker Richard Ellis CBRE Công ty dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ CFA Confirmatory Factor Analysis CFM Common Factor Model CP Cổ phần Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s alpha DN Doanh nghiệp EFA Explaratory Factor Analysis KMO Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin MCS Mô hình Monte Carlo M&A Hoạt động Mua bán và Sáp nhập NLCT Năng lực cạnh tranh NOVALAND Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NO VA QTKD Quản trị kinh doanh R Tham số ước lượng tương quan Sig. Mức ý nghĩa quan sát Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm thống kê SPSS cho nghiên cứu khoa học xã hội TCKT Tài chính kế toán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TVE Total Variance Analysis UBND Ủy ban nhân dân VIF Variance Inflation Factor - Hệ số phóng đại phương sai
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng mã hóa các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN được tác giả đề xuất như sau .................................................................. 33 Bảng 2.1 Báo cáo Doanh thu – Lợi nhuận trong các năm 2016 - 2018 ........................ 40 Bảng 2.2 Kế hoạch Doanh thu – Lợi nhuận năm 2019 ................................................. 40 Bảng 2.3 Số liệu so sánh giữa Novaland và Vinhomes ................................................ 41 Bảng 2.4 Tóm tắt thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................. 50 Bảng 2.5 Tóm tắt thông tin kiểm định độ tin cậy thang đo........................................... 52 Bảng 2.6 Tóm tắt thống số phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................... 57 Bảng 2.7 Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA lần 1 .................................................... 59 Bảng 2.8 Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA lần cuối ............................................... 61 Bảng 2.9 Các thông số phân tích EFA cho biến phụ thuộc .......................................... 62 Bảng 2.10 Hệ số tải nhân tố EFA biến phụ thuộc ......................................................... 63 Bảng 2.11 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu .. 64 Bảng 2.12 Model summary .......................................................................................... 66 Bảng 2.13 ANOVA ....................................................................................................... 66 Bảng 2.14 Hệ số ước lượng hồi quy mô hình ............................................................... 66 Bảng 2.15 Tóm tắt kết quả các giả thuyết được kiểm định ........................................... 71 Bảng 2.16 Thực trạng yếu tố dữ trự đất ........................................................................ 72 Bảng 2.17 Thực trạng yếu tố phòng ngừa rủi ro ........................................................... 76 Bảng 2.18 Thực trạng yếu tố năng lực quản trị ............................................................. 78 Bảng 2.19 Thực trạng yếu tố nhận thức thương hiệu .................................................... 81 Bảng 2.20 Thực trạng yếu tố tiếp cận nguồn vốn ......................................................... 84 Bảng 2.21 Thực trạng đánh giá yếu tố trách nhiệm xã hội ........................................... 87 Bảng 3.1: Nhân sự phòng quản lý rủi ro ....................................................................... 93 Bảng 3.2: Yêu cầu về nhân sự phòng quản lý rủi ro ..................................................... 94 Bảng 3.3: Bảng tổng hợp chi phí lương nhân viên Phòng quản lý rủi ro ..................... 94 Bảng 3.4: Nội dung phối hợp giữa các phòng ban trong quản lý rủi ro ....................... 95
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 0.1 Tình hình kinh doanh Novaland từ năm 2013 – 2019 .................................. 3 Hình 1.1 Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty bất động sản NOVALAND ....................................................................................... 33 Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty NOVALAND ........................................................... 37 Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu định lượng mô hình ..................................................... 43 Hình 2.3 Sơ đồ phân phối phần dư chuẩn hóa .............................................................. 68 Hình 2.4. Bản đồ các dự án của Novaland .................................................................... 73 Hình 2.5. Quỹ đất của 14 Doanh nghiệp BĐS đang niêm yết sàn chứng khoán .......... 74 Hình 2.6 Danh sách top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín 2018 ................................. 82 Hình 3.1 Tình hình dự trữ đất Novaland ...................................................................... 98 Hình 3.2 Dự trữ đất nghĩ dưỡng Novaland ................................................................... 99 Hình 3.3: Số lượng căn hộ chào bán tại TP. HCM của Novaland ................................ 101 Hình 3.4: Điểm quy đổi xếp hạng Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2018 .......... 103 Hình 3.5: Cơ cấu số lượng căn hộ tại Hà Nội ............................................................... 108
  10. TÓM TẮT a) Tiêu đề: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NOVALAND). b) Tóm tắt: + Lý do chọn đề tài: Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này vì nhận thấy Công ty Novaland đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trên thị trường Bất động sản tại Tp. Hồ Chí Minh. Cụ thể, trong giai đoạn năm 2018 trở đi, chính sách siết chặt vấn đề pháp lý của Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khiến DN gặp khó khăn trong việc triển khai dự án mới; bên cạnh đó, sự tăng cường phát triển của các công ty BĐS trên thị trường, và đặc biệt là các DN như Vinhomes, Khang Điền, Đất Xanh... đang khiến cho sức ảnh hưởng và cạnh tranh của Novaland trên thị trường bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này khiến tốc độ tăng trưởng phát triển kinh doanh của Novaland sụt giảm so với kế hoạch đề ra ban đầu. Do đó, đề tài nghiên cứu này giúp lãnh đạo công ty đánh giá đúng thực trạng cạnh tranh của các DN trên thị trường BĐS, cũng như tìm ra những giải pháp thiết thực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Novaland so với các đối thủ trực tiếp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn góp phần giúp Novaland có thêm nhiều sự quan tâm, sự đầu tư và cơ hội hơn thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. + Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lưc cạnh tranh cho DN với chủ đề “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va”. Đề tài giúp giải quyết vấn đề về năng lực cạnh tranh của Công ty Novaland trên cơ sở: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp; Phân tích, đo lường và đánh giá thực trạng năng lực của Novaland so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường BĐS; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Novaland so với các đối thủ khác để giúp Novaland trở thành một thương hiệu hàng đầu trên thị trường BĐS tại TP.HCM. + Phƣơng pháp nghiên cứu: Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tham khảo các giải thuyết và mô hình nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
  11. của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã lựa chọn một mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty BĐS Trung Quốc và đã được điều chỉnh, kiểm định trong điều kiện các Doanh nghiệp tại Việt Nam để kế thừa. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu định tính về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Novaland nhằm đề xuất mô hình phù hợp với vấn đề nâng cao năng lực của Novaland so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường BĐS. + Kết quả nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và đã xác định được 6 yếu tố tác động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Novaland theo mức độ giảm dần bao gồm: (1) Phòng ngừa rủi ro; (2) Dữ trự đất hàng năm; (3) Năng lực quản trị; (4) Nhận thức thương hiệu; (5) Trách nhiệm xã hội; (6) Tiếp cận nguồn vốn. Kết quả của bài nghiên cứu được tác giả sử dụng làm cơ sở để phân tích, đo lường và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Novaland theo từng yếu tố, mức độ ảnh hưởng. Sau khi phân tích thực trạng dựa trên kết quả nghiên cứu đã được trình bày, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể theo từng yếu tố nhằm giúp Novaland nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường BĐS trong thời gian tới. + Kết luận: Kết quả của bài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu giúp điều chỉnh lại thang đo dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN trong thị trường BĐS tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khách quan giúp Ban lãnh đạo Tập đoàn Novaland đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tập đoàn nhằm đề xuất ra các giải pháp thích hợp, tạo tiền đề giúp Novaland trở thành 1 trong những đơn vị hàng đầu về BĐS tại TP. HCM. Trong tương lai, Novaland sẽ tập trung nghiên cứu và có thêm nhiều yếu tố ngoài 6 yếu tố đã được xác định trong bài nghiên cứu này nhằm nâng cao khả năng giải thích thực trạng cạnh tranh của Novaland trên thị trường. c) Từ khóa: Năng lực cạnh tranh; Doanh nghiệp Bất động sản; Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NOVALAND).
  12. ABSTRACT a) Title: Solutions to improve competitiveness of No Va Land Investment Group Corporation. b) Abstract: + Reasons for choosing the research topic: The author chose this research topic because the author realized that No Va Land Investment Group Corporation will face many difficulties in improving its competitiveness to become one of the leading company in the real estate market in Ho Chi Minh City. Specifically, in the period from 2018, the policy tightened legal issues of the HCM City People's Committee makes its difficulties for enterprises to deploy new projects; beside, the increasing development of real estate companies in the market, especially businesses such as Vinhomes, Khang Dien, Dat Xanh ... are making the influences and competitiveness of Novaland in the market is affected significantly. This makes the business growth of Novaland decreased when this company compared to the original plan. Therefore, this research topic helps the company leaders to appreciate the competitive status of businesses in the real estate market, as well as find practical solutions to improve Novaland's competitiveness compared to other competitors. Besides, the research results also help Novaland gain more attention, investments and opportunities through improving the enterprise competitiveness. + Research objectives: The topic researched into competitiveness issues for businesses with the topic "Solutions to improve competitiveness of No Va Real Estate Investment Group Corporation". Theme helps solve Novaland's competitiveness issue on the basis of: Identifying factors affecting the competitiveness of enterprises; Analyzing, measuring and evaluating the current situation of Novaland's capacity compared to competitors in the real estate market; Proposing solutions to improve Novaland's competitiveness, compared to other competitors to help Novaland become a leading company in the real estate market in Ho Chi Minh City.
  13. + Methods of research: In other to solve the research problem, the author has consulted on theories and research models on improving domestic and foreign enterprises competitiveness issues. On that basis, the author has chosen a research model on the competitiveness of the Chinese Real Estate Company and has been adjusted and tested under the Vietnam enterprises conditions to inherit. In addition, the author also approached qualitatively research activities on the status of improving the competitiveness of the Novaland Company in order to propose a suitable model to the issue of capacity improving of Novaland that compared to competitors in the real estate market. + Research results: Theme has found and identified 6 factors affecting the competitiveness of Novaland Corporation in the order of diminishing influence, including: (1) Risk Prevention; (2) Annual Land Reserve; (3) Management Capacity; (4) Brand Awareness; (5) Social Responsibility; (6) Access to Capital. The results of the study are used by the author as a basis for analyzing, measuring and evaluating the current situation of Novaland's competitiveness according to each factor and level of influence. After analyzing the situation based on the presented research results, the author proposes specific groups of solutions to help Novaland improve its competitiveness in the real estate market in the coming time. + Conclusions: The research results are theoretical and practical significance. Theoretically, the research results help to adjust the scale of factors affecting the competitiveness of businesses in the real estate market in Vietnam. In practical terms, the research results will be an objective sciencific basis for Novaland's Board of Directors to measure the factors affecting the competitiveness of the Group in order to propose appropriate solutions, helping Novaland become one of the leading real estate units in Ho Chi Minh City. In the future, Novaland will focus on researching and find more factors besides the six factors identified in this study in order to improve Novaland's ability to explain the competitive situation. c) Keywords: Competitiveness; Real Estate Company, NO VA LAND INVESTMENT GROUP CORPORATION.
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến động thái tăng lãi suất nhiều nước trên thế giới, tình hình kinh tế thế giới năm 2019 dự đoán sẽ tăng trưởng thấp và nhiểu rủi ro. Nền kinh tế Việt Nam cũng dự báo gặp nhiều thách thức và rủi ro liên quan đến lạm phát, tỷ giá, lãi suất,… Bất động sản Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo, trực tiếp nhất là nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, tổng giá trị tồn kho bất động sản tính đến cuối năm 2018 còn khoảng hơn 23 tỷ đồng, theo một số chuyên gia mức tồn kho còn khá lớn gây áp lực cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong năm 2019 trong ngắn hạn. Tình trạng cung vượt cầu ở một vài phân khúc thị trường như Bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch ven biển, nhà ở cấp trung tại các thành phố lớn. Mặt khác, trong thời gian tới Nhà nước có các chính sách kiểm soát tín dụng vào Bất động sản khiến doanh nghiệp hạn chế về dòng vốn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đang cần nguốn vốn đề đầu tư. Đồng thời tại các khu vực phát triển mạnh trong các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh quỹ đất ngày càng khan hiếm khiến giá đất càng ngày càng tăng cao, đặc biệt tại trung tâm thành phố. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần phải có nguồn vốn lớn để hoạt động kinh doanh. Trong thời gian tới, tuy thị trường Bất động sản Việt Nam có nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia cũng đánh giá có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Bất động sản gia tăng sức cạnh trạnh. Vai trò chỉ đạo và quản lý mạnh mẽ của Nhà nước được chú trọng, các công cụ kiểm soát thị trường đang phát huy hiệu quả, nhiều khu vực có tiềm năng dành cho doanh nghiệp đang khó khăn về quỹ đất như các khu vực có quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế, các khu đô thị mới được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội… Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ khiến cho tất cả các lĩnh vực thay đổi theo, thị trường Bất động sản Việt Nam cũng xuất hiện nhiều các mô hình kinh doanh mới,
  15. 2 khiến các mô hình kinh doanh cũ bị cạnh tranh và có thể bị đào thải. Kinh doanh chia sẻ đặt phòng trực tuyến đơn giản thông qua ứng dụng Airbnb, căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng Condotel tại hàng loạt các thành phố ven biển như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc hay hình thức sở hữu kỳ nghỉ chia sẻ giúp khách hàng có thể trao đổi kỳ nghỉ của mình tại nhiều địa điểm khác nhau… Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NO VA với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đất nền, chung cư cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển với mức tăng trưởng lợi nhuận hằng năm trên 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, với một công ty phát triển mạnh mẽ trên thị trường Bất động sản như Novaland, Công ty cũng sẽ phải trải qua những sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nói chung và từng công ty trong ngành nói riêng. Năm 2018 có thể nói là một năm đầy khó khăn của “ông lớn” Novaland cả về chủ quan lẫn khách quan và đầu tiên, một trong những vấn đề đó là việc siết chặt vấn đề pháp lý của UBND TP.HCM khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc triển khai dự án mới. Theo đó, trong năm 2018 và kéo dài tới đầu năm 2019 là các vấn đề pháp lý tại 7 dự án mà UBND TP.HCM buộc phải rà soát lại pháp lý; các dự án liên quan đến Thủ Thiêm như Lakeview, dự án liên quan đến Nova Bắc Nam là Madison… khiến uy tín của Novaland ảnh hưởng không nhỏ. Điều này được phản ánh qua sự giảm điểm của cổ phiếu NVL trên sàn giao dịch chứng khoán trong những tháng đầu năm 2019. Bên cạnh đó, với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực Bất động sản như hiện nay và đặc biệt là sự vươn tầm của Vinhomes – Đơn vị dẫn đầu thị trường BĐS tại TP. HCM, thì có thể thấy áp lực kinh doanh của Novaland đang ngày càng rõ nét. Cụ thể, theo BCTC thường niên của Novaland, trong năm 2017, doanh số bán hàng sụt giảm hơn 2.200 căn nhà (tương đương 28%) so với năm 2016. Kết thúc năm 2017, Novaland cũng ghi nhận chỉ hoàn thành 70% kế hoạch đã đề ra, mặc dù lợi nhuận sau thuế tăng 24% so với năm 2016. Nhưng trái lại, kết quả kinh doanh năm
  16. 3 2018 của Novaland cũng tăng cao so với năm trước, doanh thu đạt 15.390 tỷ đồng, tăng 31% do tổng sản phẩm bàn giao là 4.591, tăng 28%. Lợi nhuận Novaland tăng trưởng 59%, lên 3.280 tỷ đồng. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn trong quá trình hoàn thiện pháp lý dự án cũng như sự cạnh tranh của các DN đối thủ, khoảng 700 sản phẩm nhà đã không được Novaland bàn giao cho khách hàng như đúng kế hoạch năm 2018 đề ra, làm ảnh hưởng đặc biệt đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Hình 0.1: Tình hình kinh doanh Novaland từ năm 2013 – 2019 (Nguồn: Công ty Novaland) Đứng trước những thách thức và cơ hội mới của thị trường Bất động sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND trong những năm tới sẽ nỗ lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ trong việc làm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao hơn. Để làm được điều này, Ban quản trị của Công ty cần phải nghiên cứu yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty, đồng thời đánh giá xem yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh này. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tƣ Địa ốc NOVALAND” làm luận văn cao học của mình nhằm đưa ra những giải pháp giúp Ban lãnh đạo công ty có những
  17. 4 chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với Công ty NOVALAND. - Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty NOVALAND. - Từ kết quả phân tích được, đề xuất những giải pháp giúp Ban lãnh đạo công ty có những chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tâp đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trên những mục tiêu này, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài là: - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty NOVALAND? - Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh của công ty NOVALAND? - Những giải pháp nào giúp Ban lãnh đạo Công ty đưa ra chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND trong thời gian tới?
  18. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND. Trên không gian nghiên cứu này, phạm vi khảo sát là nhà quản lý tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND cũng như là các đối thủ cạnh tranh của Công ty NOVALAND và các khách hàng đã từng giao dịch với Công ty NOVALAND. Mặt khác, phạm vi thời gian khảo sát là từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính (phương pháp hổn hợp). Nghiên cứu định tính nhằm: - Đề xuất mô hình nghiên cứu: trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm và đặc thù của Công ty NOVALAND; tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh mô hình, từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức. - Xây dựng thang đo: trên cơ sở nội dung của các biến độc lập, biến phụ thuộc và tham khảo thang đo từ các nghiên cứu trước; tác giả thiết kế thang đo, tham khảo ý kiến chuyên gia, phỏng vấn thử, kiểm định thang đo. - Thảo luận kết quả nghiên cứu. - Đề xuất các hàm ý quản trị.
  19. 6 Nghiên cứu định lƣợng, sử dụng phần mềm SPSS để: - Kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’Alpha. - Phân tích yếu tố khám phá EFA: kiểm định Bartlet, hệ số KMO để xem xét độ thích hợp của EFA. - Phân tích mối tương quan giữa các biến. - Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty bất động sản NOVALAND. - Thực hiện các kiểm định 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đem lại những ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho các tổ chức doanh nghiệp, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, marketing, các sinh viên đang học về lĩnh vực kinh doanh. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành marketing, quản trị kinh doanh về nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Bất động sản. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp Ban lãnh đạo Công ty đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVALAND trong thời gian tới.
  20. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Với cách tiếp cận về kinh tế vi mô, năng lực cạnh tranh là một khái niệm quan trọng đối với một doanh nghiệp và với các nhà quản trị hoạch định chính sách cho doanh nghiệp. Nhiều học giả trên thế giới vẫn chưa thống nhất khái niệm chung về “Năng Lực Cạnh Tranh” (Phạm Việt Hùng và cộng sự, 2017). Khái niệm Năng lực cạnh tranh (NLCT) được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về Năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, Năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”. Buckley và cộng sự (1988) định nghĩa Năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty đối mặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ một cách bền vững và có lợi nhuận. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp có thể sản xuất được sản phẩm cũng như cung cấp được dịch vụ đến khách hàng với giá cả thấp hơn đối thủ nhưng đồng thời phải đảm bảo chất lượng cao (Report, 1985). Theo Humbert Lesca thì Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được định nghĩa như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ một cách lâu dài nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2