intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng đến năm 2015. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- LỮ BÁ THUẬT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ĐẾN 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ QUANG HUÂN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô- Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học và viết Luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy- TS Ngô Quang Huân, Phó Chủ nhiệm khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan, doanh nghiệp và bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã hỗ trợ các thông tin, tài liệu quý báu, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn này.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản thân tôi. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực. Nội dung luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. LỮ BÁ THUẬT
  4. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SƠ LƯỢC VỀ GIAO DỊCH CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI ------------------------------------------------------ Trang 1 1.1 CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH -------------------------------------------- Trang 1 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh -------------------------------------------------------------- Trang 1 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh ------------------------------------------------------------------ Trang 2 1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo lợi thế cạnh tranh ------------------------------------- Trang 3 1.1.3.1 Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm --------------------------- Trang 3 1.1.3.2 Nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường --------------------------------- Trang 3 1.1.3.3 Năng lực phân biệt ---------------------------------------------------------------- Trang 3 1.1.4 Năng lực cạnh tranh --------------------------------------------------------------- Trang 3 1.1.4.1 Các tiêu chí đánh giá nawnng lực cạnh tranh----------------------------------- Trang 6 1.1.4.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh ---------------------- Trang 7 1.1.5 Các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh -------------------- Trang 7 1.1.5.1 Các yếu tố môi trường bên trong ------------------------------------------------- Trang 7 1.1.5.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài ----------------------------------------------- Trang 10 1.16 Đánh giá các năng lực cạnh tranh ----------------------------------------------- Trang 13 1.2 VÀI NÉT VỀ GIAO DỊCH CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI ---------- Trang 14 1.2.1 Giới thiệu về sàn giao dịch cà phê thế giới ------------------------------------ Trang 14 1.2.1.1 Sàn giao dịch cà phê London ---------------------------------------------------- Trang 14 1.2.1.2 Sàn giao dịch cà phê New York ------------------------------------------------- Trang 15 1.2.2 Các phương thức mua bán cà phê trên thị trường thế giới ------------------- Trang 15 1.2.2.1 Giao ngay ( Outright - giá cố định, thời gian giao hàng cố định) ----------- Trang 15 1.2.2.2 Giao kỳ hạn - hợp đồng bán trừ lùi chốt giá sau ( price to fix) -------------- Trang 15 1.2.2.3 Giao sau, quyền chọn ------------------------------------------------------------- Trang 16 1.2.3 Nhà rang xay cà phê thế giới ---------------------------------------------------- Trang 16 1.2.4 Đầu cơ quốc tế --------------------------------------------------------------------- Trang 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 --------------------------------------------------------------------- Trang 17
  5. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ----------------------------------------------------------------------------- Trang 18 2.1 VÀI NÉT VỀ SẢN XUẤT VÀ CUNG CẦU CÀ PHÊ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2005- 2009 -------------------------------------------------Trang 18 2.1.1 Lịch sử phát triển cà phê thế giới ----------------------------------------Trang 18 2.1.2 Các chủng loại cà phê chính trên thế giới ------------------------------Trang 18 2.1.3 Nhu cầu cà phê thế giới giai đoạn 2005-2009 --------------------------Trang 19 2.1.4 Sản lượng cà phê thế giới -------------------------------------------------Trang 19 2.1.5 Nguồn cung cà phê thế giới -----------------------------------------------Trang 20 2.1.6 So sánh nhu cầu tiêu thụ với nguồn cung -------------------------------Trang 20 2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2009 -------------------------------------------------------------------------Trang 20 2.2.1 Tình hình sản xuất ----------------------------------------------------------Trang 20 2.2.1.1 Lịch sử phát triển cà phê ở Việt Nam------------------------------------Trang 20 2.2.1.2 Diện tích trồng cà phê -----------------------------------------------------Trang 21 2.2.1.3 Sản lượng cà phê -----------------------------------------------------------Trang 21 2.2.2 Tình hình xuất khẩu --------------------------------------------------------Trang 21 2.2.3 Vài nét về tình hình phát triển sản xuất và thực trạng ngành cà phê Lâm Đồng -------------------------------------------------------------------Trang 22 2.2.3.1 Tình hình sản xuất cà phê Lâm Đồng -----------------------------------Trang 22 2.2.3.2 Thực trạng sản xuất kinh doanh cà phê tại Lâm Đồng ----------------Trang 23 2.3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ THÁI HÒA LÂM ĐỒNG -Trang 23 2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ---------------------------------------Trang 23 2.3.2 Cơ cấu tổ chức -------------------------------------------------------------TRang 24 2.3.3 Quy trình công nghệ chế biến cà phê ------------------------------------Trang 26 2.3.4 Cơ cấu sản phẩm -----------------------------------------------------------Trang 27 2.3.4.1 Cà phê robusta --------------------------------------------------------------Trang 27 2.3.4.2 Cà phê arabica --------------------------------------------------------------Trang 27 2.4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG -------------------------------Trang 28 2.4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh--------------------------------------------Trang 28 2.4.2 Phân tích sự tác động của môi trường đến năng lực cạnh tranh của công ty -----------------------------------------------------------------------Trang 36
  6. 2.4.2.1 Phân tích môi trường bên trong ------------------------------------------Trang 36 2.4.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài ------------------------------------------Trang 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 -------------------------------------------------------------Trang 63 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ĐẾN 2015 -----------------Trang 64 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ĐẾN 2015 Trang 64 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ĐẾN 2015 -----------Trang 64 3.2.1. Nhóm giải pháp năng cao năng lực tài chính ---------------------------Trang 64 3.2.1.1 Tạo dựng uy tín với ngân hàng -------------------------------------------Trang 64 3.2.1.2 Khai thác tối đa nguồn vốn ưu đãi của chính phủ, tranh thủ nguồn hàng nhàn rỗi của nhà cung ứng và người trồng cà phê --------------------------------------- Trang 65 3.2.1.3 Tăng nhanh vòng quay vốn ------------------------------------------------------ Trang 65 3.2.1.4 Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu của công ty------------------------------------ Trang 67 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành ----------------------- Trang 68 3.2.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành ----------------------Trang 68 3.3.2.2 Giải pháp quản trị rủi ro --------------------------------------------------Trang 69 3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ---------------------------------------------Trang 70 3.2.4 Nhóm giải pháp về thị trường --------------------------------------------Trang 72 3.2.4.1 Giải pháp ổn định và đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ----------Trang 72 3.2.4.2 Xác định thị trường mục tiêu, đảm bảo đầu ra tốt cho sản phẩm xuất khẩu --------------------------------------------------------------------------------Trang 73 3.2.4.3 Giải pháp tìm kiếm, thâm nhập nhằm mở rộng thị trường -----------Trang 74 3.2.4.4 Giải pháp nghiên cứu, phát triển sản phẩm -----------------------------Trang 79 3.2.5 Nhóm giải pháp về công nghệ --------------------------------------------Trang 79 3.2.6 Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ------Trang 81 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC --------------------------------------Trang 82 3.3.1 Về hệ thống luật pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ----------------------------------------------------------------Trang 82 3.3.2 Nhà nước cần ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển cà phê -----Trang 82 3.3.2.1 Chính sách chung -----------------------------------------------------------Trang 82 3.3.2.2 Chính sách hỗ trợ người trồng cà phê -----------------------------------Trang 83
  7. 3.3..2.3 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê ------------------------------------------------------------------------Trang 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 --------------------------------------------------------------Trang 83 KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------- Trang 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ha Héc-ta = 10.000 m2 DT Diện tích Kg Ki lô gam 1 Bao = 60 kg Lb Pound (Cân Anh) = 0,4536 kg MT Tấn = 1.000 Kg VICOFA Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam ICO Tổ chức Cà phê thế giới FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ILO Tổ chức Lao động quốc tế SL Sản lượng XK Xuất khẩu NĐ Nội địa SLSX Sản lượng sản xuất SLXK Sản lượng xuất khẩu DT Doanh thu DTXK Doanh thu xuất khẩu SP Sản phẩm Cà phê A: Cà phề arabica Cà phê R: Cà phê robusta LN Lợi nhuận EU: Liên minh Châu Âu TNHH Trách nhiệm hữu hạn HACCP Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm VND Đồng Việt Nam USD Đô la Mỹ USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ LIFFE Sàn giao dịch London NYBOT Sàn giao dich New York UTZ: Chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu 4C Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê
  9. CY Bãi container CFS Trạm giao hàng lẻ FOB Giao hàng lên tàu FCA Giao cho người chuyên chở THC Phụ phí xếp dỡ tai cảng TTCK Thị trường chứng khoán TGĐ Tổng giám đốc ♣♣♣♣♣♣♣♣
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1 DIỆN TÍCH CÀ PHÊ TỈNH LÂM ĐỒNG ------------------------------ Trang 22 BẢNG 2.2 SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ---------------------------------------- Trang 28 BẢNG 2.3 SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA ---- Trang 31 BẢNG 2.4 DOANH THU THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ------------------------------------------------------------------- Trang 32 BẢNG 2.5 DOANH THU XUẤT KHẨU VÀ NỘI TIÊU THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM ------------------------------------------------------- Trang 33 BẢNG 2.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2005-2009 ---------- Trang 35 BẢNG 2.7 CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY ----------------------------------------- Trang 36 BẢNG 2.8 CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG ----------------------------------------- Trang 36 BẢNG 2.9 MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ------------------- Trang 45 BẢNG 2.10 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP GIAI ĐOẠN 2005-2009 ---------- Trang 47 BẢNG 2.11 MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH ------------------------------ Trang 61 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ 1 : NHỮNG LIÊN KẾT ĐẠI DIỆN GIỮA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI MUA ------------------------------------------------------------------ Trang 5 SƠ ĐỒ 2 : MÔ HÌNH NĂM ÁP LỰC CỦA MICHEAL E. POERTER Trang 12 SƠ ĐỒ 3 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG -------------------------------------------------------- Trang 24 BIỂU ĐỒ 1: SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA CÔNG TNHH THÁI HÒA LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2005-2009 -------- Trang 30 BIỂU ĐỒ 2: DOANH THU THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ---------------------------------------------------------- Trang 33 BIỂU ĐỒ 3: DOANH THU XUẤT KHẨU VÀ NỘI TIÊU THEO TỪNG NHÓM SẢN PHẨM----------------------------------------------- Trang 35
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt kinh doanh trong ngành hàng cà phê nói riêng, trong đó có công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng phải đối diện với một môi trường kinh doanh mới, một sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ trong và ngoài nước. Công ty phải làm thế nào để đứng vững trên thị trường cạnh tranh quyết liệt này ? Công ty phải biết mình đang đứng ở vị trí nào trong cuộc đua này, phải nhận biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình so với đối thủ, đâu là cơ hội và nguy cơ của mình để từ đó xác định một hướng đi đúng trên thị trường. Vì thế, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp ngành cà phê nói chung và Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng nói riêng. Hiện nay, ngoài các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước, ở nước ta đã có mặt nhiều công ty lớn của nước ngoài hoạt động kinh doanh ngành hàng này. So với các doanh nghiệp Việt Nam, họ có lợi thế hơn hẳn về vốn, công nghệ chế biến, trình độ quản lý và cả nhân tố con người. Đa số các công ty này đều là công ty thành viên của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động xuyên quốc gia. Vì vậy họ có lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sự lớn mạnh và chuyên nghiệp của các công ty này đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt trong ngành kinh doanh cà phê ở Việt Nam. Hơn nữa, mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này nói chung và công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng nói riêng cần hướng đến thị trường tiêu thụ bền vững. Tuy nhiên, để sản phẩm của mình được chấp nhận, đứng vững và được đánh giá cao trên thị trường thế giới là không dễ dàng vì ngoài Việt Nam còn có nhiều nước khác trên thế giới có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn như Braxin, Colombia, Indonesia… Với sự cạnh tranh n g à y c à n g m ạ n h m ẽ , để tồn tại và phát triển bền vững, công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng cần phải có những giải pháp hữu hiệu cho cuộc cạnh tranh này. Để đạt được mục đích đó, không còn cách nào khác là cần phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình một cách bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực
  12. cạnh tranh của Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng đến 2015” để nghiên cứu viết luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý thuyết về lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng để nhận ra các cơ hội, nguy cơ cũng như xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Từ đó, xác định các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng so với đối thủ trên thị trường và tìm ra nguyên nhân của những yếu kém. - Hình thành các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng cà phê, cụ thể là công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng với sản phẩm chính là mặt hàng cà phê nhân sống. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sơ những nét khái quát chung về ngành cà phê Việt Nam và thế giới, thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng, phân tích thực trạng năng lực cạnh và đưa ra đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước mà cụ thể là các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với công ty trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong đề tài này, sử dụng dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp sơ bộ bằng định tính, trong đó được sử dụng chủ yếu là phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, dự báo và phương pháp chuyên gia. Phương pháp thu thập thông tin: Dữ liệu thứ cấp: - Các báo cáo, số liệu thống kê, các nghiên cứu và các khảo sát trước đây của các công ty kinh doanh mặt hàng cà phê, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), Tổ chức Hiệp hội Cà phê Thế giới (ICO), Tổng cục Thống kê, Cục xúc tiến thương mại, Trung tâm thông tin của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...
  13. - Các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh như: năng lực sản xuất, thị phần, tình hình kinh doanh…Nguồn dữ liệu này có được từ: + Nguồn tài liệu nội bộ công ty: các số liệu từ các báo cáo tổng kết quý,năm… + Nguồn tài liệu bên ngoài: thông tin trên báo chí, internet, các tạp chí kinh tế, các bài phát biểu, bài viết, thông tin từ các cuộc hội thảo... Dữ liệu sơ cấp: Các yếu tố đánh giá mức độ quan trọng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cà phê. Nguồn này có được từ: phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doang ngành hàng cà phê và khách hàng của công ty. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực diện (face to face interview), gửi bảng câu hỏi tới các chuyên gia, các nhà quản lý và các nhà kinh doanh cà phê tư nhân nhằm xác định mức độ quan trọng của các yếu tố và năng lực cạnh tranh của từng yếu tố của các công ty trong ngành cà phê. Sau khi tổng hợp các bảng thu thập ý kiến của các chyên gia, các nhà quản lý, các nhà kinh doanh cà phê tư nhân sẽ có được các bảng xử lý số liệu về mức độ quan trọng và phân loại các yếu tố. Từ kết quả này, xây dựng bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh. 5. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang tồn tại trong công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng, giúp công ty nhận ra những lợi thế và những điểm yếu, những cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó, công ty có các chính sách đúng đắn, cũng như lựa chọn những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng cạnh tranh của công ty. Qua đó góp một phần vào việc tạo dựng vị thế và khẳng định giá trị thương hiệu của công ty trên thị trường. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm những phần chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sơ lược về giao dịch cà phê trên thị trường thế giới Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng đến 2015.
  14. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SƠ LƯỢC VỀ GIAO DỊCH CÀ PHÊ TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, ở đây xin nêu ra một số khái niệm nhằm làm rõ hơn về vấn đề này. TheoPaul A. Samuelson : “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường”. Theo Michael E.Porter thì: “cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ, để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh”. Cạnh tranh là một đặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một cuộc đua không dứt. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác nhưng xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực như sản phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn,… Cạnh tranh còn giúp thị trường hoạt động có hiệu quả nhờ việc phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn. Đây cũng chính là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên cạnh tranh cũng có những biểu hiện tiêu cực như cạnh tranh thiếu sự kiểm soát, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến sự phát triển sản xuất tràn lan, lộn xộn, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, gây khủng hoảng thừa, thất nghiệp và làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng. Khoa học kỹ thuật phát triển đã t h ú c đẩy nền sản xuất phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều trên thị trường, cung càng vượt cầu thì cạnh tranh càng gay gắt. Khi tính cạnh tranh của thị trường kinh doanh ngày càng cao thì không một doanh nghiệp nào có thể tự chủ được, thậm thí sống còn được nếu như họ không tìm mọi cách khai thác lợi thế riêng của mình, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Ngoài ra, một khái niệm mới đầu thế kỷ 21 đã được W. Chan Kim và Renée Mauborgne, hai Giáo sư tại Viện INSEAD của Pháp, đưa ra là “Chiến lược Trang 1
  15. Đại dương xanh”. Có thể tóm tắt như sau: “Đại dương đỏ tượng trưng cho tất cả các ngành hiện đang tồn tại. Đây là khoảng thị trường đã được xác lập. Đại dương xanh bao gồm tất cả những ngành hiện chưa tồn tại. Đó là khoảng trống thị trường chưa được biết đến”, và “…hầu hết được tạo ra từ bên trong những thị trường đỏ bằng cách mở rộng ranh giới của ngành. Trong đại dương xanh, sự cạnh tranh là không cần thiết bởi vì luật chơi còn chưa được thiết lập”. 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăn cản việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá trị cao hơn. Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn vì hoạt động bắt chước của các đối thủ. Theo Michael Porter, chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết định lợi thế cạnh tranh, không phải là yếu tố quan trọng, nếu xét trên phạm vi tương đối so với các yếu tố khác. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, về dài hạn, tùy thuộc nhiều vào khả năng cải tiến liên tục và nhấn mạnh đến sự tác động của môi trường đối với việc thực hiện cải tiến đó. Có thể chia lợi thế cạnh tranh thành hai nhóm cơ bản: - Lợi thế về chi phí: khi tính ưu việt của nó thể hiện trong việc tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh này mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao hơn và có khả năng tốt hơn để chống lại việc giảm giá bán sản phẩm. - Lợi thế về sự khác biệt hóa: khi tính ưu việt của nó dựa vào sự khác biệt của sản phẩm, làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép doanh nghiệp có khả năng buộc thị trường chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của đối thủ. Trang 2
  16. 1.1.3 Các yếu tố góp phần tạo lợi thế cạnh tranh Theo Derek F.Abell, các yếu tố: nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm, nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường, năng lực phân biệt là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, chỉ ra cách thức công ty sẽ cạnh tranh trên thị trường. 1.1.3.1 Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm Nhu cầu khách hàng là những mong muốn của khách hàng có thể được thỏa mãn bởi những đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Khác biệt hóa sản phẩm: là quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách thiết kế các đặc tính của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường đều phải khác biệt hóa sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ở một mức tối thiểu nào đó.Tuy nhiên, mức độ khác biệt hóa là khác nhau ở các doanh nghiệp, một doanh nghiệp nào đó có thể khác biệt hóa sản phẩm của mình ở mức độ cao hơn các doanh nghiệp khác. Chính sự khác biệt này là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh. 1.1.3.2 Nhóm khách hàng và sự phân khúc thị trường Phân khúc thị trường là cách thức mà công ty chia khách hàng thành các nhóm khác nhau dựa trên sự khác nhau về nhu cầu hoặc sở thích của họ, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Thay vì chỉ có một nhóm sản phẩm chung cho toàn bộ thị trường, nếu công ty có những sản phẩm khác nhau đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của từng nhóm khách hàng thì nhu cầu của khách hàng sẽ được thỏa mãn một cách tốt hơn. Do vậy, cầu về sản phẩm sẽ tăng lên, sản phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn và doanh thu sẽ lớn hơn so với trường hợp chỉ có một sản phẩm chung cho toàn bộ thị trường. 1.1.3.3 Năng lực phân biệt Năng lực phân biệt là phương cách mà công ty sử dụng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. Vấn đề chính là công ty tổ chức và kết hợp các năng lực phân biệt như thế nào để đạt được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những năng lực phân biệt của công ty, mà những năng lực phân biệt này được khách hàng xem trọng và đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng. 1.1.4 Năng lực cạnh tranh Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường Trang 3
  17. trong và ngoài nước, các chỉ số đánh giá năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào,… Lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn giá phổ biến mà không có trợ cấp; đảm bảo cho ngành, doanh nghiệp đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế. Michael E. Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có qui trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. Khi nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến giá trị dành cho khách hàng. Theo Micheal E. Porter , một doanh nghiệp tạo ra giá trị dành cho khách hàng và điều này giải thích mức giá vượt trội ( hoặc sự ưu tiên với mức giá công bằng ) thông qua hai cơ chế: - Hạ thấp chi phí của khách hàng - Nâng cao hiệu quả hoạt động của khách hàng Đối với khách hàng trong ngành công nghiệp, thương mại, khác biệt hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải là nơi duy nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh cho khách hàng bằng những phương pháp nào đó ngoài việc bán sản phẩm với thấp. Nếu một doanh nghiệp có thể giảm chi phí cho khách hàng của họ hoặc tăng cường hệu quả hoạt động cho khách hàng, họ sẵn lòng trả một mức giá vượt trội. Doanh nghiệp hạ thấp chi phí hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động của khách hàng thông qua những tác động từ chuỗi giá trị của khách hàng. Doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng lên chuỗi giá trị khách hàng bằng cách đơn gản cung cấp một yếu tố đầu vào cho hoạt động của khách hàng đó. Doanh nghiệp tác động đến khách hàng không những chỉ thông qua các sản phẩm mà còn qua các hoạt động như hệ thống logistics, hệ thống đặt hàng đầu vào, hệ thống đặt hàng đầu vào, lực lượng bán hàng và nhóm các kỹ thuật viên ứng dụng. Ngay cả những hoạt động của doanh nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng chi phí cũng có thể tác động đáng kể đến sự khác biệt hoá. Đôi khi khách hàng có những liên hệ cá nhân với các hoạt động giá trị của doanh nghiệp ( chẳg hạn như với đội ngũ bán hàng ) trong khi ở các trường hợp khác khách hàng chỉ quan sát được kết quả của một nhóm các hoạt động ( ví dụ như giao hàng đúng giờ tuyệt đối hay giao trễ ). Như vậy, giá trị mà doanh nghiệp tạo ra cho những Trang 4
  18. khách hàng của họ được xác định bởi sự dàn xếp tổng thể các liên kết giữa chuỗi giá trị của doanh nghiệp và chuỗi giá trị của khách hàng, thể hiện trong sơ đồ dưới đây:1 SƠ ĐỒ 1: NHỮNG LIÊN KẾT ĐẠI DIỆN GIỮA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI MUA Chuỗi giá trị của doanh nghiệp Chuỗi giá trị của người mua Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng Quản trị nguồn Quản trị nguồn Nhân lực Nhân lực Phát triển Phát triển công nghệ Công nghệ Thu mua Thu mua Logistic Vận Logistic Marketing Dịch vụ Logistic Vận Logistic Marketing Dịch vụ đầu vào hành đầu vào & bán hang đầu vào hành đầu vào & bán hàng Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến. Tuy thế, từ các quan điểm trên, chúng ta có thể đúc kết lại như sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh được phân biệt thành 4 cấp độ như sau: - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa: là khả năng sản phẩm đó bán được nhanh với giá tốt khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, uy tín của người bán, chính sách hậu mãi,… - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng doanh nghiệp tạo ra 1 Micheal E. Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh (bản dịch), TP HCM: NXB TRẺ Trang 5
  19. được lợi thế cạnh tranh, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn của đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao để tồn tại và phát triển bền vững. - Năng lực cạnh tranh của ngành: là khả năng ngành phát huy được những lợi thế cạnh tranh và có năng suất so sánh cao hơn giữa các ngành cùng loại. - Năng lực cạnh tranh của quốc gia: là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế, xã hội khác. Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo có hiệu quả phân bố nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ trên có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ cạnh tranh nêu trên. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng cần phải được tiếp cận đồng thời trên 2 góc độ: - Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh như: thị phần, năng suất lao động, tỉ suất lợi nhuận, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm… - Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh: đội ngũ nhân lực, bí quyết công nghệ, năng lực quản trị,… Đây là các yếu tố nền tảng để nhà quản trị đưa ra các chiến lược nhằm xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. 1.1.4.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Nhiều nhà kinh tế học đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực canh tranh của doanh nghiệp khác nhau. Chúng ta có thể đưa ra đây ba nhóm tác giả tiêu biểu sau: - Theo Goldsmith và Clutterbuck: có 3 tiêu chí đo lường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục; sự nổi tiếng trong ngành như là một công ty dẫn đầu; sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. - Theo Baker và Hart: có 4 tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh là: tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và qui mô. - Theo Peters và Waterman: có 7 tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh Trang 6
  20. của doanh nghiệp gồm: 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trong vòng 20 năm là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỷ trọng xuất khẩu; tiêu chí cuối cùng là đánh giá lịch sử đổi mới của công ty. Tựu trung, các cách đánh giá khác nhau cũng đều xoay quanh các tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, tài sản và tài sản vô hình, phương pháp quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỉ lệ đội ngũ quản lý có trình độ cao và lực lượng công nhân lành nghề, vấn đề bảo vệ môi trường,…Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt động, tiềm năng với hiệu suất cao hơn đối thủ. 1.1.4.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu quả. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, với tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp càng rõ nét. Do vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững được. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao và đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn. Vì thế, bên cạnh nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, trên tầm vĩ mô, Nhà nước cần phải nhanh chóng và đồng bộ hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh cho các doanh nghiệp; Đồng thời, thông qua đàm phán, ký kết các cam kết quốc tế về hội nhập, xúc tiến thương mại, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. 1.1.5 Các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh 1.1.5.1 Các yếu tố môi trường bên trong ■ Nguồn lực của công ty Phân tích các nguồn lực cho thấy các dự trữ về nguồn lực, khả năng và các tài Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1