BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH<br />
__________________<br />
<br />
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT<br />
<br />
TRẦN THỊ THANH HẢO<br />
<br />
GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỐ THU THUẾ<br />
TỪ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP<br />
CỦA VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Chính sách công<br />
Mã số: 60.31.14<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THÀNH TỰ ANH<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các tham<br />
chiếu, trích dẫn, lược trích, lược dịch và số liệu được sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể<br />
đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết tốt nhất của tôi.<br />
Những phân tích và quan điểm thể hiện trong luận văn này là của cá nhân tác giả màkhông<br />
nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh hay<br />
của Chương Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright.<br />
<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
2<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tác giả luận văn xin gửi lời cám ơn chân thành đến những người thầy, người bạn trong<br />
suốt thời gian qua đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin, phân tích, phê<br />
bình, góp ý và phản biện nhằm hoàn thiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành<br />
đến Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện<br />
luận văn này. Xin cám ơn những góp ý, phê bình mang tính phản biện của Tiến sĩ Vũ<br />
Thành Tự Anh về từng nội dung chi tiết được thể hiện trong luận văn này. Tôi xin gửi lời<br />
cám ơn chân thành đến Tiến sĩ Phan Hiển Minh về những góp ý mang tính thực tiễn cao,<br />
giúp tôi nắm bắt sâu sắc hơn các vấn đề về thực tiễn hành thu thuế cũng như công tác<br />
chuẩn bị cho việc thi hành Luật thuế Sử dụng Đất phi Nông nghiệp ở Việt Nam. Tôi xin<br />
gửi lời cám ơn chân thành đến Tiến sĩ Jay K. Rosengard đã giới thiệu cho tôi những nguồn<br />
tài liệu quý báu cũng như những gợi ý của Tiến sĩ Jay K. Rosengard về các vấn đề chính<br />
sách mà Việt Nam cần quan tâm trong quá trình cải cách hệ thống thuế bất động sản. Tôi<br />
xin cám ơn Tiến sĩ Đinh Công Khải, người đã tổ chức các buổi thảo luận và đã có những<br />
góp ý quý báu giúp tôi hoàn thiện đề cương của luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cám ơn<br />
những người bạn đã góp ý và giúp tôi chỉnh sửa, hoàn thiện từng nội dung của bản luận văn<br />
này.<br />
<br />
3<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bối cảnh các nguồn thu chính từ dầu mỏ, ngoại thương và doanh nghiệp nhà nước<br />
của Việt Nam có xu hướng giảm sút, từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã có những cải<br />
cách mang tính toàn diện hệ thống thuế quốc gia nhằm tìm kiếm những nguồn thu ổn định<br />
hơn cho ngân sách nhà nước. Theo đó, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được chọn là giải<br />
pháp giúp bù đắp các khoản chi của chính quyền địa phương nhằm không chỉ cung cấp các<br />
dịch vụ công địa phương tốt hơn mà còn giúp giảm gánh nặng ngân sách trung ương.<br />
Về lý thuyết, thuế đánh vào bất động sản có khả năng mang lại nguồn thu tương đối ổn<br />
định cho ngân sách địa phương và có độ nổi cao do sự tăng giá của nhà, đất cùng với sự<br />
phát triển của nền kinh tế. Song, khác với thông lệ quốc tế, Việt Nam chỉ đánh thuế đất<br />
nguyên thổ mà không đánh thuế công trình trên đất.Không chỉ như vậy, so với các nước<br />
được chọn trong nghiên cứu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam có cơ sở thuế<br />
hẹp và thuế suất thấp.Điều này ngược với lý thuyết về thiết kế thuế vững chắc (thuế suất<br />
thấp, cơ sở thuế rộng). Ngoài ra, cũng theo sắc thuế này, giá đất tính thuế được giữ ổn định<br />
trong mỗi chu kỳ năm năm thay vì được điều chỉnh hàng năm theo giá thị trường. Những<br />
hạn chế bên trên không chỉ khiến cho mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách không đạt<br />
được mà còn làm mất đi tính công bằng theo chiều dọc của sắc thuế.<br />
Xuất phát lý do này, trên cơ sở lý thuyết về đánh thuế tối ưu và thuế đấtvà từ bài học kinh<br />
nghiệm của một số nước, trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các phương án nâng cao<br />
số thu thuế thông qua việc nâng cao thuế suất, mở rộng cơ sở thuế và nâng cao hiệu quả<br />
hành thu thuế.<br />
Việc thực hiện các phương án thuế này được chia thành hai giai đoạn: trong ngắn hạn, chú<br />
trọng công tác hành thu, cụ thể là hoàn thiện hệ thống dữ liệu, định giá, ứng dụng công<br />
nghệ thông tin và tuyên truyền;ngoài ra, đối với khu vực đô thị, giá đất tính thuế được áp<br />
dụng theo giá thị trường điều chỉnh hàng năm theo hệ số CPI để vừa giúp tăng thu ngân<br />
sách vừa kiềm chế tình trạng bong bóng bất động sản; trong dài hạn, khi công tác hành thu<br />
đã được cải thiện, người dân đã thích ứngvới sắc thuế mới, Chính phủ sẽ từng bước nâng<br />
cao thuế suất, mở rộng cơ sở thuế đối với công trình trên đất và điều chỉnh giá đất hàng<br />
năm theo tỷ lệ tăng trưởng GDP nhằm đảm bảo đồng thời độ nổi và tính khả thi của sắc<br />
thuế.<br />
<br />
4<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... 1<br />
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... 2<br />
TÓM TẮT ........................................................................................................................................... 3<br />
MỤC LỤC .......................................................................................................................................... 4<br />
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................................... 6<br />
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................................... 7<br />
I.<br />
<br />
GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 8<br />
1.1<br />
<br />
Bối Cảnh Nghiên Cứu ......................................................................................................... 8<br />
<br />
1.2<br />
<br />
Vấn Đề Nghiên Cứu .......................................................................................................... 10<br />
<br />
1.3<br />
<br />
Mục Tiêu và Phạm Vi Nghiên Cứu................................................................................... 10<br />
<br />
1.4<br />
<br />
Cấu Trúc Của Nghiên Cứu................................................................................................ 11<br />
<br />
II.<br />
<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 12<br />
2.1<br />
<br />
Lý Thuyết Về Đánh Thuế Tối Ưu ..................................................................................... 12<br />
<br />
2.2<br />
<br />
Lý Thuyết Về Đánh Thuế Đất........................................................................................... 13<br />
<br />
2.3<br />
<br />
Nguồn Tài Liệu Và Nghiên Cứu Trước ............................................................................ 14<br />
<br />
2.4<br />
<br />
Phương Pháp Nghiên Cứu................................................................................................. 15<br />
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ......................................... 16<br />
<br />
III.<br />
3.1<br />
<br />
Cải Cách Thuế Bất Động Sản ởJamaica, Philippines, Chilê và Indonesia........................ 17<br />
<br />
3.1.1<br />
<br />
Cơ sở thuế ................................................................................................................. 17<br />
<br />
3.1.2<br />
<br />
Thuế suất ................................................................................................................... 18<br />
<br />
3.1.3<br />
<br />
Định giá ..................................................................................................................... 18<br />
<br />
3.1.4<br />
<br />
Hành thu .................................................................................................................... 19<br />
<br />
3.1.5<br />
<br />
Mục tiêu cải cách ...................................................................................................... 19<br />
<br />
3.1.6<br />
<br />
Hiệu quả .................................................................................................................... 20<br />
<br />
3.1.7<br />
<br />
Kết luận ..................................................................................................................... 20<br />
<br />