intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chứng minh có mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai, đưa ra bằng chứng về sự tác động của kiều hối đến cán cân tài khoản vãng lai thông qua việc kiểm định mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai. Cuối cùng đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các nhà chính sách nhận thức tầm quan trọng của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam và biện pháp thu hút, phát triển sao cho nó trở thành nguồn lực cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ------------------ LÊ BẢO THY GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÝ HOÀNG ÁNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ------------------ LÊ BẢO THY GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM ------------------ LÊ BẢO THY GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LÝ HOÀNG ÁNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng nội dung của luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những tham khảo từ các nghiên cứu liên quan đều được nêu nguồn gốc một cách rõ ràng. Những đóng góp trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả đã được công bố trong các bài báo của tác giả ở phần sau của luận án và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tp.HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2013 Tác giả luận án Lê Bảo Thy
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................3 MỤC LỤC ...................................................................................................................4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................8 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..............................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KIỀU HỐI.....................................4 ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI ............................................4 1.1 KIỀU HỐI .............................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm kiều hối ..................................................................................4 1.1.2 Kênh chuyển kiều hối .............................................................................5 1.1.3 Động cơ thúc đẩy kiều hối chuyển về trong nước ..................................6 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút kiều hối ..................................7 1.1.5 Vai trò của kiều hối trong phát triển kinh tế .........................................13 1.2 CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI .........................................................18 1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................18 1.2.2 Các thành phần của cán cân tài khoản vãng lai.............................................18 1.2.3 Các nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai ...................................19 1.3 LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI ..................................22 1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu về kiều hối .................................................22 1.3.2 Những nghiên cứu gần đây về kiều hối tại Việt Nam ..........................25 1.3.3 Lý thuyết và nghiên cứu về thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai ...................................................................................................27
  6. 1.4 KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM: ....................................................................................28 1.4.1 Tại Ấn Độ ......................................................................................................28 1.4.2 Tại Trung Quốc .............................................................................................29 1.4.3 Tại Philippines ..............................................................................................30 1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM ............................................................34 2.1 XU HƯỚNG KIỀU HỐI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ..................34 2.1.1 Theo khu vực .................................................................................................34 2.1.2 Theo thu nhập ................................................................................................38 2.1.3 Giá dầu ..........................................................................................................41 2.1.4 Sự biến động của đồng tiền ảnh hưởng đến lượng kiều hối .........................42 2.1.5 Chi phí chuyển kiều hối ................................................................................43 2.2 THỰC TRẠNG KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM ..............................................44 2.2.1 Tình hình kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ..............................44 2.2.2 Các kênh chuyển kiều hối tại Việt Nam .......................................................49 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kênh chuyển kiều hối của Việt Nam ...................................................................................................................53 2.2.4 Vai trò của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam .......................................54 2.3 THỰC TRẠNG CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM ..57 2.3.1 Tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam ......................57 2.3.2 Tác động của việc thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay ............................................................................................................63 2.4 TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM ........................................................................................................68 2.4.1 Giới thiệu mô hình ....................................................................................68 2.4.2 Ý tưởng mô hình .......................................................................................69
  7. 2.4.3 Dữ liệu và mô tả ........................................................................................70 2.4.4 Kiểm định mô hình....................................................................................71 2.4.3.1 Kiểm định bằng mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM) 71 2.4.3.2 Kiểm định bằng mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) .......................................................................................................72 2.4.3.3 Kiểm định Hausman .............................................................................73 2.4.3.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) ........................74 2.4.3.5 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan (Auto Correlation)........................75 2.4.3.6 Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi (Heteroskedasticity) ............75 2.4.3.7 Khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi: .............75 2.4.1 Kết luận .........................................................................................................76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TẠI VIỆT NAM ........................................................78 3.1 GIẢI PHÁP THU HÚT KIỀU HỐI ..........................................................78 3.2 GIẢI PHÁP SỬ DỤNG KIỀU HỐI CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI ............................................................................................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................88 KẾT LUẬN ...............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................90 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development Bank GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GSO Tổng cục thống kê Việt Nam General Statistics Office IMF Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại OLS Phương pháp bình phương bé nhất Ordinary Least Square SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam The State Bank of Viet Nam WB Ngân hàng Thế giới World Bank WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization FEM Mô hình các ảnh hưởng cố định Fixed Effects Models REM Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên Random Effects Models VIF Hệ số phóng đại phương sai Variance Inflation Factors FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development Assistance ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations EU Liên minh Châu Âu European Union GCC Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh Gulf Cooperation Council UN Liên Hiệp Quốc United Nation
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Ước tính và dự báo kiều hối đến các quốc gia đang phát triển Bảng 2.2 Kiều hối đến các quốc gia đang phát triển, qua các thập kỷ Bảng 2.3 Nguồn tài chính bên ngoài đến các quốc gia đang phát triển, 2009 Bảng 2.4 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 Bảng 2.5 Cán cân dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Bảng 2.6 Cán cân thu nhập Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Bảng 2.7 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Bảng 2.8 Biến và ký hiệu trong mô hình kiểm định tác động của đầu tư, tiết kiệm và kiều hối đến cán cân tài khoản vãng lai Bảng 2.9 Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1 10 nước đang phát triển dẫn đầu về thu hút kiều hối năm 2012 Biểu đồ 2.1 Kiều hối và các dòng tiền khác chảy vào các nước đang phát triển giai đoạn 1990 – 2015 Biểu đồ 2.2 Việc làm của người di cư tại Mỹ đang phục hồi, đặc biệt khu vực lao động có tay nghề cao Biểu đồ 2.3 Kiều hối từ Nga tăng trưởng theo giá dầu Biểu đồ 2.4 Chi phí chuyển kiều hối tại 20 quốc gia chuyển tiền song phương hàng đầu Biểu đồ 2.5 Chi phí kiều hối tại quốc gia được lựa chọn, Q3/2012 Biểu đồ 2.6 Tình hình thu hút kiều hối của Việt nam từ giai đoạn 2000 - 2012 Biểu đồ 2.7 Kiều hối và FDI giai đoạn 2000 -2012 Biểu đồ 2.8 Kiều hối và ODA giai đoạn 2000 -2012 Biểu đồ 2.9 Cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn từ 2000 – 2012 Biểu đồ 2.10 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Biểu đồ 2.11 Cán cân tài khoản vãng lai của một số nước Châu Á từ năm 2009 – 2012 Biểu đồ 2.12 Kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Giải pháp nào để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Trong cấu trúc của cán cân tài khoản vãng lai, kiều hối là một trong những nhân tố, liệu việc phát triển và thu hút lượng kiều hối có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam? 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ tập trung vào những mục tiêu chính sau đây: - Nghiên cứu xu hướng kiều hối trong thời gian gần đây. - Kiều hối tác động đến cán cân tài khoản vãng lai như thế nào? Kiều hối có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai hay không? - Giải pháp phát triển kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dữ liệu nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Để tiến hành phân tích định lượng – kiểm định sự tác động của kiều hối đến cán cân tài khoản vãng lai tác giả sử dụng dữ liệu bảng (Panel Data), đề tài sử dụng số liệu công bố về kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai của 13 quốc gia đang phát triển tại Châu Á (trong đó
  12. 2 có Việt Nam) trong 7 năm của quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng nhà nước (NHNN) và Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO)… Tác giả sử dụng mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model - FEM) để kiểm định liệu có mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai hay không từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách. - Phần mềm xử lý số liệu: Eviews, Stata. 4. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai Chương 2: Thực trạng thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. 5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống những công trình nghiên cứu trước đây về những nội dung có liên quan và lý thuyết về vấn đề đang nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, đề tài chứng minh có mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai, đưa ra bằng chứng về sự tác động của kiều hối đến cán cân tài khoản vãng lai thông qua việc kiểm định mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai. Cuối cùng đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các nhà chính sách nhận thức tầm quan trọng của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam và biện pháp thu hút, phát triển sao cho nó trở thành nguồn lực cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam. 6. Hướng phát triển của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam và nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. Thông qua việc phân tích cán cân tài khoản vãng lai có thể thấy kiều hối chỉ là một thành phần của cán cân tài khoản vãng lai tuy nhiên kiều hối góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cán cân tài
  13. 3 khoản vãng lai. Việc thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai sẽ đóng góp thêm một hướng giải pháp để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai bên cạnh những giải pháp khác. Hạn chế của đề tài đó là chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai để thấy rõ tầm quan trọng của kiều hối mà bỏ qua các yếu tố khác do đó chưa phản ánh đầy đủ và cung cấp cái nhìn tổng quát về các nhân tố cũng như giải pháp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. Đề tài sử dụng dữ liệu trong vòng 7 năm của 13 quốc gia đang phát triển tại Châu Á trong đó có Việt Nam để kiểm định tác động của kiều hối đến cán cân tài khoản vãng lai để củng cố thêm bằng chứng tuy nhiên do hạn chế dữ liệu: một số quốc gia không có dữ liệu đầy đủ về kiều hối. Tôi hy vọng những đề tài nghiên cứu kế tiếp sẽ hoàn thiện những thiếu sót trên để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn.
  14. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT KIỀU HỐI ĐỂ CẢI THIỆN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI 1.1 KIỀU HỐI 1.1.1 Khái niệm kiều hối Về cơ bản kiều hối là một lượng tiền hoặc tương đương tiền của người lao động nước ngoài gửi về nước (Puri, 1999). Ví dụ, người Trung Đông sống ở Châu Âu, người Mỹ Latin sống ở Mỹ, người Việt Nam sống ở Mỹ hoặc Úc gửi tiền về trong nước. IMF đã đưa ra một định nghĩa rộng về kiều hối bao gồm ba khía cạnh: (i) là lượng tiền hoặc tương đương tiền được người lao động chuyển về gia đình họ hàng của mình trong nước; (ii) khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở nước ngoài; và (iii) là lượng tài sản tài chính do người cư trú tạm thời mang theo khi họ di chuyển từ một nước tới nước khác và sống tại nước đó nhiều hơn một năm. Theo WB: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)”. Theo Đại sứ quán Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ đưa ra nhận định rằng “Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…”. Theo báo cáo “Di trú và kiều hối” được thống kê hàng năm bởi Ngân hàng Thế giới, tại một số nước đang phát triển, số tiền được đưa vào từ kiều hối có thể đứng hàng cao thứ nhì trong các nguồn thu nhập, cao hơn cả viện trợ quốc tế. Số kiều hối hàng năm trên thế giới được ước tính từ 250 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới và các Ngân hàng Trung ương đến 401 tỷ của IFAD. Mặc dù, kiều hối được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, cơ bản một nước có số lượng kiều hối cao sẽ
  15. 5 thúc đẩy những hoạt động tiêu dùng và đầu tư khác trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các mô hình kinh doanh loại nhỏ... 1.1.2 Kênh chuyển kiều hối 1.1.2.1 Kiều hối chuyển theo kênh chính thức Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được NHNN cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng minh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại Ngân hàng, công ty kiều hối). An toàn. - Khuyết điểm của phương thức này: Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường tự do. Phải xuất trình nhiều giấy tờ. 1.1.2.2 Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia đó mà không khai báo tại Hải quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản.
  16. 6 Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các ngân hàng thương mại Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ - Khuyết điểm của phương thức này: Phí cao Không an toàn 1.1.3 Động cơ thúc đẩy kiều hối chuyển về trong nước Đã có nhiều nghiên cứu về động cơ thúc đẩy người lao động và sống ở nước ngoài chuyển tiền về trong nước. Các nghiên cứu cơ bản được Stark (1991) và nhóm tác giả tóm lược ở một số nguyên nhân. Có thể kể đến trước hết xuất phát từ động cơ bao bọc lẫn nhau. Người di cư thường gửi tiền về nhà vì anh ta quan tâm tới cuộc sống của gia đình anh ta ở quê nhà. Với động cơ này, người đi lao động hoặc sống ở nước ngoài cảm thấy giảm bớt lo lắng cho gia đình của mình ở nhà. Động cơ thứ hai xuất phát từ lợi ích của cá nhân. Những người di cư làm ăn thành công thường có các khoản tiết kiệm và dùng một phần tiết kiệm này để đầu tư về nước mình như mua bất động sản, các tài sản tài chính ... Gia đình của họ đóng vai trò như các đơn vị tín thác, làm nhiệm vụ quản lý các tài sản đó trong thời gian họ đang làm việc và sống ở nước ngoài. Một lý do khác để chuyển tiền về cho gia đình là do người chuyển tiền tính tới khả năng được thừa kế từ cha mẹ trong tương lai. Trong trường hợp này, những thành viên trong gia đình có đóng góp vào sự phát triển của gia đình (ví dụ như chuyển tiền về cho gia đình) sẽ tất nhiên được hưởng thừa kế trong tương lai. Lý do thứ ba là thanh toán các khoản nợ. Thông thường, các gia đình phải vay tiền để trang trải chi phí cho người đi lao động hoặc sang học tập ở nước ngoài, với
  17. 7 hi vọng rằng sau một thời gian lao động và học tập hoặc có việc làm, họ sẽ gửi tiền về để thanh toán một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ trước đó. Đây thực chất giống như một khoản đầu tư. Động cơ cuối cùng có thể xem xét là động cơ đồng bảo hiểm. Người di cư có thể đầu tư vào bất kể tài sản tài chính nào tại nước mình làm việc, nhưng không thể tránh được các loại rủi ro do thị trường tài chính không hoàn hảo. Chính vì vậy, một chỗ dựa vững chắc để giảm thiểu rủi ro này là chuyển tiền về cho gia đình. Khi điều kiện thuận lợi, việc chuyển tiền về sẽ giúp cải thiện cuộc sống gia đình. Ngược lại, khi điều kiện lao động, kinh tế ở nước ngoài không thuận lợi thì gia đình chính là chỗ dựa vững chắc và yên tâm cho anh ta trở về. Như vậy, đây là một chiến lược đồng bảo hiểm với các khoản chuyển tiền đóng vai trò như hợp đồng bảo hiểm cho người di cư. 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút kiều hối 1.1.4.1 Các nhân tố thuộc về người chuyển và người nhận kiều hối Các nhân tố thuộc về người chuyển kiều hối Yếu tố đầu tiên không thể không nhắc đến đó là số lượng kiều bào sinh sống và lực lượng lao động làm việc ở nước ngoài của mỗi quốc gia, thông thường số tiền chuyển về sẽ lớn, nếu số lượng này ở nước ngoài nhỏ thì số tiền chuyển về nước cũng nhỏ. Năm 1970, có 46% lượng kiều hối ghi nhận đến từ Mỹ, nhưng đến năm 2010, tỷ trọng của Mỹ chỉ khoảng 17%. Một địa chỉ mới là Vùng Vịnh, nơi tiếp nhận lượng công nhân di trú khổng lồ khi thị trường dầu mỏ bùng nổ. Ả-rập Xê-út hiện là địa điểm sinh ra kiều hối lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, với số kiều hối chuyển đi đạt 27 tỷ USD trong năm 2010, phần lớn là cho người thân ở Nam Á và châu Phi. Trên một nửa lượng kiều hối chuyển về Nam Á xuất phát từ Vùng Vịnh. Trên toàn thế giới, khu vực này đã chuyển một lượng kiều hối cho các nước nghèo nhiều tương đương các nước Tây Âu. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển kiều hối đó là trình độ của những người chuyển kiều hối. Đối với những người lao động trình độ cao tại nước ngoài sẽ có một mức thu nhập cao hơn hẳn so với lao động chân tay đơn
  18. 8 thuần, trình độ thấp. Điều này cho thấy số lượng kiều hối chuyển về tăng nếu quốc gia có lượng lao động đang làm việc tại nước ngoài có trình độ cao và ngược lại. Đối với người đang định cư tại nước ngoài cũng tương tự, trình độ cao hay thấp sẽ góp phần quyết định công việc ổn định hay không, thu nhập cao hay thấp, qua đó cũng quyết định lượng kiều hối chuyển về nước cao hay thấp. Các nhân tố thuộc về người nhận kiều hối Khi hoàn cảnh kinh tế của quốc gia nhận kiều hối nhiều khó khăn thì đây cũng chính là động lực lớn cho kiều bào nước ngoài chuyển tiền về giúp đỡ. Chính vì vậy, luồng kiều hối phần lớn chỉ tập trung tại các nước đang và kém phát triển là chủ yếu. Vì những nước này đại bộ phận dân cư còn nghèo, cần sự giúp đỡ để cải thiện cuộc sống. 1.1.4.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại và các công ty kiều hối Hiện nay các kênh chuyển kiều hối chính thức ngày càng phổ biến và rộng rãi, dẫn đến các ngân hàng thương mại và các công ty kiều hối là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến lượng kiều hối chuyển về trong nước. Đầu tiên, đó là số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng. Sự bùng nổ của hệ thống ngân hàng dẫn đến sự phát triển của các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng dành cho phát triển kiều hối sẽ là động lực lớn đối cho hoạt động thu hút kiều hối tại các nước đang phát triển. Các ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp để cung cấp dịch vụ kiếu hối với thời gian nhanh chóng và thuận tiện cho người nhận tiền. Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đội ngũ nhân viên ngân hàng sẵn sàng hướng dẫn cho người chuyển (nhận) tiền với sự am hiểu về các sản phẩm dịch vụ. Chính điều này đã làm cho việc chuyển và nhận kiều hối trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn nhằm giảm bớt khó khăn cho cả người chuyển và nhận kiều hối. Ngân hàng cũng bắt đầu quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ nhằm bắt kịp với trình độ phát triển của nhiều nước tiên tiến. Nếu công nghệ ngân hàng lạc hậu thì việc chuyển và nhận tiền sẽ diễn ra chậm, mất nhiều thời gian, độ trễ của việc chuyển tiền cho người nhận là rất lớn. Trường hợp những khoản kiều hối nhận
  19. 9 về không được chuyển trực tiếp cho ngân hàng mà phải tiến hành qua nhiều kênh ngân hàng trung gian thanh toán mới về đến ngân hàng người nhận. Điều này làm tăng chi phí chuyển tiền và thường khoản tiền này do người nhận tiền chịu. Một ngân hàng nhận kiều hối chuyển từ nước ngoài nhưng không có hệ thống Swift, vì vậy thay vì nhận tiền trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài thì việc chuyển tiền thường sẽ được chuyển qua một ngân hàng trong nước có Swift, ngân hàng này sẽ tiến hành chuyển qua ngân hàng đại lý trong nước, sau đó ngân hàng của người nhận sẽ nhận được tiền từ ngân hàng đại lý này. Qua quy trình chuyển tiền trên ta có thể thấy việc chuyển tiền từ một ngân hàng đại lý nước ngoài sẽ phải qua hai ngân hàng trung gian thanh toán trong nước. Vì vậy thời gian sẽ lâu và chịu thêm hai lần phí trung gian chuyển tiền. Ngoài hình thức chuyển tiền qua Swifts còn có rất nhiều hình thức chuyển tiền quốc tế khác nhau, như: + Western Union: Sơ khai là một công ty điện báo được thành lập năm 1851. Hiện nay công ty này đã có hơn 160,000 đại lý tại hơn 200 quốc gia. Người chuyển tiền có thể gửi tiền tại bất kỳ đại lý nào của dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union mà không cần phải có thẻ tín dụng, gửi tiền vào tài khoản hay mở tài khoản tại ngân hàng. Khách hàng sẽ nhận được tiền ở một trong những điểm chi trả Western Union ngay sau khi có thông tin của người gửi. Việc chuyển tiền trong mỗi giao dịch từ 5 đến 15 phút. Khách hàng nhận tiền cần xuất trình thẻ căn cước còn hiệu lực hay vài trường hợp trả lời câu hỏi phụ được cung cấp bởi người gửi tiền. + Internet Banking: Là kênh giao dịch của Ngân hàng, sử dụng môi trường Internet để cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng với các nền tảng, cơ sở hạ tầng an ninh, bảo mật đặc biệt. Đối tượng sử dụng Internet banking là các cá nhân, tổ chức có mở tài khoản tại ngân hàng, có đăng ký sử dụng dịch vụ và chấp nhận mọi điều khoản, điều kiện sử dụng. Ngoài các hình thức chuyển tiến phổ biến trên còn có nhiều hình thức khác cũng được các ngân hàng trên thế giới sử dụng như Fedwire (hệ thống thanh toán
  20. 10 điện tử liên bang ), chuyển tiền nhanh Money Gram, chuyển tiền bằng tin nhắn qua điện thoại di động… Mạng lưới của hệ thống ngân hàng cũng là một trong những yếu tố then chốt của hoạt động thu hút kiều hối. Một ngân hàng có mạng lưới chi trả rộng khắp là thế mạnh lớn để ngân hàng có thể tiến hành thu hút một số lượng lớn kiều hối. Rõ ràng một ngân hàng có chi nhánh lớn đặt tại những khu vực trọng điểm so với ngân hàng có mạng lưới chi nhánh nhiều nằm rải rác ở khu vực nông thôn sẽ có sự chênh lệch đáng kể trong lượng khách hàng giao dịch. Bởi vì với cùng chất lượng dịch vụ, giá cả như nhau, số lượng lao động tại khu vực nông thôn giao lưu hợp tác lao động quốc tế cao hơn khu vực thành thị, có xu hướng ngày càng tăng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán đã góp phần làm cho chi phí chuyển nhận kiều hối giảm đáng kể, đây cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy hoạt động này phát triển. Kể từ sau biến cố ngày 11/9/2001, các nước tăng cường các biện pháp an ninh, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển ngân chống nạn khủng bố và rửa tiền, điều này làm cho số lượng ngoại tệ chuyển qua kênh chính thức gia tăng và chuyển qua kênh không chính thức giảm. Chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ kiều hối được sử dụng nhiều hơn tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư nâng cấp hoạt động dịch vụ của mình. 1.1.4.3 Các nhân tố thuộc về nước nhận kiều hối Trước hết phải kể đến yếu tố về chính sách quản lý kiều hối và chính sách đối với kiều bào tại các nước sở tại. Khi nước này có chế độ chính sách và biện pháp để khuyến khích kiều bào chuyển tiền cho thân nhân trong nước, thì sẽ khơi thông và thu hút được kiều hối. Theo kinh nghiệm tại một số nước thì những nước nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này sẽ có nhiều biện pháp khuyến khích luồng kiều hối. Tại các nước giàu, nhiều nước đã đóng cửa biên giới để bảo vệ người lao động trong nước. Mỹ hiện đã thắt chặt biên giới phía nam, phần nào giải thích cho sự tăng trưởng chậm lại làn sóng nhập cư từ Mêhicô. Số người di trú cũng gia tăng kể từ khi kinh tế đình đốn. Tuy nhiên, do nhận thức được rằng sẽ khó quay lại nên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2