intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel đặc biệt là nghiên cứu kỹ Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới; phân tích thực trạng quản trị rủi ro của hệ thống các NHTM Việt Nam; đưa ra các giải pháp ứng dụng Basel II vào các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.Tiến sĩ Hoàng Đức Tác giả đề tài: Vũ Gia Khuyến
  2. ii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT ......................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Vấn đề và nội dung đề tài nghiên cứu .................................................................2 3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .............................................2 3.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2 3.1.1 Mục tiêu chung ............................................................................2 3.1.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................3 3.2 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 3.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3 4. Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài.........................................................................4 4.1 Nguồn thông tin thu thập ..........................................................................4 4.2 Cơ sở lý luận – thực tiễn ...........................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận ......................................................................4 5.1 Phân tích sử dụng số liệu thứ cấp .............................................................4 5.2 Phân tích sử dụng số liệu sơ cấp ...............................................................4 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài .................................................................................5 7. Kết cấu đề tài .........................................................................................................5 CHƯƠNG 1: HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NHTM TRONG NỀN KINH TẾ................................6 1.1. Hiệp ước Basel II ................................................................................................6 1.1.1. Lịch sử ra đời của Ủy ban Basel ...........................................................6 1.1.2. Hiệp ước Basel I ...................................................................................7 1.1.3. Hiệp ước Basel II ..................................................................................9 1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của hiệp ước Basel II .........................................11 1.2.Hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam .......................................13
  3. iii 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................13 1.2.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động NHTM ...............................................14 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng: ......................................................................16 1.2.2.2. Rủi ro thị trường ....................................................................17 1.2.2.3. Rủi ro tác nghiệp ....................................................................18 1.3. Ý nghĩa của việc ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của NHTM Việt Nam ..............................................................................................21 1.4. Kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới về việc ứng dụng Hiệp ước Basel II và quản trị rủi ro .......................................................................................21 1.4.1. Kinh nghiệm ứng dụng Basel của một số ngân hàng tại Canada .......21 1.4.2. Thực tiễn áp dụng Basel II tại Châu Á ...............................................22 1.4.3. Thực tiễn áp dụng Basel II tại Mỹ ......................................................24 1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm từ việc triển khai ứng dụng Basel II .....24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH CÁC TÁC NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG .........................................................................................27 2.1. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các ngân hàng thương mại ..............................................................................27 2.1.1. Những vấn đề chung về nền kinh tế Việt Nam ...................................27 2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Việt Nam hiện nay .............28 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư .......................................28 2.1.2.2. Chất lượng tăng trưởng ..........................................................28 2.1.2.3. Cơ cấu kinh tế ........................................................................28 2.1.2.4. Chất lượng của nguồn lao động .............................................29 2.1.2.5. Chính sách tài chính và tiền tệ ...............................................29 2.1.3. Đặc điểm của nền kinh tế và các tác động đến hoạt động của NHTM. .............................................................................................................30 2.1.3.1. Tín dụng, cung tiền thấp nhất hơn 15 năm qua......................30 2.1.3.2. Xu hướng tái cấu trúc ngân hàng ...........................................31 2.1.3.3. Bất ổn thị trường liên ngân hàng ...........................................31
  4. iv 2.1.3.4. Xuất hiện “yếu tố nhóm” trong hệ thống ...............................32 2.1.3.5. Vấn nạn nợ xấu của các NHTM ............................................32 2.1.3. . ố liệu thống kê khó chính xác cho hoạt động dự báo. .........32 2.2. Tổng quan về hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ..33 2.2.1. Quy mô số lượng ngân hàng ...............................................................33 2.2.2. Quy mô vốn chủ sở hữu ......................................................................34 2.2.2.1.Tình hình chung ......................................................................34 2.2.2.2. Quy mô vốn chủ sở hữu của nhóm ngân hàng thương mại G14 .........................................................................................35 2.2.3. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng .................................................36 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn ........................................................36 2.2.3.2. Hoạt động đầu tư ....................................................................37 2.2.3.3. Hoạt động tín dụng.................................................................40 2.2.4. Đánh giá một số loại rủi ro dễ gặp trong kinh doanh ngân hàng thương mại Việt Nam ..........................................................................42 2.2.4.1. Rủi ro tín dụng .......................................................................42 2.2.4.2. Rủi ro về tỷ giá hối đoái .........................................................43 2.2.4.3. Rủi ro lãi suất .........................................................................45 2.2.4.4. Rủi ro thanh khoản .................................................................46 2.2.4.5. Rủi ro chính sách ...................................................................47 2.2.4.6. Rủi ro tác nghiệp ....................................................................48 2.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh các NHTM Việt Nam ........................48 2.2. . Hoạt động thanh tra và giám sát các NHTM Việt Nam .....................51 2.3. Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel của các NHTM Việt Nam ........52 2.3.1. Các văn bản pháp luật có liên quan ....................................................52 2.3.1.1. Những thay đổi đáng chú ý so với Quyết định số 457/2005/QÐ- NHNN ............................................................52 2.3.1.2. Một vài bất cập trong thông tư 13/2010/TT-NHNN..............53 2.3.2. Khảo sát mức độ ứng dụng hệ thống quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ......................57 2.3.2.1. Phân tích khảo sát dựa vào sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm ......................................................................................57
  5. v a. Mức độ tín nhiệm được đánh giá bởi các tổ chức khác .......57 b. Xếp hạng tín nhiệm của Moody’s cho ACB ........................57 c. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ ....................................59 d. Hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng hiện nay .....................60 2.3.2.2. Khảo sát dựa trên điều tra thống kê qua bảng câu hỏi ...........61 a. Đo lường các biến số - bảng câu hỏi ....................................61 b. Mô tả chung về mẫu nghiên cứu ..........................................62 c. Kết quả nghiên cứu về các biến ...........................................63 d. Phân tích mối liên hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc ...64 2.3.2.3. Tổng hợp kết quả phân tích và rút ra kết luận .......................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................68 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II VÀO HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .69 3.1. Định hướng phát triển hệ thống các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 ...........................................................................................................................69 3.1.1. Định hướng phát triển chung ..............................................................69 3.1.2. Định hướng ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro .............................................................................................................70 3.2. Các giải pháp ứng dụng Hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam ..............................................................................................72 3.2.1. Nhóm giải pháp do bản thân các NHTM tổ chức thực hiện ...............72 3.2.1.1. Đảm bảo vốn an toàn tối thiểu ..............................................72 a. Tăng cường vốn điều lệ ........................................................72 b. Tái cấu trúc các NHTM Việt Nam ......................................72 c. Giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu ......................................74 3.2.1.2. Nâng cao kiểm tra, giám sát trong nội bộ NHTM ................75 a. Hoàn thiện hệ thống thông tin – core banking .....................75 b. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ......................75 c. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng .................................76 3.2.1.3. Tăng cường quy tắc thị trường ...............................................77 a. Xây dựng môi trường thông tin minh bạch ..........................77 b. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp ....................78 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà Nước................................79
  6. vi 3.2.2.1 Hoàn thiện Thông tư 13/2010/TT-NHNN ..............................79 3.2.2.2 Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước ........................................................................................80 3.2.2.3 Hướng tới hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng ........................................................................................81 3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ ..................................................82 3.2.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về sáp nhập và hợp nhất ngân hàng tại Việt Nam ...........................................................................82 3.2.3.2. Tiến tới việc xây dựng, ứng dụng chuẩn kế toán quốc tế ......83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................84 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... xi PHỤ LỤC 1: HỆ SỐ RỦI RO CỦA TÀI SẢN CÓ RỦI RO THEO BASEL I ....................................................................................................... xiii PHỤ LỤC 2: 25 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BASEL I VỀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ...............................................................................xv PHỤ LỤC 3: HỆ SỐ RỦI RO CỦA CÁC TÀI SẢN CÓ RỦI RO TRONG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II ........................................................ xvii PHỤ LỤC 4: CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VỐN CẦN THIẾT ĐỂ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG (K) TRONG CÁCH TÍNH CỦA PHƯƠNG PHÁP NỘI BỘ (IRB) VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II ....................................... xviii PHỤ LỤC 5: CÔNG THỨC TÍNH TÀI SẢN CÓ RỦI RO (RWA) TRONG PHƯƠNG PHÁP NỘI BỘ VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG ........................................................................................ xxiii PHỤ LỤC 6: VỐN YÊU CẦU ĐỐI VỚI RỦI RO THỊ TRƯỜNG THEO BASEL II .....................................................................................xxv PHỤ LỤC 7: QUY MÔ VỐN ĐIỀU LỆ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................................................................... xxvi
  7. vii PHỤ LỤC 8: HỆ THỐNG VĂN BẢN VỀ THANH TRA GIÁM SÁT TỪ 2000 ĐẾN NAY ....................................................................................xxx PHỤ LỤC 9: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG BASE II .................................................................................... xxxiii PHỤ LỤC 10: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... xxxvii PHỤ LỤC 11: BẢNG SỐ LIỆU KHẢO SÁT ................................................. xxxix
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Lộ trình hiệp ước Basel ........................................................................11 Bảng 1.2: Hệ số beta trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động ............20 Bảng 1.3: Triển khai Basel II tại một số nước Châu Á ........................................23 Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng Việt Nam qua các giai đoạn ................................33 Bảng 2.2: Vốn điều lệ (tỷ đồng) của các nhóm ngân hàng tại Việt Nam .............34 Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ (tỷ đồng) nhóm NHTM G14 từ 2008-2011 .........35 Bảng 2.4: Tổng huy động vốn (tỷ đồng) của các NHTM Việt Nam ...................37 Bảng 2.5: Hoạt động huy động vốn (tỷ đồng) của nhóm NHTM G14 giai đoạn 2008 - 2011..........................................................................................38 Bảng 2. : Hoạt động đầu tư (tỷ đồng) của nhóm NHTM G14 giai đoạn 2008 - 2011 .....................................................................................................39 Bảng 2.7: Tổng dư nợ (tỷ đồng) của các NHTM Việt Nam ................................40 Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng (tỷ đồng) của nhóm NHTM G14 ..........................41 Bảng 2.9: Diễn biến nợ xấu (%, tỷ đồng) của nhóm NHTM G14 ........................44 Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động (ROA, ROE, %) của nhóm NHTM G14 ...........49 Bảng 2.11: Diễn biến lợi nhuận giai đoạn 2008 - 2011 của nhóm NHTM G14 .50 Bảng 2.12 : Chỉ tiêu an toàn vốn CAR (%) của nhóm NHTM G14 giai đoạn 2008 – 2011 ................................................................................................60 Bảng 2.13: Mô tả các chỉ tiêu thống kê chung của mẫu nghiên cứu ....................62 Bảng PL8.1: Hệ thống văn bản thanh tra giám sát của NHNN ..........................xxx Bảng PL11.1: Kết quả khảo sát 23 biến giải thích ......................................... xxxix Bảng PL11.2: Kiểm định thang đo các biến gộp ............................................... xliv Bảng PL11.3: Kiểm định mối tương quan giữa KN và các Bi (i = 1÷ 23) ........ xliv
  9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Ba nội dung của Basel II.......................................................................10 Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng M2 (%) trong 15 năm ....31 Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu (%) của các NHTM Việt Nam qua các năm....................42 Hình 2.3: Diễn biến tỷ giá (U D/VNĐ) giai đoạn 2009 - 2011 ...........................43 Hình 2.4: Diễn biến lãi suất (%) giai đoạn 2001 - 2011 .......................................45 Hình 2.5: ơ đồ mô hình nghiên cứu ....................................................................61 Hình 2. : Quy luật phân bổ của biến phụ thuộc “KN ...........................................63
  10. x DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại DN Doanh nghiệp BH Bảo hiểm VN Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới TCTD Tổ chức tín dụng QTNH Quản trị ngân hàng QTRR Quản trị rủi ro G14 Nhóm 14 NHTM có vốn điều lệ lớn nhất tính tới 31/12/2011 CAMELS Viết tắt của các từ (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity, Sensitivity) RRTN Rủi ro tác nghiệp
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, các ngân hàng thương mại (NHTM) với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị lại càng có ý nghĩa hơn. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với DN. Một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực DN sẽ càng lớn. Thời gian tới, khi hàng loạt các ngân hàng ngoại sẽ ồ ạt "đổ bộ" vào Việt Nam, chắc chắn những đòi hỏi về công tác quản trị ngân hàng (QTNH) sẽ càng gay gắt hơn đối với ngân hàng trong nước. Trên thực tế, kết quả công bố nợ xấu ngành ngân hàng năm 2011 được Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho thấy, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành năm qua là 3,30%, tăng 1,2% so với năm 2010. Con số này, theo các chuyên gia kinh tế, vẫn chưa hoàn toàn phản ảnh đúng thực chất tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng. Bởi nếu phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam còn tăng lên 3 – 4 lần. Nợ xấu của các ngân hàng gia tăng bên cạnh nguyên nhân chung là khó khăn của nền kinh tế. Nếu nói yếu tố chủ quan thì nguyên nhân đầu tiên chính là do các ngân hàng tự gây nên. Nói đúng hơn, đây là sự trả giá của chính các ngân hàng trong việc kiểm soát cho vay. Đó còn chưa kể đến những yếu kém, bất cập về dịch vụ, cạnh tranh đồng vốn không lành mạnh giữa các ngân hàng trong năm 2011 cũng là yếu tố dẫn đến việc sinh lời thấp, thua lỗ của các ngân hàng. Để hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cần phải tuân thủ theo một số điều ước quốc tế, để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài của các quốc gia khác trên thế giới. Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời từ cách đây hơn 20 năm, hiệp
  12. 2 ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Ở Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong Hiệp ước Basel I để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với Basel II. Trước những bối cảnh trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, trong tương lai, các ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là những ngân hàng có hoạt động quốc tế, sớm hay muộn sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực Basel II để hoàn thiện chính hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận văn nghiên cứu. 2. Vấn đề và nội dung đề tài nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel để làm cơ sở ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam. au khi tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel, đề tài tập trung thực hiện việc đánh giá quy mô, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua, những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng, để từ đó phân tích những khó khăn mà hệ thống NHTM Việt Nam đã, đang và có thể sẽ gặp phải khi ứng dụng Basel. Dựa trên cơ sở đánh giá của phần này, đề tài cố gắng tìm ra một số giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết đối với những loại rủi ro cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1 Mục tiêu chung - Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel đặc biệt là nghiên cứu kỹ Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro của hệ thống các NHTM Việt Nam
  13. 3 - Đưa ra các giải pháp ứng dụng Basel II vào các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3.1.2 Mục tiêu cụ thể - Xem xét kỹ các quy định về Basel II - o sánh Basel II với Basel I - Tìm hiểu việc ứng dụng, triển khai Basel II tại một số ngân hàng tiêu biểu ở một số quốc gia châu Á, Âu, Mỹ - Xem xét vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng theo các yếu tố, thành phần; các yêu cầu về đảm bảo an toàn (phân loại tín dụng, dự trữ bắt buộc); công tác giám sát, tính minh bạch. - Tính toán các vốn tối thiểu cho các ngân hàng - Xem xét việc ứng dụng 3 trụ cột của Basel II - Mô tả, ước tính các khó khăn trong việc ứng dụng Basel II - Lộ trình áp dụng Basel II thế nào? Các ngân hàng nào đủ điều kiện, chưa đủ, hoặc không cần thiết áp dụng. 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Hiệp ước Basel II, các chuẩn mực mang tính định lượng liên quan đến an toàn vốn nhằm giúp hệ thống ngân hàng đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường; chuẩn mực về quy trình giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và chuẩn mực về các quy tắc thị trường. - Vấn đề quản trị rủi ro của mười bốn ngân hàng thương mại tiêu biểu nhất của Việt Nam (G14); và việc ứng dụng Basel II vào G14. 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011 và tập chung vào 14 ngân hàng thương mại lớn nhất (G14). Theo báo cáo tài chính công bố đến thời điểm 31/12/2010 và xét về quy mô thị phần cho vay và huy động vốn (đến 2011) của các ngân hàng thương mại, thì có 14 ngân hàng lớn nhất (về quy mô tổng tài sản) gồm có 4 ngân hàng thương mại nhà nước và 10 ngân hàng thương mại cổ phần. - Tập trung vào các quy định Basel II
  14. 4 4. Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 4.1 Nguồn thông tin thu thập - Nguồn thông tin nghiên cứu bao gồm các các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh; được thu thập, tổng hợp từ sách báo, công trình nghiên cứu của các tác giả, các bài tham luận, báo khoa học và được liệt kê chi tiết tại phần tài liệu tham khảo. - Kết quả nghiên cứu của tác giả thông qua việc điều tra bảng hỏi và thu thập xử lý dữ liệu theo các kỹ thuật, phương pháp tính toán thống kê. 4.2 Cơ sở lý luận – thực tiễn - Các lý thuyết về quản trị rủi ro trong ngân hàng thương mại; các quy định về hiệp ước Basel những vấn đề lý luận này được trình bày kỹ trong chương 1. - Thực trạng của G14 thông qua các báo cáo công bố của các ngân hàng là cơ sở cho việc nghiên cứu và ứng dụng các lý luận vào xem xét tình hình. 5. Phương pháp nghiên cứu, tiếp cận 5.1 Phân tích sử dụng số liệu thứ cấp Hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề tài có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ các báo cáo ngành và báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong giai đoạn 2008 - 2011 của ngân hàng Nhà nước, của các NHTM do chính tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu của từng chuyên mục. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Thị trường tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam và các website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài. 5.2 Phân tích sử dụng số liệu sơ cấp Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi và xin ý kiến chuyên gia Phương pháp điều tra bảng hỏi, tác giả thực hiện nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu. Mẫu được lựa chọn để khảo sát là nhóm gồm 14 ngân hàng thương mại tiêu biểu nhất. Các ngân hàng sau khi được lựa chọn làm mẫu sẽ được tiến hành phân tích và xử lý các số liệu, thông tin liên quan đến việc nghiên cứu đề tài cũng như thực hiện phỏng vấn từ các chuyên viên trong ngân hàng phụ trách về quản trị vốn và quản trị rủi ro. (Xem chi tiết bảng hỏi phần phụ lục 9) Phương pháp xin ý kiến chuyên gia, dựa trên những thông tin chọn lọc từ
  15. 5 hiệp ước Basel, đề tài sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực quản trị ngân hàng, giám sát ngân hàng nói riêng để ghi nhận đánh giá về những khó khăn mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể gặp phải trong việc ứng dụng hiệp ước Basel. au đó có những định hướng về khả năng hoặc lộ trình ứng dụng thích hợp cho các NHTM Việt Nam. Hình thức phỏng vấn là dựa trên các bảng câu hỏi có chuẩn bị sẵn bao gồm các câu hỏi lựa chọn mức độ, các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi gợi mở (Xem chi tiết phần phụ lục 9) 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần đưa Basel II ứng dụng vào các NHTM một cách khả thi. - Giúp các ngân hàng xem xét đánh giá lại thực trạng quản trị rủi ro của mình theo chuẩn thông thường và theo Basel II, để từ đó có được các biện pháp quản trị thích hợp trong bối cảnh mới. - Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng nhà nước, các cơ quan quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại xem xét sử dụng khi nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng. - Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong các chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giám sát và quản trị hoạt động ngân hàng. 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần tóm tắt, mở đầu và kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục biểu, bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Hiệp ước Basel II và hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM trong nền kinh tế. Chương 2: Thực trạng ứng dụng Hiệp Ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam và phân tích các tác nhân gây ảnh hưởng Chương 3: Các giải pháp vận dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam
  16. 6 CHƯƠNG 1: HIỆP ƯỚC BASEL II VÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NHTM TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Hiệp ước Basel II 1.1.1. Lịch sử ra đời của Ủy ban Basel Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision – BCB ) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm. Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Để đạt
  17. 7 được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề này. Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 199 , Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng /1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 2 / /2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Lịch sử vắn tắt của Hiệp ước vốn Basel: (1) Năm 1988, Hiệp ước vốn Basel đầu tiên (Basel I) ra đời và có hiệu lực từ 1992. (2) Năm 199 , Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998). (3) Tháng /1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1). (4) Tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2). (5) Tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). ( ) Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. (7) Tháng 1/2007, Basel II có hiệu lực. (8) Năm 2010, chấm dứt quá trình chuyển đổi. 1.1.2. Hiệp ước Basel I Hiệp ước Basel I được ra đời sau cuộc họp của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng vào tháng 7 năm 1988, trong đó đưa ra các chuẩn mực vốn quốc tế và các phương pháp đo lường vốn. Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. - Tiêu chuẩn của Basel I: (1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCB (Basel Committee of Banking Supervision) với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng
  18. 8 hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < % và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. (2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn (3) Tài sản tính theo rủi ro gia quyền: RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này. - Những thiếu sót của Basel I: au khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 199 , Bsael I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường.
  19. 9 Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành). Ngoài ra, còn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa. 1.1.3. Hiệp ước Basel II - Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình. - Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”: (1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. o với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng. (2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ
  20. 10 vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Ba nội dung của Basel II Vốn tối thiểu Giám sát Quy tắc thị trường Tài sản có Định Vốn cấp 1 rủi ro nghĩa vốn Vốn cấp 2 Rủi ro tín dụng Rủi ro hoạt động Rủi ro thị trường PP chuẩn hóa PP chuẩn hóa PP chuẩn hóa PP đánh giá nội PP đánh giá nội PP đánh giá nội bộ nâng cao bộ nâng cao bộ nâng cao PP đánh giá nội PP đánh giá nội bộ cơ bản bộ cơ bản Hình 1.1: Ba nội dung của Basel II Ghi chú: Các vấn đề đã được đề cập trong Basel I Các vấn đề mới được đề cập trong Basel II (3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2