intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu lý luận quyền chọn cổ phiếu, các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn và sự cần thiết của việc áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, tìm hiểu về thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu của một số nước trên thế giới như: CBOE, KOFEX, TSE.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    PHAN VŨ HUY GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    PHAN VŨ HUY GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 1 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài ................................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Tổng quan về quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ......................... 4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền chọn cổ phiếu ...................................... 4 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm quyền chọn cổ phiếu ........................................................... 5 1.1.2.1 Khái niệm quyền chọn cổ phiếu ............................................................................. 5 1.1.2.2 Đặc điểm quyền chọn cổ phiếu .............................................................................. 6 1.1.3 Phân loại quyền chọn cổ phiếu ................................................................................. 6 1.1.3.1 Theo quyền của người mua .................................................................................... 6 1.1.3.2 Theo thời điểm thực hiện quyền ............................................................................. 7 1.1.3.3 Theo tài sản cơ sở ................................................................................................... 7 1.1.4 Các trạng thái của quyền chọn cổ phiếu ................................................................... 8 1.1.5 Mục đích của người mua và người bán quyền chọn cổ phiếu .................................. 8 1.1.6 Quyền lợi, nghĩa vụ của người mua và người bán quyền chọn cổ phiếu ................. 10 1.1.7 Vai trò của quyền chọn cổ phiếu .............................................................................. 11 1.2 Giá quyền chọn cổ phiếu ........................................................................................... 11 1.2.1 Khái niệm ................................................................................................................. 11 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu ............................................... 12 1.2.3 Các mô hình định giá quyền chọn cổ phiếu ............................................................. 15
  4. 1.2.3.1 Mô hình cây nhị phân ............................................................................................ 15 1.2.3.2 Mô hình Black-Scholes ......................................................................................... 17 1.3 Những điều kiện tiền đề để xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK ............. 19 1.3.1 Sự phát triển thị trường chứng khoán ..................................................................... 19 1.3.2 Môi trường pháp lý ................................................................................................. 20 1.3.3 Nhận thức nhà đầu tư.............................................................................................. 20 1.3.4 Nguồn nhân lực phục vụ......................................................................................... 20 1.3.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ ........................................................................ 20 1.3.6 Hàng hóa cơ sở ....................................................................................................... 21 1.4 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn cổ phiếu tại các TTCK trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam .......................................................................... 21 1.4.1 Kinh nghiệm xây dựng quyền chọn cổ phiếu tại cácTTCK trên thế giới ............... 21 1.4.1.1 Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) .......................................................... 21 1.4.1.2 Sở giao dịch chứng khoán phái sinh Hàn Quốc (KOFEX) .................................. 23 1.4.1.3 Giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Nhật Bản (TSE)................................. 25 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam ............................................................ 27 Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 28 CHƯƠNG 2: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................ 29 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam .......................................... 29 2.1.2 Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam ........................................................... 30 2.2 Sự cần thiết phải xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.............. 36 2.2.1 Đối với nhà đầu tư .................................................................................................. 36 2.2.2 Đối với công ty ....................................................................................................... 39 2.2.3 Đối với nền kinh tế ................................................................................................. 40 2.3 Đánh giá những điều kiện tiền đề để xây dựng QCCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................................................................... 41 2.3.1 Sự phát triển thị trường chứng khoán ..................................................................... 41
  5. 2.3.2 Môi trường pháp lý ................................................................................................. 44 2.3.3 Nhận thức nhà đầu tư ............................................................................................ 47 2.3.4 Nguồn nhân lực phục vụ ......................................................................................... 48 2.3.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ ......................................................................... 48 2.3.6 Hàng hóa cơ sở ....................................................................................................... 49 2.4 Những hạn chế khi ứng dụng QQCP trên TTCK Việt Nam ................................. 50 2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam ...................................................................................................... 53 2.5.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 53 2.5.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 54 2.5.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 56 2.5.3.1 Thông tin mẫu khảo sát ........................................................................................ 56 2.5.3.2 Phân tích thống kê mô tả ...................................................................................... 58 2.5.3.3 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha............................................................... 59 2.5.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................... 61 2.5.3.5 Phân tích hồi quy .................................................................................................. 62 2.5.3.6 Kiểm định mô hình hồi quy .................................................................................. 64 Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu, định hướng xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam..... 66 3.1.1 Mục tiêu .................................................................................................................... 66 3.1.2 Định hướng ............................................................................................................... 66 3.2 Giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam ......................... 67 3.2.1 Tiếp tục phát triển TTCK bền vững để tạo niềm tin nhà đầu tư ............................. 67 3.2.2 Mở rộng quy mô TTCK Việt Nam ........................................................................... 70 3.2.3 Môi trường pháp lý ................................................................................................... 71 3.2.3.1 Luật và văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết về cách thức hoạt động của thị trường quyền chọn cổ phiếu .................................................................................. 71
  6. 3.2.3.2 Các chế tài trong lĩnh vực chứng khoán phải nghiêm minh .................................. 73 3.2.3.3 Môi trường đầu tư an toàn ..................................................................................... 73 3.2.3.4 Môi trường đầu tư minh bạch ................................................................................ 73 3.2.3.5 Môi trường đầu tư công bằng ................................................................................ 74 3.2.4 Nhận thức nhà đầu tư và hàng hóa cơ sở cho quyền chọn cổ phiếu......................... 75 3.2.4.1 Nâng cao nhận thức nhà đầu tư về quyền chọn cổ phiếu ...................................... 75 3.2.4.2 Lựa chọn công cụ định giá quyền chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư ......................... 76 3.2.4.3 Hàng hóa cơ sở cho quyền chọn cổ phiếu ............................................................. 78 3.2.5 Nâng cao nhu cầu sử dụng quyền chọn cổ phiếu của nhà đầu tư ............................. 79 3.2.5.1 Xây dựng chính sách thuế thu nhập trên chứng khoán hợp lý .............................. 79 3.2.5.2 Nới lỏng biên độ dao động giá cổ phiếu................................................................ 80 3.2.6 Nguồn nhân lực phục vụ ........................................................................................... 80 3.2.6.1 Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ có kiến thức về quyền chọn cổ phiếu ............ 80 3.2.6.2 Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực.......................... 81 3.2.6.3 Xây dựng nguồn nhân lực có phong cách lịch sự, hòa nhã ................................... 81 3.2.7 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ........................................................................... 82 Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 83 Kết luận.............................................................................................................................. 84
  7. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thực hiện và chưa từng được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2013 Tác giả Phan Vũ Huy
  8. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT CBOE Sở giao dịch quyền chọn cổ phiếu Chicago CCPS Công cụ phái sinh CPH Cổ phần hóa CTCK Công ty chứng khoán CTNY Công ty niêm yết DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước HĐQC Hợp đồng quyền chọn HASTC Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX-Index Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội KOFEX Sở giao dịch hợp đồng tương lai Hàn Quốc NĐT Nhà đầu tư NHNN Ngân hàng nhà nước OCC Trung tâm thanh toán bù trừ hợp đồng quyền chọn OTC Thị trường phi tập trung QCCP Quyền chọn cổ phiếu SGD Sở giao dịch SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán TTCKPS Thị trường chứng khoán phái sinh TTTC Thị trường tài chính TTTTBT Trung tâm thanh toán bù trừ UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước VN-index Chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Ảnh hưởng lên giá quyền chọn của sự thay đổi về lãi suất phi rủi ro Hình 1.2: Ảnh hưởng lên giá quyền chọn của sự thay đổi về độ bất ổn Hình 1.3: Mô hình cây nhị phân một bước Hình 1.4: Mô hình cây nhị phân hai bước Hình 2.1: Sự biến động của VN-index giai đoạn năm 2006 – 2012 Hình 2.2: Sự biến động của HNX-index giai đoạn 2006 – 2012 Hình 2.3: Sự biến động của UpCom-index giai đoạn năm 2009 – 2012 Hình 2.4:Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng QCCP Hình 3.1: Mô hình hoạt động của TTCK Việt Nam
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng lên giá QCCP Bảng 2.1: Sự phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2005 Bảng 2.2: Bảng thống kê 10 CP có biến động giá mạnh nhất trên HOSE Bảng 2.3: Bảng thống kê 10 CP có biến động giá mạnh nhất trên HNX Bảng 2.4: Mức vốn hóa thị trường giai đoạn năm 2006 - 2012 Bảng 2.5: Quy mô TTCK Việt Nam qua giai đoạn năm 2006 - 2012 Bảng 2.6 : Dòng vốn FII đầu tư vào Việt Nam giai đoạn năm 2006 - 2012 Bảng 2.7 : Tổng hợp các thang đo được mã hóa Bảng 2.8: Thời gian đầu tư theo mẫu khảo sát Bảng 2.9: Nghề nghiệp theo mẫu khảo sát Bảng 2.10: Giới tính theo mẫu khảo sát Bảng 2.11: Thu nhập theo mẫu khảo sát Bảng 2.12: Kết quả đo lường khả năng ứng dụng QCCP Bảng 2.13: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng QCCP Bảng 2.14: Cronbach alpha của các thành phần nghiên cứu Bảng 2.15: Kết quả phân tích EFA của các nhân tố Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy Bảng 2.17: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình Bảng 3.1: Định giá quyền chọn cổ phiếu bằng mô hình Black - Scholes
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, tham gia vào nền tài chính quốc tế chứa đựng đầy rủi ro và thách thức. Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 12 năm với những thăng trầm. Kể từ khi hoạt động tới nay, VN-Index có lúc đã lên tới hơn 1000 điểm làm cho các nhà đầu tư vô cùng hứng khởi với lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, có những lúc thị trường sụt giảm rất nghiêm trọng, VN-Index lần lượt phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ tâm lý đầu tư, nhiều nhà đầu tư chứng khoán cảm thấy lo ngại khi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm bất ngờ. Vì vậy, phải có một công cụ bảo vệ nhà đầu tư tránh những rủi ro trên TTCK Việt Nam, một trong những công cụ hữu hiệu là quyền chọn cổ phiếu. Mặt khác khi thị trường chứng khoán phát triển đến một mức độ nhất định, sự hiểu biết của nhà đầu tư cũng như nhu cầu đầu tư đa dạng của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đòi hỏi thị trường phải có thêm những công cụ tài chính cao cấp bên cạnh những công cụ tài chính cơ bản. Đây là thời điểm chín muồi để triển khai quyền chọn cổ phiếu vì tốc độ phát triển vừa qua khá nhanh, giá tăng - giảm đột biến, do đó nhu cầu về quyền chọn cổ phiếu càng trở nên cấp bách. Với những nhân tố chủ quan và khách quan của thị trường thì việc triển khai quyền chọn cổ phiếu chỉ là vấn đề thời gian. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ với mong muốn giúp cho nhà đầu tư có thể có thêm một công cụ mới để phòng ngừa rủi ro khi đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu lý luận quyền chọn cổ phiếu, các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn và sự cần thiết của việc áp dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng
  12. 2 khoán Việt Nam. Đồng thời, tìm hiểu về thị trường giao dịch quyền chọn cổ phiếu của một số nước trên thế giới như: CBOE, KOFEX, TSE. Phân tích thực trạng hoạt động TTCK Việt Nam để xác định những điều kiện ứng dụng quyền chọn cổ phiếu, từ đó nhận định khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bao gồm: Phương pháp thống kê và mô tả: tập hợp, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cơ sở tác động đến việc ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp so sánh và đối chiếu: làm nổi bật kết quả phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến việc hình thành quyền chọn cổ phiếu. Từ đó đối chiếu với các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kết luận phù hợp. Nghiên cứu đo lường từng nhân tố tác động đến khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó, tiến hành phương pháp thống kê, xử lý thông tin, số liệu từ cuộc khảo sát bằng phần mềm SPSS phiên bản 17.0. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quyền chọn cổ phiếu, kinh nghiệm xây dựng quyền chọn tại các TTCK trên thế giới, những điều kiện tiền đề để xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu, đưa ra các giải pháp để xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không phân tích các chiến lược kinh doanh quyền chọn cổ phiếu.
  13. 3 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Chương 2: Nhận định khả năng ứng dụng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Giải pháp xây dựng quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
  14. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Tổng quan về quyền chọn cổ phiếu 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền chọn cổ phiếu Những giao dịch đầu tiên về quyền chọn đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 18 ở Châu Âu. Vào đầu những năm 1900, một nhóm công ty đã thành lập “Hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn”. Mục đích hoạt động của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người mua và người bán lại với nhau. Các nhà kinh doanh không gặp nhau trên thị trường, NĐT muốn mua quyền chọn liên hệ với một công ty thành viên, công ty này sẽ cố gắng tìm người bán quyền chọn từ những khách hàng của họ hoặc từ những công ty thành viên khác, nếu không có người bán, công ty sẽ tự phát hành quyền chọn với giá cả thích hợp. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập chung (Over – the – counter market). Thị trường quyền chọn của Hiệp hội các nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn chịu áp lực của hai yếu tố: - Không có thị trường thứ cấp, người mua quyền chọn không có quyền bán cho bên khác trước ngày đáo hạn. - Không có kỹ thuật nào đảm bảo rằng người bán quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng, nếu người bán không thực hiện hợp đồng thì người mua phải tốn chi phí kiện tụng. Vào tháng 4 năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thị trường quyền chọn. Sở giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) – Sở giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một Sở giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sở giao dịch này được đặt tên là Chicago Board of Option Exchange (CBOE), mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973 và giao dịch các hợp đồng quyền chọn bán trong tháng 6/1977. Vào thời kỳ đó, chủ yếu trao đổi các cổ phiếu đơn lẻ.
  15. 5 CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn và đã làm tăng tính thanh khoản cho thị trường. Nói cách khác, một NĐT đã mua hoặc bán quyền chọn trước đó có thể quay trở lại thị trường trước khi hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy đã bù trừ vị thế ban đầu. Điểm mới và quan trọng nhất đó là CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì vậy, không giống như trên thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn không còn phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn đối với NĐT. Sau đó, SGDCK Mỹ (The American Stock Exchange - AMEX) và SGDCK Philadelphia (PHLX) bắt đầu thực hiện giao dịch quyền chọn vào năm 1975, SGDCK Pacific (PSE) thực hiện giao dịch vào năm 1976. Trong thập niên 80 của thế kỷ 19, thị trường quyền chọn ngoại tệ, chỉ số chứng khoán và hợp đồng giao sau, cũng chính là hình thức giao dịch quyền chọn được dùng phổ biến một thời lúc bấy giờ, đã phát triển ở Mỹ. PHLX là nơi giao dịch quyền chọn ngoại tệ đầu tiên. CBOE trao đổi chỉ số chứng khoán S&P 100 và S&P 500, AMEX giao dịch quyền chọn về chỉ số chứng khoán của một số thị trường chính và SGDCK New York giao dịch chỉ số NYSE. Ngày nay, thị trường quyền chọn đã phát triển khắp nơi trên thế giới. Các loại quyền chọn được trao đổi phổ biến nhất hiện nay trên thế giới là quyền chọn về chứng khoán, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ... 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm quyền chọn cổ phiếu 1.1.2.1 Khái niệm quyền chọn cổ phiếu Quyền chọn cổ phiếu là một thỏa thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó người mua quyền không nhất thiết phải thực hiện quyền đó, để mua hoặc bán vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền phải trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn và người bán quyền
  16. 6 có nghĩa vụ phải thực hiện theo các điều kiện đã thỏa thuận trước đó dù cho giá cả thị trường diễn biến ra sao. 1.1.2.2 Đặc điểm quyền chọn cổ phiếu - Tính phái sinh: QCCP là một công cụ tài chính phái sinh, bởi vì nó được hình thành trên cơ sở một loại tài sản khác như các loại cổ phiếu...Do đó, các loại tài sản này được gọi là tài sản cơ sở. - Tính lựa chọn: QCCP là công cụ tài chính phái sinh cung cấp quyền cho người nắm giữ quyền chọn chứ không phải nghĩa vụ phải thực hiện việc mua hay bán. Nội dung trong các HĐQC là sự thỏa thuận về quyền chọn trong tương lai giữa các bên, trên cơ sở đó hình thành mức phí mua quyền. - Tính kỳ hạn: QCCP có ngày ký kết và ngày hết hiệu lực, khoảng thời gian từ ngày ký kết đến hết ngày hết hiệu lực là thời gian hiệu lực của quyền chọn. - Tính thanh khoản: Các HĐQC có thể được giao dịch, mua bán cả trên thị trường sơ cấp cũng như thị trường thứ cấp. Do đó, đã tạo cho sản phẩm này tính thanh khoản tương đối cao. 1.1.3 Phân loại quyền chọn cổ phiếu 1.1.3.1 Phân loại theo quyền của ngƣời mua - Quyền chọn mua cổ phiếu: là HĐQC được ký kết tại thời điểm hiện tại, trong đó bên mua có quyền thực hiện quyền mua (hoặc không mua) một loại cổ phiếu theo một mức giá đã được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Để có được quyền chọn, người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán một khoản phí. Còn bên bán phải có nghĩa vụ bán cổ phiếu khi bên mua thực hiện quyền. Trường hợp người bán quyền chọn mua bán quyền chọn trong khi đang sỡ hữu cổ phiếu thì đó là quyền chọn có bảo vệ (covered option), ngược lại người bán quyền chọn mua không sỡ hữu cổ phiếu thì đó là quyền chọn không có bảo vệ (uncovered option). - Quyền chọn bán cổ phiếu: là HĐQC được ký kết tại thời điểm hiện tại, trong đó bên mua có quyền thực hiện quyền bán (hoặc không bán) một cổ phiếu theo một mức giá đã được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Để có quyền chọn bán,
  17. 7 người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán quyền một khoản phí. Còn bên bán phải có nghĩa vụ mua cổ phiếu khi bên mua thực hiện quyền. 1.1.3.2 Phân loại theo thời điểm thực hiện quyền - Quyền chọn kiểu Mỹ (American Style Option): là quyền chọn cho phép người nắm giữ quyền chọn đưa ra yêu cầu thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, kể từ khi ký kết cho đến khi đáo hạn hợp đồng, kể cả vào ngày đáo hạn. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận vào ngày đáo hạn. - Quyền chọn kiểu Châu Âu (European Style Option): là quyền chọn chỉ cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện vào ngày đáo hạn. Việc thanh toán thực sự xảy ra trong vòng hai ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ quyền chọn xác nhận vào ngày đáo hạn. 1.1.3.3 Phân loại theo tài sản cơ sở Theo cách phân loại này thì có vô số loại HĐQC, vì trên lý thuyết, bất kì một tài sản cơ sở nào cũng có thể phát sinh một quyền chọn dựa trên nó. Do đó, có thể phân thành các nhóm chính sau: - Đối với hàng hóa: gồm quyền chọn cà phê, vàng, xăng dầu, sắt, thép... - Đối với dịch vụ: gồm quyền chọn tiền taxi, tiền điện, cước viễn thông… - Đối với tài sản tài chính: gồm quyền chọn ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng hoán đổi, chỉ số chứng khoán… + Quyền chọn chỉ số chứng khoán: Các chỉ số chứng khoán thường gặp như chỉ số S&P 100; S&P 500; chỉ số Nasdaq trên thị trường NYSE; chỉ số Nikkei 225 trên TTCK Tokyo. + Quyền chọn tiền tệ: Vì nhiều công ty và NĐT nhạy cảm với rủi ro tỷ giá nên quyền chọn tiền tệ cũng như các CCPS khác được sử dụng rộng rãi. Quyền chọn tiền tệ là một HĐQC với tài sản cơ sở là các loại tiền tệ, trao cho người nắm giữ
  18. 8 quyền chọn có quyền mua hay bán một lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá xác định trước trong một khoảng thời gian đáo hạn ở tương lai. + Quyền chọn lãi suất: quyền chọn lãi suất là dạng quyền chọn đặc biệt của quyền chọn về hợp đồng giao sau. Tài sản cơ sở là các hợp đồng giao sau về lãi suất. Khi quyền chọn lãi suất được thực hiện, cùng với thu nhập bằng tiền mặt, người nắm giữ quyền chọn sẽ có vị thế dài hạn trên hợp đồng giao sau cơ sở, còn người phát hành quyền chọn sẽ có vị thế ngắn hạn tương ứng. Hiện nay, trên thế giới, các giao dịch quyền chọn dựa trên các tài sản tài chính chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt là quyền chọn ngoại tệ, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… 1.1.4 Các trạng thái quyền chọn cổ phiếu Trong thời hạn hợp đồng hiệu lực, người mua thực hiện hay không thực hiện hợp đồng còn phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hiện hành trên thị trường vào thời điểm đó so với mức giá thực hiện (strike/exercise price) đã quy định. Cụ thể, xét từ vị thế người mua hợp đồng quyền chọn có ba trạng thái: - Được giá quyền chọn (In the money – ITM): là trạng thái khi người nắm giữ quyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện quyền chọn mà có lãi. Khi đó: giá thị trường > giá thực hiện (đối với hợp đồng quyền chọn mua) và giá thị trường < giá thực hiện (đối với hợp đồng quyền chọn bán). Quyền chọn ở trạng thái ITM gọi là quyền chọn ở vùng hái ra tiền. - Ngang giá quyền chọn (At the money – ATM): là trạng thái khi người nắm giữ quyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện quyền chọn mà không phát sinh khoản lãi hay lỗ. Khi đó: giá thị trường = giá thực hiện. - Giảm giá quyền chọn (Out of the money – OTM): là trạng thái khi người nắm giữ quyền chọn, nếu bỏ qua phí quyền chọn, thực hiện hợp đồng quyền chọn sẽ chịu lỗ. Khi đó: giá thị trường < giá thực hiện (đối với hợp đồng quyền chọn mua) và giá thị trường > giá thực hiện (đối với hợp đồng quyền chọn bán). Quyền chọn ở trạng thái OTM gọi là quyền chọn ở vùng mất tiền. 1.1.5 Mục đích của ngƣời mua và ngƣời bán quyền chọn cổ phiếu
  19. 9 Với sự linh hoạt và với những đặc tính ưu việt của quyền chọn, các NĐT đã ứng dụng công cụ này với những mục đích khác nhau: - Mục đích của ngƣời mua quyền chọn cổ phiếu + Bảo hộ: cổ phiếu luôn luôn biến động và không thể chắc chắn được giá cổ phiếu trong tương lai. Vì thế quyền chọn được sử dụng như là công cụ bảo hộ vị thế hiện có của NĐT bằng việc cố định giá trên hợp đồng quyền chọn. + Đầu cơ: NĐT cũng có thể sử dụng quyền chọn để đầu cơ với số tiền bỏ ra ban đầu thấp hơn nhiều so với việc mua bán trực tiếp trên thị trường và có thể tìm được mức tỷ suất lợi nhuận rất cao. + Trì hoãn một quyết định: Quyền chọn cũng được sử dụng khi một NĐT muốn mua hay bán nhưng chưa muốn thực hiện ý định đó ngay mà chờ đợi diễn biến tiếp theo của thị trường. Trong trường hợp này, quyền chọn có thể giúp NĐT hạn chế rủi ro biến động giá cổ phiếu và có thể trì hoãn quyết định mua bán trong thời gian hiệu lực của hợp đồng đã mua. - Mục đích của ngƣời bán quyền chọn cổ phiếu Khi bán quyền chọn thì người bán quyền chỉ có thể kiếm được lợi nhuận hữu hạn trong khi có thể bị lỗ vô hạn. Thông thường, người bán quyền thường nhằm đến những mục đích bảo hiểm vị thế hoặc tăng tỷ suất sinh lời. + Bảo hộ vị thế: giống như người mua, người bán quyền chọn cũng có nhu cầu cố định giá mua hay giá bán một cổ phiếu nhất định vì lo sợ những diễn biến bất lợi của thị trường. Việc bán quyền chọn sẽ giúp NĐT có thể tính toán được phần thu nhập (trường hợp bán quyền chọn mua) hay chi phí (trong trường hợp bán quyền chọn bán) trong tương lai. Trường hợp quyền chọn không được thực hiện thì phần phí quyền chọn thu được có thể giúp NĐT bù lỗ khi giá cổ phiếu biến động bất lợi. + Tăng tỷ suất sinh lời: ngoài mục đích bảo hộ vị thế, quyền chọn còn được sử dụng để tăng thu nhập cho người bán quyền: Trường hợp quyền chọn được thực hiện, khi đó ngoại trừ phần tiền đã tính toán được do việc cố định giá bán, người bán quyền còn thu thêm phần phí hợp đồng, làm tăng thêm thu nhập có được từ việc mua bán.
  20. 10 Trường hợp quyền chọn không được thực hiện, thì người bán có thể hưởng phần phí đó mà không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ mua bán nào. Sau khi hợp đồng đáo hạn, người bán có thể bán một quyền khác và nhận tiền phí khác từ hợp đồng mới. Như vậy, tùy theo những dự đoán khác nhau mà các NĐT có những hành động khác nhau nhằm mục đích làm tăng tỷ suất sinh lời trong đầu tư. 1.1.6 Quyền lợi, nghĩa vụ của ngƣời mua và ngƣời bán quyền chọn cổ phiếu - Ngƣời bán quyền chọn: sau khi thu phí quyền chọn thì người bán quyền chọn phải có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên mua khi bên mua thực hiện quyền trong thời hạn đã thỏa thuận. Theo lý thuyết, bên bán quyền chọn có vùng lãi giới hạn còn vũng lỗ rất lớn. Do vậy, bên bán quyền chọn thường là các ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Trên thị trường quyền chọn, có hai loại người bán quyền chọn, đó là người bán quyền chọn mua và người bán quyền chọn bán. - Ngƣời mua quyền chọn: phải trả cho bên bán quyền chọn phí quyền chọn để có được quyền mua hoặc bán cổ phiếu. Quyền chọn trao cho người giữ quyền để thực hiện đối với hợp đồng quyền chọn mà họ đã mua. Do vậy, trong thời hạn hiệu lực hợp đồng bên mua quyền chọn có 03 lựa chọn: (1) Hoặc thực hiện hợp đồng quyền chọn nếu biến động giá trên thị trường có lợi. (2) Hoặc bán hợp đồng quyền chọn cho bên thứ ba trên thị trường hưởng chênh lệch giá. (3) Hoặc để cho quyền chọn tự động hết hiệu lực mà không tiến hành bất cứ một giao dịch mua – bán nào cả nếu biến động giá thị trường bất lợi so với giá thực hiện trên hợp đồng quyền chọn. Khi bên mua không thực hiện quyền chọn sẽ vẫn mất phí. Do vậy, theo lý thuyết bên mua có vùng lãi không giới hạn còn vùng lỗ giới hạn bằng mức phí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1