intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trên cơ sở phân tích tình hình cấp tín dụng thực tế tại BIDV Phú Mỹ Hưng đã xác định được các nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ xấu như: Đạo đức và năng lực tài chính của khách hàng hạn chế, quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, chất lượng đội ngũ nhân viên chưa đảm bảo, giám sát hậu giải ngân còn lõng lẽo... Từ những yếu tố này, tác giả đã đề xuất những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu, góp phần phát triển hơn nữa hoạt động của chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THÙY DƯƠNG HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu trong bài luận văn mà tôi sử dụng là trung thực. Nội dung và kết quả nghiên cứu chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này. Học viên Đặng Thùy Dương
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................ 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................... 3 1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG VÀ VẤN ĐỀ NỢ XẤU............................... 5 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng ............... 5 2.1.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động tại chi nhánh .................................................................................................. 7 2.1.2. Sơ lược hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ........................................................................................... 9
  4. 2.2. Sơ lược tình hình cấp tín dụng và nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng ........................................................ 11 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 15 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 16 3.1. Tổng quan lý thuyết về nợ xấu .......................................................................................................... 16 3.1.1. Các quan điểm về nợ xấu................................................................................................................. 16 3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ......................................................................................................... 17 3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan ........................................................................................................... 17 3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................................................... 19 3.1.3. Ảnh hưởng của nợ xấu .................................................................................................................... 20 3.1.3.1. Tác hại của nợ xấu đối với ngân hàng thương mại ................................................................... 21 3.1.3.2. Tác hại của nợ xấu đối với nền kinh tế ...................................................................................... 22 3.2. Tổng quan lý thuyết về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .............................................................. 23 3.2.1. Mức trích lập dự phòng cụ thể ........................................................................................................ 23 3.2.2. Mức trích lập dự phòng chung ........................................................................................................ 24 3.3. Lược khảo các nghiên cứu về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ..................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 28 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG....................................................... 29 4.1. Kết quả hoạt động tín dụng ............................................................................................................... 29 4.1.1. Khái quát hoạt động tín dụng tại chi nhánh ................................................................................... 29 4.1.2. Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng tại chi nhánh ..................................................... 31 4.1.3. Kết quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn tháng 06/2015 đến hết tháng 12/2018 ........ 34 4.1.3.1. Số lượng khách hàng vay vốn ..................................................................................................... 34 4.1.3.2. Tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh ............................................................................................. 37 4.1.3.3. Tổng dư nợ tín dụng theo loại khách hàng ................................................................................ 39 4.1.3.4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong trong tổng dư nợ tín dụng ....................................................................................................................................... 41 4.2. Phân tích tình hình nợ xấu, trích lập dự phòng ................................................................................ 42 4.2.1. Tình hình nợ xấu ............................................................................................................................. 42 4.2.1.1. Nợ quá hạn, nợ xấu qua các giai đoạn về mặt số lượng ............................................................ 42 4.2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng ................................................................... 44 4.2.1.3. So sánh với các chi nhánh khác và toàn ngành ......................................................................... 50 4.2.2. Tình hình trích lập, sử dụng dự phòng ........................................................................................... 52 4.2.2.1. Tình hình trích lập dự phòng ...................................................................................................... 52 4.2.2.2. Tình hình sử dụng quỹ dự phòng tín dụng................................................................................. 55
  5. 4.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu ........................................................................................ 55 4.3.1. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng .............................................................................. 55 4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía chi nhánh ..................................................................................... 58 4.3.2.1. Chất lượng đội ngũ nhân viên chưa đảm bảo ............................................................................ 58 4.3.2.2. Quy trình cấp tín dụng bất cập .................................................................................................... 59 4.3.2.3. Quản lý khoản vay hậu giải ngân chưa chặt chẽ ....................................................................... 61 4.4. Những mặt tích cực chi nhánh đã thực hiện ..................................................................................... 62 4.5. Những khó khăn trong việc xử lý nợ xấu tại chi nhánh .................................................................... 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 64 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG ................... 65 5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................................................... 65 5.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng ............................................................................................................................................................... 65 5.2.1. Đảm bảo thông tin của hồ sơ vay vốn đầy đủ, chính xác ...................................................................... 66 5.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng ................................................................................................................ 66 5.2.3. Đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tích cực kiểm tra, giám sát khoản vay sau giải ngân ................................................................................................................................................................... 68 5.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ................................................................................................ 68 5.2.5. Xây dựng chiến lược phát triển tín dụng phù hợp ................................................................................. 69 5.2.6. Tích cực xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ ............................................................................................ 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ......................................................................................................... 70 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Những dịch vụ cơ bản do BIDV cung cấp 5 Bảng 2.2. Số lượng khách hàng tại BIDV Phú Mỹ Hưng thời điếm 01/06/2015, 31/12/2015, 31/12/2016, 31/12/2017, 31/12/2018 9 Bảng 2.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng năm 2016, 2017 12 Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng cuối năm 2016, 2017, 2018 13 Bảng 4.1. Các sản phẩm cấp tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng 30 Bảng 4.2. Phân loại nợ theo phương pháp định lượng tại BIDV Phú Mỹ Hưng 32 Bảng 4.3. Phân loại nợ theo phương pháp định tính tại BIDV Phú Mỹ Hưng 34 Bảng 4.4. Tổng hợp số lượng và tỷ trọng khoản vay tại BIDV Phú Mỹ Hưng giai đoạn 06/2015 đến 12/2018 35 Bảng 4.5. Dư nợ tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng cuối năm 2015, 2016, 2017, 2018 38 Bảng 4.6. Diễn biến số lượng nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018 43 Bảng 4.7. Diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018 44 Bảng 4.8. Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng, BIDIV và tổng thể các TCTD giai đoạn quý 02/2015 đến quý 04/2018 52 Bảng 4.9. Hai thành phần trong quỹ dự phòng tại BIDV Phú Mỹ Hưng giai đoạn 30/06/2015 đến 31/12/2018 54
  7. DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng 8 Biểu đồ 4.1. Tổng dư nợ tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng giai đoạn tháng 06/2015 đến tháng 12/2018 38 Biểu đồ 4.2. Tổng dư nợ tín dụng Khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Phú Mỹ Hưng giai đoạn tháng 06/2016 đến hết tháng 12/2018 39 Biểu đồ 4.3. Tổng dư nợ tín dụng Khách hàng cá nhân tại BIDV Phú Mỹ Hưng giai đoạn tháng 06/2016 đến hết tháng 12/2018 41 Biểu đồ 4.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018. 42 Biểu đồ 4.5. Diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018 47 Biểu đồ 4.6. Diễn biến tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tại BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018 48 Biểu đồ 4.7. Diễn biến nợ quá hạn KHDN, KHCN tại BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018 50 Biểu đồ 4.8. Diễn biến nợ xấu KHDN, KHCN tại BIDV Phú Mỹ Hưng từ 30/06/2015 đến 31/12/2018 50 Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng giữa BIDV Phú Mỹ Hưng và tổng thể các TCTD giai đoạn quý 2/2015- quý 4/2018 52 Biểu đồ 4.10. Tình hình biến động quỹ dự phòng tại BIDV Phú Mỹ Hưng giai đoạn 30/06/2015 đến 31/12/2018 53
  8. Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ cán bộ quản lý khách hàng theo bộ phận 58
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Phú Mỹ Hưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ Hưng DPRR Dự phòng rủi ro IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHKD Kế hoạch kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại STK/GTCG Sổ tiết kiệm/ Giấy tờ có giá TCKT Tổ chức kinh tế TMCP Thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng TSBĐ Tài sản bảo đảm XHTDNB Xếp hạng tín dụng nội bộ
  10. TÓM TẮT Tiếng việt Chức năng trung gian tín dụng là một trong những chức năng quan trọng nhất của NHTM, đóng vai trò là cầu nối giữa người tạm thời thừa vốn và người thiếu vốn, tạo lợi ích cho người gửi, người vay và cho cả ngân hàng. Bên cạnh lợi nhuận mang lại, những rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề mà các NHTM cần quan tâm trong điều hành quản lý. Nếu chất lượng tín dụng chưa cao và công tác quản trị chưa tốt sẽ gây ra nợ xấu. Tại BIDV Phú Mỹ Hưng, việc quản trị nợ xấu là một chủ đề hết sức cần thiết. Từ dữ liệu sơ cấp được thu thập từ báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng tại chi nhánh; dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh, nguồn từ NHNN, bài viết dùng phương pháp định tính để phân tích tình hình nợ xấu tại chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng. Theo kết quả nghiên cứu, bài viết xác định được các nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ xấu như: đạo đức và năng lực tài chính của khách hàng hạn chế, quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, chất lượng đội ngũ nhân viên chưa đảm bảo, giám sát hậu giải ngân còn lõng lẽo… Từ những yếu tố này, tác giả đề xuất những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu, góp phần phát triển hơn nữa chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Từ khóa: Hạn chế nợ xấu, BIDV, BIDV Phú Mỹ Hưng
  11. ABSTRACT English The function of credit intermediation is considered as one of the most important functions of a commercial bank, acting as a bridge between the person temporarily in surplus of capital and the person in need of capital, creating benefits for depositors and borrowers and also for the bank. Besides profits, bank credit activities also contain many risks that commercial banks need to pay attention to manage. If the credit quality is not high and the management is not good, it will cause bad debts. At BIDV Phu My Hung branch, the management of bad debts is a very necessary topic. Present the primary data collected from the debt classification and provisioning report at the branch; Secondary data collected from branch business results report, source from SBV, the author uses qualitative methods to analyze bad debt at BIDV Phu My Hung branch. According to the research results, the author identifies the main causes of bad debts such as: the ethical and the limited financial capacity of customers, credit procedures are not tight, staff quality is not assurance and supervision of post- disbursement are still loose ... From these factors, the author has proposed measures to prevent and reduce bad debts, contributing to further development of branch operation. Key word: limit bad debt, BIDV, BIDV Phu My Hung Branch
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại với vai trò là một định chế tài chính trung gian, đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm. Những chức năng chính của NHTM bao gồm: chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Trong đó, chức năng trung gian tín dụng được xem là một trong những chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người tạm thời thừa vốn và người có nhu cầu về vốn, tạo lợi ích cho người gửi, người vay và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lại suất. Bên cạnh lợi ích mang lại, hoạt động cấp tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà NHTM cần quan tâm trong công tác quản trị. Trong những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam vừa phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đồng thời chịu các cú sốc kinh tế, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Thành lập từ tháng 06/2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng hoạt động trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 cũng như sau cuộc khủng hoảng bất động sản 2008 trong nước; điều này là một thuận lợi trong hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, hoạt động thu hồi nợ không đạt kết quả như mong muốn làm cho nợ cần chú ý và nợ xấu ngày càng tăng từ năm 2017, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của chi nhánh sau khi trích lập dự phòng, đặt ra nhu cầu cấp thiết phải xác định nguyên nhân và giải pháp đảm bảo thu hồi vốn và quản trị nợ xấu nằm trong tỷ lệ an toàn. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 tăng 88,73% so với năm 2016 và tăng 37% vào
  13. 2 năm 2018. Đó là lý do để tôi chọn thực hiện đề tài: “Hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu chung, luận văn xác định ba mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, đánh giá được tình hình nợ xấu của chi nhánh; Thứ hai, xác định được nguyên nhân gây ra nợ xấu của chi nhánh; Thứ ba, đề xuất biện pháp hạn chế nợ xấu tại chi nhánh. Luận văn xoay quanh ba câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, tình hình nợ xấu hiện tại ở chi nhánh như thế nào? Thứ hai, những nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ xấu tại chi nhánh? Thứ ba, làm thế nào để hạn chế nợ xấu tại chi nhánh? 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nợ xấu trong phạm vi chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng. Ở Việt Nam, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN ban hành ngày 06/04/2014, quy định về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.
  14. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: luận văn xem xét đối tượng nghiên cứu trong phạm vi chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng. Về thời gian: số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 01/06/2015 đến 31/12/2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính, chủ yếu là: Phương pháp thống kê mô tả: thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo các năm kết quả kinh doanh của chi nhánh và báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng của chi nhánh qua từng tháng. Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích số liệu sơ cấp thu thập được, tổng hợp, so sánh từ đó đưa ra được kết luận đánh giá. 1.5. Kết cấu của luận văn Bài viết có kết cấu gồm những chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu; Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng và vấn đề nợ xấu tại chi nhánh; Chương 3: Cơ sở lý thuyết về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại; Chương 4: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng; Chương 5: Đề xuất giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng.
  15. 4 1.6. Ý nghĩa của luận văn Bài viết trên cơ sở phân tích tình hình cấp tín dụng thực tế tại BIDV Phú Mỹ Hưng đã xác định được các nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ xấu như: đạo đức và năng lực tài chính của khách hàng hạn chế, quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, chất lượng đội ngũ nhân viên chưa đảm bảo, giám sát hậu giải ngân còn lõng lẽo… Từ những yếu tố này, tác giả đã đề xuất những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu, góp phần phát triển hơn nữa hoạt động của chi nhánh.
  16. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ HƯNG VÀ VẤN ĐỀ NỢ XẤU 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ Hưng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957 với 100% vốn nhà nước và chính thức cổ phần hóa từ ngày 27/04/2012, đã có nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế cũng như mang đến sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. Bảng 2.1. Những dịch vụ cơ bản do BIDV cung cấp Dịch vụ Nghiệp vụ cụ thể Huy động vốn Nhận tiền gửi Phát hành giấy tờ có giá Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và các tổ chức tín dụng nước ngoài, Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn Tín dụng Cho vay Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác Bảo lãnh Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của NHNN Thanh toán và ngân Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác quỹ Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước
  17. 6 Cung ứng các phương tiện thanh toán Thực hiện các dịch vụ thanh toàn trong nước và quốc tế Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do NHNN quy định Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng Tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước Các hoạt động khác Góp vốn, mua cổ -/- phần của doanh nghiệp và các TCTD khác Tham gia thị trường -/- tiền tệ do NHNN tổ chức… (Nguồn: www.bidv.com.vn) Nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, từ năm 2013 đến nay, BIDV đã thành lập nhiều chi nhánh mới cùng với sự sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Nằm trong lộ trình này, ngày 01/06/2015, chi nhánh Phú Mỹ Hưng được thành lập với một trụ sở và 2 phòng Giao dịch Tân Hưng và Phú Xuân. Khách hàng tiềm năng chi nhánh hướng đến tập trung chủ lực ở huyện Nhà Bè và quận 7. Trong đó, quận 7 là một trong số các quận có tốc độ đô thị hoá nhanh, nơi có nhiều khu đô thị kiểu mẫu, là cửa ngõ quan trọng của Tp.Hồ Chí Minh, đang thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư lớn. Huyện Nhà Bè được đánh giá đang có sự phát triển tương đồng với quận 7 trước đây. Thêm vào đó, Nhà Bè còn là cửa ngõ của khu vực phía Nam Sài Gòn.
  18. 7 Đến tháng 12/2018, chi nhánh có 4 phòng giao dịch trên địa bàn huyện Nhà Bè và quận 7 như sau: PGD Tân Hưng, số 480 – 480A Nguyễn Thị Thập, phường Tân Quy, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. PGD Phú Xuân, số 1987 Huỳnh Tấn Phát, , Kp6, Thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. PGD Nguyễn Bình (khai trương ngày 04/10/2016), số 17 Nguyễn Bình, Ấp 1, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. PGD Hiệp Phước (khai trương ngày 03/11/2016), số 267 đường Nguyễn Văn Tạo, Ấp 2, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Trải qua hơn ba năm hoạt động, chi nhánh đã tiếp cận sâu rộng với khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng trên địa bànVề nhân sự, số lượng luôn ổn định khoảng 80 người. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động tại chi nhánh Để hoạt động hiệu quả và nâng cao sự tương tác giữa các phòng ban thì mỗi đơn vị kinh doanh đều phải tổ chức bộ máy nhân sự theo một hệ thống nhất định. Tùy vào mục tiêu và quan điểm của những ngân hàng khác nhau mà bộ máy nhân sự này có những đặc điểm riêng biệt. Về cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng được tổ chức chung theo mô hình chung của BIDV, hiện tại gồm Giám đốc, hai Phó Giám đốc và các trưởng phó phòng các phòng ban trực thuộc. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc là đứng đầu điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả kinh doanh của đơn vị và báo cáo thông tin lên Hội sở BIDV.
  19. 8 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng Giám đốc Khối kinh doanh Khối hỗ trợ 4 Phòng Phòng Phòng Phòng phòng Phòng Phòng Phòng Giao QLDV KHDN KHCN giao QLNB QLRR QTTD dịch Kho dịch KH quỹ Phó Giám đốc 1 Phó Giám đốc 2 Việc bố trí hai phó giám đốc và mỗi người phụ trách một số phòng kinh doanh sẽ có những thuận lợi như sau: Mỗi người sẽ bám sát được tình hình của phòng ban mà mình phụ trách, từ đó sẽ nhanh chóng xử lí khi có tình huống phát sinh. Các phòng tác nghiệp được tổ chức theo hướng mở, có sự giao lưu trao đổi thông tin giúp tạo ra không khí thoải mái, hiệu quả công việc được nâng cao; đồng thời đây cũng là một biện pháp giám sát chéo giữa các phòng ban với nhau, giảm thiểu tối đa rủi ro tác nghiệp của nhân viên.
  20. 9 2.1.2. Sơ lược hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Về nguồn khách hàng: Nguồn khách hàng là luôn một vấn đề trăn trở đối với những chi nhánh mới thành lập. Tại thời điểm thành lập, chi nhánh BIDV Phú Mỹ Hưng nhận bàn giao tạm thời số lượng khách hàng từ BIDV Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Qua thời gian hoạt động, số lượng khách hàng gia tăng đều đặn, tạo nên nền tảng cho các hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ. Số lượng khách hàng tăng một mặt do tiếp thị khách hàng tại quầy, mặt khác là nguồn lực từ các doanh nghiệp trả lương tại chi nhánh. Một số cơ quan, doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn mở tài khoản tại chi nhánh như: Bệnh viện nhân dân Gia Định, Bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh, Công an Nhà Bè, Công ty cổ phần QH Plus, Công ty TNHH liên doanh TopCake, Công ty cổ phần thực phẩm Golden Star… Trong năm 2017, công tác phát triển khách hàng mới được chú trọng. Bảng 2.2. Số lượng khách hàng tại BIDV Phú Mỹ Hưng thời điếm 01/06/2015, 31/12/2015, 31/12/2016, 31/12/2017, 31/12/2018. Số STT 01/06/2015 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 lượng 1 KHCN 250 1,287 5,890 13,407 18,771 2 KHDN 30 68 225 379 538 Tổng 280 1,355 6.115 13,786 19,309 (Nguồn: Báo cáo số lượng khách hàng 2015 – 2019 của BIDV Phú Mỹ Hưng) Trong năm 2018, nền khách hàng gia tăng cả về lượng và chất. Tổng số khách hàng cá nhân đạt 18,771 khách hàng, tăng 40% so với năm 2017, với tỷ lệ có hoạt động đạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2