intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng rủi ro thanh khoản, phương pháp quản lý thanh khoản tại Eximbank và các giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM  NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Văn Năng. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và chính xác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro thanh khoản trong các NHTM...................................................................................................................... 1 1.1 Thanh khoản của NHTM .............................................................................. 1 1.1.1 Khái niệm về thanh khoản của NHTM ..................................................... 1 1.1.2 Cung thanh khoản và cầu thanh khoản của NHTM .................................. 1 1.2 Rủi ro thanh khoản trong hoạt động NHTM ............................................. 3 1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản .................................................................. 3 1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ..................................... 3 1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản ..................................................................... 8 1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM ................................................... 9 1.3.1 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM .................................... 9 1.3.2 Ý nghĩa của quản trị rủi ro thanh khoản ................................................. 10 1.3.3 Các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM ......................... 10 1.3.3.1 Quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Nợ ......................................... 10 1.3.3.2 Quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có ......................................... 11 1.3.3.3 Chiến lược cân đối thanh khoản giữa tài sản Có và tài sản Nợ ....... 11 1.3.4 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM ..................... 12 1.3.4.1 Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh ................................................................................................................. 12 1.3.4.2 Chú trọng yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản ......................... 12 1.3.4.3 Đảm bảo về tỷ lệ khả năng chi trả ................................................... 13
  5. 1.3.4.4 Sử dụng các phương pháp dự báo thanh khoản .................................. 14 1.4 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong nước và trên thế giới.......................................................................................21 1.4.1 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trên thế giới ............................................................................................................... 21 1.4.2 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong nước ………………………………………………………………………………. 22 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 24 Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản tại NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ......................................................................... 25 2.1 Tổng quan về NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .................... 25 2.2 Phương pháp quản lý thanh khoản tại Eximbank ................................... 26 2.3 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank từ năm 2007 đến 2012 ... 29 2.3.1 Tình trạng thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam ........................ 29 2.3.2 Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank từ năm 2007 đến 2012 ..... 34 2.3.2.1 Các chỉ tiêu thanh khoản và an toàn hoạt động của Eximbank theo quy định của NHNN……………………………………………………………..... 34 2.3.2.2 Chỉ số H3 ......................................................................................... 39 2.3.2.3 Chỉ số năng lực cho vay H4 .............................................................. 40 2.3.2.4 Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5 ........................................ 45 2.3.2.5 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 ............................................... 49 2.3.2.6 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 ................................... 51 2.3.2.7 Chỉ số H8 ......................................................................................... 53 2.3.2.8 Chỉ số cấu trúc tiền gửi H9 ............................................................... 53 2.3.2.9 Phân tích tài sản có và tài sản nợ theo kỳ đáo hạn thực tế .............. 56 2.3.2.10 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ................................................................. 58 2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Eximbank ................ 59 2.4.1 Ưu điểm .................................................................................................. 59 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 60
  6. Kết luận chương 2 ................................................................................................... 63 Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................................................. 64 3.1 Chiến lược quản trị thanh khoản và định hướng phát triển của Eximbank ................................................................................................................. 64 3.1.1 Định hướng phát triển trung và dài hạn của Eximbank .......................... 64 3.1.2 Xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản của Eximbank ..................... 64 3.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Eximbank ....................... 66 3.2.1 Quản trị tốt các chỉ số thanh khoản ......................................................... 66 3.2.2 Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa tài sản Có - tài sản Nợ.................................. 69 3.2.3 Xây dựng nghiệp vụ điều hành thanh khoản chặt chẽ ............................ 71 3.2.4 Các giải pháp khác .................................................................................. 75 3.2.4.1 Nâng cao năng lực tài chính ............................................................ 75 3.2.4.2 Kiểm soát và xử lý nợ xấu…………………………………………75 3.2.4.3 Tăng cường công tác dự báo điều kiện kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản ........................................................................................ 76 3.2.4.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................. 76 3.2.4.5 Đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng ....................................... 78 3.2.4.6 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, thắt chặt mối quan hệ tương tác với khách hàng ......................................................................................... 78 3.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà Nước ........................................... 80 3.3.1 Đối với Chính Phủ .................................................................................. 80 3.3.1.1. Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô ........................................................ 80 3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng ...... 80 3.3.2 Đối với NHNN Việt Nam ....................................................................... 81 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 83 Kết luận .................................................................................................................... 84 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALCO : Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có CK : Chứng khoán CKKD : Chứng khoán kinh doanh CKSSĐB : Chứng khoán sẵn sàng để bán DTBB : Dự trữ bắt buộc FTP : Cơ chế quản lý vốn tập trung KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp LNH : Liên ngân hàng NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại OECD : Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển TCTD : Tổ chức tín dụng TG : Tiền gửi TG CKH : Tiền gửi có kỳ hạn TG KH : Tiền gửi khách hàng TG KKH : Tiền gửi không kỳ hạn TK : Thanh khoản TM : Tiền mặt TMCP : Thương mại cổ phần TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TS : Tài sản
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thanh khoản của Eximbank năm 2011 – 2012……………. 34 Bảng 2.2: Thống kê vốn điều lệ và tốc độ tăng vốn điều lệ của Eximbank từ năm 2007 đến 2012 .......................................................................................................... 35 Bảng 2.3: Vốn điều lệ của các NHTM thời điểm 31/12/2011; 31/12/2012 ............. 35 Bảng 2.4: Hệ số CAR của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2008 đến 2012 ............. 36 Bảng 2.5: Chỉ số H1 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012 ................ 37 Bảng 2.6: Chỉ số H2 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012 ................ 38 Bảng 2.7: Chỉ số H3 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012 ................ 39 Bảng 2.8: Chỉ số H4 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012 ..................................... 41 Bảng 2.9: So sánh quy mô tín dụng với tài sản có của Eximbank từ năm 2007 đến 2012 42 Bảng 2.10: So sánh chỉ số H4 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012 .43 Bảng 2.11: Chỉ số H5 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012………………........... 46 Bảng 2.12: So sánh mức độ tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng tiền gửi khách hàng tại Eximbank từ năm 2007 đến 2012............................................................... 47 Bảng 2.13: So sánh chỉ số H5 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012.49 Bảng 2.14: So sánh chỉ số H6 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012.50 Bảng 2.15: Chỉ số H7 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012 .................................. 51 Bảng 2.16: So sánh chỉ số H7 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012 . 52 Bảng 2.17: So sánh chỉ số H8 của Eximbank và 7 NHTM từ năm 2007 đến 2012.. 53 Bảng 2.18: Chỉ số H9 của Eximbank từ năm 2007 đến 2012 ................................... 54 Bảng 2.19: So sánh mức độ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn với tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn tại Eximbank năm 2007 đến 2012 ..................................................... 55 Bảng 2.20: Bảng tổng hợp mức chênh lệch thanh khoản ròng tại Eximbank từ năm 2008 đến 2012 .......................................................................................................... 57 Bảng 2.21: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ........................................................................ 58
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc khủng hoảng trên thị trường cho vay thế chấp nhà đất dưới chuẩn năm 2007 ở Mỹ đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính thế giới. Hàng loạt các định chế tài chính ở Mỹ bị tổn thất nặng nề từ hậu quả của cuộc khủng hoảng này. Nhiều Ngân hàng lớn trên thế giới như: Bear Stearns, Lehman Brothers, Fortis, Ngân hàng hoàng gia Scotland, UBS,....mất khả năng thanh khoản gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng làm nhiều ngân hàng vỡ nợ. Một trong nhiều bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng này chính là các Ngân hàng thương mại đã không thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản một cách khoa học và bài bản. Thanh khoản không tốt là dấu hiệu của tình trạng bất ổn về tài chính. Khi ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản nghĩa là luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Năm 2011, Eximbank được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất trong năm 2010. Thời gian qua, sự canh tranh gay gắt về lãi suất giữa các ngân hàng thương mại đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chi trả gây ra rủi ro thanh khoản cho không chỉ một ngân hàng mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống ngân hàng. Eximbank với chiến lược phát triển vững chắc của mình đã chọn giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho hệ thống Eximbank. Trong đó rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro mà ngân hàng đặc biệt quan tâm. Do đó việc nghiên cứu vấn đề “Hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản cho Eximbank nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
  10. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng rủi ro thanh khoản, phương pháp quản lý thanh khoản tại Eximbank và các giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại ngân hàng trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng rủi ro thanh khoản thông qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản từ đó thấy được mức độ rủi ro thanh khoản và đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trên phạm vi Eximbank, so sánh với các đối thủ cạnh tranh là ACB, Sacombank, Techcombank, DongAbank, MBbank, Vietcombank và Vietinbank. Phân tích dựa trên số liệu các năm tài chính từ năm 2007 đến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Phương pháp thống kê, mô tả: tổng hợp số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của các ngân hàng Eximbank, ACB, Sacombank, Techcombank, DongAbank, MBbank, Vietcombank và Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012, tính toán các chỉ số cần thiết liên quan đến thanh khoản của các ngân hàng. Phương pháp phân tích, so sánh – đối chiếu: nghiên cứu, phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản, phân tích từng chỉ số ảnh hưởng đến thanh khoản trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 tại Eximbank và so sánh với các ngân hàng khác, từ đó đề ra những giải pháp góp phần hạn chế rủi ro thanh khoản tại Eximbank trong thời gian tới. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương:
  11. Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro thanh khoản trong các NHTM Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản tại NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản tại NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
  12. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm về thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh. Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh. Một ngân hàng có thanh khoản tốt nếu như ngân hàng đó nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản, dễ dàng chuyển sang tiền mặt hoặc có khả năng huy động thêm nguồn vốn với thời gian nhanh và chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu về vốn khi cần thiết. 1.1.2 Cung thanh khoản và cầu thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại Khả năng và yêu cầu về thanh khoản của NHTM được thể hiện trong nguồn cung và cầu thanh khoản: - Cung thanh khoản (Supply for liquidity): là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của NHTM, là nguồn cung cấp thanh khoản cho NHTM, bao gồm: ˜ Các khoản tiền gửi đang đến (S1) ˜ Doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ (S2) ˜ Thu hồi tín dụng đã cấp (S3) ˜ Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4) ˜ Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5) - Cầu thanh khoản (Demand for liquidity): là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của NHTM, các khoản làm giảm quỹ của NHTM. Thông thường, trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thương mại, những hoạt động sau đây tạo ra cầu về thanh khoản: ˜ Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1)
  13. 2 ˜ Yêu cầu cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao (D2) ˜ Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi (D3) ˜ Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ (D4) ˜ Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5) - Trạng thái thanh khoản ròng: ở bất kỳ thời điểm nào, các nguồn cung và cầu thanh khoản đến cùng với nhau và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng (Net Liquidity Position - NLP) của NHTM. Trạng thái thanh khoản ròng được xác định như sau: NLP = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản Các trường hợp có thể xảy ra:  Khi NLP < 0: NHTM ở trong tình trạng thiếu hụt thanh khoản (liquidity deficit). Khi đó, ngân hàng sẽ thiếu vốn để hoạt động, không đủ vốn đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, của nền kinh tế… có thể gọi là thiếu vốn tuyệt đối, nghĩa là thiếu vốn đối với nhu cầu cho vay và đầu tư cho nền kinh tế. Thiếu vốn tuyệt đối dễ để mất những cơ hội đầu tư tốt có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, thậm chí có khả năng mất khách hàng khi họ phải đến ngân hàng khác để được đáp ứng kịp thời các món vay. Từ việc mất khách hàng vay vốn sẽ dẫn đến mất khách hàng tiền gửi, vì khi ngân hàng thiếu vốn sẽ làm giảm lòng tin của người gửi tiền, khả năng huy động vốn của ngân hàng kém đi. Trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản, nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải bổ sung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vốn với chi phí thấp nhất và kịp thời nhất. Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau để xử lý:  Sử dụng dự trữ bắt buộc dư ra nếu có (do tiền gửi kỳ này giảm so với kỳ trước)  Bán dự trữ thứ cấp (các chứng khoán ngắn hạn do Chính phủ phát hành)
  14. 3  Vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước  Huy động từ thị trường tiền tệ: phát hành chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để huy động vốn…  Khi NLP > 0: NHTM ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản (liquidity surplus). Khi đó, nhà quản trị phải đưa ra quyết định ở đâu và vào thời điểm nào cần phải sử dụng nguồn thanh khoản thừa để đầu tư kiếm lời cho đến khi nguồn thanh khoản này được sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản trong tương lai. Thanh khoản thừa thường được ngân hàng sử dụng như sau:  Mua các chứng khoán dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó  Cho vay trên thị trường tiền tệ (phù hợp với thời hạn nhàn rỗi của số thanh khoản thừa)  Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác...  NLP = 0: trường hợp này cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh khoản, trên thực tế NLP = 0 rất khó xảy ra trong hoạt động ngân hàng. 1.2 Rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Khái niệm rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời, hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Tình trạng khó khăn về thanh khoản của NHTM có thể xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây: - Mất cân bằng về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn
  15. 4 Ngân hàng huy động một lượng quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác sau đó chuyển hoá chúng thành những khoản tín dụng và tài sản đầu tư dài hạn. Do đó, xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn. - Thay đổi về lãi suất  Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ tác động đồng thời đến nhu cầu gửi tiền và nhu cầu vay vốn, làm ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng.  Những xu hướng của sự thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng thông qua cơ chế tác động đến tài sản “Nợ”, tài sản “Có” như sau: ˜ Sự biến động của lãi suất tác động đến tài sản “Có” của ngân hàng: + Khi lãi suất thị trường tăng, giá trị thị trường của trái phiếu và các khoản cho vay với lãi suất cố định mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ bị giảm giá. Bởi lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu và các khoản cho vay đã được ấn định từ trước, nên lãi suất của trái phiếu và các khoản cho vay sẽ thấp hơn lãi suất thị trường hiện tại, khiến chúng bị giảm giá. Trái phiếu và các khoản cho vay có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn, nếu ngân hàng muốn bán đi các tài sản này thì phải chấp nhận tổn thất vì giá trị của chúng giảm so với trước. Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng, giá thị trường các chứng khoán mà ngân hàng đang nắm giữ bị giảm, nghĩa là tính thanh khoản của tài sản “Có” bị giảm. + Khi lãi suất thị trường giảm, giá thị trường của trái phiếu và các khoản cho vay với lãi suất cố định mà ngân hàng đang nắm giữ sẽ tăng giá. Bởi
  16. 5 lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu và các khoản cho vay đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường giảm làm cho trái phiếu cũ và các khoản cho vay với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn. Trái phiếu và các khoản cho vay có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Nghĩa là tính thanh khoản của tài sản “Có” sẽ tăng. Việc chuyển đổi các trái phiếu trong giai đoạn này sẽ rất dễ dàng, giúp ngân hàng sinh được nhiều lợi nhuận từ hoạt động này. ˜ Sự biến động của lãi suất tác động đến tài sản “Nợ” của ngân hàng: + Khi lãi suất huy động tăng, người dân sẽ có động thái gửi tiền tại các ngân hàng nhiều hơn, làm cho giá trị tài sản “Nợ” của ngân hàng cao hơn, thanh khoản của ngân hàng được cải thiện hơn. + Khi lãi suất huy động giảm, trong ngắn hạn, người dân có xu hướng gửi tiền với kỳ dạn dài hơn nhằm chống lại sự thay đổi của lãi suất trong tương lai. Nhưng trong dài hạn, những người gửi tiền này có xu hướng rút vốn khỏi ngân hàng và đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, làm cho giá trị tài sản “Nợ” của ngân hàng giảm đi đáng kể, thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn này trở nên yếu hơn trước áp lực rút vốn của người gửi tiền. - Chính sách quản lý thanh khoản Một ngân hàng với cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn yếu, cụ thể như: duy trì dự trữ ở mức độ thấp và không hợp lý, dự trữ sơ cấp ở mức độ quá thấp, trong khi dự trữ thứ cấp lại quá cao, khả năng chuyển đổi thành tiền chậm; thiếu biện pháp để ngăn chặn nguồn tiền gửi sụt giảm; chưa có phương án dự phòng hữu hiệu khi có hiện tượng tiền gửi suy giảm đột biến; chưa linh hoạt trong kinh doanh nguồn vốn…sẽ khó đảm bảo một chính sách quản lý thanh khoản hợp lý và do đó sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản cao. Yêu cầu của hệ thống quản lý thanh khoản là phải đánh giá được một cách toàn diện và kiểm soát được những yếu tố tác động có thể làm giảm hay tăng trạng thái thanh khoản. Từ đó xác định được mức dự trữ cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Quá trình hoạch định
  17. 6 nhu cầu thanh khoản cần phải mang tính đều đặn, thường xuyên và phải dựa trên số liệu lịch sử của hoạt động cho vay và huy động tiền gửi. - Ảnh hưởng của các tin đồn Tin đồn là rủi ro phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng về ngân hàng hay việc thổi phồng những thông tin của báo chí về ngân hàng dẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn hoặc mất khách hàng. Tin đồn có thể kéo theo những hoạt động gây nên tình trạng kéo dài quan niệm không tốt trong dân chúng về hoạt động chung của ngân hàng và như vậy khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng sẽ trở nên khó khăn. Tin đồn có thể phát sinh khi hệ thống hoặc sản phẩm không hoạt động đúng theo mong muốn và tạo ra những phản ứng tiêu cực của công chúng. Sự vi phạm trầm trọng hệ thống an toàn bảo mật do sự tấn công từ bên ngoài hay ngay từ bên trong vào hệ thống ngân hàng đều có thể làm “xói mòn” lòng tin của công chúng. Tin đồn cũng có thể phát sinh khi các khách hàng gặp phải trở ngại đối với các dịch vụ mới nhưng do không được cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng và thủ tục giải quyết những khó khăn. Các tin đồn gây ra rủi ro về danh tiếng, nguy hiểm cao, tạo ra sự hiểu lầm của khách hàng dẫn đến việc rút tiền ồ ạt của khách hàng ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của ngân hàng. Điển hình là việc khách hàng đến rút tiền ồ ạt tại ngân hàng Á châu năm 2003, ngân hàng Phương Nam năm 2008. Nếu không có sự can thiệp kịp thời từ NHNN thì hậu quả rất nghiêm trọng. - Sự phụ thuộc vốn vào khách hàng Khách hàng của ngân hàng ở đây được đề cập bao gồm khách hàng đi vay mà khách hàng là các ngân hàng và các TCTD khác. Khi các ngân hàng và các TCTD khác đi vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, sau đó đem nguồn vốn vay được về cho các TCTD khác vay, việc một ngân hàng không hoàn thành nghĩa vụ của mình trong quá trình thanh toán, giao dịch sẽ làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán, giao dịch của ngân hàng khác. Một ngân hàng rơi vào tình
  18. 7 trạng khủng hoảng thanh khoản sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng khác và cả hệ thống. - Nợ xấu Nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có thể hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và các khoản nợ quá hạn được Chính phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu phát sinh khi khách hàng đi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Nguyên nhân gây ra nợ xấu có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, tức là có thể do năng lực của khách hàng hoặc có thể do năng lực thẩm định của nhân viên ngân hàng. Nợ xấu một mặt làm cho ngân hàng phải trích quỹ dự phòng rủi ro, mặt khác có khả năng làm cho ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, trong khi ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn. Điều này làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong thu chi, tính thanh khoản giảm đi. Không thu được thì vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, điều này làm giảm lòng tin của người gửi tiền, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh khoản hoặc có thể dẫn đến ngân hàng phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. - Yếu tố chu kỳ Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Với thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán, người dân sẽ có nhu cầu rút tiền mặt rất cao trong các dịp lễ tết, ngày tựu trường, mùa du lịch…việc rút tiền của người dân diễn ra đều đặn và mang tính chu kỳ. Các ngân hàng có thể nắm bắt được tâm lý của khách hàng và dự trữ khoản tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu này là rất cần thiết trong công tác quản lý thanh khoản. Việc xem nhẹ yếu tố chu kỳ rút tiền có thể dẫn đến việc không đáp ứng được kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng. Hậu quả là làm giảm uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và có
  19. 8 thể gây nên một sự đỗ vỡ cho ngân hàng khi khách hàng cho rằng ngân hàng không còn khả năng chi trả. - Chính sách pháp lý Sự thay đổi chính sách quản lý kinh tế, thay đổi các quy định của pháp luật nhưng ngân hàng không có đủ thời gian để thích nghi, thay đổi trong điều kiện mọi kế hoạch đã triển khai. Do không thể biết trước được sự thay đổi, các ngân hàng không thể lập được chiến lược kinh doanh phù hợp, thay vào đó là các sách lược phòng thủ và đối phó. Khi các ngân hàng phải lo đối phó với các thách thức chính sách ngắn hạn như vậy thì sẽ không còn đủ nguồn lực để giải quyết những rủi ro và các thách thức có tính chất dài hạn khác, ví dụ như việc thay đổi chính sách tiền tệ từ đang nới lỏng rồi đột ngột thắt chặt. Rủi ro do thay đổi chính sách quản lý của Nhà nước tác động rất lớn đến tình hình thanh khoản của ngân hàng hay những phản ứng lại của thị trường từ những chính sách quản lý của ngân hàng Nhà nước. - Các loại rủi ro khác Các loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường đều có ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng và khi một trong các loại rủi ro này xảy ra đều kéo theo rủi ro thanh khoản. 1.2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và sự tồn tại không chỉ của một ngân hàng, một quốc gia mà còn là lan truyền mang tính toàn cầu. - Đối với nội bộ ngân hàng: rủi ro thanh khoản xảy đến cho một ngân hàng, nhẹ thì có thể làm giảm sút lợi nhuận, trầm trọng hơn là có thể gây mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản ngân hàng. - Đối với người gửi tiền: ngân hàng là trung gian đứng ra tập trung huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân chúng, các tổ chức…để thực hiện cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế. Do đó, khi ngân hàng mất thanh khoản, người gửi tiền sẽ có nguy cơ mất vốn.
  20. 9 - Đối với nhà nước: Việc để tồn tại những ngân hàng yếu kém về thanh khoản sẽ gây rủi ro:  Nếu ngân hàng đó phá sản: hệ lụy của nó là gây bất ổn trong dân chúng, gây ảnh hưởng tiêu cực cho tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Thêm vào đó, các đối tác cho các ngân hàng này vay, có thể sẽ lâm vào tình trạng mất thanh khoản, tác động dây chuyền có thể làm sụp đỗ hệ thống ngân hàng của cả một quốc gia.  Nếu không để ngân hàng đó phá sản: việc duy trì các ngân hàng yếu về thanh khoản sẽ tạo gánh nặng cho NHNN về việc phải hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng này để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người dân. Để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của việc phá sản các ngân hàng mất thanh khoản, NHNN phải kiểm soát đặc biệt, giám sát trực tiếp tình hình tổ chức hoạt động, khôi phục củng cố các ngân hàng này, hoặc phải dùng đến vốn nhà nước để mua lại các ngân hàng yếu kém này. - Xu hướng toàn cầu hóa làm cho rủi ro ngân hàng của một quốc gia sẽ tác động lan truyền gây ra rủi ro cho hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. 1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng có thể đúc kết ở hai nội dung sau: - Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hay thặng dư thanh khoản. - Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn và do đó làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2