intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế - Sử dụng kết hợp các biến tài chính để dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Phân tích, đánh giá tất cả các biến số tài chính (dựa trên sự sẵn có của dữ liệu) và tìm ra các biến số quan trọng ảnh hưởng đến dự báo tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo là sử dụng mô hình nhân tố động tạo ra các nhân tố mới áp dụng vào mô hình MIDAS để cải thiện chất lượng dự báo so với các mô hình dự báo truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế - Sử dụng kết hợp các biến tài chính để dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------------------------------------- LÊ TUẤN ANH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ: SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC BIẾN TÀI CHÍNH ĐỂ DỰ BÁO TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------------------------------------- LÊ TUẤN ANH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ: SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC BIẾN TÀI CHÍNH ĐỂ DỰ BÁO TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Học viên Lê Tuấn Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................. 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................................... 3 1.6 Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................................... 4 1.7 Kết cấu đề tài....................................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............. 6 2.1 Khung lý thuyết về vai trò của hệ thống tài chính trong phát triển kinh tế quốc gia .......... 6 2.1.1 Vai trò của hệ thống tài chính trong phát triển kinh tế ................................................ 6 2.1.2 Vì sao chọn các biến tài chính làm biến dự báo? ........................................................ 7 2.2 Bối cảnh kinh tế tài chính Việt Nam ................................................................................. 10 2.2.1 Sự phát triển của các kênh dẫn vốn ........................................................................... 10 2.2.2 Sự phát triển của các tụ điểm vốn ............................................................................. 11 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về dự báo tăng trƣởng kinh tế............................................. 13 2.3.1 Các nghiên cứu trên dữ liệu bảng.............................................................................. 13 2.3.2 Các nghiên cứu trên dữ liệu chuỗi thời gian ............................................................. 14 2.3.3 Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................................... 16 2.4 Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 16
  5. CHƢƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 18 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................................ 18 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................... 19 3.2.1 Mô hình nhân tố động ............................................................................................... 20 3.2.2 Hồi quy MIDAS ........................................................................................................ 22 3.2.3 Kết hợp dự báo .......................................................................................................... 25 3.2.4 Đánh giá các dự báo .................................................................................................. 27 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 29 4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................................. 29 4.2 Giải thích sự lựa chọn các biến dự báo ............................................................................. 39 4.3 Kết quả hồi quy ................................................................................................................. 41 4.3.1 Các dự báo sử dụng các biến dự báo khác nhau........................................................ 43 4.3.2 Dự báo với các quan sát dẫn dắt................................................................................ 49 4.3.3 Kết hợp dự báo .......................................................................................................... 51 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 53 5.1 Kết luận ............................................................................................................................. 53 5.2 Các khuyến nghị cho hệ thống tài chính để phát triển kinh tế Việt Nam.......................... 54 5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 56 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4. 1 Tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam (2000 - 2016) ____________ 30 Hình 4. 2 Tăng trưởng cung tiền M1 theo tháng ___________________________ 31 Hình 4. 3 Tăng trưởng cung tiền M2 theo tháng ___________________________ 32 Hình 4. 4 Tăng trưởng dự trữ ngoại hối theo tháng ________________________ 33 Hình 4. 5 Nhân tố dự báo theo tháng ____________________________________ 34 Hình 4. 6 Thay đổi chỉ số VN-Index theo ngày ____________________________ 36 Hình 4. 7 Thay đổi tỷ giá USD/VND theo ngày ____________________________ 37
  6. Hình 4. 8 Nhân tố dự báo theo ngày ____________________________________ 38 Hình 4. 9 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là cung tiền M1) ______________________________________________ 45 Hình 4. 10 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là cung tiền M2) ______________________________________________ 45 Hình 4. 11 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là dự trữ ngoại hối Z)__________________________________________ 46 Hình 4. 12 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là nhân tố theo tháng) _________________________________________ 46 Hình 4. 13 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là chỉ số VN-Index) ___________________________________________ 47 Hình 4. 14 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là tỷ giá USD) _______________________________________________ 47 Hình 4. 15 Khả năng dự báo của mô hình MIDAS so với mô hình truyền thống (biến dự báo là nhân tố theo ngày) __________________________________________ 48 DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 1 Các sai số dự báo ngoài mẫu và so sánh giữa mô hình MIDAS và mô hình truyền thống .............................................................................................................. 44 Bảng 4. 2 Sai số dự báo ngoài mẫu với số lượng các quan sát dẫn dắt khác nhau . 50 Bảng 4. 3 Đối chiếu giữa dự báo sử dụng nhân tố và dự báo sử dụng kết hợp các biến dự báo đơn lẻ ..................................................................................................... 51
  7. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là dự báo tăng trƣởng kinh tế là một việc rất quan trọng và khó khăn đối với chính phủ của nhiều quốc gia. Dự báo tăng trƣởng kinh tế còn đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam lấy mục tiêu tăng trƣởng GDP là mục tiêu hàng đầu của chính phủ. Tuy nhiên, môi trƣờng kinh tế trong và ngoài nƣớc đã có rất nhiều thay đổi. Kinh tế toàn cầu tăng trƣởng chậm lại, tranh chấp thƣơng mại thƣờng xuyên xảy ra, sự hội nhập kinh tế của các quốc gia ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, kinh tế trong nƣớc chứng kiến một sự thay đổi lớn trong môi trƣờng kinh doanh, sự hội nhập mạnh mẽ về kinh tế - tài chính, sự mất cân bằng về cơ cấu kinh tế ngày càng lớn. Tất cả các yếu tố này đã làm gia tăng những khó khăn trong dự báo tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Dự báo tăng trƣởng kinh tế là một trong những chủ đề nghiên cứu quan trọng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Để dự báo chính xác tốc độ tăng trƣởng kinh tế, cần quan tâm đến hai vấn đề, đó là việc lựa chọn các biến giải thích hiệu quả cho tăng trƣởng kinh tế và tần số của dữ liệu. Tăng trƣởng GDP bị ảnh hƣởng bởi nhiều biến kinh tế: các biến số vĩ mô và các biến số tài chính. Việc sử dụng một lƣợng lớn các biến số trên để dự báo tăng trƣởng kinh tế sẽ rất phức tạp và dẫn đến vấn đề quá phù hợp và quá nhiều tham số. Do đó, cần tìm ra một phƣơng pháp để chọn ra những biến trọng yếu để đƣa vào mô hình dự báo. Và trong bài luận này, tác giả sẽ chọn các biến tài chính để dự báo cho tăng trƣởng kinh tế. Lý do chính mà tác giả muốn sử dụng các biến tài chính để dự báo cho tăng trƣởng kinh tế Việt Nam là do mối quan hệ giữa khu vực tài chính và tăng trƣởng
  8. 2 kinh tế luôn đƣợc các học giả trên thế giới quan tâm trong suốt một phần tƣ thế kỷ qua, và đây vẫn đang là một chủ đề nóng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Họ đã chứng minh rằng mối quan hệ từ phát triển tài chính dẫn đến tăng trƣởng kinh tế là “khá rõ ràng”. Khủng hoảng tài chính toàn cầu là một minh chứng thuyết phục nhất về sự suy thoái tài chính sẽ dẫn đến sự suy giảm đồng loạt các khu vực khác trong nền kinh tế. Chính vì thế mà hiểu đƣợc tác động của khu vực tài chính lên các hoạt động khác là một vấn đề rất quan trọng để tìm ra một phƣơng pháp thích hợp để dự báo cho tăng trƣởng kinh tế. Bài luận văn này kế thừa các kết quả các ng cứu trƣớc đây để thực hiện dự báo tăng trƣởng bằng các biến tài chính vĩ mô. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều các dự báo kinh tế đƣợc đƣa ra bởi những tổ chức uy tín nhƣ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Moody’s,… Những dự báo này thƣờng không thống nhất với nhau do mỗi tổ chức sử dụng một mô hình dự báo riêng. Các mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng cho tất cả các quốc gia, nó có thể bỏ qua các đặc trƣng kinh tế của từng quốc gia. Chính vì vậy, bài luận văn này hƣớng đến việc tìm ra một mô hình phù hợp để dự báo tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Mô hình dự báo trong luận văn này sẽ là một sự tham khảo hiệu quả để chính phủ Việt Nam có thể đƣa ra các mục tiêu tăng trƣởng kinh tế hợp lý và thực hiện điều hành các biến vĩ mô để đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Phân tích, đánh giá tất cả các biến số tài chính (dựa trên sự sẵn có của dữ liệu) và tìm ra các biến số quan trọng ảnh hƣởng đến dự báo tăng trƣởng kinh tế. Tiếp theo là sử dụng mô hình nhân tố động tạo ra các nhân tố mới áp dụng vào mô hình MIDAS để cải thiện chất lƣợng dự báo so với các mô hình dự báo truyền thống.
  9. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn này sẽ tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, những biến số tài chính nào là những biến số quan trọng sẽ sử dụng dự báo tăng trƣởng kinh tế? Thứ hai, việc sử dụng dữ liệu có các loại tần số khác nhau (theo ngày, tháng và quý) có làm cải thiện chất lƣợng dự báo? Thứ ba, mô hình dự báo mới có những ƣu điểm gì so với mô hình dự báo truyền thống? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: tăng trƣởng GDP của Việt Nam, các biến số tài chính của Việt Nam. Tác giả thực hiện nghiên cứu với dữ liệu tại Việt Nam: Tốc độ tăng trƣởng GDP đƣợc lấy theo quý; dữ liệu của các biến tài chính đƣợc lấy theo ngày, tháng (tùy vào sự sẵn có của dữ liệu) từ năm 2000 đến năm 2016. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn này sử dụng phƣơng pháp mẫu dữ liệu hỗn hợp (mixed data sampling method - MIDAS), sử dụng trực tiếp mẫu dữ liệu hỗn hợp vào trong mô hình dự báo tăng trƣởng kinh tế. Phƣơng pháp MIDAS có nhiều điểm nổi bật so với các mô hình dự báo truyền thống. Thứ nhất, MIDAS sử dụng toàn bộ dữ liệu có tần số cao, tránh đƣợc việc đánh mất thông tin và cải thiện chất lƣợng dự báo. Thứ hai, nó có thể thực hiện dự báo tăng trƣởng GDP hàng quý, bằng cách sử dụng dữ liệu kinh tế tế và tài chính của các quý gần nhất.
  10. 4 Trong luận văn này, phƣơng pháp phân tích nhân tố cho phép xác định một lƣợng giới hạn các nhân tố đại diện cho các nhân tố khác có thể ảnh hƣởng đến tăng trƣởng GDP, trong khi đó phƣơng pháp MIDAS cho phép sử dụng hiệu quả các dữ liệu tài chính với tần số khác nhau. Bài luận văn này thực hiên theo hai bƣớc. Đầu tiên phƣơng pháp phân tích nhân tố đƣợc sử dụng để tìm ra một lƣợng nhỏ các nhân tố trong bộ dữ liệu các biến tài chính. Bƣớc thứ hai, áp dụng mô hình MIDAS cho các nhân tố đƣợc tìm ra ở bƣớc đầu tiên để thực hiện các dự báo. 1.6 Đóng góp mới của đề tài Bằng việc tổng hợp nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các quốc gia khác trên thế giới, tác giả bài luận văn này hy vọng sẽ cung cấp thêm một mô hình mới để dự báo tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Qua đó sẽ có thêm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, các nhà đầu tƣ sẽ có các dự báo tin cậy cho các quyết định đầu tƣ của họ. Tác giả kỳ vọng mô hình mới sẽ có chất lƣợng dự báo cao hơn so với các mô hình truyền thống. 1.7 Kết cấu đề tài Bài luận văn này hƣớng tới việc sử dụng các biến số tài chính vĩ mô để dự báo tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. Với mục tiêu này, tác giả sẽ cấu trúc bài dữ liệu làm năm chƣơng. Trong chƣơng tiếp theo, chƣơng 2, bài luận văn này sẽ khái quát các lý thuyết về vai trò và những ảnh hƣởng của hệ thống tài chính đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Cũng trong chƣơng này, tác giả sẽ tổng hợp và đánh giá các nghiên cứu đƣợc thực hiện trên dữ liệu bảng và dữ liệu chuỗi thời gian, đồng thời cũng khái quát các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu này.
  11. 5 Trong chƣơng 3, tác giả sẽ trình bày các dữ liệu đƣợc sử dụng trong bài luận văn. Chƣơng 3 cũng mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để dự báo tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Bài luận văn sử dụng mô hình nhân tố động để tìm ra các nhân tố cho bộ dữ liệu, sau đó sử dụng các nhân tố này áp dụng vào mô hình hồi quy MIDAS để dự báo tăng trƣởng GDP của Việt Nam. Chƣơng 4 sẽ thảo luận các kết quả nghiên cứu. Trong chƣơng này, tác giả cũng sẽ chứng minh những ƣu thế của mô hình MIDAS so với các phƣơng pháp truyền thống trong việc thực hiện dự báo. Chƣơng cuối cùng, chƣơng 5 sẽ đƣa ra các kết luận cho bài nghiên cứu này.
  12. 6 CHƢƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1 Khung lý thuyết về vai trò của hệ thống tài chính trong phát triển kinh tế quốc gia Hoạt động của hệ thống tài chính cũng nhƣ các trung gian tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ nguồn vốn đến các chủ thể sử dụng vốn hiệu quả, qua đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Khu vực tài chính cung cấp nguồn vốn cần thiết để tài trợ cho các hoạt động kinh tế thực, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, là chủ thể chính tạo nên tăng trƣởng kinh tế. Chính vì thế mà các biến tài chính sẽ là các biến dự báo tốt cho tăng trƣởng GDP. Dƣới đây, tác giả sẽ tóm tắt các nội dung lý thuyết đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ về sự phát triển tài chính sẽ tạo ra tăng trƣởng kinh tế. 2.1.1 Vai trò của hệ thống tài chính trong phát triển kinh tế Phát triển hệ thống tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia. Sự phát triển của kinh tế và công nghệ toàn cầu đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp của hệ thống tài chính, với sự ra đời của công nghệ FinTech và vô số các sản phẩm tài chính phức tạp. Song, chức năng cơ bản của hệ thống tài chính vẫn là: (1) trung gian kết nối giữa chủ thể thặng dƣ vốn và chủ thể thiếu hụt vốn; và (2) hệ thống tài chính giúp chia sẻ rủi ro của các khoản đầu tƣ. Cấu trúc của hệ thống tài chính
  13. 7 Trung gian tài chính Kênh gián tiếp Chủ thể thặng Chủ thể thiếu dƣ vốn hụt vốn Thị trƣờng tài chính Kênh trực tiếp Nguồn: Allen, Franklin; Douglas Gale (2001) 2.1.2 Vì sao chọn các biến tài chính làm biến dự báo? Có ít nhất hai lý do để giải thích vai trò của các biến tài chính trong việc dự báo tăng trƣởng kinh tế. Thứ nhất, việc thắt chặt các điều kiện tài chính và tín dụng làm giới hạn khả năng kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ chi tiêu của hộ gia đình. Thứ hai, giá cả của các tài sản tài chính phản ánh lợi nhuận kỳ vọng của các công ty, điều này liên quan đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thị trƣờng tài chính và các định chế tài chính có thể hạn chế các vấn đề bất cân xứng thông tin và các chi phí giao dịch, từ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Đặc biêt, hệ thống tài chính giúp (i) mở rộng trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua việc cung cấp các dịch vụ thanh toán; (ii) huy động các khoản tiết kiệm từ lƣợng lớn các nhà đầu tƣ; (iii) tập hợp và xử lý thông tin của các doanh nghiệp và các khoản đầu tƣ có tỷ suất sinh lợi cao, từ đó phân bổ các khoản tiết kiệm đến những chủ thể sử dụng vốn hiệu quả nhất; (iv) quản
  14. 8 lý các khoản đầu tƣ và kiểm soát hoạt động điều hành doanh nghiệp; và cuối cùng (iv) là đa dạng hóa và làm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà kinh tế chƣa đồng ý với vai trò của lĩnh vực tài chính trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia. Mối quan hệ giữa tiến bộ tài chính và phát triển kinh tế vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận. Thế nhƣng, đa số các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nhấn mạnh vai trò của sự phát triển tài chính tài chính trong việc cải thiện phân loại các khoản đầu tƣ, làm giảm việc đầu tƣ vào các tài sản không hiệu quả, huy động các khoản tiết kiệm trong dân chúng và thúc đẩy phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài chính, qua đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Điển hình là R. Espinoza và cộng sự (2009) đã khẳng định vai trò của các biến tài chính trong việc dự báo tăng trƣởng kinh tế. 2.1.2.1 Tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế Sự tự do hóa thị trƣờng tài chính cho phép những ngƣời gửi tiết kiệm và nhà đầu tƣ gia tăng việc sử dụng dịch vụ của các trung gian tài chính, qua đó dòng vốn sẽ luân chuyển hiệu quả trong nền kinh tế. Điều này sẽ khuyến khích tiết kiệm và hạn chế việc tích lũy vốn, cải thiện hiệu quả phân bổ đầu tƣ bằng việc luân chuyển vốn từ khu vực có hiệu quả thấp sang khu vực có hiệu quả cao. Hiệu quả cũng nhƣ là mức vốn đầu tƣ vì vậy đƣợc kỳ vọng sẽ gia tăng cùng với sự phát triển tài chính do sự tự do hóa mang lại. Những lợi ích này bao gồm hạn chế các chủ thể tự đầu tƣ với tỷ suất sinh lợi thấp hoặc thậm chí là âm, khuyến khích những ngƣời tiết kiệm đầu tƣ vào thị trƣờng vốn hơn là gửi tiền vào các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức của nhà nƣớc, từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn và sự phân cách của thị trƣờng tài chính. Phát triển hệ thống tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tƣ cho ngƣời tiết kiệm giảm rủi ro, và cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho các nhà đầu tƣ gia
  15. 9 tăng lợi nhuận. Một chức năng quan trọng khác của hệ thống tài chính là thu thập và xử lý thông tin về các dự án đầu tƣ tốt một cách hiệu quả về chi phí, qua đó làm giảm chi phí đầu tƣ của các dự án. Mức độ phát triển của một nền kinh tế đƣợc xác định bằng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các dự án đầu tƣ. Nới lỏng các rào cản tín dụng, đặc biệt là vốn luân chuyển đƣợc kỳ vọng sẽ cải thiện chất lƣợng phân bổ nguồn lực, do đó làm giảm lỗ hổng sản lƣợng từ mức thực tế đến mức sản lƣợng tiềm năng. Nhìn chung, hệ thống tài chính có năm chức năng phổ biến. Thứ nhất, chúng cung cấp thông tin về các khoản đầu tƣ tiềm năng. Thứ hai, hệ thống tài chính huy động và phân bổ các khoản tiết kiệm. Thứ ba, chúng kiểm soát các các khoản đầu tƣ và hoạt động quản trị doanh nghiệp sau khi cung cấp các nguồn tài trợ. Thứ tƣ, hệ thống tài chính tạo thuận lợi trong các giao dịch tài chính, đa dạng hóa và quản trị rủi ro. Thứ năm, chúng thúc đẩy trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mặc dù tất cả các hệ thống tài chính đều có năm chức năng này nhƣng mức độ tác động lên tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia còn tùy thuộc vào các đặc điểm cơ bản của hệ thống tài chính đó. Có ba đặc điểm của hệ thống tài chính ảnh hƣởng đến mức độ tác động của năm chức năng trên lên tăng trƣởng kinh tế, đó là (i) quy mô của các trung gian tài chính; (ii) sự hiệu quả của các trung gian tài chính và (iii) các thành phần của các trung gian tài chính. 2.1.2.2 Tài chính, các định chế và tăng trưởng kinh tế Một thực tế đƣợc chấp nhận rộng rãi rằng các yếu tố về vốn con ngƣời và sự thay đổi công nghệ không thể giải thích đầy đủ về sự khác biệt trong tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia. Các định chế và lĩnh vực tài chính đang nổi lên nhƣ là những yếu tố quyết định cơ bản đến tăng trƣởng kinh tế trong các nghiên cứu gần đây.
  16. 10 Các định chế là trung tâm của cuộc chơi trong xã hội mà các chủ thể tƣơng tác với nhau và định hình các hành vi kinh tế. Chúng đƣợc xem nhƣ là các “công nghệ mang tính xã hội” trong các hoat động kinh tế, liên quan chủ yếu đến con ngƣời hơn là các công nghệ thuần túy. Khi các quy tắc trên thị trƣờng tài chính bị thay đổi thƣờng xuyên và không đƣợc coi trọng, hoặc khi xảy ra các gian lận, thị trƣờng sẽ không hoạt động tốt, sự không chắc chắn sẽ cao và việc phân bổ nguồn lực sẽ bị hạn chế. Các trung gian tài chính giữ một chức năng quan trọng trong qua trình phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phân bổ vốn đến nơi có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Việc gia tăng các công cụ tài chính làm giảm các chi phí giao dịch và chi phí thông tin, trong khi đó thị trƣờng tài chính hiệu quả hơn sẽ giúp các chủ thể kinh tế dễ dàng phòng ngừa rủi ro và gia tăng các khoản đầu tƣ, qua đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. 2.2 Bối cảnh kinh tế tài chính Việt Nam 2.2.1 Sự phát triển của các kênh dẫn vốn Sau hơn ba mƣơi năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát triểm vƣợt bậc, với những thành tựu rất đáng ghi nhận trên nhiều phƣơng diện kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Hệ thống các định chế tài chính tại Việt Nam phát triển rất mạnh cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Các quy định pháp luật trong các hoạt động tài chính cũng nhanh chóng đƣợc hoàn thiện để phù hợp với những thông lệ quốc tế. Quản lý nhà nƣớc trên thị trƣờng tài chính đƣợc thể chế hóa, các cơ quan nhà nƣớc có sự phối hợp tốt để tăng sự hiệu quả trên thị trƣờng tài chính. Ngoài ra, trong các cơ chế giám sát này, cũng phải kể đến vai trò của các nhà đầu tƣ, các công ty kiểm toán, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm,… đã làm tăng sự minh bạch trong thị trƣờng.
  17. 11 Thị trƣờng tài chính Việt Nam cũng đã phát triển khá đầy đủ so với các thị trƣờng kiểu mẫu, với sự xuất hiện của các ngành dịch vụ ngân hàng, bảo hiển, dịch vụ kế toán – kiểm toán và tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp. Sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán năm 2000 đánh dấu bƣớc chuyển mình lớn của Việt Nam trong việc phát triển thị trƣờng tài chính, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành tài chính – ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc huy động vốn thông qua thị trƣờng chứng khoán bên cạnh các kênh truyền thống là vay vốn ngân hàng để đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh sự phát triển của thị trƣờng tài chính, số lƣợng các trung gian hỗ trợ thị trƣờng cũng gia tăng đáng kể, vơi sự ra đời của nhiều công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm,… Đặc biệt, thị trƣờng bảo hiểm phát triển rất nhanh chóng cả về quy mô và phạm vi hoạt động, với đa dạng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Thị trƣờng trái phiếu cũng có bƣớc phát triển tích cực. Bên cạnh các loại trái phiếu chính phủ, hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất nhanh chóng trong những năm gần đây với sự cải tiến sâu sắc trong các dịch vụ ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng giờ đây đã rất quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam, tạo ra sự lƣu thông hiệu quả của dòng tài chính quốc gia, góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội. 2.2.2 Sự phát triển của các tụ điểm vốn 2.2.2.1 Khu vực tài chính nhà nước Hệ thống quản lý tài chính công đƣợc đổi mới mạnh mẽ trên nhiều phƣơng diện, dần dần phù hợp với các thông lệ quốc tế về quản lý thu – chi ngân sách cũng nhƣ các vấn đề khác liên quan đến an ninh, an toàn tài chính quốc gia. Ngoài ra, cổ phần
  18. 12 hóa doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc ƣu tiên đẩy mạnh trong những năm gần đây nhằm đảm bảo minh bạch trong quản lý tài chính quốc gia. 2.2.2.2 Khu vực tài chính tư nhân Bên cạnh khu vực tài chính nhà nƣớc, khu vực tài chính tƣ nhân cũng có những bƣớc phát triển đáng kể do sự tiếp cận của hệ thống tài chính Việt Nam với các thị trƣờng tài chính tiên tiến trên thế giới cũng nhƣ những cải cách mạnh mẽ trong hệ thống pháp luật về kinh tế - tài chính. Tại Việt Nam, hệ thống tài chính ngày càng kết nối mạnh mẽ các khoản tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tƣ. Điều này đã góp phần rất lớn để Việt Nam tăng trƣởng rất nhanh trong gần hai thập kỷ trở lại đây. Sự phát triển tính minh bạch của thị trƣờng tài chính đã góp phần làm giảm số lƣợng các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, trong đó có doanh nghiệp nhà nƣớc. Cùng với đó, các chính sách hƣớng tới ổn định tài chính đã góp phần làm gia tăng kỳ vọng của ngƣời dân, từ đó kích thích đầu tƣ và tiêu dùng, mang tới sự tăng trƣởng cao cho kinh tế Việt Nam. 2.2.2.3 Khu vực tài chính nước ngoài Các mô hình tăng trƣởng dựa vào yếu tố vốn trong điều kiện tích lũy trong nƣớc của Việt Nam còn thấp, tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế, bao gồm các khoản nợ và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Trong tổng số dƣ nợ nƣớc ngoài, phần nợ của chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh chiếm gần 90% tính đến trƣớc năm 2007, nhƣng con số này đã giảm xuống khoảng 70% trong những năm gần đây. Đối với dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cùng với xu hƣớng toàn cầu hóa về tài chính trên thế giới và Việt Nam cũng đã thực hiện các chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, điều này đã góp phần làm gia tăng đáng kể lƣợng vốn FDI vào Việt
  19. 13 Nam kể từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng rất nhạy cảm theo những biến động của thị trƣờng tài chính quốc tế. Sự biến động bất thƣờng này không chỉ gây ra những khó khăn trong thị trƣờng tài chính trong nƣớc mà còn gây căng thẳng trong tỷ giá, làm gia tăng rủi ro tỷ giá, tác động xấu đến hệ thống tài chính và tăng trƣởng kinh tế của quốc gia. Tóm lại, sự phát triển của hệ thống tài chính đã mang lại nhiều ảnh hƣởng tích cực trong sự phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng, qua đó đẩy nhanh phát triển kinh tế quốc gia. Sự gia tăng vốn cho tăng trƣởng kinh tế cùng với sự quản lý phù hợp của chính phủ đã góp phần xây dựng Việt Nam thành một thị trƣờng tài chính sôi động, dần tiếp cận với các thị trƣờng tài chính phát triển trên thế giới. 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về dự báo tăng trƣởng kinh tế Các thảo luận về chủ đề sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ tạo ra sự tăng trƣởng kinh tế là một chủ đề nóng trong hơn một thế kỷ nay. Các nghiên cứu tìm cách dự báo chính xác tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực liên tục đƣợc thực hiện. Các học giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau trong mô hình dự báo của họ, nhƣ là mô hình VAR, mô hình hồi quy với các loại dữ liệu tần số khác nhau – MIDAS, mô hình tự hồi quy,… Phần dƣới đây tác giả sẽ khái phát một số nghiên cứu tiêu biểu về chủ đề “sử dụng các biến số tài chính dự báo tăng trƣởng kinh tế”. 2.3.1 Các nghiên cứu trên dữ liệu bảng Liên quan đến việc sử dụng các biến tài chính để dự báo kinh tế của một khu vực, bài nghiên cứu “Vai trò của các biến tài chính trong dự báo các hoạt động kinh tế” của Raphael Espinoza và cộng sự (2009), họ đã tìm thấy rằng các biến tài chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1