intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng thu ngân sách nhà nước, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách đối với bồi thường giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- LÊ THÀNH TRUNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN ĐỨC HÕA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 05 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- LÊ THÀNH TRUNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN ĐỨC HÕA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VƢƠNG QUỐC DUY Long An, tháng 05 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và đƣợc ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Lê Thành Trung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tôi đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An”. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trƣờng Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tôi trong quá trình học tập tại trƣờng. Đồng thời, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS. Vƣơng Quốc Duy đã nhiệt tình hƣớng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An; các anh, chị, em đồng nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhƣng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Lê Thành Trung
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Quản lý có hiệu quả NSNN vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi thiết thực của các cấp, các ngành, các đoàn thể của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Vì lẽ đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Với việc phân tích, đánh giá và đƣa ra các giải pháp, hy vọng những đóng góp trong luận án này sẽ góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An trong thời gian tới. Trong phạm vi nghiên cứu hẹp của đề tài, giới hạn trong phạm vi quản sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu:  Thứ nhất, những lý luận cơ bản về NSNN, thu – chi NSNN, hiệu quả quản lý NSNN và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý NSNN;  Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý NSNN giai đoạn 2017 - 2019, các mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An;  Cuối cùng, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An thời gian tới./.
  6. iv ABSTRACT Effective management of the state budget is both a duty and a practical benefit of all levels, sectors and unions of the Land Fund Development Center of Duc Hoa district, Long An province. Therefore, improving the efficiency of state budget management is an objective requirement, both urgent and fundamental in the long run. By analyzing, evaluating and proposing solutions, it is expected that the contributions in this thesis will contribute to innovation and improve the efficiency of state budget management at the Land Fund Development Center of Duc Hoa district, the province Long An in the future. In the narrow research scope of the topic, limited to the scope of state management in Duc Hoa district, Long An province, the thesis has focused on solving the following major issues:  Firstly, basic arguments about the state budget, state budget revenue and expenditure, efficiency of state budget management and factors affecting the efficiency of state budget management;  Secondly, analyzing and assessing the state management efficiency of state budget for the period of 2017 - 2019, the achieved, limitations and causes exist at the Land Fund Development Center of Duc Hoa district, Long An province;  Finally, propose solutions and recommendations to improve the efficiency of state budget management in the Land Fund Development Center of Duc Hoa district, Long An province in the coming time./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii NỘI DUNG TÓM TẮT ..............................................................................................iii ABSTRAC...................................................................................................................iv MỤC LỤC....................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU....................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 1 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.................................................................... 3 8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƢỚC .............................................. 3 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ......................................................................................... 4 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................ 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ....................................................................................... 5 1.1. Lý luận về ngân sách nhà nƣớc..........................................................................5 1.1.1. Các khái niệm .............................................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nƣớc .............................................................. 7
  8. vi 1.2. Quản lý ngân sách nhà nƣớc, nội dung và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc .......................................................................................................... ...8 1.2.1. Quản lý ngân sách nhà nƣớc ..................................................................... …8 1.2.2. Nội dung quản lý ngân sách nhà nƣớc ..................................................... ..10 1.2.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc ................................................... .12 1.2.4. Cơ sở pháp lý cho việc phân cấp, phân quyền quản lý ngân sách nhà nƣớc .................................................................................................................. .14 1.2.5. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nƣớc ...... ..15 1.2.6. Vai trò của quản lý ngân sách nhà nƣớc .................................................... .19 1.3. Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc và các nhân tố ảnh hƣởng .............. .22 1.3.1. Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc...................................................... .22 1.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc ......................... .25 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc và công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ........................................................ .28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... .31 CHƢƠNG 2 ............................................................................................................ .32 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN ĐỨC HÕA, TỈNH LONG AN ............................................................................................................................. .32 2.1. Giới thiệu về Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ........................................................................................................................... .32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ .32 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ................................................................ .32 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................ .33 2.1.4. Tình hình hoạt động .................................................................................. .34 2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ............................................................ .35 2.2.1. Những quy định của Tỉnh Long An về việc bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ... .35 2.2.2. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất của Huyện Đức Hòa ......................... .36
  9. vii 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ............................................ .37 2.3. Đánh giá chung thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .............................. .51 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ...................................................................................... .51 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ........................................................................ .52 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. .53 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ .55 CHƢƠNG 3 ............................................................................................................ .56 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT HUYỆN ĐỨC HÕA, TỈNH LONG AN ................................................................................................................ .56 3.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc và mục tiêu thực hiện của Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ........................................................................................................................... .56 3.1.1. Định hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc ................... .56 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An .................................................................................................... .58 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm phát triển quỹ đất Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ...................................... .59 3.2.1. Tăng cƣờng tính bền vững của cấu trúc thu - chi ngân sách nhà nƣớc .... .59 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ ..................... .64 3.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý lựa chọn nhà thầu ...................................... .66 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ dự án .................. .66 3.2.5. Đẩy nhanh công tác quyết toán dự án hoàn thành .................................... .67 3.2.6. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thƣởng trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc ....................................................... .68 3.2.7. Tăng cƣờng mối quan hệ, phối hợp giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế, kho bạc nhà nƣớc và các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc ........................................................................................... .69
  10. viii 3.2.8. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý điều hành ngân sách nhà nƣớc .......................................................................................................... .70 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................. .70 3.3.1. Đối với các Sở, Ban, Ngành ..................................................................... .70 3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân Huyện Đức Hòa .............................................. .70 3.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... .71 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ .72 KẾT LUẬN ............................................................................................................. .73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... .74 PHỤ LỤC
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT 1 BĐS Bất động sản 2 BT Bồi thƣờng 3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 4 GDP Tổng sản phảm quốc nội 5 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 GSTC Giám sát tài chính 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 KBNN Kho bạc nhà nƣớc 9 KTTT Kinh tế thị trƣờng 10 KT-XH Kinh tế xã hội 11 NSĐP Ngân sách địa phƣơng 12 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 13 NSTW Ngân sách trung ƣơng 14 SXKD Sản xuất kinh doanh 15 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 16 TSCĐ Tài sản cố định 17 TSTC Tài sản tài chính 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 XDCB Xây dựng cơ bản
  12. x DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Các dự án công trình trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long Bảng 2.1 39 An giai đoạn 2017-2019 Vốn ngân sách của các dự án trên địa bàn huyện Đức Hòa, Bảng 2.2 42 tỉnh Long An giai đoạn 2017-2019 Các dự án khu công nghiệp trên huyện Đức Hòa giai đoạn Bảng 2.3 43 2017-2019 Bảng 2.4 Các dự án ngoài khu và cụm công nghiệp huyện Đức Hòa 48
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai không chỉ quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp trƣớc đây mà nó còn đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng hôm nay. Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc, khi mà sự tăng trƣởng kinh tế và quá trình đô thị hóa đã trở thành một xu thế tất yếu của sự phát triển thì đất đai càng đóng vai trò quan trọng. Nó là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế xã hội của loài ngƣời. Để đáp ứng nhu cầu phát triển đó thì cần một quỹ đất rất lớn phục vụ cho các dự án phát triển của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ những dự án trọng điểm của quốc gia. Vì thế, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng là công tác vô cùng quan trọng, là khâu số một, là điều kiện tiên quyết để có một quỹ đất sạch giao cho các cá nhân, tổ chức, các cơ quan Nhà nƣớc để thực hiện mục tiêu riêng của mình cũng nhƣ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của cả nƣớc. Việc thu hồi đất, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực về mặt chính sách, tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, những bất cập vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, thất thu ngân sách nhà nƣớc, tỷ lệ hộ nghèo hậu bồi thƣờng giải phóng mặt bằng ở một số địa phƣơng có xu hƣớng tăng lên, việc ngƣời dân chƣa đƣợc bồi thƣờng thỏa đáng vẫn đang khiếu kiện kéo dài làm họ mấy tập trung ổn định cuộc sống, gây mất ổn định chính trị, xã hội và dẫn đến tệ nạn tại các khu vực giải tỏa có xu hƣớng tăng theo. Vấn đề về nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Chính vì thế, để có thể đi sâu và tìm hiểu về công tác giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tƣ tại địa bàn tác giả chọn đề tài: “Hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An” đƣợc chọn để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng thu ngân sách nhà nƣớc, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức
  14. 2 Hòa, tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách đối với bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Mục tiêu 2: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc, công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Hiện trạng tình hình bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa diễn ra thế nào? Ngƣời dân bị thu hồi đất có thỏa mãn với công tác này không? Những bất cập và tồn tại gì liên quan đến công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An không? Câu hỏi 2: Có những giải pháp nào phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An chƣa? 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thời gian: Giai đoạn 2017-2019. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là: - Phƣơng pháp thu thập số liệu: số liệu đƣợc thu thập về công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. - Phƣơng pháp phân tích số liệu: Đề tài sử dụng phƣơng pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công
  15. 3 tác thu ngân sách nhà nƣớc, bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ THỰC TIỄN Đóng góp về phương diện khoa học: Đề tài góp phần bổ sung vào các giải pháp trên cơ sở khoa học để nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nƣớc, công tác quản lý bồi thƣờng giải phóng mặt bằng cho ngƣời dân bị thu hồi đất. Đóng góp về phương diện thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách sách nhà nƣớc đối với bồi thƣờng giải phóng mặt bằng tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nhằm triển khai thực hiện các dự án đƣợc thuận lợi, góp phần ổn định phát triển chính trị, kinh tế, xã hội tại địa phƣơng và có thể áp dụng cho các đơn vị hành chính cơ sở khác có đặc điểm tƣơng đồng. 8. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Nghiên cứu của Lê Thanh Sơn và Trần Tiến Khai (2016) về tác động của việc thu hồi đất vùng nông thôn đến thu nhập của ngƣời dân huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ: trƣờng hợp dự án khu dân cƣ vƣợt lũ Thạnh Mỹ. Nghiên cứu quan tâm đến bồi thƣờng thu hồi đất của ngƣời dân do Chính phủ thực hiện vì mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội và đang là xu thế tất yếu của quá trình phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong thời gian đó, ngƣời dân đã bị mất đất sản xuất, phải chuyển đổi nghề nghiệp và sinh kế cũng thay đổi. Phƣơng pháp sai biệt kép đã đƣợc nhóm nghiên cứu nhằm mô tả và lƣợng hóa những thay đổi trong sinh kế của ngƣời dân. Kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt về thu nhập của ngƣời dân sau hai năm kể từ khi nhà nƣớc thực hiện việc thu hồi đất. Nghiên cứu của Đỗ Hữu Nghị và cộng sự (2016) về “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình trong vùng ảnh hƣởng của dự án trên địa bàn quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ”. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình trong vùng ảnh hƣởng của dự án trên địa bàn quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Phƣơng pháp phân tích hồi quy đa biến đƣợc sử dụng để kiểm định mối tƣơng quan của các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các hộ gia đình trong vùng ảnh hƣởng của dự án. Kết quả chỉ ra rằng có 05 nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ gia đình trong vùng ảnh hƣởng của dự án nhƣ số lƣợng lao động
  16. 4 trong nông nghiệp, số lƣợng lao động ngoài nông nghiệp, số năm thực hiện dự hiện dự án, khoảng cách từ nhà đến chợ và trình độ hóa của chủ hộ. Trong nghiên cứu của Thái Thanh Phong và Hà Thục Viên (2017) về xu hƣớng và các nhân tố đền bù giá đất lên thu nhập của nông hộ trong khu công nghiệp và đô thị thị trấn Mỹ Phƣớc – Huyện Bến Cát – Tỉnh Bình Dƣơng. Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá ảnh hƣởng của việc đền bù giá đất lên mức sống và thu nhập của nông hộ trƣớc và sau khi bị thu hồi đất. Các phƣơng pháp định tính và định lƣợng đƣợc sử dụng thích hợp trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng đời sống nông hộ đã thay đổi dần do việc đền bù giá đất theo hƣớng đa dạng hóa thu nhập và dịch chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp. Sự điều chỉnh đời sống này đƣợc xác định bởi các loại tài sản cả trƣớc và sau khi bị thu hồi đất. Quan trọng hơn, thu nhập của nông hộ sau khi bị thu hồi đất tƣng lên đáng kể, nhƣng không bền vững và rất dễ bị tổn thƣơng do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của nông hộ trƣớc và sau khi bị thu hồi đất có ý nghĩa khác nhau. Từ đây, nhóm tác giả có thể khẳng định rằng sự thay đổi đời sống nông hộ do việc thu hồi đất bởi công nghiệp hóa và đô thị hóa thích ứng đƣợc và đáp ứng đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ, nội chung chính của nghiên cứu chia thành 3 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc và hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc. Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
  17. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Lý luận về ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Thuật ngữ ngân sách theo tiếng Anh là “Budget” có nghĩa là cái túi đựng tiền. Thuật ngữ “Budget” xuất phát bởi từ cổ “Bougette” của Pháp. Từ thế kỷ 17, ngƣời Anh sử dụng thuật ngữ “Budget” để chỉ ngân sách hay túi tiền của nhà vua. NSNN là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện và tồn tại của nó gắn liền với sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa - tiền tệ và sự xuất hiện của tổ chức nhà nƣớc. Thể chế NSNN khởi đầu từ Anh vào cuối thế kỷ 17, tiếp đến xuất hiện ở Mỹ và Pháp, sau đó mô hình thể chế NSNN lan rộng đến các quốc gia khác. Sự ra đời của thể chế NSNN là kết quả tiến trình đấu tranh của giai cấp tƣ sản đối với chế độ nhà nƣớc phong kiến. Giai cấp tƣ sản đòi hỏi Nhà nƣớc phong kiến phải bỏ đi chế độ thuế khóa và chi tiêu công một cách tùy tiện, theo ý chí riêng của nhà nƣớc phong kiến (nhà vua), thay vào đó là một thể chế đảm bảo cho hoạt động tài chính công một cách minh bạch, có giới hạn và mang tính pháp lý, chế độ thuế khóa phải do Quốc hội của tổ chức nhà nƣớc quyết định, các khoản chi tiêu công phải đặt trong sự giám sát của dân chúng và có sự tách bạch chi tiêu của xã hội với tiêu dùng cá nhân của nhà vua (năm 1688, ở nƣớc Anh đã ban hành Luật dân quyền quy định không cho phép nhà vua đặt ra bất kỳ khoản thu nào để chi tiêu, trừ khi đƣợc Quốc hội cho phép). Khi tổ chức nhà nƣớc muốn hoạt động và tồn tại, cần phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu. Tuy nhiên, NSNN phải đƣợc thực hiện theo luật do Quốc hội của một tổ chức nhà nƣớc quyết định. Tùy theo đặc điểm KT – XH cũng nhƣ truyền thống lịch sử khác nhau ở mỗi quốc gia, cách diễn đạt quan niệm NSNN có thể không hoàn toàn giống nhau, song
  18. 6 bản chất của NSNN luôn đƣợc hiểu là quỹ tiền tệ tập trung chủ yếu của Nhà nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu để tồn tại và phát triển. Tại Việt Nam, theo Điều 4 của Luật NSNN (Luật số 83/2015/QH13) [15] đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành 25/6/2015 đã giải thích thuật ngữ NSNN nhƣ sau: “NSNN là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. 1.1.1.2. Khái niệm thu ngân sách nhà nước Để có kinh phí cho mọi hoạt động của mình, Nhà nƣớc đã đặt ra các khoản thu (thuế) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu NSNN là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc. Ở Việt Nam, đứng về phƣơng diện pháp lý thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nƣớc huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nƣớc huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp. 1.1.1.3. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí của bộ máy quản lý nhà nƣớc và thực hiện các chức năng KT – XH mà Nhà nƣớc đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là sự chi phối giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN hình thành các loại quỹ trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trƣớc khi đƣa vào sử dụng. Luật NSNN đã xác định cụ thể chi NSNN bao gồm: các khoản chi phát triển KT – XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, chi trả nợ của Nhà nƣớc, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
  19. 7 Theo Schick và Allen (2005) ngân sách bền vững phải đảm bảo bốn yếu tố: + Tình trạng có thể trả đƣợc nợ (solvency): khả năng của Chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính. + Tăng trƣởng (growth): chính sách chi tiêu đảm bảo kinh tế tăng trƣởng + Ổn định (stability): khả năng của Chính phủ trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tƣơng lai bằng gánh nặng thuế hiện tại. + Công bằng (fairness): khả năng của Chính phủ trong việc chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tƣơng lai. Một cách nhìn cụ thể hơn về tính bền vững của NSĐP là nhìn vào nguồn thu. Nếu nguồn thu “sớm muộn cũng sẽ cạn” nhƣ thu từ đất đai hay “không tạo ra giá trị gia tăng cho địa phương” nhƣ thu từ xổ số kiến thiết thì NSĐP đƣợc coi là không bền vững theo Vũ Thành Tự Anh và Ninh Ngọc Bảo Kim (2008) [11]. Tƣơng tự, theo Rosengard và Jay et al (2006) [19] nguồn thu không bền vững là các nguồn thu nhất thời nhƣ phí chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thu từ bán quyền sử dụng đất,…. Nguồn thu bền vững cho NSĐP là thu từ các nguồn thu do giá trị gia tăng của nền kinh tế đóng góp chủ yếu là các khoản phí và lệ phí, các loại thuế mà chính quyền địa phƣơng đƣợc phân chia theo tỷ lệ phần trăm với chính quyền trung ƣơng. 1.1.1.4. Khái niệm bền vững tài khóa Bền vững tài khóa là một vấn đề luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Chính phủ và các chính quyền địa phƣơng, nhất là trong giai đoạn thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn theo quy định của Luật NSNN có hiệu lực từ năm ngân sách 2017. Bền vững tài khóa là tình trạng có thể kiểm soát đƣợc các nguồn thu - chi của Chính phủ hoặc chính quyền địa phƣơng, bảo vệ NSNN trƣớc các cú sốc kinh tế và đảm bảo NSNN cho việc thực hiện các mục tiêu KT – XH. 1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước NSNN là một nội dung quan trọng của hệ thống tài chính công. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính công, cụ thể: + Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc và công dân. + Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp: mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nƣớc cấp phát, hỗ trợ vốn cổ phần theo những nguyên tắc và phƣơng thức
  20. 8 nhất định để tiến hành SXKD và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dƣới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa NSNN với các doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN theo luật định. + Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với tổ chức xã hội. + Quan hệ tài chính giữa Nhà nƣớc với quốc tế. + NSNN là một luật tài chính đặc biệt (yếu tố pháp lý), bởi lẽ trong NSNN, các thể chế của nó đƣợc thiết lập dựa vào hệ thống pháp luật có liên quan (Hiến pháp, Luật thuế,…) nhƣng mặt khác bản thân NSNN cũng là luật do Quốc hội quyết định và thông qua hàng năm, mang tính chất cƣỡng chế và bắt buộc các chủ thể KT – XH có liên quan phải tuân thủ. + NSNN là một công cụ quản lý, NSNN đƣa ra danh mục các khoản thu mà Chính phủ chỉ đƣợc phép thu và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN đƣợc Quốc hội phê duyệt, giúp cho Quốc hội quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu nhập của Chính phủ trong mỗi năm tài khóa. + Hoạt động thu - chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nƣớc và việc thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định; + Hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu - chi của Nhà nƣớc; + NSNN cũng có những đặc điểm nhƣ các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của NSNN với tƣ cách là một quỹ tiền tập trung của Nhà nƣớc, nó đƣợc chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới đƣợc chi dùng cho những mục đích đã định; + Hoạt động thu - chi của NSNN đƣợc thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 1.2. Quản lý ngân sách nhà nƣớc, nội dung và nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.2.1. Quản lý ngân sách nhà nước Quản lý nhà nƣớc đối với NSNN là quá trình tác động của Nhà nƣớc đến các mối quan hệ của NSNN, nhằm hƣớng NSNN tác động vào các hoạt động trong đời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0