Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ
lượt xem 9
download
Nội dung của đề tài là nghiên cứu biến động tỷ giá trong mối tương quan với các biến cố GDP, xuất nhập khẩu, tài khoản vãng lai, lãi suất, lạm phát và kiểm định các mối quan hệ giữa các biến cố này với tỷ giá từ đó có cơ sở đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến mậu dịch ngoại thương và đề nghị một chính sách tỷ giá phù hợp với tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN LỆ PHƯƠNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. HỒ PHÚC NGUYÊN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ” là công trình nghiên cứu khoa học bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của Tôi trong thời gian vừa qua. TRẦN LỆ PHƯƠNG
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ 3 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái và tác động của nó, căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái 1.1.1 Tỷ giá hối đoái, tác động của tỷ giá hối đoái 1.1.1.1 Tỷ giá hối đoái 3 1.1.1.2 Tác động của tỷ giá hối đoái 4 1.1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái, Sự hình thành và phát triển của các chế độ tỷ giá hối đoái 7 1.1.2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái 7 1.1.2.2 Sự hình thành các chế độ Tỷ giá hối đoái 8 1.1.3 Căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái 12 Cung cầu trên thị trường 12 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước 12 Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước 13 1.2 Chính sách tiền tệ và ổn định tiền tệ 1.2.1 Thị trường tiền tệ 13 1.2.1.1 Khái niệm thị trường tiền tệ và thị trường vốn 13 1.2.1.2 Chức năng của thị trường tiền tệ và thị trường vốn 13 1.2.2 Chính sách tiền tệ và ổn định tiền tệ 14
- 1.2.2.1 Chính sách tiền tệ 14 1.2.2.2 Mục tiêu ổn định tiền tệ của chính sách tiền tệ 14 1.3 Nghiên cứu quốc tế trong điều hành tỷ giá hối đoái 1.3.1 Nghiên cứu quốc tế về phá giá đồng tiền 16 1.3.2 Mô hình nền kinh tế mở với tỷ giá cố định điều chỉnh 17 1.3.3 Khái quát tỷ giá thực hiệu lực và Phương pháp tính tỷ giá thực hiệu lực 1.3.3.1 Khái quát tỷ giá hiệu lực 20 1.3.3.2 Phương pháp tính tỷ giá hiệu lực 21 1.4 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá một số nước trong khu vực 1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 22 1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 23 1.4.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 25 1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho VN qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về điều hành chính sách tỷ giá 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỜI GIAN QUA TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng chính sách tỷ giá tại Việt Nam thời gian vừa qua 28 2.2. Phân tích tỷ giá hiệu lực ở Việt Nam 35 2.2.1. Nghiên cứu tỷ giá hiệu lực tại Việt Nam từ 1999 đến nay 36 2.2.1.1. Tính tỷ giá thực hiệu lực (REER) 37 2.2.1.2. Dự báo tỷ giá hiệu lực từ cuối năm 2011 đến năm 2012 42 2.2.1.3. Kiểm định tác động của tỷ giá thực hiệu lực đến xuất nhập khẩu trong giai đoạn từ 1999 đến 2010 dựa trên điều kiện của Mashall – Lerner 44 2.2.2. Phân tích trạng thái cân bằng cân nền Kinh tế theo biểu đồ SWAN 50 2.2.2.1. Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối nội 52
- 2.2.2.2. Phân tích cán cân kinh tế vĩ mô đối ngoại thông qua cán cân tài khoản vãng lai 56 2.3. Thị trường tiền tệ Việt Nam giai đoạn vừa qua 60 2.4. Thành công và hạn chế của thị trường hối đoái Việt Nam giai đoạn vừa qua 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ. 3.1. Triển vọng Kinh tế Thế giới và Việt Nam 3.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới 66 3.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam 68 3.2. Hoàn thiện chính sách tỷ giá Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ 3.2.1. Một số giải pháp chính yếu hoàn thiện chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay góp phần ổn định tiền tệ. 69 3.2.1.1. Chính sách trong ngắn hạn 69 3.2.1.2. Chính sách trong dài hạn 70 3.2.2. Khuyến nghị chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo mô hình nền kinh tế cân bằng SWAN. 3.2.2.1. Đối với cân bằng nội 72 3.2.2.2. Đối với cân bằng ngoại 73 3.2.3. Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm cải thiện thâm hụt cán cân thương mại 75 3.2.4. Thực hiện giảm giá VND định hướng tỷ giá về tỷ giá thực hiệu lực 3.2.4.1. Hiệu quả của chính sách giảm giá VND 76 3.2.4.2. Phối hợp linh hoạt các chính sách vĩ mô để đạt được mục tiêu cân bằng khi phá giá nhỏ 79 3.2.5. Khuyến nghị tỷ giá năm 2012 trong mục tiêu ổn định tiền tệ. 82
- 3.2.6. Xác lập thị trường hối đoái là điều kiện hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 83 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 85 KẾT LUẬN 86 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CPI Chỉ số giá tiêu dùng ĐVT Đơn vị tính EB Cân bằng đối ngoại GDP Tổng sản phẩm Quốc nội IB Cân bằng đối nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NK Nhập khẩu NEER Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa đa phương REER Tỷ giá thực hiệu lực đa phương RER Tỷ giá thực song phương TCTK Tổng cục thống kê VN Việt Nam WTO Tổ chức thương mại quốc tế WDI Chỉ số phát triển thế giới WESP Triển vọng kinh tế thế giới XK Xuất khẩu DANH MỤC ĐƠN VỊ TIỀN TỆ CÁC NƯỚC AUD Đô la Úc CNY Đồng nhân dân tệ EUR Đồng tiền chung khu vực Châu Âu KRW Đồng Won Hàn Quốc JPY Đồng Yên Nhật RM Đồng Ringgit Malaysia SGD Đô la Singaphore THB Đồng Bạt Thái USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Chỉ số kinh tế của Việt Nam so với một số nước trong 29 khu vực từ năm 2004 đến năm 2009 Bảng 2.2 Điều chỉnh tỷ giá VND của NHNN giai đoạn 1999 – 2010 33 Bảng 2.3 Tỷ giá REER từ Quý 1/2008 - Quý 3/2011 37 Bảng 2.4 Tỷ giá danh nghĩa, REER, tỷ giá kỳ vọng qua các quý từ 41 Quý 1/2007 đến Quý 4/2011 Bảng 2.5 Dự báo CPI các nước đối tác thương mại 2010 và 2011 44 Bảng 2.6 Dự báo kim ngạch xuất khẩu nhập Việt Nam năm 2011 44 Bảng 2.7 Cán cân tài khoản vãng lai, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và 51 tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 2005 – 2012F Bảng 2.8 Thâm hụt ngân sách Nhà Nước qua các năm (%/GDP) 59 Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế thế giới (% GDP) 67
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Đồ Thị SWAN 18 Hình 2.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2010, 2011 31 trên các thị trường chính thức và phi chính thức Hình 2.2 So sánh USD/VND, REER, tỷ lệ X/N cùng chỉ số giá 39 của Việt Nam từ 1999 - 2010 (%) Hình 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam từ 1999 - 2011 50 (Đvt: Triệu USD) Hình 2.4 Trạng thái kinh tế Việt Nam theo biểu đồ Swan năm 51 2009 -2011 Hình 2.5 Tăng trưởng GDP và lạm phát Việt Nam qua các năm 53 1999- 2011F (%/năm) Hình 2.6 Tăng trưởng GDP và thất nghiệp Việt Nam qua các 54 năm 1999 - 2011 (%/năm) Hình 2.7 Tăng Trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư từ 2001 -2010 55 Hình 2.8 Cán cân thương mại và cán cân vãng lai tính theo 57 %GDP (1999 - 2011F) Hình 2.9 Tỷ lệ tiết kiệm – đầu tư tính theo % GDP của Việt 58 Nam từ 2002 -2011f Hình 2.10 Tỷ lệ Xuất nhập khẩu và Cán cân thương mại so với 61 GDP từ 1999 – 2011f (%/GDP) Hình 3.1 Tăng trưởng kinh tế thế giới và các nền kinh tế từ 68 2004 -2012f (%/ năm) Hình 3.2 Tỷ giá song phương và tỷ giá thực hiệu lực đa 74 phương của Việt Nam từ 1999 - 2011
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Điều kiện Mashall – Lerner Phụ lục 2: Tỷ giá danh nghĩa Việt Nam và các nước qua các quý từ 1999 – 2011 Phụ lục 3: Tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh giữa Việt Nam và các nước từ quý 1/1999 - quý 4/2011 Phụ lục 4: Tỷ trọng thương mại Việt Nam qua các đối tác 1999 – 2011 Phụ lục 5: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các đối tác từ Q1/1999 – Q3/2011 Phụ lục 6: Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam qua các đối tác từ Q1/1999 – Q3/2011 Phụ lục 7: Chỉ số CPI của Việt Nam và các nước từ Q1/1999 – Q4/2011e. Phụ lục 8: Chỉ số CPI điều chỉnh của Việt Nam và các nước từ Q1/1999 – Q4/2011e. Phụ lục 9: GDP, Kim ngạch XNK, cán cân thương mại của Việt Nam từ Q1/1999 – Q4/2011e Phụ lục 10: NEER và REER Việt Nam qua các quý từ 1999 – 2011. Phụ lục 11: NEER và REER Việt Nam qua các năm từ 1999 – 2011 Phụ lục 12: Dự báo REER Việt Nam từ Q1/1999 – Q4/2011. Phụ lục 13: Tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 2003 – 2011 Phụ lục 14 Tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan từ năm 2002 – 1996 Phụ lục 15: Tỷ giá, cán cân thương mại và dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc các năm 2001 – 2006 Phụ lục 16: Kết quả kiểm định trong mô hình dự báo REER. Phụ lục 17: Kết quả kiểm định trong mô hình dự báo tỷ giá tác động CCTM (theo điều kiệm MLR)
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2008, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rõ nét và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đổ dồn vào các nước Đông Nam Á, nhiều nước trong khu vực đang phải vất vả tìm mọi giải pháp để hấp thụ các luồng vốn này một cách hiệu quả nhất, đồng bản tệ của họ liên tục lên giá. Đã hơn 2 năm kể từ thời gian sóng gió trên thị trường tài chính thế giới, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chính sách lèo lái chống chọi với cuộc khủng hoảng, đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi tình trạng suy thoái và khó khăn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, song cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế có tác động tiêu cực đến các nền kinh tế toàn cầu,Việt Nam không ngoại lệ. Áp lực giảm phát bắt đầu xuất hiện, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh và GDP đạt thấp. Đặc biệt trong hai năm lại đây, lạm phát gần như bùng nổ từ một con số sang hai con số từ đầu năm 2010 đến nay, và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, CCTT vẫn tiếp tục bội chi mặc dù cán cân thương mại có được cải thiện. Trong khi đó mục tiêu của CSTT là ổn định sức mua của đồng tiền, kể cả đối nội cũng như đối ngoại, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm. Là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, vai trò tỷ giá ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là đối với những nước muốn đạt độ ổn định sau một quá trình lịch sử dài lạm phát, mất cân đối tài chính như ở nước ta. Với các lý do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ.” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu biến động tỷ giá trong mối tương quan với các biến cố GDP, xuất nhập khẩu, tài khoản vãng lai, lãi suất, lạm phát và kiểm định các mối quan hệ giữa các biến cố này với tỷ giá từ đó có cơ sở đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến mậu dịch ngoại thương và đề nghị một chính sách tỷ giá phù hợp với tình hình phát
- 2 triển kinh tế vĩ mô của đất nước. 3. Đối tượng nghiên cứu: Xem xét điều hành chính sách TGHĐ của Việt Nam trong thời gian qua với các quan hệ của các biến cố vĩ mô, mối tương quan hàng hóa với các đối tác, tỷ giá thể hiện hết các vai trò chức năng của mình trong mối quan hệ ngoại thương. Tính toán tỷ giá hiệu lực từ 1999 – 2011, dự báo tỷ giá thực hiệu lực năm 2012. Kiểm định tác động của tỷ giá thực hiệu lực và GDP với thâm hụt thương mại trong thời gian qua và giải thích trong điều kiện hiện nay, trạng thái cân bằng đối nội, đối ngoại của nên kinh tế Việt Nam thông qua mô hình SWAN để đánh giá ảnh hưởng của tỷ giá thực hiệu lực với các biến đối nội đối ngoại. Đồng thời dựa vào dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam trong các năm 2012 và tiếp theo để khuyến nghị chính sách nào cho tỷ giá hối đoái tại Việt Nam để góp phần ổn định tiền tệ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp phân tích định lượng từ đó làm sáng tỏ các tác động của các biến số đối với TGHĐ, tính toán tỷ giá thực hiệu lực. Phạm vi nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp lấy từ Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Reuters 3000 Xtra, ADB, IMF, WorldBank và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài được trình bày theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về TGHĐ và chính sách điều hành tỷ giá. Chương 2: Thực trạng chính sách TGHĐ thời gian qua tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách TGHĐ của Việt Nam góp phần ổn định tiền tệ. Các phụ lục và tài liệu tham khảo.
- 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái và tác động của nó, căn cứ lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái 1.1.1. Tỷ giá hối đoái, tác động của tỷ giá hối đoái 1.1.1.1. Tỷ giá hối đoái Các khái niệm về TGHĐ rất phức tạp, ta có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Xét trong phạm vi thị trường của một nước, các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một tỷ giá nhất định. Vậy: TGHĐ giữa hai nước là mức giá mà tại đó họ trao đổi hàng hóa, vốn quốc tế với nhau. Hoặc: TGHĐ là sự so sánh mối tương quan giữa giá trị giữa hai đồng tiền với nhau. Hoặc TGHĐ là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác 1 Có hai phương pháp biểu hiện tỷ giá: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: một đơn vị tiền tệ trong nước được biểu hiện bằng một lượng biến đổi tiền tệ nước ngoài (ký hiệu :e). Các nước hiện đang sử dụng phương pháp biểu hiện tỷ giá trực tiếp: Anh (GBP) Canada (CAD), Úc (AUD), đồng tiền chung Châu Âu (EUR). Tỷ giá Việt Nam thể hiện ở dạng này Phương pháp gián tiếp: một đơn vị tiền tệ nước ngoài được biểu hiện bằng một lượng tiền tệ biến đổi trong nước. Trong nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế học phân biệt tỷ giá thành hai loại: tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế TGHĐ danh nghĩa (NER): là giá tương đối giữa đồng tiền của hai nước. Ví dụ: ta nói nếu TGHĐ của đồng USD với EUR là 0,9 là 1 USD ăn 0,9 EUR thì ta có thể đổi 1 USD lấy 0,9 EUR trên thị trường tiền tệ. Khi nói đến TGHĐ giữa 2 nước, 1 Theo : Tony Latter ,(1996), The choice of exchange rate regime, Bank of England, (No.2), p.5.
- 4 người ta thường ám chỉ TGHĐ danh nghĩa. TGHĐ thực tế (RER): là giá tương đối của hàng hóa ở hai nước. TGHĐ thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó, hàng hóa của nước này được trao đổi với hàng hóa của nước khác. TGHĐ thực tế đôi khi còn được gọi là tỷ lệ giao đổi hay tỷ giá ngang sức mua. Chính xác hơn, tỷ giá thực là mức giá tương đối của những hàng hóa mậu dịch tương ứng với các hàng hóa phi mậu dịch. Như vậy, điểm cân bằng của tỷ giá thực sẽ tương ứng với giá so sánh giữa hàng hóa thương mại hóa và hàng hóa phi thương mại, điểm cân bằng tỷ giá thực đem lại đồng thời sự cân bằng nội và cân bằng ngoại. Cân bằng nội có nghĩa là thị trường hàng hóa không thương mại hóa được thanh toán liên tục. Cân bằng ngoại có nghĩa là thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợ một cách bền vững từ luồng vốn nước ngoài. 1.1.1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán bao gồm: Cán cân vãng lai (hay tài khoản vãng lai), Cán cân vốn (tài khoản vốn), Thay đổi trong dự trữ ngoại hối của chính phủ hay còn gọi là phần bù đắp cho thâm hụt CCTT. Cán cân vãng lai bao gồm: 1. Cán cân thương mại hàng hóa 1. Xuất khẩu 2. Nhập khẩu 2. Cán cân thương mại phi hàng hóa 1. Cán cân dịch vụ 1. Vận tải 2. Du lịch 3. Các dịch vụ khác 2. Cán cân thu nhập
- 5 1. Kiều hối 2. Thu nhập từ đầu tư 3. Các chuyển khoản Tình trạng thừa hay thiếu cán cân vãng lai trực tiếp ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại tệ so với đồng tiền của nước đó, cho thấy trạng thái nước đó đang ở cân bằng hay mất cân bằng đối ngoại. Tại nhiều quốc gia, cán cân thương mại là thành phần chính của cán cân vãng lai, nên sự thay đổi của cán cân vãng lai thường phụ thuộc thay đổi của cán cân thương mại (trừ một số nước có tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ cho vay hoặc đầu tư chiếm tỷ lệ lớn trong cán cân vãng lai). Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư (do xuất khẩu ròng bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước). Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư một cách bền vững. Tải khoản vốn: là tổng hợp toàn bộ các luồng vốn chuyển vào và ra khỏi một nước, vốn vào có thể thông qua vay nợ, bán các tài sản ở nước ngoài, nhận đầu tư trực tiếp (ODA, FDI) hay đầu tư gián tiếp vào các giấy tờ có giá. Ngoài ra, còn bao gồm những khoản viện trợ cho mục đích đầu tư, xóa nợ chuyển tài sản của người di dân.Phần bù đắp cho thâm hụt CCTT: Trong trường hợp CCTT bị thâm hụt, nó có thể được bù đắp bằng nguồn dự trữ ngoại hối hoặc vay nợ nước ngoài. Thâm hụt CCTT lâu dài không chỉ làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của NHTW mà còn làm cho việc mở rộng tín dụng trong nước trở nên khó khăn, do niềm tin vào đồng tiền trong nước bị lung lay, dẫn đến hiện tượng chuyển nội tệ sang ngoại tệ, gây sức ép lên nội tệ. Trong trường hợp này với cơ chế tỷ giá cố định, NHTW buộc phải phá giá nội tệ hoặc phải chuyển sang cơ chế TGHĐ linh hoạt (gây sức ép lên lạm phát trong nước). Trường hợp tài khoản vốn ra vào tự do, để giữ TGHĐ ổn định, NHTW buộc
- 6 phải tung đồng nội tệ ra mua đồng ngoại tệ trong trường hợp dòng tiền đi vào quá nhiều. Ngược lại, sự đảo chiều của dòng vốn xảy ra, một lượng lớn dự trữ ngoại tệ sẽ phải bán bớt để thu đồng nội tệ trở vào. Trong bối cảnh như vậy, tính độc lập của chính sách tiền tệ hay nói cách khác điều hành chính sách tiền tệ vì mục tiêu lạm phát sẽ không thể đảm bảo vì cung tiền không phải dựa vào diễn biến giá cả trong nền kinh tế mà do tỷ giá hay dòng tiền vào ra quyết định. Ngược lại, nếu NHTW muốn có một chính sách tiền tệ độc lập vì mục tiêu lạm phát thì buộc phải từ bỏ mục tiêu cố định tỷ giá khi tài khoản vốn đã được tự do. Ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất nhập khẩu Trong thương mại quốc tế, khi đồng nội tệ hạ giá so với ngoại tệ, hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ trở nên rẻ hơn, điều này làm nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia đó trong thương trường quốc tế, đồng thời, làm giảm nhu cầu nhập khẩu do hàng hóa nước ngoài tính bằng đồng nội tệ trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng phá giá đồng nội tệ kéo dài, tác động này sẽ giảm hiệu lực, do giá cao của hàng nhập khẩu (nguyên vật liệu) được chuyển vào giá thành hàng xuất khẩu, đẩy giá hàng xuất khẩu lên cao làm triệt tiêu các lợi điểm do tỷ giá mang lại. Lập luận tương tự trong trường hợp đồng nội tệ được nâng giá. Khi đồng nội tệ được đánh giá cao so với ngoại tệ, hoạt động nhập khẩu được khuyến khích do hàng nhập trở nên rẻ hơn, và hoạt động xuất khẩu bị hạn chế do giá hàng xuất trở nên đắt hơn. Nếu tình trạng này bị kéo dài, cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt. Ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát. Lạm phát là việc phát hành thừa tiền giấy vào lưu thông, làm cho tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng lên, thu nhập quốc dân bị phân phối lại, gây thiệt hại đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Lạm phát là một hiện tượng xã hội phổ biến hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, lịch sử các chế độ lưu thông tiền tệ hiện đại đã chứng minh rằng các nước nói chung và mỗi quốc gia nói riêng chuyển sang chế độ lưu thông tiền giấy thì hầu như lạm phát trở thành hiện tượng bình thường.
- 7 Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều với TGHĐ danh nghĩa của nội tệ, lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gởi bằng ngoại tệ so với nội tệ, kéo theo sự giảm giá của nội tệ (TGHĐ tăng) tức lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị nội tệ. Lạm phát cao hơn tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá tăng lên, lạm phát thấp hơn tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá giảm. Do vậy, muốn quản lý chặt chẽ được thị trường ngoại hối và điều tiết TGHĐ theo mục tiêu nhất định, thì Chính phủ cần khống chế được tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý. Nếu không khống chế được lạm phát, thì những diễn biến trên thị trường ngoại hối và TGHĐ khó có thể kiểm soát được. Lịch sử tiền tệ cho thấy, những năm 60 đến đầu năm 70, đồng USD bị mất giá liên tục do Mỹ phải phát hành USD để trả nợ nước ngoài bù đắp bội chi CCTT. Sự kiện này dẫn đến tình trạng đầu cơ tiền tệ ngày càng nặng nề, đồng USD được tung ồ ạt ra bán ngoài thị trường tiền tệ thế giới để mua những đồng tiền được giá, vừa tránh những tổn thất do đồng USD mất giá gây nên, vừa tranh thủ kiếm lợi lớn khi những đồng tiền này lên giá mạnh. Tình trạng đó làm cho lưu thông tiền tệ của các nước có đồng tiền lên giá trở nên căng thẳng, sức ép lạm phát ở các nước này tăng lên mạnh mẽ. Người ta gọi là cơ chế “nhập khẩu lạm phát”. Vì vậy, khi xác định tỷ giá đồng tiền trong nước, cần phải xem xét tới tác hại tiêu cực tới lưu thông tiền tệ và giá cả trong nước. Tỷ giá đồng tiền trong nước được nâng lên hay hạ xuống còn có tác động tới sự di chuyển các luồng vốn ngoại tệ trong nước và tình trạng đầu cơ USD. 1.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái, sự hình thành các chế độ tỷ giá hối đoái. 1.1.2.1. Chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá là các quyết định về tỷ giá của NHTW - đại diện cho cơ quan có thẩm quyền về tiền tệ của Chính phủ. Chính sách tỷ giá bao gồm các quyết định về ổn định giá trị đồng tiền nói chung và giá trị đối ngoại của đồng nội tệ nói riêng biểu hiện bằng việc chọn lựa cơ chế xác định tỷ giá trên thị trường, các quyết định về việc lựa chọn các công cụ và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Chính sách tỷ giá là một công cụ của chính sách tiền tệ, mục tiêu của chính
- 8 sách tỷ giá được quyết định bởi mục tiêu của chính sách tiền tệ. Theo đó, mục tiêu chính của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ giá được cụ thể hóa như sau: - Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần cân bằng thanh toán quốc gia trong từng thời kỳ. - Chính sách tỷ giá cần phối hợp hài hòa với các chính sách tiền tệ khác nhằm góp phần ổn định giá trị tiền tệ, kiểm soát lạm phát, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Chính sách tỷ giá nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ và đẩy nhanh tiến trình liên kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ của quốc gia. 1.1.2.2. Sự hình thành các chế độ Tỷ giá hối đoái: Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của nước mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ TGHĐ ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của TGHĐ, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ TGHĐ "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để TGHĐ giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp đó. Trong lịch sử có 3 chế độ tỷ giá quan trọng, mỗi chế độ tỷ giá ra đời đều có căn cứ để hình thành từng giai đoạn một: Chế độ tỷ giá trong điều kiện chế độ bản vị vàng Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods Chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước. Chế độ tỷ giá bản vị vàng: Trong lịch sử chế độ bản vị vàng, tỷ giá xuất hiện sớm nhất là tỷ giá “ngang giá vàng”. Tỷ giá ngang giá vàng là tỷ giá được xác định trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền. Ví dụ: Những năm đầu thế kỷ 20, 1GBP có hàm lượng là 7,3224g vàng, 1 USD có hàm lượng vàng là 1,5042g vàng. Dựa vào nguyên lý trên, tỷ giá GBP và USD được xác định là:
- 9 , 1 GBP = = 4,868 USD , Trong quá trình quan hệ giữa hai đồng tiền, tỷ giá sẽ dao động xung quanh giá vàng và trong giới hạn của hàm lượng vàng quy định trong một đơn vị tiền tệ (điểm vàng). Đặc điểm cơ bản của chế độ tỷ giá trong điều kiện bản vị vàng là hệ thống tỷ giá cố định dùng vàng làm vật ngang giá chung. Với chế độ bản vị vàng, việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ trong nước căn cứ vào dự trữ vàng mà nước đó có. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, những rối loạn về kinh tế, xã hội những năm 1929 – 1933 đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho các nhà làm chính sách kinh tế trong những năm 40, họ quyết tâm tránh những hỗn loạn kinh tế và nhất là cuộc phá giá tiền tệ có tính chất cạnh tranh thương mại khốc liệt diễn ra trong cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới. Để thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, Mỹ, Anh và các nước đồng minh lớn (bao gồm cả Liên Xô cũ) đại diện cho 44 quốc gia đã họp tại Bretton Woods, Bang New Hampshire ở Mỹ vào tháng 7/1944. Với sự chỉ đạo của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes và nhà kinh tế học Mỹ Harry Dexter White. Hội nghị đã ký một hiệp ước, gọi là Hiệp ước Bretton Woods, trong đó cụ thể hóa các nội dung đề án của Mỹ: - Nguyên tắc cơ bản của chế độ tiền tệ này là chế độ bản vị vàng hối đoái lấy USD làm chuẩn (1USD = 0,888671g vàng). - Hình thành một chế độ tỷ giá cố định,, với nội dung là các nước hội viên của IMF phải ấn định đồng giá của đồng tiền nước mình bằng vàng hoặc đôla Mỹ và có trách nhiệm duy trì TGHĐ biến động trong phạm vi biên độ 1% so với đồng giá 2. Kể từ năm 1947, bản vị của hệ thống Bretton Woods là đôla - vàng, tức đôla chuyển đổi ra vàng. Đồng USD trở thành cầu nối cho toàn bộ hệ thống tiền tệ thế giới. Như vậy, hiệp ước Bretton Woods đã khai sinh ra hệ thống tỷ giá hoái đoái cố định (fixed exchange rate). 2 Thực tế đến tháng 12/1971, biên độ này đã mở rộng: 2,25%.
- 10 Hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì TGHĐ cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước, đồng Euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ TGHĐ cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia. Ngày nay, khái niệm tỷ giá cố định được hiểu là rộng hơn so với tỷ giá cố định Bretton Woods, nó được xem là một kiểu chế độ TGHĐ trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm, đồng tiền sử dụng chế độ TGHĐ cố định gọi là đồng tiền cố định; TGHĐ cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với TGHĐ thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ TGHĐ thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ TGHĐ cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước: Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối, đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. Trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi thường được áp dụng tại các nước hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối, điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài, thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế. Trong những năm 1960, kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản đã tăng trưởng mạnh, trong khi đó, kinh tế Mỹ có nhiều khó khăn, CCTT Mỹ bội chi liên tục, USD tàn ngập và mất giá trên thị trường quốc tế vào năm 1971. Hàng tỷ đôla được tung ra trên khắp các thị trường tiền tệ để mua các đồng tiền được giá. NHTW các nước này không đủ sức can thiệp để giữ giá cho USD theo nguyên tắc chế độ tỷ giá cố định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1455 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 822 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn