intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

90
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng, thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn cho công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ANH TUẤN HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CP LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2016 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ANH TUẤN HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CP LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ DU PHONG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, ngày .... tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Tuấn Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ DU PHONG; thầy đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của các Thầy, Cô giáo của trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các ban ngành liên quan và bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn./. Thái Nguyên, ngày .... tháng 5 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Anh Tuấn Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ.............................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ............ 5 1.1 Những vấn đề chung về chuỗi cung ứng ...............................................................5 1.1.1 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng......................................................................5 1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng .................................................................................6 1.1.3. Mục tiêu của chuỗi cung ứng ............................................................................9 1.1.4. Đặc điểm của chuỗi cung ứng .........................................................................10 1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng ................................................14 1.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng nông thủy sản và chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ...........................16 1.2.1. Chuỗi cung ứng một số sản phẩm nông thủy sản tại Việt Nam ......................16 1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở tỉnh Phú Thọ...........................................19 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................21 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................21 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................21 2.2.1. Cơ sở phương pháp luận .................................................................................21 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu .........................................................................22 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................25 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CP LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI PHÚ THỌ ..................... 27 3.1. Khái quát về Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ .......................27 3.1.1. Tên và địa chỉ giao dịch ..................................................................................27 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................27 3.1.3. Ngành nghề kinh doanh ..................................................................................28 3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý và tình hình lao động của Công ty ..........................29 3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 -2015 ................................................................................................................33 3.2 Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ................................................................................................34 3.2.1. Sản phẩm tinh bột sắn và quy trình sản xuất tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ........................................................................35 3.2.2. Chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ..............................................................................................................39 3.2.3. Kết quả hoạt động và lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty thông qua phiếu điều tra ...........................................58 3.2.4. Mô hình phân tích SWOT đối với chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ....................................................73 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN TẠI CÔNG TY CP LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI PHÚ THỌ ................................................................................................................76 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ .......76 4.1.1. Quan điểm phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ .................................76 4.1.2. Định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ ...............................77 4.1.3. Mục tiêu phát triển cây sắn tỉnh Phú Thọ và sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ..............................................................80 4.2. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Tương thực và Thương mại Phú Thọ ........................................................................81 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.2.1. Đảm bảo nguyên liệu đầu vào trong chuỗi cung ứng .....................................81 4.2.2. Tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi ........................................82 4.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất sạch hơn trong sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ..................................................................84 4.2.4. Xây dựng mô hình tích hợp dọc với nhà cung cấp nguyên liệu trong chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ .............................................................................................................87 4.2.5. Tăng cường quản trị hoạt động sản xuất để đảm bảo VSATTP .....................89 4.3. Kiến nghị ............................................................................................................90 4.3.1. Đối với các cấp chính quyền ...........................................................................90 4.3.2. Đối với các tác nhân trong chuỗi ....................................................................91 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 PHỤ LỤC .................................................................................................................96 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CP : Cổ phần DN : Doanh nghiệp HTX : Hợp tác xã HĐKD : Hoạt động kinh doanh KQSX : Kết quả sản xuất KT : Kỹ thuật QT : Quy trình SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh SXSH : Sản xuất sinh học TBS : Tinh bột sắn TSCĐ : Tài sản cố định TS : Tài sản VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chọn đối tượng điều tra......................................................................................... 23 Bảng 3.1. Cơ cấu cổ đông của Công ty thời điểm 30/09/2015 ........................................... 27 Bảng 3.2: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 ......................................... 32 Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ........................................ 34 Bảng 3.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Công ty giai đoạn 2013 - 201545 Bảng 3.5: Thông tin chung về hộ nông dân điều tra ............................................................ 60 Bảng 3.6: Thông tin về đầu vào trong sản xuất sắn bình quân của hộ ............................... 61 Bảng 3.7: Kết quả sản xuất 1ha sắn củ bình quân của hộ nông dân .................................. 63 Bảng 3.8: Thông tin chung về người thu mua ...................................................................... 64 Bảng 3.9: Giá trị tài sản sở hữu trung bình của 01 hộ thu mua........................................... 65 Bảng 3.10: Kết quả thu mua bình quân 01 chuyến sắn của hộ thu mua ............................ 66 Bảng 3.11: Thông tin chung về cơ sở chế biến tinh bột sắn ướt ......................................... 67 Bảng 3.12: Giá trị tài sản sở hữu trung bình của 1 hộ chế biến tinh bột sắn ướt............... 67 Bảng 3.13: Kết quả sản xuất bình quân 01 vụ của hộ chế biến ......................................... 68 Bảng 3.14: Kết quả sản xuất tinh bột sắn từ chế biến sắn củ của Công ty ....................... 69 Bảng 3.15: KQSX từ chế biến tinh bột sắn ướt của Công ty ............................................. 70 Bảng 3.16: Lợi nhuận 01 kg sắn củ của các tác nhân trong chuỗi cung ứng..................... 71 Bảng 3.17: Chi phí - lợi ích toàn chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ ................................................................ 71 Bảng 3.18: Điểm mạnh và Điểm yếu của chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ.......................................... 73 Bảng 3.19: Cơ hội và Thách thức trong chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ...................................................... 75 Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển cây sắn tỉnh Phú Thọ đến 2020 ........................................... 80 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Chuỗi cung ứng điển hình ...........................................................................8 Sơ đồ 1.1: Chuỗi cung ứng đơn giản.........................................................................11 Sơ đồ 1.2: Chuỗi cung ứng mở rộng .........................................................................12 Sơ đồ 1.3: Ví dụ về chuỗi cung ứng mở rộng ...........................................................12 Sơ đồ 1.4: Thành viên chuỗi cung ứng .....................................................................13 Sơ đồ 1.5: Chuỗi cung ứng thuỷ sản .........................................................................17 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty CP Lương thực và TM Phú Thọ .......................30 Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất tinh bột sắn ướt .........................................................36 Sơ đồ 3.3: Quy trình sấy khô tinh bột sắn ................................................................36 Sơ đồ 3.4: Chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty cổ phần Lương thực và Thương mại Phú Thọ ..........................................................................40 Sơ đồ 3.5: Các mối quan hệ trực tiếp giữa hộ nông dân trồng sắn với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng ......................................................................42 Sơ đồ 3.6: Các mối quan hệ trực tiếp giữa hộ thu mua với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng ........................................................................................42 Sơ đồ 3.7: Hộ chế biến và các mối quan hệ trực tiếp với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng ........................................................................................ 41 Sơ đồ 3.8: Quy trình tổ chức thu mua nguyên liệu của công ty ................................44 Sơ đồ 3.9. Dòng chảy chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn ..................................47 Sơ đồ 3.10: Dòng chảy vật chất trong chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty năm 2015 ....................................................................................49 Sơ đồ 3.11: Dòng chảy thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty.....................................................................................................55 Sơ đồ 4.1: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng tinh bột sắn của Công ty LTPT .......87 Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Sản lượng lương thực đã tăng gấp gần 3 lần so với thời điểm năm 1985. Nông nghiệp không chỉ đảm bảo đủ cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu số lượng lớn nông, lâm, thủy sản. Từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực, Việt Nam đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và nhiều sản phẩm nông sản khác cũng có sản lượng xuất khấu lớn như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, ngô, sắn lát, tinh bột sắn... Trong giai đoạn phát triển mới, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng và tiếp tục được quan tâm. Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cùng với nhu cầu về nông sản trên thế giới ngày càng tăng đang đặt ngành nông nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới, trong đó sản phẩm tinh bột sắn. Sản phẩm tinh bột sắn là mặt hàng quan trọng, là sản phẩm đầu vào số lượng lớn cho một số ngành sản xuất như: mì tôm, mì chính, sản xuất cồn, công nghiệp giấy, dược phẩm, sợi, keo hồ dán... Sắn và các sản phẩm từ sắn ngày càng có giá trị kinh tế cao và góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho bà con nông dân trồng sắn. Đối với tỉnh Phú Thọ thời gian qua sản phẩm từ cây sắn nói chung, tinh bột sắn nói riêng đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và chương trình xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của các huyện trồng sắn trong tỉnh. Cũng giống như các sản phẩm nông nghiệp khác, mặt hàng tinh bột sắn cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: những tồn tại trong nguồn cung, sản xuất, xuất khẩu và phân phối sản phẩm. Sản xuất manh mún, cá thể, mang tính Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 tự phát và chưa tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường nên chưa phát huy hết giá trị kinh tế tiềm năng của cây sắn. Vùng trồng sắn vẫn chưa được quy hoạch bài bản nên khó cho thương lái tổ chức thu gom sắn củ; tình trạng được mùa mất giá vẫn còn xảy ra; chất lượng sản phẩm không đồng đều; cơ giới hoá trong sản xuất sản phẩm tinh bột sắn còn hạn chế; thiếu sự hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua cho thấy hợp tác dọc trong nông nghiệp là cần thiết cho thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là phương thức để đạt được sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hoá giá trị và giá cả cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Với một chuỗi cung ứng hợp tác dọc hoàn toàn sẽ nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả, cho phép tạo ra những sản phẩm khác biệt và làm tăng lợi nhuận. Những lợi ích chính của chuỗi cung ứng kiểu này là: cơ hội tiếp thị duy nhất, thị trường được đảm bảo, tạo ra những giá trị lớn hơn, chống lại việc cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và tăng khả năng quản lý rủi ro. Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, với mặt hàng chủ lực là tinh bột sắn. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ và không ngừng nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, năng lực cán bộ, tay nghề công nhân để trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp nông sản lớn của Việt Nam. Gần đây do sự tăng nhanh các nhà máy chế biến tinh bột sắn, cùng với việc mở rộng dây chuyền sản xuất nên sản lượng sắn nguyên liệu không đủ cho chế biến. Vấn đề đặt ra hiện nay cho công ty phải có kế hoạch thu mua nguyên liệu lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vậy công ty cần nắm được vấn đề chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng cũng như có chiến lược chuỗi cung ứng hợp lý [5]. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng, thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn cho công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng - Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn của Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ. 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ, bao gồm các tác nhân chính trong chuỗi như: nông dân trồng sắn, hộ thu mua, hộ chế biến, Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ và khách hàng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ. - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ. - Về thời gian: Số liệu phục vụ đề tài được thu thập từ các tài liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với các tài liệu thứ cấp như sách, báo, các báo cáo, số liệu thống kê…được thu thập trong giai đoạn từ 2013- 2015. Đối với các tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn tại thời điểm năm 2015. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu quan trọng giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn qua đó nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ. Đây cũng là tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan, đơn vị sản xuất các sản phẩm nông sản tương tự hoàn thiện chuỗi cung ứng. Đồng thời là một kênh giúp cho UBND tỉnh Phú Thọ nói chung, ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nói riêng hoàn thiện các chính sách liên quan nhằm phát triển các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh thời gian tới. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tương tác giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng. Đặc biệt góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân trồng sắn qua đó đóng góp thiết thực vào phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nói riêng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm tinh bột sắn tại Công ty CP Lương thực và Thương mại Phú Thọ. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Những vấn đề chung về chuỗi cung ứng 1.1.1 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng Khái niệm về chuỗi cung ứng xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ XX, nghĩa là có trước khi bắt đầu xuất hiện khái niệm logistics (business logistics). Khi đó, chuỗi cung ứng là đơn lẻ, nhưng khi người ta kết hợp cả việc cung ứng vật tư, kĩ thuật, nguyên vật liệu… với việc phân phối sản phẩm, việc xây dựng các chuỗi cung ứng mang một bộ mặt khác, nó là một phần không thể thiếu được khi nghiên cứu, áp dụng logistics. Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hoặc một cái máng dùng cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung ứng qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận người tiêu dùng. Như vậy một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các đơn vị tham gia với những dịch vụ logistics cụ thể. Khi logistics ra đời và phát triển ở nhiều công ty - mà dạng đơn giản nhất của logistics là sự sáp nhập cung ứng vật tư (inbound logistics) vào phân phối sản phẩm (outbound logistics), cùng với quan điểm giá thành tổng thể, quan điểm chuỗi giá trị cũng được đưa vào xem xét. Quan niệm này đặc biệt quan trọng trong quản trị logistics. Những năm 90 của thế kỉ XX, với sự phát triển của logistics, các chuỗi cung ứng hiện đại hình thành và phát triển mạnh ở nhiều công ty. Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo như hình 2.1. Một chuỗi cung ứng hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người bán lẻ - người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như nhà phân phối, người sản xuất (nhà máy), người bán buôn, nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính. Hiện nay, việc thiết kế và áp dụng các chuỗi cung ứng cụ thể là những đối tượng của nghiên cứu và ứng dụng. Trong việc thiết kế chuỗi cung ứng, ngoài việc thiết Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 lập lộ trình cụ thể của hàng hóa dịch vụ cần cung ứng, người ta phải thiết lập những mối liên hệ chi tiết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi để việc cung ứng phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong đó việc giao đúng hẹn là hết sức quan trọng. Việc tính toán, xác định chi phí toàn bộ cho sản phẩm qua chuỗi cũng là những vấn đề mấu chốt của quản trị chuỗi, vì lợi ích mà logistics đem lại là nhờ một phần vào việc này. Để làm được những việc trên cần phải theo dõi và quản lý thông tin trên toàn chuỗi một cách hệ thống. [16] 1.1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng Ngày nay cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào đều đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sử dụng). Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ: truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó. Vậy chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nhưng chưa có một định nghĩa nào được coi là chuẩn. Sau đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã được đưa ra: “Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” [19] “Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối” [15] “Chuỗi cung cấp là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng” [1] Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây truyền cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp. Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc. Hình 1.1. Chuỗi cung ứng điển hình Qua các khái niệm trên, nhận thấy khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn hàng của họ. Khi các doanh ngiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối. Vì vậy đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới. 1.1.3. Mục tiêu của chuỗi cung ứng Mục tiêu của chuỗi cung ứng có 2 phần: 1) Loại bỏ hoàn toàn những lãng phí tìm thấy ở bất cứ đâu trong mạng lưới kênh cung ứng, và 2) Tối ưu hoá dòng giá trị khách hàng - từ những thiết kế sản phẩm cao nhất đến ưu việt nhất. Thứ nhất, chuỗi cung ứng sẽ tạo ra giá trị cho khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc. Và như vậy sẽ đảm bảo cho công ty cũng như mạng lưới các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra sự khác biệt sâu sắc với đối thủ của mình. Thứ hai, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào chuỗi cung ứng. Những lợi ích chính của việc theo đuổi chuỗi cung ứng có thể được tóm lược như sau: Một chuỗi cung ứng giúp công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng tạo ra những khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh trạnh. Lợi ích này còn được phân chia trên hai lĩnh vực cụ thể : hiệu quả tài chính và lợi thế cạnh trạnh. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 Hiệu quả tài chính: chuỗi cung ứng giúp các đối tác trong đó tăng lợi nhuận và thu hút bên liên quan bằng cách tập trung trực tiếp vào nguồn lực thực sự của doanh thu và lợi nhuận-chính là khách hàng. Lợi thế cạnh tranh: Ngoài lợi ích về hiệu quả tài chính, việc xây dựng quan hệ mật thiết với khách hàng có thể cải thiện rõ ràng vị thế cạnh tranh. Các công ty ngày nay đang cảm thấy bị thu hẹp bởi các công ty lớn như Wal-Mart và hoạt động sản xuất, phân phối dựa trên chi phí thấp, lợi thế nhờ quy mô. 1.1.4. Đặc điểm của chuỗi cung ứng Trong các thị trường khác nhau, khách hàng có nhu cầu khác nhau, vì thế để đáp ứng nhu cầu cho mỗi thị trường cần có các chuỗi cung ứng khác nhau. Nhưng các chuỗi cung ứng có chung đặc điểm phải trả lời các câu hỏi về sản xuất, tồn kho, định vị, vận chuyển và thông tin. Sản xuất là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Tồn kho là việc hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Nếu tồn kho ít, tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Định vị là việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vận chuyển là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền chuỗi cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2