Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hành thu thuế
lượt xem 8
download
uận văn " hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hành thu thuế" được thực hiện nhằm góp chút công sức nhỏ bé vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hành thu thuế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ ĐOÀN MINH ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005
- Phụ lục - Trang 1 MỤC LỤC Lời mở đầu. Trang I. Lý luận cơ bản về kế toán, thuế - Mối quan hệ giữa kế toán và thuế.. 1 I.1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán .............................................................. 1 I.1.1. Sơ lược về lịch sử kế toán Việt Nam...................................................... 1 I.1.2. Khái niệm kế toán................................................................................... 4 I.1.3. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................. 5 I.1.4. Yêu cầu kế toán ...................................................................................... 5 I.2. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của thuế ................................................ 6 I.2.1. Sơ lược về quá trình phát triển của hệ thống thuế Việt Nam ................. 6 I.2.2. Đặc điểm của thuế.................................................................................. 7 I.2.3. Chức năng của thuế................................................................................ 8 I.3. Mối quan hệ giữa kế toán và thuế ............................................................. 8 I.3.1. Kế toán là công cụ của thuế.................................................................... 8 I.3.2. Luật thuế chi phối đến hệ thống kế toán .............................................. 16 I.3.3. Sự khác biệt trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo chế độ kế toán và theo Luật thuế ................................................................... 16 Kết luận chương I........................................................................................... 21 II. Thực trạng hệ thống kế toán doanh nghiệp và công tác quản lý, hành thu thuế hiện nay ........................................................................... 22 II.1. Thực trạng hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin cho việc quản lý và hành thu thuế hiện nay................................................... 22 II.1.1. Việc chấp hành pháp luật ................................................................... 22 II.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán...................................................................... 23 II.1.3. Chứng từ ............................................................................................. 24 II.1.4.Tài khoản ............................................................................................. 36
- Phụ lục - Trang 2 II.1.5. Sổ sách ................................................................................................ 38 II.1.6. Báo cáo ............................................................................................... 39 II.1.7. Phương pháp hạch toán ...................................................................... 40 II.2. Thực trạng công tác quản lý và hành thu thuế hiện nay ........................ 42 Kết luận chương II ......................................................................................... 46 III. Hoàn thiện hệ thống kế toán để nâng cao hiệu quả quản lý và hành thu thuế ............................................................................ 47 III.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện ..................................................... 47 III.2. Giải pháp hoàn thiện............................................................................. 48 III.2.1. Giải pháp vĩ mô.................................................................................. 48 III.2.2. Giải pháp vi mô .................................................................................. 51 Kết luận chương III ........................................................................................ 66 Phụ lục Tài liệu tham khảo
- Phụ lục - Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Thuế là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.Việc thực thi pháp luật thuế cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nguồn thu từ thuế đã góp phần phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều bất cập do hạn chế từ chính sách thuế, việc quản lý của cơ quan thuế và từ việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp và người dân. Kế toán doanh nghiệp là một công cụ quan trọng không những phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp mà còn phục vụ cho việc quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế. Chất lượng của thông tin kế toán ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và hành thu thuế. Để nâng cao hiệu quả quản lý và hành thu thuế, bên cạnh việc cải cách chính sách thuế thì vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn " hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hành thu thuế" được thực hiện nhằm góp chút công sức nhỏ bé vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán là rất rộng và đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu sắc trên phương diện vĩ mô và vi mô. Vì vậy, phạm vi luận văn chỉ đề cập đến một số vấn đề thấy được qua quá trình học tập lý thuyết, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và qua tác nghiệp trong công tác cũng như tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương và Cục thuế tỉnh Bình Dương. Từ đó, luận văn chỉ đưa ra một số thực trạng, giải pháp có thể thực hiện được và một số hướng để tiếp tục nghiên cứu.
- Phụ lục - Trang 4 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN, THUẾ - MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ I.1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán. I.1.1. Sơ lược về lịch sử kế toán Việt Nam. a. Giai đoạn từ 1945 đến 1953. Đây là giai đoạn đất nước ta đi vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước và tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân. Kế toán sử dụng chủ yếu trong các xí nghiệp quốc phòng, áp dụng hình thức kế toán đơn. b. Giai đoạn từ 1954 đến 1974. Năm 1954, hòa bình lập lại. Miền Bắc chuyển sang việc xây dựng nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Kế toán giai đoạn này được sử dụng như là một công cụ giám đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn của Nhà nước trong các ngành kinh tế quốc doanh. Năm 1957, Nhà nước ban hành chế độ kế toán kép áp dụng thống nhất thí điểm trong tất cả các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 1961, Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức kế toán nhà nước. Năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 27/CP ngày 22/02/1962 quy định các nguyên tắc lập và ban hành các chế độ biểu mẫu và phương án điều tra thống kê. Năm 1964, Nhà nước ban hành Thông tư số 07 TC/CĐKT ngày 21/12/1964 hướng dẫn cụ thể về việc vận dụng các hình thức và sổ sách kế toán. Năm 1967, Liên bộ Tổng Cục thống kê - Tài chính ban hành chế độ ghi chép ban đầu theo Quyết định số 583/LB ngày 01/09/1967.
- Phụ lục - Trang 5 Năm 1970, Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất cho tất cả các ngành trong cả nước theo Quyết định số 425 TC/CĐKT ngày 14/12/1970. Năm 1971, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/CP ngày 02/01/1971 tổ chức lại hệ thống thông tin kinh tế. Thủ tướng ban hành Quyết định 299/TTg ngày 27/10/1971 về chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ chính thức của các đơn vị kinh tế thuộc ngành nội thương và Quyết định 233/CP ngày 01/12/1970 đưa ra chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ chính thức của các xí nghiệp công nghiệp. Tổng Cục thống kê cũng ban hành Quyết định số 212-TCKT ngày 03/11/1971 quy định cụ thể nội dung chế độ báo cáo thống kê kế toán định kỳ chính thức đối với các đơn vị công ty, cửa hàng, thương nghiệp đã hạch toán kinh tế độc lập. c. Giai đoạn từ 1975 đến 1989. Giai đoạn này Nhà nước bắt đầu tiến hành đổi mới công tác kế toán để phục vụ cho yêu cầu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế nhằm phát huy tính chủ động của cơ sở kinh doanh. Năm 1983, Tổng Cục Thống kê ban hành Quyết định 200-TCTK/PPCĐ ngày 24/03/1983 sửa đổi bổ sung hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu đã ban hành trước đó (theo Quyết định 583/LB ngày 01/09/1967). Năm 1986, Tổng Cục thống kê ban hành danh mục báo cáo thống kê - kế toán định kỳ áp dụng cho các đơn vị hạch toán độc lập thuộc ngành công nghiệp theo Quyết định 13/TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986. Năm 1988, Nhà nước ban hành Pháp lệnh kế toán thống kê áp dụng thống nhất trong cả nước và là văn bản có tính pháp lý cao nhất về kế toán - thống kê.
- Phụ lục - Trang 6 Năm 1989, Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng thống nhất cho tất cả các ngành trong cả nước theo Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989. d. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1994. Năm 1994, Hệ thống tài khoản được sửa đổi theo Quyết định 1205 TC/CĐKT ngày 14/02/1994 do Bộ tài chính ban hành. Năm 1990, Bộ Tài chính ban hành chế độ báo cáo kế toán định kỳ theo Quyết định 224TC/CĐKT ngày 18/04/1990, sau đó được sửa đổi bổ sung theo Quyết định 1206-TC/CĐKT ngày 14/12/1994. e. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay có sự phát triển mạnh của các thành phần kinh tế về số lượng và chất lượng. Thị trường chứng khoán hình thành và từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ yêu cầu Việt Nam phải hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế. Năm 1995, Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Chế độ kế toán doanh nghiệp được áp dụng thống nhất trong cả nước cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Chế độ này thay thế các văn bản về hệ thống tài khoản, chế độ báo cáo kế toán, chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, chế độ sổ sách, chứng từ kế toán ban hành trong khoảng thời gian trước đó (Phụ lục 1, 2, 3 - trang 1-9). Năm 1999, thuế doanh thu được thay thế bằng thuế giá trị gia tăng thông qua việc Quốc hội ban hành Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày 10/05/1997. Các tài khoản, sổ sách, báo cáo tương ứng với thuế doanh thu được thay thế, sửa đổi bằng thuế giá trị gia tăng.
- Phụ lục - Trang 7 Năm 2000, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc áp dụng chế độ báo cáo tài chính thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế. Nhằm đưa ra những nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, đồng thời hòa nhập với hệ thống kế toán quốc tế. Bộ tài chính đã lần lượt ban hành 22 chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế theo các Quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001, Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, Quyết định 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005. Ngày 17/06/2003, Quốc hội ban hành Luật kế toán số 03/2003/QH11 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ tháng 01/2004, thay thế Pháp lệnh kế toán thống kê năm 1988. I.1.2. Khái niệm kế toán. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Kế toán gồm có kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính phục vụ cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế toán quản trị phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị. Đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán tài chính gồm có: - Đối tượng bên trong đơn vị: lãnh đạo, hội đồng quản trị, cấp trên ... - Đối tượng bên ngoài đơn vị: + Cơ quan nhà nước: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan tài chính. Trong đó, cơ quan thuế là đối tượng mà đơn vị có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách thường
- Phụ lục - Trang 8 xuyên, liên tục theo tháng, quý, năm theo quy định của Luật thuế và chế độ kế toán. + Đối tượng có lợi ích trực tiếp với đơn vị: Ngân hàng, chủ nợ, khách hàng, cổ đông, ... I.1.3. Nhiệm vụ của kế toán. Luật kế toán quy định kế toán có 4 nhiệm vụ cơ bản: Một là, thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Hai là, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Ba là, Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Bốn là, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. I.1.4. Yêu cầu kế toán. Kế toán có 6 yêu cầu cơ bản: Thứ nhất, phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính. Thứ hai, phản ánh kịp thời thông tin và số liệu kế toán. Thứ ba, phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác số liệu kế toán. Thứ tư, phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thứ năm là thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập
- Phụ lục - Trang 9 Thứ sáu là phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. I.2. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của thuế. I.2.1. Sơ lược về quá trình phát triển của hệ thống thuế Việt Nam. a. Giai đoạn từ 1945 đến 1953. Thời kỳ này Nhà nước bãi bỏ một số sắc thuế cũ, lạc hậu, xây dựng hệ thống thuế mới bao gồm 07 sắc thuế: thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế tem. b. Giai đoạn từ 1954 đến 1974. Từ năm 1954 đến 1957, Chính phủ ban hành nhiều loại thuế mới trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các loại thuế cũ đã áp dụng trong vùng tự do cũ. Từ năm 1958 đến 1960, thuế công thương nghiệp được áp dụng trên nhiều khâu của quá trình sản xuất và lưu thông. Từ năm 1961 đến 1965, Nhà nước áp dụng thí điểm chế độ thu mới là thu quốc doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải trích nộp một phần lợi nhuận nộp Nhà nước theo "chế độ trích nộp và sử dụng lợi nhuận của các xí nghiệp". Từ năm 1966 đến 1975, Nhà nước bổ sung thêm hình thức thu mới là thu khấu hao cơ bản thông qua việc ban hành chế độ nộp khấu hao cơ bản. c. Giai đoạn từ 1975 đến 1989. Từ năm 1975 đến năm 1980, miền Bắc và miền Nam áp dụng 02 hệ thống thuế khác nhau. Miền Bắc vẫn sử dụng các sắc thuế đã ban hành trước đó và có sửa đổi bổ sung. Miền Nam áp dụng một số sắc thuế trên cơ sở hệ
- Phụ lục - Trang 10 , có bãi bỏ một số loại phản tiến bộ và sửa đổi bổ sung phù hợp. Từ năm 1980 đến năm 1989, hệ thống thu và thuế được áp dụng thống nhất trong cả nước. d. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay. Từ năm 1990 đến 1998, hệ thống thuế đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, gồm các sắc thuế: Thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thuế vốn, ngoài ra còn có các loại phí và lệ phí. Từ năm 1999 đến nay, Nhà nước đã đưa vào áp dụng các sắc thuế tiên tiến trên thế giới. Thuế giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế thuế lợi tức. I.2.2. Đặc điểm của thuế. Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật quy định cho các cá nhân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội bằng một phần thu nhập của mình vào Ngân sách Nhà nước. Thuế có các đặc điểm cơ bản: Một là, thuế có tính bắt buộc. Người tiêu dùng, người sản xuất, người có thu nhập cao có nghĩa vụ phải đóng góp một phần thu nhập vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của các sắc thuế do Nhà nước ban hành. Hai là, thuế không hoàn trả trực tiếp. Người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp một cách trực tiếp hàng hóa, dịch vụ công cộng cho mình. Nhà nước cung cấp chung cho cả cộng đồng và giá trị hàng hóa dịch vụ công cộng cung cấp cho người nộp thuế không nhất thiết phải bằng với khoản thuế mà họ đã nộp. Ba là, thuế có tính cố định. Luật thuế ban hành một mức thu cố định cho đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, người có thu nhập cao, ...). Nhờ
- Phụ lục - Trang 11 đó Nhà nước có thể ước tính trước mức thu ngân sách và người nộp thuế cũng có thể tính trước được số tiền phải nộp vào ngân sách. I.2.3. Chức năng của thuế. Thuế có các chức năng cơ bản sau: Một là, chức năng huy động nguồn lực tài chính. Thuế huy động và tập trung nguồn lực tài chính vào quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Nhờ vậy, Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Hai là, chức năng điều chỉnh: Thuế được quy định các hình thức thu khác nhau, xác định đúng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp được xây dựng có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó, Nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế theo định hướng chung và kích thích sự phát triển của các thành phần kinh tế. I.3. Mối quan hệ giữa kế toán và thuế. I.3.1. Kế toán là công cụ của thuế. Kế toán là công cụ để xác định đúng số thuế phải nộp, cung cấp thông tin cho việc quản lý thuế của Nhà nước và xác lập các căn cứ pháp lý thể hiện mức độ chấp hành pháp luật của các tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh, thể hiện qua chứng từ kế toán, tài khoản, sổ sách, báo cáo, phương pháp hạch toán và các ước tính kế toán. I.3.1.1. Chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành trong đơn vị, làm căn cứ ghi chép vào sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán gồm có chứng từ gốc và chứng từ ghi chép ban đầu. Chứng từ gốc thể hiện bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ ghi chép ban đầu thể hiện thêm thông tin về nghiệp vụ và phân loại thông tin kế
- Phụ lục - Trang 12 theo đối tượng kế toán để ghi chép vào sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho nhà quản lý trong tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (gọi chung là đơn vị) và cơ quan nhà nước kiểm tra kế toán. Chứng từ kế toán là cơ sở chứng minh việc chấp hành pháp luật của đơn vị. Chứng từ là căn cứ xác định các hành vi gian lận, biển thủ tài sản, trốn thuế của cá nhân trong đơn vị và của bản thân đơn vị trước pháp luật. Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thuế xác định phạm vi áp dụng, căn cứ tính thuế; từ đó xác định đúng, đủ số thuế phải nộp, số thuế được miễn, giảm; thuế được hoàn lại từ ngân sách nhà nước; đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của đơn vị. Phạm vi áp dụng thuế là phạm vi xác định đối tượng nộp thuế (tổ chức, cá nhân); đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ). Căn cứ tính thuế là giá tính thuế (hoặc thu nhập chịu thuế) và thuế suất tương ứng. Cụ thể: + Với thuế giá trị gia tăng, đối với các đơn vị kê khai thuế theo hình thức khấu trừ, chứng từ gốc là căn cứ xác định chính xác thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra mà đơn vị phải nộp cho nhà nước, thể hiện qua hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào, hóa đơn đầu ra, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa xuất khẩu. Đối với đơn vị áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, chứng từ giúp xác định được giá trị gia tăng và thuế suất tương ứng để tính toán được thuế giá trị gia tăng phải nộp. + Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thông qua chứng từ là hóa đơn (đầu vào, đầu ra); hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa dịch vụ (mua, bán), tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hợp đồng lao động; bảng thanh toán lương; bảng tính khấu hao; biên lai thu phí và lệ phí; biên bản kiểm kê tài
- Phụ lục - Trang 13 sản, hàng tồn kho và các chứng từ khác theo luật định để xác định được chi phí hợp lý và doanh thu, thu nhập chịu thuế. + Đối với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, chứng từ là cơ sở xác định đúng đối tượng nộp thuế (cá nhân có thu nhập cao) và thu nhập chịu thuế. Chứng từ chủ yếu gồm có: hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ, bảng thanh toán lương, phiếu chi, quyết định điều chuyển công tác của người nước ngoài, hộ chiếu và các chứng từ khác thể hiện thu nhập của cá nhân. + Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: Chứng từ như hóa đơn; tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; chứng từ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu sản xuất ... là căn cứ để xác định giá tính thuế và thuế suất tương ứng với hàng hóa dịch vụ chịu thuế. + Đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Các chứng từ: tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa, hóa đơn tài chính, ... là cơ sở xác định số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp. Các chứng từ: định mức nguyên vật liệu, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cần thiết cho đơn vị được hoàn thuế nhập khẩu trong các trường hợp theo luật định ... + Đối với thuế tài nguyên: Chứng từ là căn cứ xác định sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác, giá tính thuế và thuế suất tương ứng nhằm tính thuế tài nguyên phải nộp. + Đối với các loại thuế khác (thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà, đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất) chứng từ cung cấp các thông tin có tính pháp lý để tính thuế như diện tích đất, sản lượng thu hoạch, đơn giá ...
- Phụ lục - Trang 14 I.3.1.2. Tài khoản. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản bao gồm nhiều tài khoản nhất định được dùng trong đơn vị. Các tài khoản liên quan trực tiếp đến việc phản ánh từng loại thuế: Số hiệu TK Tên tài khoản Cấp 1 Cấp 2 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định 333 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3331 Thuế GTGT 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thu trên vốn 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác Các tài khoản này phản ánh cụ thể từng loại thuế phát sinh, được tập hợp theo kỳ kế toán và kỳ tính thuế, thể hiện mối quan hệ về nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các tài khoản kế toán khác cũng gián tiếp cung cấp thông tin phục vụ cho việc tính thuế. I.3.1.3. Sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Sổ kế toán gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết, được mở và ghi chép dựa trên hệ thống tài khoản kế toán.
- Phụ lục - Trang 15 Sổ kế toán tương ứng tài khoản phản ánh các loại thuế ghi chép và tổng hợp từng loại thuế phát sinh trong đơn vị theo kỳ kế toán và kỳ tính thuế. Các sổ này cung cấp thông tin cụ thể cho việc lập và kiểm tra báo cáo thuế, báo cáo tài chính thể hiện: + Số thuế phát sinh trong kỳ, thuế đã khấu trừ, thuế đã nộp, thuế đã được hoàn lại, thuế được miễn giảm, thuế phải nộp thêm do truy thu hay thu hồi. + Nghĩa vụ còn phải thực hiện với ngân sách nhà nước. Đồng thời, các sổ kế toán khác (tổng hợp, chi tiết) cũng cung cấp thông tin gián tiếp cho việc lập và kiểm tra báo cáo thuế và báo cáo tài chính như: + Thông tin về việc thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa xuất khẩu: căn cứ vào sổ doanh thu hàng hóa xuất khẩu, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tiền mặt, sổ công nợ phải thu khách hàng. + Số liệu về doanh thu và thu nhập chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; Doanh thu và thu nhập không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp: căn cứ vào sổ doanh thu và thu nhập khác. + Chi phí hợp lý được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: căn cứ vào sổ kế toán các tài khoản chi phí được mở và ghi chép theo từng đối tượng kế toán (phân xưởng sản xuất, bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng ...), theo khoản mục chi phí (giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính, chi phí khác), theo yếu tố chi phí (chi phí nguyên vật liệu, tiền lương tiền công, khấu hao tài sản, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác). + Tình hình tăng giảm nguồn vốn: sổ kế toán theo dõi vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các quỹ. + Các thông tin cần thiết khác cho việc tính thuế.
- Phụ lục - Trang 16 I.3.1.4. Báo cáo. Báo cáo kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình hoạt động, kinh tế, tài chính của đơn vị theo yêu cầu của nhà quản lý đơn vị, của đơn vị cấp trên và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo kế toán gồm có: Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế, báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo thống kê ... Để cơ quan thuế có thể quản lý, đánh giá được tình hình hoạt động, tài chính và đánh giá việc chấp hành pháp luật của các đơn vị nộp thuế (cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh), Nhà nước quy định các đơn vị nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan thuế các báo cáo thuế định kỳ theo quy định của Luật thuế và các báo cáo tài chính theo quy định của Luật kế toán. a. Báo cáo thuế. Báo cáo thuế được lập theo quy định của Luật thuế và được gửi cho cơ quan thuế định kỳ hàng tháng, quý và năm. Trên cơ sở những báo cáo này, cơ quan thuế cập nhật thông tin về số thuế phát sinh, doanh thu bán hàng, tình hình sử dụng hóa đơn, tăng giảm vốn, tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán ... của đơn vị vào hồ sơ quản lý thuế. Từ đó có thể đánh giá việc chấp hành pháp luật của đơn vị, phát hiện những nghi vấn về gian lận, trốn thuế để có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời. Báo cáo thuế hàng tháng cơ bản gồm có (Phụ lục 4, trang 9-20) * Đối với cơ sở kinh doanh kê khai thuế theo hình thức khấu trừ: + Tờ khai thuế giá trị gia tăng; + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra; + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào; + Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn; + Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn bán hàng, hóa đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản;
- Phụ lục - Trang 17 + Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. * Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp trực tiếp: + Tờ khai thuế giá trị gia tăng. * Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và xây dựng lắp đặt kê khai tạm nộp thuế theo tỷ lệ %: + Tờ khai thuế giá trị gia tăng. b. Báo cáo tài chính. Đơn vị có nghĩa vụ cung cấp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế định kỳ hàng năm. Báo cáo tài chính được lập và gửi cho các cơ quan nhà nước theo quy định tại Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp và được sửa đổi bổ sung theo các Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn các Chuẩn mực kế toán như: Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, Thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003, Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005. Báo cáo tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh, Lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Với những thông tin được cung cấp trên báo cáo tài chính, cơ quan thuế có thể đánh giá được tình hình tài chính; kết quả hoạt động kinh doanh; việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: thuế phát sinh, thuế được hoàn, thuế đã nộp; những thông tin thay đổi của đơn vị trong niên độ; thống kê các chỉ tiêu kinh tế tài chính vào hồ sơ quản lý thuế nhằm theo dõi, quản lý và đánh giá. I.3.1.5. Phương pháp hạch toán, ước tính kế toán. I.3.1.5.1. Phương pháp hạch toán kế toán thuế. Phương pháp hạch toán kế toán thuế tuân thủ theo nguyên tắc hạch toán kế toán và những quy định của các Luật thuế (Phụ lục số 5, trang 20-25.
- Phụ lục - Trang 18 I.3.1.5.2. Phương pháp ước tính kế toán. Các ước tính kế toán nhằm mục đích xác định một cách phù hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một niên độ kế toán. Đồng thời, các phương pháp ước tính kế toán cũng ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế. Các ước tính có thể kể đến như: - Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho; - Phương pháp xác định chênh lệch tỷ giá; - Tỷ lệ phân bổ, khấu hao; - Phương pháp đánh giá chi phí sản xuất sản phẩm dở dang; - Phương pháp tính giá thành; - Phương pháp tính các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, khoản phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, trợ cấp mất việc làm. Ngoài ra, Luật thuế còn quy định các phương pháp ước tính để xác định nghĩa vụ thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh với Nhà nước như: - Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng; - Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu xuất khẩu không thanh toán qua ngân hàng; - Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trong các trường hợp ưu đãi đầu tư mở rộng tương ứng tỷ lệ giá trị tài sản đầu tư mở rộng; - Tỷ lệ, mức khống chế chi phí hợp lý được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; - Phương pháp xác định giá trị gia tăng làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng phương pháp trực tiếp: Mức doanh thu ấn định, tỷ lệ giá trị gia tăng ấn định;
- Phụ lục - Trang 19 - Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo cơ chế khoán: Mức doanh thu ấn định, tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định; Ngoài ra còn có các phương pháp khác. I.3.2. Luật thuế chi phối đến hệ thống kế toán. Nhà nước quản lý các doanh nghiệp thông qua công cụ luật pháp. Thông qua công cụ kế toán, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý cho Nhà nước. Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển chung. Chính vì vậy, Luật thuế tác động trực tiếp đến hệ thống kế toán của doanh nghiệp, góp phần tạo nên các nội dung, biểu mẫu, nguyên tắc, phương pháp của việc ghi chép, chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán, ước tính. Do vậy, khi Luật thuế có sự thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi của hệ thống kế toán doanh nghiệp. I.3.3. Sự khác biệt trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo chế độ kế toán và theo Luật thuế. Luật thuế và chế độ kế toán cùng chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của Luật thuế và chế độ kế toán có sự khác biệt tương đối. Năm 2003 trở về trước, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phân biệt rõ ràng sự sai biệt giữa thuế và kế toán do chưa có quy định cụ thể. Do vậy người làm công tác kế toán gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động đúng quy định của chế độ kế toán và đồng thời đúng theo quy định của Luật thuế. Mặc dù người làm kế toán hiểu rõ một nghiệp vụ nếu theo chế độ kế toán thì cần phải ghi chép để lợi nhuận kế toán phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên theo quy định của Luật thuế thì không được phản ánh nghiệp vụ đó hoặc phản ánh nhiều hơn hoặc phản ánh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn