intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần May Phương Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho Công ty cổ phần May Phương Đông trong sự hội nhập và phát triển không ngừng của nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần May Phương Đông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ HỮU VIỆT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG ĐÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ HỮU VIỆT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƯƠNG ĐÔNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LỢI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đỗ Hữu Việt
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............................... 5 1.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm .................................................................... 5 1.1.1. Khái quát về trách nhiệm và kế toán trách nhiệm ....................................... 5 1.1.2. Bản chất kế toán trách nhiệm và những biểu hiện kế toán trách nhiệm ...... 7 1.1.3. Phân cấp quản lý và vai trò của kế toán trách nhiệm .................................. 9 1.2. Mục tiêu kế toán trách nhiệm .......................................................................... 10 1.3. Nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm ...................................................... 11 1.3.1. Xác lập các trung tâm trách nhiệm và hệ thống trung tâm trách nhiệm .... 11 1.3.2. Xây dựng chỉ tiêu, báo cáo, trình tự tiến hành, công cụ kỹ thuật sử dụng kế toán trách nhiệm...................................................................................................... 13 1.3.3. Xây dựng mô hình tổ chức nhân sự vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm 22 1.3.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến kế toán trách nhiệm .................................. 22 CHƢƠNG 2 – GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƢƠNG ĐÔNG VÀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ........................ 27 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần may Phƣơng Đông ........................................ 27
  5. 2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển .................................................................... 27 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng hoạt động ...................................... 29 2.1.3 Đặc điểm hoạt động ................................................................................... 29 2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý ......................................................................... 30 2.1.5 Đặc điểm tài chính của công ty.................................................................. 32 2.1.6 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty ....................................................... 32 2.2 Tổng quan về trách nhiệm – trách nhiệm quản lý - thành quả quản lý tại công ty cổ phần may Phƣơng Đông ........................................................................... 35 2.2.1 Quan điểm về trách nhiệm và hệ thống trách nhiệm tại công ty ............... 35 2.2.2 Quan điểm về thành quả quản lý và những biểu hiện thành quả quản lý tại công ty 36 2.2.3 Tình hình phân cấp quản lý và quyền hạn, trách nhiệm của các cấp quản lý theo sự phân cấp quản lý tại công ty....................................................................... 36 2.2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty ................................ 41 2.3 Tình hình thực tiễn đo lƣờng, đánh giá thành quả quản lý tại công ty ....... 44 2.3.1 Khái quát về hệ thống đo lƣ ng, đánh giá trách nhiệm tại công ty ........... 44 2.3.2 Đo lƣ ng, đánh giá trách nhiệm tại công ty .............................................. 46 2.3.3 Đánh giá về vấn đề khác ............................................................................ 53 2.4 Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông ............................................................................................................... 53 2.4.1. Nhận xét về tình hình phân cấp quản lý .................................................... 53 2.4.2. Nhận xét về quan điểm đo lƣờng, đánh giá thành quả, trách nhiệm quản lý tại công ty ................................................................................................. 54 2.4.3. Nhận xét về hệ thống đo lƣ ng, đánh giá thành quả trách nhiệm ............. 55 2.4.4. Nhận xét về việc tổ chức, vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty 56
  6. CHƢƠNG 3 – HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY PHƢƠNG ĐÔNG ................................ 58 3.1. Quan điểm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty ................................ 58 3.1.1. Thứ nhất, mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm phải phù hợp với mô hình tổ chức quản lý, yêu cầu quản lý, trình độ quản lý và đặc điểm kinh doanh của công ty. ............................................................................................................. 58 3.1.2. Thứ hai, hoàn thiện KTTN phải phù hợp với quan điểm đo lƣ ng, đánh giá thành quả, trách nhiệm quản lý DN. ....................................................................... 59 3.1.3. Thứ ba, mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm phải đảm bảo thống nhất với hệ thống kế toán trong của công ty. .......................................................... 60 3.1.4. Thứ tƣ, mô hình tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm phải đảm bảo tính hài hòa giữa chi phí và lợi ích ................................................................................. 60 3.2. Các nội dung kế toán trách nhiệm cần hoàn thiện tại công ty...................... 61 3.2.1. Xác lập quan điểm về kế toán trách nhiệm tại công ty .............................. 61 3.2.2. Hoàn thiện về tổ chức hệ thống các trung tâm trách nhiệm ...................... 62 3.2.3. Hoàn thiện nội dung kế toán trách nhiệm ở từng trung tâm trách nhiệm của công ty 66 3.2.4. Hoàn thiện bộ máy vận hành kế toán trách nhiệm..................................... 73 3.3. Các giải pháp hỗ trợ ......................................................................................... 74 3.3.1. Về quan điểm tổ chức quản lý ................................................................... 74 3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật và nhân sự kế toán ................................................ 75 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Phần Tiếng Việt: XNK : Xuất nhập khẩu SXCN : Sản xuất công nghiệp LN : Lợi nhuận TSCĐ : Tài sản cố định BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị TGĐ : Tổng giám đốc KHTT : Kế hoạch Thị trường KDNĐ : Kinh doanh Nội địa TCNS : Tổ chức Nhân sự TCKT : Tài chính Kế toán HCBV : Hành chính Bảo vệ KTCN : Kỹ thuật Công nghệ ĐĐTBCĐ : Điều độ Thiết bị Cơ điện CM : Cắt may GCXK : Gia công xuất khẩu GCNĐ : Gia công nội địa VPP : Văn phòng phẩm MMTB : Máy móc thiết bị KTTC : Kế toán tài chính KTQT : Kế toán quản trị KTTN : Kế toán trách nhiệm
  8. DN : Doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh CNTT : Công nghệ thông tin KTSG : Kinh tế sài gòn VN : Việt Nam VCSH : Vốn chủ sở hữu PXK : Phiếu xuất kho Phần Tiếng Nước ngoài: WTO : World Trade Organization GDP : Gross Domestic Product BSC : Balanced Scorecard EVA : Economic Value Added FOB : Free On Board ROS : Return On Sales RI : Residual Income ROI : Return On Investment KSI : Key Result Indicator KPI : Key Performance Indicator ISO : International Organization for Standardization LC : Letter Of Credit TT : Telegraphic Transfer Remittance EBIT : Earnings Before Interest and Taxes WACC : Weighted Average Cost of Capital
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ HIỆU TÊN BẢNG Trang Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác 42 Bảng 2.2: Tình hình tài chính 43 Bảng 2.3: Tổng hợp giá thành sản phẩm 2014 49 Bảng 2.4: Tình hình giá vốn theo loại hình cung cấp dịch vụ 51 Bảng 2.5: Tổng hợp lợi nhuận năm 2014 52 Bảng 2.6: Báo cáo tổng hợp kinh doanh hàng nội địa 52 Bảng 3.1: Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí định mức 67 Bảng 3.2: Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí tuỳ ý 69 Bảng 3.3: Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu 70 Bảng 3.4: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận 71 Bảng 3.5: Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư 73
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ SỐ HIỆU TÊN SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.2: Tiến trình của một trung tâm trách nhiệm 8 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty 31 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán 33 Sơ đồ 3.1: Hệ thống trung tâm trách nhiệm tại công ty 65 Sơ đồ 3.2: Tổ chức lại bộ máy kế toán tại công ty 73
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006 và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-01-2007 cho đến nay, tình hình kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Chính việc gia nhập tổ chức WTO đã mang lại cho đất nƣớc Việt Nam, cho doanh nghiệp những cơ hội lớn tiếp cận các nền kinh tế hiện đại và phát triển bậc nhất nhƣ: Mỹ, Nhật…về thị trƣ ng hàng hoá cũng nhƣ công nghệ hiện đại. Nhƣng bên cạnh những cơ hội đó thì cũng kèm theo không ít thách thức, áp lực mà nó mang lại cho Việt Nam, cho doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp phải cải tiến, hoàn thiện nhiều vấn đề quan trọng, cấp thiết về quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, một thực tế chứng minh vai trò ngày càng quan trọng của kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp, cải tiến và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm là một phần nội dung của kế toán quản trị và là một công cụ cung cấp thông tin hữu ích cho đo lƣ ng, đánh giá thành quả quản lý, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong tổ chức giúp cho doanh nghiệp nhận định đúng những thành quả, trách nhiệm của những nhà quản trị để từ đó đƣa ra những quyết sách đúng đắn, thích hợp, tổ chức quản trị, kiểm soát doanh nghiệp khi quy mô doanh nghiệp ngày càng phát triển, sự phân quyền, phân cấp quản lý ngày càng sâu rộng. Công ty Cổ phần May Phƣơng Đông là một đơn vị sản xuất sản phẩm may mặc, một trong những ngành mang lại nguồn GDP cao cho nƣớc nhà và là một trong những thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đặt trụ sở trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Sự hội nhập, phát triển kinh tế Việt Nam đã, đang tạo cho công ty những cơ hội, thuận lợi và cũng đặt công ty vào yêu cầu cấp thiết cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản trị. Thực tiễn đó đã dẫn đến sự hình thành sơ khai kế toán trách nhiệm để cung cấp thông tin cho công ty trong việc đo lƣ ng, đánh giá thành quả quản lý, trách nhiệm các cá nhân, bộ phận trong tổ chức, quản lý, kiểm soát của công ty. Bƣớc sơ khai đó phần nào đã đem lại một số hữu dụng trong việc cải tiến, nâng cao hệ thống quản trị của
  12. 2 công ty có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển nhanh chóng về quy mô, sự phân quyền, phân cấp quản lý ngày càng sâu rộng cũng nhƣ sự cạnh tranh gay gắt của các DN trong và ngoài nƣớc đã đặt ra vấn đề bức thiết là công ty phải thay đổi, phát triển có tính chuyên môn sâu hơn, tính chuyên nghiệp hơn về hệ thống kế toán trách nhiệm . Từ đó, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công Ty Cổ Phần May Phƣơng Đông” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế - chuyên ngành kế toán quản trị nhằm giải quyết vấn đề th i sự, bức thiết về chuyên môn và phƣơng pháp ứng dụng kế toán trách nhiệm tại công ty. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Kế toán trách nhiệm là lĩnh vực đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Để thuận tiện cho việc theo dõi, tác giả xin đƣợc trình bày một số công trình nghiên cứu có liên quan mà tác giả có kế thừa và từ đó xây dựng định hƣớng nghiên cứu riêng. Một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài nhƣ: James. R. Martin (1994), Management Accouting, Concepts, Techniques & Contro- versial Issues, 1994. Alkinson, A.A,R.D.Banker, R.S.Kaplan and S.M.Young (2001), charper 12, Re- sponsibility Accounting in Management Accounting. Third Edition. Những công trình này về cơ bản nêu lên những quan điểm, nội dung, kỹ thuật kế toán trách nhiệm và một số vấn đề ảnh hƣởng đến kế toán trách nhiệm nhƣ phân loại chi phí, định giá chuyển nhƣợng. Một số công trình nghiên cứu trong nƣớc nhƣ: Nguyễn Thị Kim Chung, 2013. Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần Vật liệu và Xây lắp Gia Lai. Luận văn Thạc sĩ. Trƣ ng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Thị Mỹ, 2013. Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và Xây dựng CONSTREXIM. Luận văn Thạc sĩ. Trƣ ng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 3 Các công trình trên tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và những vấn về cơ bản kế toán trách nhiệm tại một doanh nghiệp cụ thể. Đồng th i, tìm hiểu thực trạng kế toán trách nhiệm ở các công ty. Từ đó, vận dụng những lý luận về kế toán trách nhiệm đƣa ra những giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm ở mỗi công ty nghiên cứu Dựa vào những nghiên cứu trên, tác giả đã kế thừa chọn lọc những quan điểm, nội dung, phƣơng pháp kỹ thuật kế toán trách nhiệm và một số vấn đề ảnh hƣởng đến kế toán trách nhiệm nhƣ phân loại chi phí, phân cấp và phân quyền quản lý… trong xây dựng cơ sở luận, tiếp cận thực tế kế toán trách nhiệm nhằm đo lƣ ng, đánh giá thực trạng kế toán toán trách nhiệm. Từ đó hƣớng đến việc xác lập đề xuất quan điểm, các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Mục tiêu chính của luận văn nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông trong sự hội nhập và phát triển không ngừng của nền kinh tế. Vì vậy, mục tiêu cụ thể là: - Hƣớng đến xác lập cơ sở lý thuyết kế toán trách nhiệm để tiếp cận thực tế và xây dựng giải pháp hoàn thiện - Hƣớng đến định hình cơ sở thực tiễn và đánh giá thực trạng kế toán trách trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông - Xác lập quan điểm, nội dung, giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại công ty 4. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu cơ sở lý thuyết KTTN trong doanh nghiệp nhƣ khái niệm, nội dung, hình thức tổ chức triển khai; Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác KTTN tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông; Xây dựng các giải pháp vận dụng KTTN tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông. 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về mặt lý luận, phạm vi nghiên cứu là kế toán trách nhiệm tại một tổ chức kinh doanh. Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông
  14. 4 Về th i gian, phạm vi nghiên cứu chỉ tiến hành trong năm 2014. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của tác giả trong thực hiện đề tài là phƣơng pháp định tính và cụ thể phƣơng pháp nghiên cứu này trong các chƣơng nhƣ sau: Tiếp cận, chọn lọc, tổng hợp các lý thuyết KTTN để xác lập cơ sở luận trong chƣơng 1. Tiếp cận, khảo sát và tổng hợp thực tiễn hệ thống KTTN Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông ở chƣơng 2. Phân tích, chọn lọc, quy nạp những quan điểm và giải pháp vận dụng KTTN tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông ở chƣơng 3. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông 8. Những mong muốn đóng góp của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, mô hình hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông, đề tài mong muốn sẽ có những đóng góp sau để phát triển Công ty:  Xác lập tầm quan trọng của việc phân cấp quản lý  Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần May Phƣơng Đông  Trên cơ sở xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm phù hợp, hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm hợp lý, đơn vị sẽ kiểm soát đƣợc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng th i, đánh giá trách nhiệm đối với từng bộ phận, từng cá nhân rõ ràng và đúng đắn hơn.
  15. 5 CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm 1.1.1. Khái quát về trách nhiệm và kế toán trách nhiệm 1.1.1.1. Quan điểm về trách nhiệm và hệ thống trách nhiệm Quan điểm cổ điển Tại th i điểm trong quá khứ, nhu cầu trên thị trƣ ng rất ít biến động, và việc các do- anh nghiệp chỉ tập trung vào nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu thị trƣ ng. Nhận thức về tài sản vô hình và tài sản phi vật chất ở th i điểm này còn m nhạt trong khi đó giữ vai trò quyết định lại là tài sản hữu hình, tài sản vật chất hữu hình. Cũng chính vì lẽ đó hình thành quan điểm về trách nhiệm đƣợc xem là bổn phận phải thực hiện công việc đƣợc giao phó. Cá nhân đảm nhiệm một chức vụ, đƣợc giao quyền để hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc phân công thì phải chịu trách nhiệm đối với những hậu quả đem lại. Hệ thống trách nhiệm là nhiệm vụ phải thực hiện công việc của một tập thể, một tổ chức. Và chịu trách nhiệm về kết quả của việc thực hiện nó. Từ quan điểm về trách nhiệm là thông qua công việc giao phó và kết quả đạt đƣợc theo từng công việc cụ thể thì thành quả quản lý đƣợc đo lƣ ng và đánh giá thông qua những chỉ tiêu tài chính đạt đƣợc từ nhiệm vụ cụ thể và thƣ ng hƣớng các nhà quản lý vào tầm nhìn ngắn hạn và tập trung vào thành quả đạt đƣợc ngắn hạn. Những biểu hiện của thành quản quản lý là kết quả đạt đƣợc của những chỉ tiêu tài chính sau một kỳ hoạt động. Và nó thông qua các báo cáo thành quả Quan điểm hiện đại Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trƣ ng, nhu cầu ngày càng thay đổi và nâng cao thì vai trò của tài sản hữu hình không còn là mấu chốt cho sự thành công của doanh nghiệp. Thêm vào đó là tài sản vô hình, tài sản phi vật chất lại giữ vị trí then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Cho nên đã quan điểm về trách nhiệm và thành quả quản lý tại th i điểm này khác so với trong quá khứ. Vì đó cũng nằm trong quy luật sinh tồn và phát triển chung của nhân
  16. 6 loại. Nếu giữ mãi quan điểm cũ mà áp dụng cho hiện tại thì nó sẽ trở nên phản tác dụng. Quan điểm này không thay đổi quan điểm cổ điển mà là tiếp tục kế thừa và phát triển thêm. Đó là: Trách nhiệm ngoài bổ phận thực hiện công việc đƣợc giao phó và xem xét kết quả tài chính đạt đƣợc mà còn chú trọng đến vấn đề xa hơn rộng hơn để đảm bảo cho một chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh ổn định và bền vững. Từ đó, quan điểm về thành quả quản lý cũng đƣợc hình thành không những đƣợc đo lƣ ng và đánh giá thông qua những chỉ tiêu tài chính đạt đƣợc mà còn phải xây dựng bổ sung những chỉ tiêu quá trình hoạt động, những chỉ tiêu tiềm năng nhƣ khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, nguồn nhân lực… 1.1.1.2. Quan điểm về kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là hệ thống thông tin của kế toán quản trị; xử lý, phân loại các thông tin có thể kiểm soát để lập các báo cáo trách nhiệm cho các cấp độ quản trị đánh giá và ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh. Quan điểm 1: Kế toán trách nhiệm để kiểm soát chi phí Từ năm 1952 John A Higgins đã nghiên cứu về KTTN là công cụ để kiểm soát chi phí và đánh giá kết quả hoạt động cho từng cá nhân, xác định trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức. Hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý trong đơn vị. Đến năm 1997, nhóm tác giả Anthony A.Athinson, Rajiv.D.Banker, Rob- ert S và S.mark Young quan điểm KTTN là một bộ phận của hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Qua đó để cung cấp các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, kết quả hoạt động của từng bộ phận mà họ có trách nhiệm kiểm soát. Quan điểm 2: Kế toán trách nhiệm đề cao vai trò của các trung tâm trách nhiệm James R.Martin định nghĩa: “KTTN là hệ thống kế toán cung cấp thông tin và kết quả, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức. Đó là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đều có quyền và trách nhiệm riêng biệt”. Với quan điểm này, tác giả đã dựa trên cơ sở phân chia tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm,
  17. 7 các bộ phận được giao quyền để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên sự phân cấp và đòi hỏi cấp trên phải theo dõi và đánh giá kết quả của các cấp dưới. Quan điểm 3: Kế toán trách nhiệm nhấn mạnh kiểm soát chi phí và đề cao vai trò của các trung tâm trách nhiệm Ngoài tính kiểm soát của KTTN các tác giả còn đề cập đến các trung tâm trách nhiệm, sự phân cấp trong quản lý và các chỉ tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Charles T Horngreen định nghĩa: “KTTN là hệ thống kế toán được nhìn nhận qua các trung tâm trách nhiệm khác nhau trong toàn bộ tổ chức và phản ánh các kết quả hoạt động của mỗi trung tâm này bằng các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí". Một quan điểm khác của nhóm tác giả David F. Hawkins, Jacob Cohen, Michele Jurgens, V.G Nara- yanan cho rằng KTTN không chỉ được đề cập đến các trung tâm trách nhiệm ở góc độ về chi phí, thu nhập hay tính kiểm soát mà KTTN còn được là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính về những hoạt động thực tế và lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị. Trung tâm trách nhiệm là những đơn vị thuộc tổ chức mà người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị đó. Kết luận: KTTN đƣợc nhìn nhận khai thác ở các khía cạnh khác nhau, quan điểm khác nhau. Song sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng bổ trợ cho nhau tạo một cái nhìn toàn diện về KTTN. Theo quan điểm tác giả thì KTTN là công cụ đo lƣ ng, kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tƣ, lợi nhuận, doanh thu và chi phí mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. 1.1.2. Bản chất kế toán trách nhiệm và những biểu hiện kế toán trách nhiệm 1.1.2.1. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Bởi vì, hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản nhất của kế toán quản trị (từ khâu
  18. 8 lập dự toán, phân tích thực tế, đánh giá kết quả thực hiện so với dự toán cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo từng cấp quản lý). 1.1.2.2. Kế toán trách nhiệm là một hạt nhân trong hệ thống kiểm soát quản trị Thứ nhất là quá trình lập kế hoạch gồm ngân sách và các kế hoạch dài hạn. Quá trình này sử dụng để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch nhằm đánh giá quá trình thực hiện. Thứ hai là kế toán trách nhiệm mà chủ yếu là tạo ra các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm chịu trách nhiệm tài chính và tác động hiệu quả của từng cá nhân trong tổ chức. Mỗi trung tâm trách nhiệm đều có tiến trình sau: Phân cấp quản lý Xây dựng các chỉ tiêu đo lường, đánh giá thành quả Lập dự toán của trung tâm Lập báo cáo trách nhiệm Đánh giá hoạt động qua các chỉ tiêu Sơ đồ 1.2.Tiến trình của 1 trung tâm trách nhiệm 1.1.2.3. Sự chi phối của khái niệm trách nhiệm đến kế toán trách nhiệm Từ khái niệm trách nhiệm và kế toán trách nhiệm, việc có phân chia, giao trách nhiệm cho từng bộ phận trong tổ chức. Và việc muốn xem xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đó thì hình thành kế toán trách nhiệm. Nếu một tổ chức không giao trách nhiệm hay nhiệm vụ cho bộ phận cá nhân nào thì không cần đo lƣ ng đánh giá
  19. 9 trách nhiệm. Thì không cần có hệ thống kế toán trách nhiệm trong tổ chức. Vì vậy có khái niệm trách nhiệm lúc đó mới hình thành kế toán trách nhiệm. Trách nhiệm có trƣớc và tác động đến kế toán trách nhiệm. Kế toán trách nhiệm phải đƣợc thiết lập phù hợp với quy mô trách nhiệm của từng bộ phận trong tổ chức. 1.1.3. Phân cấp quản lý và vai trò của kế toán trách nhiệm 1.1.3.1. Phân cấp quản lý là gì Phân cấp quản lý là sự phân cấp quyền cho cấp dƣới, dẫn đến sự phân định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý cho cấp dƣới dựa trên cơ sở cấu trúc phân quyền mà nhà quản trị đã chọn. Tuỳ theo mỗi doanh nghiệp mà có cấp độ phân cấp quản lý khác nhau. Có thể tập trung nhiều quyền lực hoặc chỉ một quyền ra quyết định trong phạm vi nhiệm vụ của mỗi nhà quản trị. Việc doanh nghiệp phân bổ nhiều cấp quản lý hay ít còn tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên khi phân cấp quản lý doanh nghiệp cần xem xét kỹ những mặt thuận lợi và bất thuận lợi của việc phân cấp quản lý. 1.1.3.2. Sự phân cấp quản lý có tác dụng gì đối với doanh nghiệp Ra quyết định tốt nhất là ở ngay cấp phát sinh vấn đề. Nhà quản lý các bộ phận và các bộ phận trong tổ chức là những chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý. Do vậy, họ sẽ quản lý bộ phận của họ hiệu quả hơn. Việc cho phép các nhà quản lý các bộ phận đƣợc ra các quyết định giúp họ đƣợc tập luyện khi họ đƣợc nâng cấp trong tổ chức. Do vậy, họ sẽ có sự chuẩn bị về khả năng ra quyết định khi họ đƣợc giao trách nhiệm lớn. Bằng việc trao một số quyền ra quyết định cho nhiều cấp quản lý, các nhà quản lý cấp cao đỡ phải giải quyết rất nhiều vần đề xảy ra hàng ngày và do đó có th i gian tập trung lập các kế hoạch chiến lƣợc. Giao trách nhiệm và quyền đƣợc ra quyết định thƣ ng làm tăng sự hài lòng với công việc và khuyến khích ngƣ i quản lý nổ lực hết mình với công việc đƣợc giao. Sự phân cấp quản lý cung cấp một căn cứ tốt hơn để đánh giá sự thực hiện của ngƣ i quản lý.
  20. 10 1.1.3.3. Bất lợi của sự phân cấp Các nhà quản lý mỗi trung tâm luôn luôn muốn nâng cao uy tính và thành quả của trung tâm mình. Nhà quả lý muốn chứng tỏ bản lĩnh của mình trƣớc ban lãnh đạo và trƣớc các nhà quản lý của trung tâm khác. Nên luôn tìm mọi cách để nâng cao hình ảnh của mình cũng nhƣ trung tâm thuộc sự quản lý của họ. Điều này có thể dẫn đến việc đi sai lệch với mục tiêu chung của tổ chức. Trong mỗi trung tâm trách nhiệm thì các nhà quản lý chỉ quan tâm đến thành quả của trung tâm mình. Có thể họ không quan tâm đến những công việc của đơn vị mình làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đơn vị khác trong tổ chức. Việc phân cấp quản lý quá nhiều dẫn đến không mang lại hiệu quả cho tổ chức. Mỗi bộ phận có thể sử lý công việc tƣơng tự nhau điều đó càng làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. 1.1.3.4. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức có sự phân cấp quản lý Trong một tổ chức có sự phân cấp quản lý thì hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy tối đa tác dụng của nó. Dƣới sự kiểm soát của hệ thống kế toán trách nhiệm các cá nhân, bộ phận trong tổ chức ý thức đƣợc việc thực hiện nhiệm vụ mà tổ chức đã đặt ra, nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Nếu không có sự phân cấp quản lý thì không có sự chịu trách nhiệm và sự kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ. Vì điều đó sẽ trở nên vô nghĩa. 1.2. Mục tiêu kế toán trách nhiệm Mục tiêu của kế toán trách nhiệm là đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho việc đo lƣ ng, đánh giá thành quả và trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị của mỗi trung tâm trách nhiệm. Cụ thể: - Xác lập quan điểm về phân quyền trách nhiệm phải cụ thể và rõ ràng - Nhận diện và thấu hiểu cách phân loại chi phí và các chỉ tiêu mà các bộ phận có quyền kiểm soát và không có quyền kiểm soát nhằm giúp cho công tác đánh giá thành quả quản lý hiệu quả hơn - Xây dựng hệ thống báo cáo hữu ích cho các bộ phận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2