intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những lý luận về xếp hạng tín dụng và xếp hạng tín dụng cá nhân; đi sâu vào phân tích mô hình, hiện trạng, đánh giá hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội; trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng việc xếp hạng tín dụng cá nhân trong việc quản lý rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- Vũ Thị Việt Hòa HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- Vũ Thị Việt Hòa HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƢƠNG QUANG THÔNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, có sự hỗ trợ từ PGS.TS Trƣơng Quang Thông. Số liệu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá là của tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2014 Ngƣời cam đoan Vũ Thị Việt Hòa
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu và hình vẽ Danh mục viết tắt Phần mở đầu ................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN .............. 4 1.1 Khái niệm chung về xếp hạng tín dụng ...................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng ...................................................................... 4 1.1.2 Đối tƣợng của xếp hạng tín dụng ................................................................... 4 1.1.3 Đặc điểm của xếp hạng tín dụng .................................................................... 6 1.1.4 Cơ sở của xếp hạng tín dụng ........................................................................... 6 1.1.5 Vai trò của xếp hạng tín dụng cá nhân ........................................................... 7 1.1.5.1 Đối với ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 7 1.1.5.2 Đối với khách hàng cá nhân .................................................................. 8 1.1.6 Quy trình của hệ thống xếp hạng tín dụng ..................................................... 8 1.1.7 Các nhân tố cần đƣợc xem xét khi xếp hạng tín dụng cá nhân .................... 9 1.1.7.1. Đặc điểm nhân thân ............................................................................. 10 1.1.7.2. Tài chính cá nhân ................................................................................. 10 1.1.7.3Hành vi sử dụng tín dụng của cá nhân .................................................. 10 1.1.8 Các phƣơng pháp xếp hạng tín dụng .............................................................. 11 1.1.8.1 Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................................ 11 1.1.8.2 Phƣơng pháp thống kê ............................................................................ 12 1.1.8.3 Phƣơng pháp kết hợp .............................................................................. 17
  5. 1.2. Mô hình Bianary Logistic ........................................................................................ 18 1.2.1 Cách chọn biến và đƣa biến vào mô hình ......................................................... 18 1.2.2 Xây dựng mô hình ............................................................................................. 20 1.2.3 Các kiểm định của mô hình ............................................................................... 21 1.2.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................... 21 1.2.3.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập ................................... 22 1.2.3.3 Kiểm định độ phù hợp tổng quát ............................................................ 22 1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trƣớc đây về Xếp hạng tín dụng cá nhân ........... 22 1.3.1 Nghiên cứu của Vƣơng Quân Hoàng và ctg về Phƣơng pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm thể nhân ........................................... 24 1.3.2 Nghiên cứu của Maria Aparecida Gouvêa và Eric Bacconi Gonçalves về áp dụng mô hình Hồi quy Binary Logistic, Neutral network và mô hình Genetic Algorithm để phân tích rủi ro tín dụng ..................................... 26 1.4 Thực tiễn ứng dụng và bài học kinh nghiệm về XHTD cá nhân ......................... 28 1.4.1. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO ............................................... 28 1.4.2 Thực tiễn ứng dụng và bài học kinh nghiệm về XHTD cá nhân của một số TCTD và tổ chức kiểm toán tại Việt Nam ............................................... 30 1.4.2.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 30 1.4.2.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của E&Y .................................... 31 1.4.2.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của BIDV .................................. 32 1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các hệ thống XHTD cá nhân ......................... 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 35 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .................................................... 36 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội .............................................................. 36 2.1.1. Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội...................................... 36 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội .................... 36 2.1.3. Kết quả hoạt động từ năm 2011 đến nay ......................................................... 37 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 37
  6. 2.1.3.2. Tình hình huy động vốn và cho vay ........................................................ 38 2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ........................................................................................................................ 42 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân ................................. 42 2.2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân .......................................... 44 2.2.2.1.Căn cứ để đánh giá và thực hiện xếp hạng tín dụng ................................ 44 2.2.2.2.Đối tƣợng xếp hạng tín dụng.................................................................... 44 2.2.2.3.Nội dung chấm điểm của hệ thống XHTD cá nhân ................................. 45 2.2.2.4.Mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng................................................... 45 2.2.3. Quy trình phê duyệt tự động ............................................................................. 48 2.2.4. Nhận xét về hệ thống XHTD cá nhân ............................................................... 50 2.2.4.1.Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 50 2.2.4.2.Những tồn tại của hệ thống xếp hạng tín dụng ........................................ 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................................ 54 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐỊNH LƢỢNG XHTD CÁ NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ................ 55 3.1. Đề xuất mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội ........ 55 3.1.1. Xác định các nhân tố cần thiết cho mô hình ..................................................... 55 3.1.2 Chọn mẫu và số liệu ........................................................................................... 57 3.1.3. Chạy mô hình và kiểm định .............................................................................. 60 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ...................................................................................... 64 3.2.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội đến năm 2020 ........ 64 3.2.1.1. Định hƣớng phát triển chung ................................................................. 64 3.2.1.2. Định hƣớng về giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân .................................................................................................. 65 3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của MB ..... 66 3.2.2.1. Nhóm giải pháp do MB tổ chức thực hiện ............................................. 66
  7. 3.2.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ từ bên ngoài ....................................................... 69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo Phụ lục 01: Mô tả các biến của Maria Aparecida Gouvêa và Eric Bacconi Gonçalv Phụ lục 02: Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân của E&Y Phụ lục 03: Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân và tài sản bảo đảm của BIDV Phụ lục 04: Các chỉ tiêu và thang điểm Xếp hạng tín dụng KHCN tại MB Phụ lục 05: Các chỉ tiêu chấm điểm theo luồng phê duyệt tự động Phụ lục 06: Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình Phụ lục 07: Dữ liệu nghiên cứu
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ  Danh mục bảng biểu: Trang Bảng 1.1: Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy Logit mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của Vƣơng Quân Hoàng và cộng sự. ................................................................. 25 Bảng 1.2: Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy Logit phân nhóm khách hàng của Maria Aparecida Gouvêa và Eric Bacconi Gonçalves............................................................... 27 Bảng 1.3 : Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng FICO. ......... 28 Bảng 1.4 : Hệ thống ký hiệu xếp hạng VantageScore ..................................................... 29 Bảng 1.5: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng .................... 29 Bảng 1.6 : Hệ hống ký hiệu XHTD cá nhân của E&Y ................................................... 31 Bảng 1.7 : Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của BIDV ................................................. 32 Bảng 1.8: Ma trận kết hợp giữa kết quả XHTD với kết quả đánh giá tài sản bảo đảm của BIDV......................................................................................................................... 33 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB ......................................................... 37 Bảng 2.2: Tình hình vay vốn từ NHNN và Bộ Tài Chính 2010 – 2012 tại MB ........... 38 Bảng 2.3: Tiền gửi huy động từ các khách hàng tại MB ............................................... 39 Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay tại MB................................................................................... 40 Bảng 2.5: Tình hình phân loại nợ tại MB ....................................................................... 42 Bảng 2.6: Bảng kết quả xếp hạng và phân loại nhóm nợ tại MB .................................. 46 Bảng 2.7: Tiêu chí đánh giá TSBĐ tại MB .................................................................... 47 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá XHTD tại MB .................................................................... 47 Bảng 3.1: Các biến độc lập đƣa vào mô hình ................................................................. 56 Bảng 3.2: Mô tả mẫu số liệu ........................................................................................... 57 Bảng 3.3: Số liệu thống kê mô tả mẫu nghiên cứu......................................................... 58
  9. Bảng 3.4: Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy Logit ................................................................... 60 Bảng 3.5: Phân loại dự báo ............................................................................................. 62 Bảng 3.6: Hệ số -2 log likelihood ................................................................................... 63 Bảng 3.7: Omnibus Tests of Model Coefficients ........................................................... 63  Danh mục hình vẽ: Hình 1.1: Quy trình chung của xếp hạng tín dụng .......................................................... 9 Hình 2.1: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng tại MB............................................ 45
  10. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ANN Artificial Neural Network BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc DA Mô hình phân tích phân biệt (Discriminant Analysis) E&Y Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam FICO Fair Isaac Corp HL Hosmer and Lemeshow Test KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KVPN Khu vực phía Nam LL Log Likehood MB Ngân hàng TMCP Quân Đội NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại QHKH Quan hệ Khách hàng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm XHTD Xếp hạng tín dụng
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính truyền thống và đem lại lợi nhuận cao nhất cho NH. Nhƣng tất nhiên là đi kèm với lợi nhuận cao là rủi ro lớn. Việc quản trị rủi ro bằng hệ thống XHTD đã đƣợc áp dụng từ rất lâu. Trên cở sở kết quả XHTD các NHTM đƣa ra các quyết định tài trợ cho vay của mình. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nợ xấu tại các NHTM ngày càng gia tăng, rủi ro tín dụng ngày càng có những ảnh hƣởng lớn đến không chỉ bản thân các NH mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế thì hoạt động XHTD ngày càng bộc lộ rõ vai trò của nó. Các nhà nghiên cứu, các tổ chức đã đã không ngừng đƣa ra các phƣơng pháp, mô hình toán học để đánh giá mức độ tín nhiệm. Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, tuy hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân đã đƣợc đƣa vào hoạt động từ năm 2008 nhƣng hiệu quả từ hệ thống này vẫn chƣa cao, kết quả xếp hạng tín dụng vẫn chƣa phản ánh thực sự chính xác, từ đó, ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng và các chính sách đối với từng khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Ngân hàng Quân Đội là vấn đề mang tính cấp thiết. Do đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân Đội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu những lý luận về xếp hạng tín dụng và xếp hạng tín dụng cá nhân. - Đi sâu vào phân tích mô hình, hiện trạng, đánh giá hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng việc xếp hạng tín dụng cá nhân trong việc quản lý rủi ro tín dụng, từ đó đƣa ra một số kiến nghị và đề xuất Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân Đội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Tình hình thực hiện xếp hạng tín dụng của khách hàng cá nhân mà Ngân hàng TMCP Quân Đội hiện đang áp dụng.
  12. 2 Phạm vi thực hiện của đề tài: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Quân Đội trên cơ sở số liệu từ năm 2010 đến năm 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp phân tích định tính và phân tích định lƣợng, trong đó: + Phƣơng pháp định tính để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân. + Sử dụng mô hình Binary Logistic để đi sâu vào phân tích mô hình, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả xếp hạng tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu Đề tài hệ thống cơ sở lý thuyết cơ bản về XHTD nhằm làm rõ tính tất yếu, vai trò, đặc điểm của XHTD; Đề tài tổng kết các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của một số cá nhân, tập thể về XHTD cá nhân. Cũng nhƣ hệ thống thực tiễn ứng dụng XHTD cá nhân tại các TCTD và các tổ chức khác trên thế giới và tại Việt Nam. Đề tài thực hiện đánh giá tình hình thực hiện công tác XHTD cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tiếp tục đi sâu phân tích mô hình, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả xếp hạng tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. 6. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới thiệu phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 1: Cơ sở lý luận về Xếp hạng tín dụng cá nhân Chương 2: Thực trạng về Hệ thống Xếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
  13. 3 Chương 3: Đề xuất mô hình định lƣợng Xếp hạng tín dụng cá nhân và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Phần Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  14. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm chung về xếp hạng tín dụng 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng Hoạt động XHTD đã có từ rất lâu trong giao dịch thƣơng mại quốc tế. Năm 1841, Lewis Tappan – nhà buôn lụa ngƣời Mỹ đã tập hợp đƣợc nhiều lá thƣ giới thiệu từ những ngƣời buôn bán có tiếng tăm và ông đã thống kê ghi chép lại khá nhiều những đánh giá về mức độ tín nhiệm của các thƣơng gia có giao dịch. Từ đó, ông quyết định đổi sang nghề cung cấp thông tin thƣơng mại bằng việc lập ra công ty Mercantile A.Glucy chuyên thực hiện dịch vụ bán các thông tin về tình hình kinh doanh, về mức độ tín nhiệm của nhiều công ty tại Mỹ. Đến năm 1909, thuật ngữ “Xếp hạng tín dụng” (Credit rating) lần đầu tiên đƣợc đƣa ra bởi John Moody trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đƣờng sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1.500 trái phiếu của 250 công ty trên thị trƣờng chứng khoán Mỹ. Nhƣ vậy, XHTD đã có từ khá lâu và hiện nay đƣợc sử dụng rất phổ biến nhƣng khái niệm XHTD lại đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên các khái niệm đều có điểm chung “Xếp hạng tín dụng là các ý kiến đánh giá về chất lƣợng tín dụng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc và lãi) của một đối tƣợng xếp hạng một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại theo ký hiệu đã đƣợc xác định trƣớc trong suốt thời gian tồn tại của đối tƣợng xếp hạng đó”. 1.1.2. Đối tƣợng của xếp hạng tín dụng Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các NHTM, các cơ quan của NHNN, các nhà đầu tƣ, các tổ chức nghiên cứu thị trƣờng, các tổ chức tín dụng và tài chính khác chính là những đối tƣợng thực hiện và sử dụng kết quả XHTD. XHTD có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau: Thứ nhất, XHTD cá nhân, đây là hình thức xếp hạng đƣợc áp dụng đối với các KH cá nhân tham gia vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Việc XHTD cá nhân đƣợc thực hiện dựa trên những yếu tố đặc điểm của
  15. 5 mỗi cá nhân (nhƣ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con cái...), yếu tố tài chính của cá nhân (nhƣ thu nhập, tiết kiệm hằng tháng, số lƣợng và loại tài sản đảm bảo mà cá nhân đó đang sở hữu, những khoản thanh toán chậm hoặc nợ quá hạn…) và các yếu tố về hành vi cá nhân (nhƣ lịch sử vay – trả nợ, số lần trễ hẹn thanh toán, tính trung thực và hợp tác...). Tất cả những thông tin đó đều đƣợc thu thập và tổng hợp trong các hồ sơ XHTD về cá nhân đó. Thứ hai, XHTD doanh nghiệp, đây là hình thức tập trung vào đối tƣợng xếp hạng là các doanh nghiệp. Việc XHTD doanh nghiệp đƣợc thực hiện thƣờng dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đánh giá. Thông thƣờng, các tổ chức tài chính, NHTM, công ty chứng khoán, các tổ chức nghiên cứu và ngay cả một vài cơ quan của NHNN (nhƣ CIC) cũng xây dựng hệ thống XHTD doanh nghiêp cho mình. Thứ ba, XHTD quốc gia, loại hình XHTD này đánh giá mức độ tin cậy của một quốc gia, để từ đó có thể so sánh môi trƣờng đầu tƣ giữa các quốc gia. Quốc gia nào càng đƣợc XHTD cao thì càng nhận đƣợc sự tín nhiệm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nên sẽ thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ. Việc XHTD các quốc gia dựa trên các chỉ số phát triển chung nhƣ: chỉ số phát triển các ngành, chỉ số an toàn vốn đầu tƣ, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quốc gia, mức độ bình ổn chính trị… Thứ tƣ, XHTD các công cụ đầu tƣ, các công cụ đƣợc xếp hạng chủ yếu vẫn là các công cụ nhƣ: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và các loại trái phiếu, kì phiếu của ngân hàng. Ở một số nƣớc và một số tổ chức XHTD hiện này còn XHTD cả cổ phiếu ƣu đãi, cổ phiếu thƣởng… Việc XHTD đối với các loại công cụ đầu tƣ đƣợc thực hiện dựa trên một số chỉ tiêu nhƣ: khả năng thanh khoản, kì hạn, lãi suất, mệnh giá, các rủi ro có thể gặp phải… Ở nƣớc ta hiện nay mới chỉ tập trung xếp hạng các doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng ở các NHTM, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, chƣa có nhiều sản phẩm, công cụ đầu tƣ,… nên việc XHTD các công cụ đầu tƣ là chƣa đƣợc chú ý. Xếp hạng quốc gia thì
  16. 6 chúng ta chƣa có khả năng thực hiện mà chỉ dành cho những tổ chức xếp hạng lớn nhƣ Moody’s, Stand & Poor hay Fitch,… xếp hạng. XHTD cá nhân thì do việc thu thập và tìm kiếm thông tin đối với những đối tƣợng này khá phức tạp và khó kiểm soát, nên việc XHTD cá nhân vẫn chƣa tiến hành phổ biến. 1.1.3. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng Thứ nhất, XHTD đƣợc tiến hành dựa trên những thông tin thu thập đƣợc từ những đối tƣợng đƣợc XHTD, và những nguồn thông tin đƣợc coi là đáng tin cậy. Thứ hai, XHTD không phải là một sự giới thiệu để mua hay bán một đối tƣợng nào đó, mà XHTD chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng hay mức độ tín nhiệm của một đối tƣợng đƣợc xếp hạng. Thứ ba, kết quả XHTD chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đƣa ra các quyết định và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. Nhƣ vậy, XHTD là một nhân tố quan trọng, nhƣng không thể thay thế hoàn toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tƣợng đƣợc XHTD. 1.1.4. Cơ sở của xếp hạng tín dụng Theo Vƣơng Quân Hoàng và cộng sự (2006), một hệ thống XHTD cá nhân dựa trên cơ sở là việc giải đáp 4 vấn đề cơ bản theo thứ tự sau:  Xác định các dấu hiệu nên đưa vào để lấy thông tin về khách hàng, nên hay không nên đưa vào dấu hiệu nào? Yêu cầu đầu tiên đặt ra về các dấu hiệu đƣợc đƣa vào phải không tƣơng quan với nhau. Tiếp theo là yêu cầu đƣa vào các dấu hiệu sao cho đặc trƣng đƣợc nhiều nhất nhƣ các dấu hiệu đó giúp KH dễ trả lời, ngân hàng dễ chứng thực tính đúng đắn.  Xây dựng thang điểm cho các dấu hiệu. Từng dấu hiệu của mỗi KH sẽ đƣợc so sánh với thang điểm hoặc phân loại theo thang điểm để đƣa vào mô hình hay bảng chấm điểm tín dụng.  Xác định trọng số (hay tham số) cho mỗi dấu hiệu, trọng số này đặc trưng cho tầm quan trọng của dấu hiệu đó đối với khả năng thanh toán của
  17. 7 khách hàng.  Xây dựng mô hình ra quyết định tín dụng dựa trên hàm điểm tín dụng Từ điểm tín dụng của mỗi KH, đƣợc tính ra từ hàm điểm tín dụng, chúng ta tiến hành phân loại (xếp hạng) tín nhiệm KH đó. Trong các vấn đề đƣợc đặt ra ở trên có thể nói vấn đề (3) và (4) là quan trọng nhất và cũng phức tạp nhất. 1.1.5. Vai trò của xếp hạng tín dụng cá nhân 1.1.5.1. Đối với ngân hàng thƣơng mại Hạn chế rủi ro tín dụng và những rủi ro khác của ngân hàng. Hỗ trợ ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay,… Giám sát và đánh giá KH, khi khoản tín dụng đang còn dƣ nợ. Thứ hạng KH cho phép ngân hàng dự báo chất lƣợng tín dụng và có những biện pháp đối phó kịp thời. Xác định các bƣớc đảm bảo đơn giản hoá thủ tục cho vay của ngân hàng, tối thiểu hóa chi phí xử lý và giao dịch với KH. Cải thiện tình trạng trích lập dự phòng của ngân hàng (phù hợp với tài sản đảm bảo). Ngoài ra, khi xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục đầu tƣ, hệ thống xếp hạng tín dụng còn giúp: - Phát triển chiến lƣợc Marketing nhằm hƣớng tới các KH có ít rủi ro và phát hiện KH tiềm năng. - Ƣớc lƣợng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Hệ thống xếp hạng giúp cho việc nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro NH, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng hệ thống XHTD chỉ là công cụ hỗ trợ cho quyết định tín dụng chứ không thay thế phƣơng pháp xét duyệt tín dụng truyền thống vì hệ thống này không thể dự đoán thiệt hại của NH đối với một khoản
  18. 8 vay trên các khía cạnh cụ thể nhƣ khi nào, thời điểm nào KH có khả năng không trả đƣợc nợ, số nợ gốc, lãi không trả đƣợc là bao nhiêu… 1.1.5.2. Đối với khách hàng cá nhân Hệ thống XHTD là cơ sở để xây dựng chính sách KH phù hợp với từng nhóm KH với các mức rủi ro khác nhau:  Nhóm rủi ro thấp: Cho vay với chính sách ƣu đãi.  Nhóm rủi ro trung bình: Cho vay với điều kiện bình thƣờng.  Nhóm rủi ro cao: Có thể không cho vay, hoặc cho vay nhƣng áp dụng lãi suất cao hay cho vay với những điều kiện khắt khe hơn. 1.1.6 Quy trình của hệ thống xếp hạng tín dụng Trên cơ sở tham khảo và rút kinh nghiệm của các quy trình XHTD đã đƣợc công bố trên thế giới, trình tự cơ bản của XHTD đƣợc tổng hợp theo Hình 1.1. Nhƣ vậy, khi tiến hành XHTD cần thiết lập một quy trình phù hợp với những đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia và đối tƣợng đƣợc xếp hạng cũng nhƣ tuân thủ quy trình đó.
  19. 9 Bƣớc 1: Thu thập thông tin từ các nguồn: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp. - Nguồn lƣu trữ của Ngân hàng. - Phỏng vấn trực tiếp KH. - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. - Từ các nguồn khác… Bƣớc 2a: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản Bƣớc 2b: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với NHTM Bƣớc 3: Đƣa ra nhận xét sơ bộ: - Tổng hợp điểm và xếp hạng KH. - Kết quả có đảm bảo tính khách quan chính xác và đáng tin cậy không? Bƣớc 4: Đánh giá rủi ro tín dụng theo kết quả xếp hạng KH Bƣớc 5: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KHCN Bƣớc 6: Hoàn thiện hồ sơ kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH Bƣớc 7: Phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH Bƣớc 8: Cập nhật dữ liệu, lƣu trữ hồ sơ Hình 1.1: Quy trình chung của xếp hạng tín dụng (Nguồn: Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2008. Sổ tay hướng dẫn chấm điểm Hệ thống XHTD nội bộ) 1.1.7. Các nhân tố cần đƣợc xem xét khi xếp hạng tín dụng cá nhân XHTD cá nhân có hai kỹ thuật đánh giá cơ bản hỗ trợ TCTD ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng là tính điểm tín dụng (sử dụng các yếu tố đặc điểm nhân thân và tài chính) và tính điểm hành vi (sử dụng các yếu tố về hành vi). Để ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng giao dịch lần đầu tiên, tổ
  20. 10 chức tín dụng sử dụng kỹ thuật tính điểm tín dụng. Các quyết định đối với khách hàng hiện tại (tăng hạn mức tín dụng, chính sách marketing, biện pháp xử lý nợ) đƣợc đƣa ra dựa trên điểm số về hành vi của khách hàng. Vì vậy, khi tiến hành XHTD cá nhân theo hai kỹ thuật trên cần phải phân tích các nhân tố theo từng nhóm, phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng khác nhau. Cụ thể nhƣ sau: 1.1.7.1 Đặc điểm nhân thân Thông tin về bản thân khách hàng Nghiên cứu về nhân thân một cá nhân nhằm đánh giá đƣợc khả năng cơ bản và điều kiện nội tại để giải quyết những khó khăn, thực hiện cam kết của họ. Các thông tin đó gồm: Độ tuổi; Giới tính; Tình trạng hôn nhân; Trình độ học vấn; Chức vụ hiện tại trong công việc; Thời gian họ gắn bó với công việc; Thời gian công tác với công việc hiện tại; Tiền án tiền sự. Thông tin về điều kiện sống của khách hàng Nghiên cứu về điều kiện sống của KH nhằm đánh giá đƣợc các tác động xung quanh, chi phối đến khả năng tài chính và nhận thức của KH đó. Những thông tin về điều kiện sống bao gồm: Quy mô hộ gia đình; Số ngƣời đi làm của gia đình; Số ngƣời thất nghiệp hoặc không trong tuổi lao động của gia đình; sở hữu nhà; Sở hữu tài sản khác (nhƣ xe, điện thoại); Đặc điểm nơi cƣ trú của KH; Loại hình công việc của KH. 1.1.7.2 Tài chính cá nhân Phân tích thông tin tài chính và các mối liên hệ tài chính là quan trọng nhất với XHTD cá nhân, vì đây là cơ sở chính cho thấy khả năng trả đƣợc nợ tín dụng của KH, từ đó ra quyết định cấp hạn mức cho KH. Các chỉ tiêu tài chính cần đƣợc phân tích: Thu nhập ròng hàng tháng; Tiết kiệm; Giá trị tổng tài sản nợ (tổng dƣ nợ); Giá trị tài sản đảm bảo; Mối quan hệ với ngân hàng; Số dịch vụ khác đang sử dụng; Số sản phẩm tín dụng khác đang sử dụng; Hình thức chi lƣơng; Số lần vay nợ mới. 1.1.7.3 Hành vi sử dụng tín dụng của cá nhân Ngoài những nhân tố nêu trên nhằm ra quyết định ban đầu cho một KH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0