Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
lượt xem 16
download
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank, thực trạng về an toàn vốn theo chuẩn Basel II tại VPBank và đánh giá các yêu cầu của Basel II trong QTRR tín dụng tại VPBank. Từ đó, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng kế hoạch và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank theo Basel II.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ KIỀU MAI NGÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ KIỀU MAI NGÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ XUÂN VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)” là công trình thực hiện của chính tôi, có sự hỗ trợ và tư vấn từ giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Võ Xuân Vinh. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả đề xuất của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào. TP. HCM, ngày….. tháng…... năm ….. Tác giả đề tài Lê Kiều Mai Ngân
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM DOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ............................................................................. 1 1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank ................. 1 1.1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 1 1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi và mục tiêu của VPBank .......................... 2 1.1.3. Một số thành tựu đạt được .............................................................................. 4 1.1.4. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của VPBank............................................... 5 1.2. Bối cảnh vấn đề .................................................................................................... 7 1.2.1. Triển khai Basel II tại các TCTD tại Việt Nam .............................................. 7 1.2.2. Sự cần thiết của việc áp dụng Basel II tại VPBank......................................... 8 1.3. Mục tiêu .............................................................................................................. 10 1.3.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 10 1.3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 10 1.4. Phạm vi................................................................................................................ 10 1.5. Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 12 1.5.1. Phương pháp định lượng ............................................................................... 12 1.5.2. Phương pháp định tính .................................................................................. 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 15 2.1. Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM...................................... 15
- 2.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 15 2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ....................................................... 19 2.1.2.1. Phân loại cơ cấu nợ theo thời gian ......................................................... 20 2.1.2.2. Phân loại chất lượng nợ và trích lập dự phòng....................................... 20 2.1.2.3. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ........................................................................ 21 2.2. Tổng quan về hiệp ước vốn basel II ................................................................. 22 2.2.1. Giới thiệu về Basel ........................................................................................ 22 2.2.2. Basel II .......................................................................................................... 23 2.2.3. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ............................................................................... 25 2.2.4. Tài sản có rủi ro tín dụng (RWA) ................................................................. 26 2.2.5. Hệ số chuyển đổi (CCF) ................................................................................ 27 2.2.6. Hệ số rủi ro tín dụng (RW) ........................................................................... 27 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ............................... 29 3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng qua khảo sát đánh giá của cán bộ nhân viên VPBank ......................................................................................................................... 29 3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank thông qua các chỉ tiêu tài chính .... 31 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VPBank ...................................................... 31 3.2.2. Chất lượng nợ tại VPBank ............................................................................ 33 3.2.3. Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ............................. 35 3.3. Thực trạng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tại VPBank ..................... 36 3.3.1. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ............................................................................... 37 3.3.2. Tài sản có rủi ro tín dụng (RWA) ................................................................. 40 3.3.3. Hệ số chuyển đổi (CCF) ............................................................................... 41 3.3.4. Hệ số rủi ro tín dụng (RW) ........................................................................... 41 3.4. Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại VPBank đang ở mức cao. 41 3.4.1. Dư nợ cho vay cao đối với các ngành có nhiều rủi ro .................................. 42 3.4.2. Cho vay không có tài sản đảm bảo................................................................ 42
- 3.4.3. Thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng ........................................................... 43 3.4.4. Hệ thống chấm điểm nội bộ .......................................................................... 43 3.4.5. Kiểm tra, kiểm soát sau vay .......................................................................... 45 CHƯƠNG 4: CÁC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP THAY THẾ..................................... 47 4.1. Định hướng phát triển của VPBank giai đoạn 5 năm (2018-2022) ............... 47 4.1.1. Định hướng chung của toàn công ty ............................................................. 47 4.1.2. Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng .................................... 48 4.2. Một số giải pháp tham khảo ý kiến chuyên gia tại VPBank thông qua phương pháp phỏng vấn. ........................................................................................................... 49 4.3. Một số giải pháp thay thế giúp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại VPBank do tác giả đề xuất .............................................................. 51 4.3.1. Hoàn thiện công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng theo góc nhìn giữa rủi ro và lợi nhuận dựa trên kết quả tính toán các công thức lượng rủi ro tín dụng theo Basel II. ....................................................................................................................... 51 4.3.1.1. Nội dung thực hiện ................................................................................. 52 4.3.1.2. Ưu điểm .................................................................................................. 52 4.3.1.3. Nhược điểm ............................................................................................ 53 4.3.1.4. Chi phí thực hiện .................................................................................... 53 4.3.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ............................................................ 54 4.3.2.1. Nội dung thực hiện ................................................................................. 54 4.3.2.2. Ưu điểm .................................................................................................. 55 4.3.2.3. Nhược điểm ............................................................................................ 55 4.3.2.4. Chi phí thực hiện .................................................................................... 55 4.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau cấp tín dụng .......................... 55 4.3.3.1. Nội dung thực hiện ................................................................................. 56 4.3.3.2. Ưu điểm .................................................................................................. 57 4.3.3.3. Nhược điểm ............................................................................................ 57 4.3.3.4. Chi phí thực hiện .................................................................................... 57
- 4.3.4. Lựa chọn giải pháp thay thế .......................................................................... 58 4.4. Một số khó khăn và thách thức khi thực hiện ................................................. 58 4.4.1. Vấn đề về cơ sở dữ liệu và thông tin ............................................................. 58 4.4.2. Nguồn nhân lực ............................................................................................. 59 4.4.3. Chi phí thực hiện ........................................................................................... 60 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN .................................................................. 61 5.1. Cơ sở thực hiện kế hoạch .................................................................................. 61 5.2. Mục tiêu kế hoạch .............................................................................................. 62 5.3. Điểm mới của giải pháp ..................................................................................... 62 5.4. Nguồn lực và chi phí thực hiện: ........................................................................ 63 5.4.1. Nguồn lực thực hiện ...................................................................................... 63 5.4.2. Chi phí thực hiện ........................................................................................... 63 5.5. Nội dung thực hiện chi tiết ................................................................................ 64 5.5.1. Xây dựng công thức lượng hóa rủi ro ........................................................... 64 5.5.2. Tích hợp các công thức lượng hóa rủi ro vào hệ thống cấp tín dụng............ 65 5.5.3. Vận dụng các công thức tính toán trong thẩm định và phê duyệt tín dụng .. 65 5.5.4. Một số định hướng cấp tín dụng theo hướng hạn chế rủi ro được đề xuất ... 67 5.5.4.1. Điều chỉnh cơ cấu tín dụng tập trung vào các phân khúc ít rủi ro ......... 67 5.5.4.2. Giảm hạn mức chưa sử dụng của khách hàng thông qua việc cấp hạn mức tín dụng phù hợp nhu cầu khách hàng, khuyến khích khách hàng sử dụng hạn mức được cấp. ................................................................................................................ 68 5.5.4.3. Tăng giảm trừ RRTD thông qua việc khuyến khích khách hàng sử dụng những TSĐB hợp lệ được giảm thiểu rủi ro tín dụng ............................................. 68 5.5.4.4. Thu thập đầy đủ thông tin khách hàng/ khoản vay và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ......................................................................................... 70 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ........................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Gốc tiếng Anh (nếu có) BCTC Báo cáo tài chính CAR Tỷ lệ an toàn vốn Capital Adequacy Ratio NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTRR Quản trị rủi ro Tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn có RROE điều chỉnh rủi ro RRTD Rủi ro tín dụng RWA Tài sản có rủi ro Risk weighted asset Small and Medium SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ Enterprise TCTD Tổ chức tín dụng Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 05 năm 2018 của NHNN Thông tư 13 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, CN ngân hàng nước ngoài Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN quy định về tỷ lệ Thông tư 41 an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. TSĐB Tài sản đảm bảo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vietnam Prosperity Joint- VPBank Vương Stock Commercial Bank
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh từ năm 2014 -2018 Bảng 2.1: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng của các nhóm nợ Bảng 2.2: Tổng hợp các tiêu chí của các hiệp ước Basel Bảng 2.3: Các tiêu chuẩn Basel II Bảng 2.4: Tổng hợp công thức tính CAR của các hiệp ước Basel Bảng 2.5: Hệ số chuyển đổi khi tính RWA theo thông tư 41 Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VPBank giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 Bảng 3.2: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vay của một số NHTM từ năm 2014 – 2018 Bảng 3.3: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của các ngân hàng tại Việt Nam tại 31/12/2018 và cập nhật tại 28/02/2019 Bảng 3.4: So sánh hệ số CAR của một số NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2018 Bảng 4.1: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất 1 Bảng 4.2: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất 2 Bảng 4.3: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất 3 Bảng 5.1: Chi phí thực hiện giải pháp đề xuất chính Bảng 5.2: TSBĐ Tài chính hợp lệ để giảm trừ RRTD Bảng 5.3: Bảo lãnh bên thứ 3 hợp lệ để giảm trừ RRTD
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Lịch sử phát triển của VPBank (Nguồn: VPBank) Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng của VPBank từ năm 2014 - 2018 Hình 2.1: 07 NHTM đạt chuẩn Basel tại VPBank tính đến tháng 5/2019 Hình 2.2: Công thức tính “tài sản có rủi ro tín dụng” Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 – 2018 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam Biểu đồ 3.3: Dự phòng RRTD của VPBank từ năm 2014 – 2018 Biểu đồ 3.4: Hệ số theo Basel II của VPBank từ năm 2016 - 2018 Biểu đồ 3.5: Hệ số CAR của một số nước trong khu vực ASEAN cuối năm 2017 Hình 5.1: Nguyên tắc phê duyệt cấp tín dụng dựa trên chi phí vốn và RROE Hình 5.2: Giảm trừ rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
- TÓM TẮT Quản trị rủi ro tín dụng là công tác quan trọng được hầu hết các ngân hàng chú trọng thực hiện, bởi rủi ro tín dụng thường gây ra nhiều tổn thất nhất ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhằm giúp ngân hàng hoạt động một cách an toàn, nguồn vốn được quản lý một các hiệu quả và nâng cao năng lực quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế. thì việc áp dụng Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro là yêu cầu cấp thiết và bước đi quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, trong đó có VPBank. Xác định được tầm quan trọng của Basel II, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại VPBank. Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của VPBank qua các năm, so sánh đối chiếu số liệu với toàn hệ thống ngân hàng và một số ngân hàng khác. Phương pháp định tính chính sử dụng trong đề tài là tham khảo ý kiến chuyên gia - những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, ban quản trị rủi ro dự án Basel II tại VPBank. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng tại VPBank được đánh giá là khá cao hơn so với mức bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam, được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng quản trị rủi ro tín dụng có xu hướng tăng qua các năm gần đây. Điều này cũng phản ánh phần nào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank chưa thật sự hiệu quả. Rủi ro tín dụng của VPBank trong các năm qua còn khá cao, nguyên nhân là do trong những năm qua ngân hàng tập trung phát triển quy mô, tối đa hóa lợi nhuận bằng các sản phẩm và dịch vụ có rủi ro cao như sản phẩm tín chấp không có tài sản đảm bảo, chạy theo sự tăng trưởng của thị trường bất động sản – một trong những ngành nghề cho vay đem lại rủi ro cao nhất hiện nay do tính bất ổn của thị trường bất động sản và nguyên nhân từ các công tác nội bộ VPBank như công tác thẩm định và phê duyệt chưa có sự cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận mà chủ yếu chủ
- quan theo nguyên tắc chuyên gia; hệ thống xếp nội bộ chưa đánh giá đúng bản chất khách hàng dẫn đến việc cho vay chưa đúng và công tác kiểm tra, kiểm soát sau vay chưa được đơn vị kinh doanh chú trọng do chưa đủ nguồn lực thực hiện cùng lúc nhiều chức năng, nhiệm vụ. Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên, qua tham khảo ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả đề xuất một số giải pháp thay thế. Từ đó, chọn ra giải pháp phù hợp nhất, áp dụng được những chuẩn mực và quy định của Basel II mà cụ thể là thông tư 41 của NHNN trong quản trị rủi ro tín dụng. Với những giải pháp thay thế đề xuất, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao và hoàn thiện hoạt động QTRR tín dụng một cách vững chắc, đảm bảo an toàn vốn, tối đa hóa và sử dụng vốn một cách hợp lý dựa trên góc nhìn về rủi ro; đồng thời nâng cao chất lượng nợ đủ tiêu chuẩn và giảm thiểu tối đa rủi ro chấp nhận và tạo nền tảng cho VPBank mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai một cách ổn định, bền vững và hiệu quả. Từ khóa: Basel II, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn.
- ABSTRACT Credit risk management is an important task that most banks pay attention to, because credit risk often causes the most losses that adversely affect bank profits. In order to help the bank operate safely, the capital is managed effectively and improves risk management capacity according to international standards. then the application of Basel II in risk management activities is an urgent requirement and an important step of the Vietnamese banking system, including VPBank. Determining the importance of Basel II, the author decided to conduct a research of the project with the main research objective of completing credit risk management activities under Basel II at VPBank. The thesis uses two methods of qualitative and quantitative research. The author analyzes secondary data from VPBank's financial statements over the years, comparing and comparing figures with the whole banking system and a number of other banks. The main qualitative method used in the topic is to consult experts - people with long experience in the banking sector, Basel II project risk management at VPBank. Research results show that credit risk at VPBank is assessed to be quite higher than the average of the Vietnamese banking system, as reflected by indicators such as overdue debt ratio, bad debt ratio. , provision for credit risk management has tended to increase over recent years. This also partly reflects the ineffective management of credit risk at VPBank. VPBank's credit risk in recent years is quite high, because the Bank has focused on developing its scale and maximizing profits with high-risk products and services such as products. unsecured collateral, following the growth of the real estate market - one of the lending industries that brings the highest risk today due to the instability of the real estate market and the VPBank's internal tasks, such as appraisal and approval, have not weighed the risks and profits, but are mainly subjective according to the expert's principle; The internal ranking system has not properly assessed the nature of customers, resulting in improper lending and the post-loan inspection and control has
- not been focused by business units due to insufficient resources to implement many functions at the same time. , mission. From the above situations and causes, through consultation with experts with experience in banking field, the author proposes a number of alternatives. From there, choose the most appropriate solution, apply the standards and regulations of Basel II, namely the Circular 41 of the State Bank in credit risk management. With the proposed alternatives, the author hopes to contribute to improving and completing credit risk management activities in a sustainable manner, ensuring capital adequacy, maximizing and using capital appropriately based on risk perspective; at the same time, improving the quality of qualified debt and minimizing risks of accepting and creating a foundation for VPBank to expand and develop its business operations in the future in a stable, sustainable and effective manner. Keywords: Basel II, credit risk, credit risk management, apital adequacy ratio.
- 1 CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank 1.1.1. Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập chính thức vào ngày 12/08/1993. Gần 25 năm hoạt động, ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mạng lưới hoạt động tăng lên 222 chi nhánh, 83 trung tâm & hubs SME và gần 650 ATMs/CDMs với khoảng 27,500 nhân viên. Đến cuối năm 2018, VPBank đứng đầu khối ngân hàng TMCP với số vốn điều lệ đạt mức 15.706 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức kỷ lục từ trước đến giờ - đạt gần 9.200 tỷ đồng, vốn điều lệ lên 25.300 tỷ đồng. Hiện nay, VPBank đã khẳng định được uy tín thương hiệu tại Việt Nam cũng như thế thế giới. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, VPBank nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc cải thiện khung quản trị doanh nghiệp cũng như vượt xa quy định tuân thủ tối thiểu. Ngân hàng cũng thể hiện cam kết minh mạch với quản trị doanh nghiệp, thông qua việc ban hành và cải tiến chính sách, quy định nội bộ để đáp ứng các yêu cầu liên quan đến pháp lý. Theo Moody’s thì: “VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần tầm trung tại Việt Nam, chiếm 3% thị phần tài sản và cho vay toàn hệ thống vào cuối năm 2018”. VPBank chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng đã và đang tích cực mở rộng phạm vị hoạt động với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thị trường bình quân và tạo được chỗ đứng trong lĩnh vực kinh doanh tài chính tiêu dùng.
- 2 Hình 1.1: Lịch sử phát triển của VPBank (Nguồn: VPBank) 1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi và mục tiêu của VPBank Tầm nhìn: Với những thành tựu đã đạt được và những dấu ấn rực rỡ về quy mô và lợi nhuận đã tạo cơ hội đưa VPBank trở thành một trong những NHTM cổ phẩn hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2017 là một cột mốc quan trọng của VPBank khi mà có gần 1,5 tỷ cổ phiếu VPB chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, thu hút nhà đầu tư trong nước cũng như cá nhà đầu tư quốc tế. Từ năm 2018, ban lãnh đạo cùng với toàn thể cán bộ nhân viên đã cùng nhau xây dựng tầm nhìn và phấn đấu để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược: “Trở thành 1 trong 3 Ngân hàng có giá trị nhất tại Việt Nam và là Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ”
- 3 Sứ mệnh: mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. Giá trị cốt lõi: Tại VPBank, văn hóa doanh nghiệp là chỗ dựa vững chắc để thực hiện các chiến lược kinh doanh cho thời kì mới. Văn hóa doanh nghiệp được phát triển và nuôi dưỡng dựa vào 6 giá trị cốt lõi: - Khách hàng là trọng tâm; - Hiệu quả; - Tham vọng; - Phát triển con người; - Tin cậy; - Tạo sự khác biệt. Mục tiêu: xây dựng một tổ chức lành mạnh, hiệu quả với văn hóa cộng tác nội bộ, trở thành điểm đến của những tài năng hàng đầu. Để thực hiện tầm nhìn nêu trên VPBank triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các gọng kìm then chốt, trong đó quan trọng nhất là chiến lược tăng trưởng chất lượng và kiện toàn QTRR, cụ thể: - Tăng trưởng chất lượng và quy mô chọn lọc. Tập trung vào 04 trụ cột chính: tín dụng tiêu dùng (FE credit), khách hàng cá nhân (KHCN), tín dụng tiểu thương (Comm Credit) và khách hàng doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME). - Kiện toàn hệ thống QTRR và công nghệ thông tin, chuẩn hóa khung QTRR theo thông lệ quốc tế Basel II. Với mô hình ngân hàng bán lẻ tập trung vào các sản phẩm tín chấp, đặc biệt là tiếp cận nhiều hơn vào các khách hàng có nhu nhập thấp, tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng này có thể tiếp cận với nguồn vốn vay chính thống thông qua các sản phẩm
- 4 cho vay tín chấp và tài chính tiêu dùng. VPBank luôn chủ động trong việc QTRR, kiện toàn hệ thống QTRR, chuẩn hóa khung QTRR theo thông lệ quốc tế theo Basel II. 1.1.3. Một số thành tựu đạt được - Năm 2017: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được Brand Finance, công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, xếp hạng là một trong bốn ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất và là một trong 24 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 - Năm 2018: Ngày 31/7, Tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách Top 40 Thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018, trong đó VPBank đứng thứ 13 với giá trị thương hiệu đạt 99,2 triệu USD, tăng trưởng vượt bậc từ vị trí 24 của năm 2017, vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP trong năm 2018. - Năm 2018, sau gần 1 năm niêm yết trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VPB đã được chọn vào nhóm VN30, nhóm các cổ phiếu được đánh giá cao nhất trên thị trường. Để vào được VN30, các mã chứng khoán sẽ phải trải qua 3 bước sàng lọc về giá trị vốn hóa và thanh khoản. Bởi vậy việc được chọn vào danh sách này chính là sự khẳng định chất lượng của cổ phiếu VPB về cả thanh khoản lẫn giá trị. - Kết thúc năm 2018, VPBank đã trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên được xếp hạng trong danh sách 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất thế giới, do Brand Finance công bố. Giá trị thương hiệu của VPBank được Brand Finance định giá 354 triệu USD, tăng gấp 6,3 lần so với năm 2016. Giá trị thương hiệu tăng cao cũng phản ánh tiềm năng phát triển của VPBank đang được đánh giá cao, bất chấp sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng đang ngày càng lớn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn