Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An
lượt xem 6
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn của Agribank khu vực Đức Hòa Long An. Và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạo sự ổn định vốn kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho chi nhánh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc Sĩ vớ đề tài: “‟Huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An” là do bản thân tác giả tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Nhung. Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Ký tên Lâm Cẩm Tú
- ii LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chƣơng trình Cao học ngành Tài chính ngân hàng và đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, có đƣợc kết quả ngày hôm nay không chỉ do quá trình nỗ lực của bản thân, mà còn là sự hỗ trợ và động viên của rất nhiều ngƣời, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Phòng Đào tạo sau Đại học, Giảng viên tham gia giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung đã tận tình cung cấp tài liệu, hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Ban Lãnh đạo, các Anh/chị em đồng nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa – Long An đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp các tài liệu cần thiết để tác giả hoàn thành đề tài. Các Anh/chị em Học viên Cao học ngành Tài chính ngân hàng tại Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An và gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu có liên quan trong quá trình hoàn thành đề tài. Trong quá trình hoàn thành đề tài, mặc dù đã nỗ lực hết sức mình, cố gắng tham khảo tài liệu và tranh thủ các ý kiến đóng góp, song không tránh khỏi có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc những thông tin góp ý của Quý thầy, cô và bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Ký tên Lâm Cẩm Tú
- iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình cho vay của Agribank khu vực Đức Hòa Long An .................34 Bảng 2.2. Chỉ tiêu về hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ..................................35 Bảng 2.3. Tình hình tăng trƣởng nguồn vốn của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa – Long An ..........................................................................................................36 Bảng 2.4. Tổng nguồn vốn thực tế của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa năm 2016-2018 .................................................................................................................36 Bảng 2.5 Thị phần huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại tại huyện Đức Hòa. ...................................................................................................................................37 Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2016-2018 .................................................................................................................38 Bảng 2.7. Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An phân theo kỳ hạn .................................................................................................39 Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo địa bàn .......................................40 Bảng 2.9. Tình hình huy động của Agribank khu vực Đức Hòa, Long An ..............41 Bảng 2.10. Các dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2016-2018 ..............43 Bảng 2.11. Lãi suất huy động vốn nội tệ tính đến ngày 31/12/2018 ........................44 Bảng 2.12. Lãi suất huy động vốn các loại tiền tính đến ngày 31/12/2018 ..............45 Bảng 2.13. Chi phí huy động vốn .............................................................................46 Bảng 2.14. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ........................................................50 Bảng 2.15. Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng gửi tiết kiệm tại Chi nhánh từ năm 2016 – 2018 ........................................................................................................................54 Bảng 3.1. Một số mục tiêu cụ thể về huy động vốn giai đoạn 2019-2012 ...............68
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Bình quân nguồn vốn huy động trên một cán bộ (Tỷ đồng/Cán bộ) ........45 Hình 2.2. Chi phí trả lãi, chi phí huy động vốn.........................................................47 Hình 2.3. Chi phí phi lãi, chi phí huy động vốn ........................................................48 Hình 2.4. Chi phí huy động vốn và tổng chi phí .......................................................49 Hình 2.5. Chi phí huy động vốn và tổng chi phí .......................................................50 Hình 2.6. Chi phí huy động vốn trung và dài hạn và cho vay trung và dài hạn .......52
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC CHỮ VIẾT TẮC TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động Ngân hàng Nông nghiệp và phát Agribank triển nông thôn Việt Nam DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HĐV Huy động vốn NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTW Ngân hàng trung ƣơng SPDV Sản phẩm dịch vụ SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT .......................................................................... vi MỤC LỤC ................................................................................................................ vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .........................................................................................x Phần mở đầu ................................................................................................................1 1. Tính cấn thiết đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2 4. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 6. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3 8. Tổng quan các nghiên cứu liên quan.......................................................................4 9. Bố cục luận văn .......................................................................................................5 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ......................6 1.1. Cơ sở lý luận về nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại ......................................6 1.2. Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại .................................7 1.2.1. Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại .......................................7 1.2.2. Mục tiêu huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ..........................................7 1.2.3. Đặc điểm huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại .........................................9 1.2.4. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ...........................................10 1.2.5. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ................................13 1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ................17 1.3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại .....17 1.3.2. Các tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả huy động vốn .....................................17
- vii 1.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................................................20 1.4. Kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và bài học cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An. ....................................................................................................26 1.4.1. Kinh nghiệm từ ngân hàng Vietinbank ...........................................................26 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Đức Hòa – Long An ...........................................................................................29 Tóm tắt chƣơng 1 ......................................................................................................30 Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribak chi nhánh khu vực Đức Hòa – Long An ..........................................................................................................31 2.1. Tổng quan ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa – Long An ....................................................................................31 2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa – Long An .................................32 2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và thị phần .......................................36 2.2.2. Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn ...................................................................37 2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn ........................................................39 2.2.4. Độ đa dạng hình thức huy động vốn ...............................................................41 2.2.5. Hiệu suất huy động vốn ..................................................................................45 2.2.6. Tỷ lệ chi phí huy động vốn/ tổng chi phí ........................................................46 2.2.7. Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn ............................................49 2.2.8. Sự phát triển mạng lƣới ...................................................................................52 2.2.9. Các chỉ tiêu định tính ......................................................................................54 2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An .............................................54 2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân đạt đƣợc thành tựu ....................................54 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.........................................................57 Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................65
- viii Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa – Long An ...........................................................................................66 3.1. Định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An năm 2019 ........................................66 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Long An năm 2019 ...........................................................66 3.1.2. Đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tỉnh Long An.............................................................................................66 3.2. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa tỉnh Long An năm 2019 .....................................67 3.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................67 3.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................67 3.3. Giải pháp huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa tỉnh Long An ..............................................68 3.3.1. Đa dạng hóa các loại sản phẩm và hình thức huy động vốn ...........................68 3.3.2. Giải pháp quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động huy động vốn cho khách hàng ..........................................................................................................................71 3.3.3. Giải pháp về kênh phân phối ...................................................................................72 3.3.4. Giải pháp chăm sóc khách hàng gửi tiền ................................................................72 3.3.5. Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn huy động .......................................................75 3.4. Kiến nghị ............................................................................................................76 3.4.1. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ....76 3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh khu vực Đức Hòa tỉnh Long An .....................................................................78 Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................81 Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................82 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................84
- ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại là việc ngân hàng thƣơng mại thông qua công tác lập kế hoạch, lựa chọn sử dụng các phƣơng thức và các công cụ khác nhau để tập trung các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế cũng nhƣ việc tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm soát các công tác huy động vốn nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, trong giai đoạn 2016-2018, công tác huy động và quản lý huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đức Hòa, Long An còn những hạn chế khắc phục. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó, có những nguyên nhân chủ quan chủ yếu sau đây: (1) Cơ cấu nguồn vốn chƣa hợp lệ; (2) Chƣa cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn; (3) Nguồn nhân lực về hạn chế; (4) Công tác marketing chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; (5) Hiệu quả công tác huy động vốn; (6) Sự đa dạng hóa trong các loại hình tiền gửi còn bộc lộ nhiều hạn chế. Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn của Agribank chi nhánh Khu vực Đức Hòa Long An trong thời gian tới, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: (1) Giải pháp về cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn; (2) Giải pháp về cơ cấu nguồn vốn huy động; (3) Giải pháp về sản phẩm huy động vốn; (4) Giải pháp về quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động vốn; (5) Giải pháp về kênh phân phối; (6) Giải pháp về cơ chế khuyến khích trong huy động vốn; (7) Giải pháp chăm sóc khách hàng gửi tiền; (8) Giải pháp xây dựng nguồn nhân lực cho công tác nguồn vốn.
- x ABSTRACT Commercial banks' capital mobilization is the commercial banks, via the planning and selection of different methods and tools, concentrating monetary resources in the economy as well as organizing, directing and supervising the mobilization of capital to achieve the set objectives. In addition to the achievements, in 2011 - 2016, the tasks of capital mobilization and management of capital mobilization of Agribank brand Khu Vuc Duc Hoa Long An still have some limitations to overcome. These limitations are due to many reasons, including the following subjective causes: (1) The capital structure is not yet valid; (2) Unbalance between raising capital and using capital; (3) Limited human resources; (4) Marketing has not been paid enough attention; (5) Effectiveness of capital mobilization; (6) The diversification in types of deposits also reveals many limitations. In order to improve efficiency in mobilizing capital of the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development in the coming period, the following solutions should be implemented in a synchronous manner: 1) Solutions on the mechanism of capital mobilization and capital trading; 2) Solutions on the structure of mobilized capital; 3) Solutions on capital mobilization products; 4) Solutions on procedures and transaction documents in capital mobilization activities; 5) Solutions on distribution channels; 6) Solutions on incentives mechanism in mobilizing capital; 7) Solutions on customers service in depositing money; 8) Solutions to build human resources for the work of capital sources.
- -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết đề tài Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) là một trong những ngân hàng thƣơng mại có quy mô lớn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Agribank qua các năm liên tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn nhằm phát triển thị phần và khẳng định uy tín ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng nội địa và sự thâm nhập của các ngân hàng quốc tế, Agribank phải có giải pháp nhằm giữ vững và phát triển thị phần huy động vốn của mình. Đây là nhu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với chiến lƣợc phát triển chung của toàn ngành Ngân hàng. Hơn nữa, đối với Agribank do đối tƣợng khách hàng chủ yếu là nông nghiệp, nông dân trong khu vực nông thôn và chủ yếu trong các quan hệ tín dụng với nhu cầu vay vốn rất lớn và xu hƣớng ngày càng gia tăng trong khi huy động vốn trong khu vực nông thôn vẫn gặp rất nhiều khó khăn càng đặt ra yêu cầu cho Agribank phải tăng cƣờng công tác quản lý huy động vốn. Đặt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, yêu cầu về củng cố và tăng cƣờng sức cạnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về vốn nhằm đẩy nhanh sự phát triển bền vững kinh tế Agribank thì yêu cầu quản lý hoạt động huy động vốn của các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó đặc biệt đối với Agribank càng đặt ra hết sức cấp thiết. Agribank tại Long An có tổng cộng 29 chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc đặt trên 14 Huyện, Thị xã và Thành phố Tân An. Các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Thành Phố Tân An 6 địa điểm, Huyện Đức Hòa 4 địa điểm, Huyện Bến Lức 3 địa điểm, Huyện Mộc Hóa 2 địa điểm, Huyện Thủ Thừa 2 địa điểm. Agribank Chi nhánh khu vực Đức Hòa tỉnh Long An là chi nhánh loại hai trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Long An. Agribank chi nhánh tỉnh Long An có nguồn huy động đến cuối tháng 9 năm 2017 đạt 16.047 tỷ đồng, trong đó có nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa là 1.150 tỷ đồng, chiếm 8,2%/nguồn vốn của tỉnh. Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa là một trong 08 chi nhánh có số huy động tăng so với đầu năm.
- -2- Với ý nghĩa vai trò của nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của một ngân hàng và liên hệ với thực tiển tại Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An, tác giả chọn đề tài: „‟Huy động vốn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An‟‟ thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu chung Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn của Agribank khu vực Đức Hòa Long An. Và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tạo sự ổn định vốn kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho chi nhánh. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện đƣợc mục tiêu chính, cần thực hiện đƣợc các mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại. - Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An. - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu cụ thể cần trả lời các câu hỏi sau - Những cơ sở lý luận nào dùng để phân tích hiệu quả huy động vốn tại các Ngân hàng thƣơng mại? - Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An nay nhƣ thế nào? - Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An? 4. Đối tƣợng nghiên cứu. Huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại và thực tiển huy động vốn tại Agribank chi nhánh Khu vực Đức Hòa Long An. 5. Phạm vi nghiên cứu.
- -3- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa Tỉnh Long An Phạm vi thời gian: Số liệu về hoạt động huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa trong giai đoạn từ năm 2016-2018. Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu cho hoạt động huy động vốn đối với khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân, không nghiên cứu cho các hoạt động tài chính khác nhƣ hoạt động tín dụng, hoạt động tài trợ…. 6. Những đóng góp mới của luận văn Đƣa ra các giải pháp huy nguồn tiền gửi từ các cá nhân và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank. Đánh giá đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Khu Vực Đức Hòa Tỉnh Long An. Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên,thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài “Huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại”. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể gồm các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp để phân tích tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An. Bên cạnh đó phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An, từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động trên. Phƣơng pháp chứng minh bằng các số liệu và tài liệu thực tế cũng đƣợc luận văn sử dụng để khẳng định rõ những tồn tại, yếu kém và những vấn đề nêu ra trong luận văn cần đƣợc giải quyết là đúng sự thật. Phƣơng pháp thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu của ngân hàng liên quan đến hoạt động huy động vốn tại chi nhánh: huy động vốn, số lƣợng và quy mô của khách hàng tại chi nhánh. Phƣơng pháp so sánh: So sánh thực trạng huy động vốn đối tại Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An với các NHTM khác trên cùng địa bàn; So sánh
- -4- để đánh giá thực trạng huy động vốn tại Agribank theo thời gian trong giai đoạn từ năm 2016-2018. 8. Tổng quan các nghiên cứu liên quan. _ Luận văn Thạc sĩ của Lƣơng Thị Quỳnh Nga, đại học Kinh tế năm 2011 “Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” _ Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Ngọc Hiền, trƣờng đại học Tài chính - Marketing năm 2015 “ Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nộng thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Long”. _Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Quyên, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2013 “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng”. _ Luận văn thạc sĩ của Ngô Trọng Hiếu, trƣờng đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 “ tác động của chính sách tiền tệ lên lãi suất huy động kỳ hạn VND của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2005-2013”. _Luận văn thạc sĩ của Trần Đình Thu Nhi, trƣờng đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012 “ Các yếu tố ảnh hƣởng huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại TP. Hồ Chí Minh” * Nhận xét: Từ việc tổng quan các tài liệu tham khảo, tác giả thấy rằng đã có không ít đề tài luận văn từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ hay các bài báo. Nhiều công trình nghiên cứu trên bình diện lý luận chung hoặc đi vào phạm vi nghiên cứu tại các NHTMCP hay tại một địa phƣơng cụ thể. Một số tác giả khác nghiên cứu đối với bối cảnh cụ thể là các NHTM nhà nƣớc, tuy nhiên với đặc điểm, tính chất khác nhau giữa NHTM và NHTM nhà nƣớc về tính đặc thù, chuyên biệt hóa, nên không thể lấy kết quả nghiên cứu áp dụng một cách rập khuôn vào mô hình của hệ thống NHTM, nhƣng việc đƣa ra các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn gần nhƣ chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Đây là khoảng trống mà nghiên cứu hi vọng lấp đầy trong luận văn của mình. Vì vậy, việc phân tích tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh khu vực Đức Hòa Long An sẽ mang lại những kết quả thiết
- -5- thực, giúp ngân hàng hiểu đƣợc rõ hơn về đối tƣợng khách hàng của mình, từ đó có thể xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh thích hợp trong ngắn hạn và dài hạn. 9. Kết cấu luận văn. Nội dung của luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa tỉnh Long An Chƣơng 3: Giải phát nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank - chi nhánh khu vực Đức Hòa tỉnh Long An.
- -6- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại Nguồn vốn của NHTM có thể coi là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hay huy động đƣợc mà từ đó ngân hàng có thể dùng để cho vay, đầu tƣ hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác (Nguyễn Đăng Dờn 2009). Nguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập đƣợc và thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong kết cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Đây là nguồn vốn quan trọng, là cơ sở để mở rộng qui mô hoạt động, quyết định đến năng lực và sức cạnh tranh của NHTM, là tài sản đảm bảo tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Theo đà phát triển của ngân hàng, vốn này sẽ tăng dần về số tuyệt đối. Ngoài ra nó còn là một trong những căn cứ quyết định đến khả năng và khối lƣợng vốn huy động của ngân hàng cũng nhƣ việc duy trì khả năng thanh toán trong trƣờng hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn coi nhƣ tự có: Gồm phần lợi nhuận chƣa chia, các quỹ khác chƣa sử dụng có thể xem nhƣ là phần vốn coi nhƣ tự có của NHTM, vì đó là những khoản tiền mà ngân hàng phải sử dụng vào mục đích nhất định nhƣng chƣa sử dụng. Vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của mình (Nguyễn Đăng Dờn 2014). Qua đó cho thấy, bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động thƣờng xuyên biến động nên ngân hàng không đƣợc phép sử dụng hết số vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, nó là thành
- -7- phần thƣờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chủ động đi vay trên thị trƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cấp thời. Nguồn vốn đi vay thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng nhƣng nó là nguồn vốn cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách bình thƣờng. Vốn đi vay có tính ổn định nhƣng lãi suất phải trả khá cao, đây là vấn đề bất lợi trong việc tối đa hóa lợi nhuận buộc các NHTM phải tính toán trƣớc khi quyết định vay. Vốn khác là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động đƣợc thông qua việc cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ uỷ thác đầu tƣ. 1.2. Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại. Nhìn từ góc độ quản lý, có thể hiểu “HĐV trong các NHTM là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát hoạt động HĐV nhằm đạt mục tiêu đề ra”. Nhìn từ góc độ nghiệp vụ huy động, có thể hiểu: HĐV của NHTM là việc NHTM thông qua các phƣơng pháp khác nhau, bằng việc sử dụng các công cụ khác nhau để HĐV tiền tệ trong nền kinh tế (Nguyễn Minh Kiều 2011). Theo tác giả, “Huy động vốn của NHTM là việc NHTM thông qua công tác lập kế hoạch, lựa chọn sử dụng các phƣơng thức và các công cụ khác nhau để tập trung các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế cũng nhƣ việc tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm soát công tác HĐV nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra”. Dựa trên các khái niệm trên, tác giả nhận thấy HĐV có đặc điểm sau: HĐV không tách rời chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý HĐV trong NHTM là Hội đồng thành viên (hoặc Hội đồng quản trị), Tổng giám đốc, Giám đốc và lãnh đạo các chi nhánh. Đối tƣợng là quản lý HĐV Mục tiêu quản lý HĐV là đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu huy động vốn của NHTM Tìm kiếm nguồn vốn “rẻ”
- -8- Chi phí trả lãi thƣờng là hạng mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí hoạt động của NHTM, trong đó, trả lãi cho huy động tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu và kỳ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí trả lãi của ngân hàng. Chính vì thế, quản lý chi phí trả lãi luôn là hoạt động thƣờng xuyên và quan trọng nhất của NHTM. Bất cứ một sự thay đổi nào về lãi suất và cơ cấu nguồn vốn đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, qua đó, sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của NHTM. Xuất phát từ thực tế này, các NHTM sẽ phải tính toán chi phí của từng nguồn vốn cụ thể, từ đó, cho phép nhà quản trị của NHTM xác định những nguồn vốn nào “rẻ” hơn, có nên thay đổi lãi suất huy động nguồn hay không và nếu có thay đổi thì những thu nhập từ tài sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phí huy động nguồn tăng thêm hay không? Xét về nguyên lý thì các nguồn vốn có kỳ hạn càng ngắn thì tính chất ổn định của chúng càng kém, và do vậy, chi phí huy động nguồn cũng sẽ phải “rẻ” hơn. Tạo ra nguồn vốn ổn định với cơ cấu hợp lý Về nguyên tắc, cơ cấu nguồn vốn huy động phải căn cứ theo cơ cấu cho vay và đầu tƣ của NHTM. Cơ cấu cho vay và đầu tƣ càng đa dạng, thì cơ cấu nguồn vốn huy động cũng càng cần có sự đang dạng để tránh những rủi ro kỳ hạn. Với một cơ cấu huy động nguồn vốn hợp lý sẽ giúp NHTM tránh đƣợc các căng thẳng về tài chính trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh có sự biến động phức tạp. Giúp xác lập qui mô và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động ổn định Qui mô nguồn vốn huy động phải phù hợp với qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có nghĩa là qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, thì nguồn vốn huy động cũng cần có sự tăng lên về qui mô cho phù hợp. Tuy vậy, việc xác định qui mô huy động nguồn nhƣ thế nào là phù hợp là tƣơng đối khó khăn, đòi hỏi phải đặt trong từng tình huống cụ thể của môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ công tác dự báo trong tƣơng lai. Chẳng hạn: Nếu nhƣ môi trƣờng kinh doanh diễn biến phức tạp, thì đòi hỏi NHTM phải tăng qui mô nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, NHTM có uy tín và thƣơng hiệu chƣa cao trên thị trƣờng tài chính thì cũng đòi hỏi phải duy trì dự trữ thanh khoản lớn hơn và vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải tăng cƣờng HĐV. Việc xác lập qui mô và tốc độ tăng trƣởng huy động nguồn của NHTM đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố về lãi
- -9- suất, chính sách marketing, các hình thức huy động nguồn... trên cơ sở phải bảo đảm tính ổn định của nguồn huy động trong bất cứ tình huống nào, kể cả trong hiện tại và tƣơng lai. Đây là yêu cầu bắt buộc mà NHTM phải hƣớng tới. 1.2.3. Đặc điểm huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại Cũng giống nhƣ bất cứ tổ chức kinh tế nào, các NHTM muốn triển khai các hoạt động kinh doanh của mình thì phải có vốn, vốn kinh doanh bao gồm vốn tự có và vốn vay. Để có thể vay đƣợc vốn từ các khách hàng có tiền nhàn rỗi thì ngƣời đi vay cho dù là các tổ chức kinh tế phi ngân hàng hay là NHTM, đều phải chứng minh đƣợc uy tín của mình, đặc biệt là uy tín về tài chính để bảo đảm khả năng trả nợ vay đối với ngƣời cho vay Tuy vậy, khác với hầu hết các tổ chức kinh tế khác thì HĐV của các NHTM có một số khác biệt: - Nếu nhƣ các tổ chức kinh tế khác muốn đƣợc cấp phép hoạt động thì yêu cầu về vốn chủ sở hữu luôn rất cao, thƣờng phải đáp ứng trên 50% tổng nhu cầu vốn hoạt động, thì đối với các NHTM, yêu cầu về vốn chủ sở hữu thƣờng thấp hơn nhiều, chỉ ở mức khoảng 8% tổng tài sản có đƣợc qui đổi theo mức rủi ro (theo qui định của Basel). Hay nói cách khác, với tƣ cách của một trung gian trên thị trƣờng tài chính, các NHTM căn bản đi vay để thực hiện các hoạt động cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Chính vì vậy, các NHTM đều phải rất chú trọng hoạt động HĐV. Hơn nữa, với tƣ cách của một tổ chức hoạt động có tính chuyên nghiệp cao trên thị trƣờng tài chính, hầu hết nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trƣờng tài chính đƣợc các NHTM huy động để từ đó luân chuyển các nguồn vốn này tới các kênh đầu tƣ khác trong nền kinh tế. Do vậy, hiệu quả của công tác HĐV của NHTM có tính quyết định hiệu quả sử dụng nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế. - Các NHTM có thể thông qua nhiều biện pháp và công cụ khác nhau để HĐV. Đây là điểm khác biệt mà các tổ chức kinh tế khác không thể có. Chẳng hạn NHTM có thể HĐV tiết kiệm ở tất cả các kỳ hạn (trong khi luật pháp cấm các tổ chức kinh tế phi NH không đƣợc phép huy động tiền gửi không kỳ hạn, lý do là bởi hoạt động này có thể tạo tiền). NHTM cũng có thể HĐV thông qua phát hành chứng khoán, khi ấy, NHTM sẽ chịu sự kiểm soát chi phối của Ủy ban Chứng khoán Nhà
- - 10 - nƣớc lẫn từ phía NHTW (trong khi các tổ chức khác khi phát hành chứng khoán để HĐV chỉ chịu sự kiểm soát duy nhất từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc). NHTM cũng có thể HĐV thông qua đi vay từ các tổ chức tài chính khác trên thị trƣờng liên ngân hàng (trong khi hầu hết các tổ chức tài chính phi ngân hàng hiếm khi đƣợc phép tham dự vào thị trƣờng này). NHTM cũng có thể HĐV thông qua đi vay từ NHTW (trong khi tất cả các tổ chức phi NH khác không đƣợc vay từ nguồn này). - NHTM thiết lập mạng lƣới chi nhánh rộng khắp để HĐV và cung cấp các dịch vụ tài chính đối với các KH trong nền kinh tế. Đặc điểm này xuất phát từ chính đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng là cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng cho tất cả các khách hàng trong nền kinh tế và để đạt đƣợc yêu cầu này thì đòi hỏi NHTM phải tiến gần nhất tới các khách hàng mục tiêu thông qua thiết lập mạng lƣới chi nhánh rộng khắp (có thể là mạng lƣới hữu hình hoặc là mạng lƣới vô hình thông qua sự rợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại), chính điều này giúp các NHTM có thể giảm tiểu đƣợc chi phí huy động nguồn trong khi hầu hết các tổ chức khác khó có thể thiết lập đƣợc một mạng lƣới chi nhánh bao trùm cả nƣớc để HĐV do chi phí huy động nguồn gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.2.4. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 1.2.4.1. Vai trò đối với nền kinh tế Huy động vốn góp phần huy động tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời, nhàn rỗi trong nền kinh tế, qua đó phát huy hiệu quả nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Do tính chất chu kỳ của SXKD cũng nhƣ tồn tại khoảng cách nhất định giữa thu nhập và tiêu dùng, nên trong nền kinh tế luôn tồn tại một lƣợng tiền tạm thời nhàn rỗi. Qui mô của lƣợng tiền này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào qui mô và sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ mức thu nhập của dân chúng. Hầu hết lƣợng tiền này ở dạng “tạm thời nhàn rỗi” do tính chất chu kỳ trong SXKD hoặc dân chúng chƣa tìm kiếm đƣợc cơ hội đầu tƣ sinh lợi và điều này cũng có nghĩa là có một lƣợng vốn tiền tệ nhất định trong nền kinh tế đang bị loại khỏi chu kỳ SXKD, điều này gây ra sự lãng phí nguồn lực cho xã hội. Nhƣng bất cập này sẽ đƣợc khắc phục khi các NHTM, với tƣ cách của một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập trung các nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi trong nền kinh tế, chuyển các nguồn vốn này tới các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn