intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã xác định được phương trình hồi quy chỉ mối tương quan giữa biến phụ thuộc là khả năng sinh lợi được đo bằng tỷ suất lợi nhuận gộp trên tổng tài sản với các biến độc lập là: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho , kỳ phải thu khách hàng, kỳ thanh toán cho nhà cung cấp, kỳ chuyển đổi tiền mặt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHAN THÒ PHÖÔÏNG KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : GS-TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện nào . Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích trong bài này là báo cáo tài chính của các công ty niêm yết lấy từ trang web của các công ty chứng khoán và tôi bảo đảm nội dung luận văn là độc lập , không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác Người thực hiện PHAN THỊ PHƯỢNG Học viên cao học lớp TCDN –K19 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi : Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang vì những lời khuyên bổ ích và những hướng dẫn tận tình của Cô trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này Ngoài ra , tôi xin được cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp và Viện Sau Đại học trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian theo học chương trình cao học tại trường .
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AR ( Number of days accounts receivable) Kỳ thu tiền khách hàng AP ( Number of days accounts payable ) Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp CCC ( Cash Conversion Cycle ) Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt INV ( Number of day s inventory ) Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho LOS ( Natural Logarithm of sales ) Qui mô doanh thu của công ty DR ( Debt ratio ) Tỷ số nợ trên tổng tài sản FATA ( Fixed finacial assets to total assets) Tỷ số tài sản tài chính GROSSPR ( Gross operating profitability ) Tỷ suất lợi nhuận gộp
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng III.1 : Thống kê mô tả Bảng III.2 : Ma trận tương quan Bảng IV.1 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là AR Bảng IV.2 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là AR .Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Bảng IV.3 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là INV Bảng IV.4 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là INV.Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Bảng IV.5 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là AP. Bảng IV.6 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là AP. Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Bảng IV.7 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là CCC Bảng IV.8 : Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và biến độc lập là CCC. Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT ……………………………………………………………. …1 I/ GIỚI THIỆU ……………………………………………………………1 1. Tầm quan trọng ……………………………………………...1 2. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………….. . 2 3. Khái quát kết quả ……………………………………………………. 3 4. Kết cấu luận văn ……………………………………………………. .3 II/ NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ……………………….. 4 1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ……………………………………….. 4 2. Nghiên cứu ở Việt Nam ……………………………………………...8 III / PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1. Mô hình nghiên cứu ………………………………………………….9 2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 9 3. Dữ liệu ……………………………………………………………… 10 3.1 Chọn mẫu …………………………………………………………… 10 3.2 Mô tả biến ……………………………………………………………10 3.2.1 Thống kê mô tả ……………………………………………………...11 3.2.2. Ma trận tương quan …………………………………………………12 III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………….13 1. Kiểm định tính dừng của biến nghiên cứu ………………………….13 2. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là GROSSPR và ………………14 biến độc lập là AR …………………………………………………..14 2.1 Mô hình hồi quy ……………………………………………………..14 2.2 Kết quả hồi quy ……………………………………………………...14 2.3 Kiểm định phương sai thay đổi và khắc phục phương sai …………..14 thay đổi
  7. 3. Kết quả hồi quy vói biến phụ thuộc là GROSSPR và …………………16 biến độc lập là INV 3.1 Mô hình hồi quy ……………………………………………………....16 3.2 Kết quả hồi quy ……………………………………………………….16 3.3 Kiểm định phương sai thay đổi và khắc phục phương sai …………....16 thay đổi 4. Kết quả hồi quy vói biến phụ thuộc là GROSSPR và ………………..18 biến độc lập là AP 3.1 Mô hình hồi quy ……………………………………………………...18 3.2 Kết quả hồi quy ……………………………………………………….18 3.3 Kiểm định phương sai thay đổi và khắc phục phương sai …………....19 thay đổi 5. Kết quả hồi quy vói biến phụ thuộc là GROSSPR và ………………..20 biến độc lập là CCC 5.1 Mô hình hồi quy ……………………………………………………...20 5.2 Kết quả hồi quy ……………………………………………………….21 5.3 Kiểm định phương sai thay đổi và khắc phục phương sai …………....21 thay đổi 6. Kiểm định tính tương quan và kiểm định đa cộng tuyến ……………. 23 6.1 Kiểm định tính tự tương quan ………………………………………...23 6.2 Kiểm định đa cộng tuyến ……………………………………………..27 Tóm lại ……………………………………………………………….. 27 KẾT LUẬN ………………………………………………………… 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….. 30 PHỤ LỤC I …………………………………………………………..32 PHỤ LỤC II…………………………………………………………..40 PHỤ LỤC III ……………………………………………………… 48
  8. TÓM TẮT : Quản lý vốn lưu động giữ vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty cũng như khả năng thanh toán bằng tiền mặt . Mục tiêu của bài nghiên cứu là thiết lập mối quan hệ thống kê giữa khả năng sinh lợi (được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận gộp ) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ chuyển đổi hàng hàng tồn kho,kỳ thu tiền khách hàng …ở các doanh nghiệp thông qua mẫu nghiên cứu gồm 331 công ty,được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thống kê giữa khả năng sinh lợi được đo bằng tỷ suất lợi nhuận gộp và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Từ đó, nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng cách quản lý tốt chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và duy trì mỗi bộ phận cấu thành khác nhau ở mức tốt nhất . Từ khóa : Quản lý vốn lưu động – Khả năng sinh lợi I/ GIỚI THIỆU : 1-Tầm quan trọng Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu . Muốn đạt được mục tiêu này , lãnh đạo và ban điều hành các doanh nghiệp phải có những giải pháp để tạo ra và nâng cao giá trị tài sản vô hình như : thương hiệu quyền sở hữu công nghệ …và gia tăng giá trị tài sản hữu hình từ nguồn vốn được tích lũy qua việc phân phối nguồn lợi nhuận hàng năm. Như vậy , mục tiêu hữu hiệu và cụ thể hàng năm của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay , do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu , khủng hoảng nợ công ở Châu Âu , kinh tế Việt Nam đang suy thoái hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản hoặc đóng cửa thì lợi nhuận còn gắn liền với việc phải có “ tiền”. Có lãi mà không có “tiền” doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn. Tiền lúc này là quan trọng ,là “oxy” , giúp cho doanh nghiệp tồn tại
  9. và phát triển ,là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp. Nguồn tiền mặt của công ty liên hệ chặt chẽ với việc quản lý vốn lưu động .Trong giai đoạn trước năm 2008 , hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, nguồn tiền dồi dào, các doanh nghiệp không quan tâm lắm đến việc quản lý hàng tồn kho , khoản phải thu , quản lý vòng chu chuyển của tiền ....nhưng hiện nay, khi kinh tế có nhiều khó khăn , tự bản thân các doanh nghiệp muốn đứng vững thì phải thực hiện việc tái cấu trúc tài chính,không sử dụng nhiều vốn vay mà phải huy động tối đa những gì mình đang có.Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý tốt các tài sản lưu động , nguồn vốn lưu động của mình . Đối với doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động là cách thức để có tiền đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Ngoài ra , quản lý vốn lưu động còn có vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả năng sinh lợi ,tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .Vì vậy ,mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quản lý vốn lưu động thật sự có ích , thật sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . 2- Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học tại một số nước trên thế giới đã xác định được mối tương quan giữa khả năng sinh lợi và quản lý vốn lưu động .Thế còn ở Việt Nam,có không hay không có tồn tại mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quản lý vốn lưu động ?Vì thế, mục tiêu của bài nghiên cứu là dựa trên mô hình nghiên cứu ở một số nước để kiểm định xem : kỳ luân chuyển hàng tồn kho , kỳ thu tiền của khách hàng …. ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp . Bên cạnh đó, qua kết qủa nghiên cứu cũng giúp cho lãnh đạo các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc quản lý vốn lưu động để từ đó có những giải pháp cần thiết nhằm quản lý tốt vốn lưu động ,gia tăng giá trị của doanh nghiệp .
  10. 3- Khái quát kết quả : Kết quả nghiên cứu , đã xác định được phương trình hồi quy chỉ mối tương quan giữa biến phụ thuộc là khả năng sinh lợi được đo bằng tỷ suất lợi nhuận gộp trên tổng tài sản với các biến độc lập là : kỳ luân chuyển hàng tồn kho , kỳ phải thu khách hàng , kỳ thanh toán cho nhà cung cấp, kỳ chuyển đổi tiền mặt . 4- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn bao gồm 4 phần với nội dung cụ thể như sau : * Những nghiên cứu thực nghiệm : - Tác giả trình bày những nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên hệ giữa khả năng sinh lợi và quản lý vốn lưu động * Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu : Phần này tác giả trình bày mô hình nghiên cứu ,phương pháp nghiên cứu và cách chọn mẫu . Đồng thời tác giả cũng mô tả cụ thể các biến được sử dụng trong mô hình thông qua phần thống kê mô tả và mối tương quan từng cặp biến với nhau . * Kết quả nghiên cứu : - Phần kiểm định các giả thiết của phương pháp OLS như : kiểm định tính dừng, kiểm định phương sai thay đổi ,tính tự tương quan ,đa cộng tuyến ,được thực hiện khi xác định phương trình hồi quy - Tiếp theo là kết quả hồi quy và kết luận về mối tương quan giữa khả năng sinh lợi được đo bằng tỷ suất lợi nhuận gộp trên tổng doanh thu với kỳ luân chuyển hàng tồn kho , kỳ thu tiền khách hàng , kỳ thanh toán cho nhà cung cấp,kỳ chuyển đổi tiền mặt * Một số giải pháp:
  11. Tác giả trình bày một số giải pháp liên quan đến việc quản lý khoản phải thu , quản lý hàng tồn kho II/ NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM : 1- Các nghiên cứu ở nước ngoài Cấu trúc vốn và quản lý vốn là hai mặt có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của công ty . Quản lý vốn lưu động đã được tiếp cận theo nhiều cách .Một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của việc quản lý hàng tồn kho trong khi đó những tác giả khác nghiên cứu việc quản lý khoản phải trả như thế nào cho tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận . Theo Deloof ( 2003 ) cách thức quản lý vốn luân chuyển có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng sinh lợi của công ty . Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn luân chuyển ở một mức độ nhất định theo yêu cầu sẽ mang lại một lợi nhuận tiềm tàng rất lớn . Ngoài ra nghiên cứu này cho thấy các công ty lớn tập trung vào quản lý tiền ngày càng nhiều hơn , với doanh thu bán hàng bằng tiền mặt ít hơn , cho nợ nhiều hơn , sẽ có nhiều cơ hội tăng doanh số bán hàng và càng có nhiều khách hàng hơn .Trong khi đó những công ty nhỏ tập trung vào quản lý các khoản đầu tư và ít công ty tập trung vào quản lý tín dụng . Nghiên cứu cũng cho thấy có những công ty phát triển mạnh , quan tâm đến chính sách tín dụng đối với khách hàng một cách miễn cưỡng và họ lại chôn vốn trong hàng tồn kho . Trong lúc đó tài khoản phải trả sẽ gia tăng vì mối quan hệ tốt hơn với nhà cung cấp . Theo Wilner ( 2000 ) , hầu hết các công ty đều mở rộng việc sử dụng quản trị tín dụng mặc dù chi phí của nó cao hơn và tỷ suất tín dụng nói chung vượt quá 18% . Bên cạnh đó ông ta đã trình bày trong năm 1993 , các công ty Mỹ mở rộng quan hệ tín dụng cho khách hàng lên đến 1,5 ngàn tỷ đôla . Năm 2003, Similarly Deloof ( 2003 ) đã thống kê từ ngân hàng quốc gia của Bỉ vào năm 1997 , tài khoản phải trả chiếm 13% trong tổng số tài sản của họ trong
  12. khi tài khoản phải thu và tài khoản hàng tồn kho là 7% và 10% . Ông Sumer và Wilson ( 2000) có báo cáo là ở nước Mỹ,hơn 80% giao dịch kinh doanh mỗi ngày đều dựa trên quan hệ tín dụng . Có mối quan hệ mạnh mẽ giữa vòng quay của tiền và khả năng sinh lợi . Ba bộ phận cấu thành của vòng chu chuyển tiền ( khoản phải thu , khoản phải trả và hàng tồn kho ) có thể được quản lý theo nhiều cách khác nhau để đạt được khả năng sinh lợi cao nhất hoặc nâng cao sự phát triển của công ty .Đôi khi quan hệ tín dụng là phương tiện để thu hút khách hàng mới . Nhiều công ty sẵn sàng thay đổi những điều kiện tín dụng tiêu chuẩn của họ để có được những khách hàng mới và có được những đơn hàng lớn hơn . Thêm vào đó , tín dụng có thể khuyến khích việc tăng doanh thu bởi vì nó cho phép khách hàng đánh giá chất lượng trước khi trả tiền . Tuy nhiên nó cũng cho phép từng công ty riêng lẻ thực hiện việc marketing cho công ty của mình thông qua hình thức mở rộng tín dụng . Tuy nhiên bộ phận tài chính của nhiều công ty sẽ đương đầu với vấn đề dòng tiền và khả năng thanh toán khi vốn được tập trung vào khách hàng và hàng tồn kho . Để có được giá trị cao nhất , sự cân bằng sẽ được duy trì trong khoản phải thu , phải trả và hàng tồn kho . Theo ông Pike R.,Nam Sang Cheng ( 2001 ) quản lý tín dụng sẽ tìm kiếm những khoản phải thu của những danh mục đầu tư an toàn và tiện lợi . Những khoản đầu tư quan trọng vào các khoản phải thu của những công ty lớn , chính sách tín dụng có chọn lọc,có thể có một sự liên hệ mật thiết với giá trị của công ty Quản lý thành công là nguồn gốc dẫn đến khả năng sinh lợi của công ty nhưng thước đo sự quản lý thành công như thế nào từ giai đoạn “trợ cấp tín dụng “ có thể dẫn đến sự gia tăng doanh thu và giá trị cổ phiếu trong khi kèm theo đó khả năng sinh lợi giảm hoặc ngược lại . Kể từ khi vốn luân chuyển được diễn giải tốt nhất bằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt chúng ta sẽ thử thiết lập mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt .
  13. Phương trình đơn giản bao gồm 3 nhân tố quan trọng của việc chu chuyển vốn Nó chỉ ra rằng một công ty có thể bị gián đoạn các hoạt động của nó như thế nào hoặc nó cũng chỉ rõ khoảng thời gian giữa lúc mua hàng và thu tiền bán hàng . Mức độ tồn kho tốt nhất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi vì nó sẽ giải phóng nguồn vốn được đầu tư vào trong vòng quay kinh doanh hoặc mức độ tồn kho gia tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao . Tương tự, cả 2 chính sách tín dụng đối với nhà cung cấp và tín dụng đối với khách hàng sẽ tác động đến khả năng sinh lợi . Năm 2003, Deloof đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty trên một mẫu gồm 1009 công ty lớn phi tài chính trong giai đoạn từ 1992-1996 . Qua phân tích , tác giả đã thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lợi được đo bằng lợi nhuận gộp ( GROSS OPERATING INCOME ) và vòng chu chuyển của tiền như khoản phải thu và hàng tồn kho . Ông đề nghị nhà quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm số ngày phải thu và số ngày tồn kho. Ít công ty có khả năng sinh lợi mong muốn kéo dài hơn nữa các hóa đơn bán hàng của họ . Nhóm tác giả Pedro Juan Garcia – Teruel và Pedro Martinez-Solano đã tiến hành khảo sát 8.872 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha từ năm 1996 đến năm 2002 . Mục tiêu nghiên cứu của các tác giả là nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty vừa và nhỏ trong mẫu nghiên cứu . Kết qủa nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho công ty bằng cách giảm số ngày thu tiền khách hàng và giảm thời gian tồn kho hàng hóa . Bên cạnh đó, việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng làm tăng khả năng sinh lợi của công ty . Quản trị vốn luân chuyển đặc biệt quan trọng trong trường hợp các công ty có qui mô vừa và nhỏ ( công ty có ít hơn 250 lao động , doanh thu ít hơn 40 triệu bảng và vốn chủ sở hữu ít hơn 27 triệu bảng) . Hầu hết tài sản
  14. của các công ty này nằm ở dạng tài sản lưu động . Tương tự, nợ ngắn hạn là một trong những nguồn tài trợ từ bên ngoài chủ yếu của công ty . Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lợi của các công ty vừa và nhỏ với số ngày phải thu và số ngày tồn kho . Tuy nhiên , nhóm tác giả không thể xác định số ngày phải trả cho người bán ảnh hưởng đến ROA của các công ty đã nghiên cứu như thế nào ? vì mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê khi kiểm soát những vấn đề nội sinh . Hai ông Lazaridis và Tryfonidis trong năn 2006 đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty trên thị trường chứng khoán Athens . Mẫu nghiên cứu gồm 131 công ty trong thời kỳ từ 2001-2004 . Từ kết quả phân tích hồi quy và ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu , tác giả đã nhận thấy có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lợi được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận gộp với kỳ chuyển đổi khoản phải thu , kỳ chuyển đổi hàng tồn kho , chu kỳ chuyển đổi tiền mặt . Qua chỉ tiêu khả năng sinh lợi cho thấy cách thức quản lý vốn luân chuyển của công ty , nếu công ty có khả năng sinh lợi thấp sẽ kéo dài hơn thời gian thanh toán các hóa đơn mua hàng nhằm tận dụng nguồn vốn của nhà cung cấp và rút ngắn thời gian thu tiền của khách hàng, để vốn bằng tiền luân chuyển nhanh hơn . Bên cạnh đó mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và khả năng sinh lợi cũng cho thấy: trong trường hợp doanh thu sụt giảm đột ngột kèm theo sự quản trị hàng tồn kho yếu kém sẽ làm cho vốn bị ứ đọng . Từ đó , các tác giả đã cho thấy rằng các nhà quản lý có thể gia tăng lợi nhuận cho công ty bằng cách quản lý tốt chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và duy trì mức độ hàng tồn kho , công nợ ở mức tốt nhất . Singh và Pandey ( 2008 ) cố gắng nghiên cứu các thành phần của vốn luân chuyển và tác động của quản lý vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của
  15. Hindalco Industries Limited trong giai đoạn từ 1990 đến năm 2007 . Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vòng quay tài sản lưu động , vòng quay khoản phải thu và tỷ số giữa vốn lưu động và tài sản có tác động quan trọng đến khả năng sinh lợi của Hindalco Industries Limited Trong năm 2009 , Afza và Nazir đã cố gắng nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi cho một mẫu gồm 204 công ty phi tài chính trên thị trường chứng khoán Karachi ( KSE ) trong thời kỳ từ 1995-2005 . Nghiên cứu đã thấy rằng sự khác nhau quan trọng trong số những đòi hỏi của quản lý vốn luân chuyển của các công ty nghiên cứu và quy chế tài chính của những công ty khác nhau trong ngành công nghiệp . Hơn nữa , kết quả hồi quy đã cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lợi và vòng chu chuyển của tiền 2- Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam , năm 2011, tác giả Bùi Kim Phương đã nghiên cứu tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi và dòng tiền hoạt động của 365 công ty phi tài chính,niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hose) và Sở giao dịch chứng khoán Hà nội ( HNX) trong giai đoạn từ năm 2008-2010. Bài nghiên cứu này đã cho thấy có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền khách hàng,kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và khả năng thanh toán nhanh với tỉ lệ dòng tiền hoạt động trên doanh thu . Ngược lại , việc sử dụng đòn bẫy tài chính có mối quan hệ đồng biến với tỉ lệ dòng tiền hoạt động trên doanh thu .Riêng đối với kỳ thanh toán cho nhà cung cấp,tốc độ tăng trưởng doanh thu và qui mô công ty không có tương quan có ý nghĩa thống kê với dòng tiền hoạt động của công ty .
  16. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra mối tương quan nghịch biến giữa khả năng sinh lợi (được đo bằng ROA) với kỳ chuyển đổi tiền mặt,kỳ chuyển đổi hàng tồn kho,kỳ thu tiền khách hàng và kỳ thanh toán cho nhà cung cấp. Tóm lại : Qua các kết quả nghiên cứu ,các tác giả đã cho thấy có mối tương quan giữa khả năng sinh lợi với việc quản lý vốn lưu động . Việc sử dụng vốn lưu động một cách thích hợp sẽ giúp các nhà quản trị tăng hiệu qủa quản lý dòng tiền hoạt động và nâng cao khả năng sinh lợi của công ty . III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU : 1- Mô hình nghiên cứu : Để phân tích tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó lên khả năng sinh lợi của công ty, tác giả sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận gộp (GROSSPR) . Sau đó tiến hành hồi quy các biến độc lập gồm : kỳ phải thu khách hàng (AR), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho ( INV),kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (AP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Ngoài ra tác giả còn đưa 3 biến kiểm soát vào mô hình , gồm : Tỉ số nợ (DR),Qui mô của công ty ( LOS), tỉ số tài sản tài chính (FATA) và ba biến giả thời gian . *Mô hình tương quan cụ thể như sau : - GROSSPRit = β0 +β1(ARit)+β2(DRit)+β3(LOSit)+β4(FATAit)+β5D1+β6D2+β7D3 + ε - GROSSPRit = β0 +β1(APit)+β2(DRit)+β3(LOSit)+β4(FATAit)+β5D1+β6D2+β7D3 + ε - GROSSPRit = β0 +β1(INVit )+β2(DRit)+β3(LOSit)+β4(FATAit)+β5D1+β6D2+β7D3 + ε - GROSSPRit = β0 +β1(CCCit)+β2(DRit)+β3(LOSit)+β4(FATAit)+β5D1+β6D2+β7D3 + ε (Nguồn : - Ioannis Lazaridis and Dimitrios Tryfonidis (2006) Relation between working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange , Social Science Research Network ) 2-Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu định lượng theo phương pháp hồi quy bình phương số bé nhất ( OLS – Ordinary Least Square ) để phân tích tác động của quản lý vốn lưu động lên khả năng sinh lợi .
  17. 3- Dữ liệu : 3.1- Chọn mẫu : Mẫu nghiên cứu gồm 331 công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE ) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ( HNX ) trong giai đoạn từ năm 2008-2011 . Các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng , bảo hiểm và các công ty dịch vụ, không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn 3.2- Mô tả biến : - Kỳ thu tiền bình quân (AR) = Bình quân khoản phải thu / doanh thu bán hàng *365 - Kỳ thanh toán tiền bình quân (AP) = Bình quân khoản phải trả / Giá vốn hàng bán *365 - Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (INV) = Bình quân hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán *365 - Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) = AR+INV-AP - Qui mô công ty ( LOS) = ln( doanh thu ) - Tỷ lệ tài sản tài chính trên tổng tài sản (FATA) = Tài sản tài chính / Tổng tài sản - Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( DR ) = Tổng nợ / Tổng tài sản - Tỷ lệ lợi nhuận gộp (GROSSPR) = ( Doanh thu – giá vốn hàng bán )/ (Tổng tài sản-tài sản tài chính ) * Trong các biến sử dụng ở trên , biến phụ thuộc là biến GROSSPR , các biến độc lập là : AR,AP,INV,CCC . Các biến kiểm soát là : LOS, FATA,DR . Ngoài ra mô hình còn sử dụng các biến giả là biến thời gian : D1 chỉ năm 2009, D2 chỉ năm 2010, D3 chỉ năm 2011 . Tiếp theo sau là phần trình bày những đặc điểm của mẫu nghiên cứu thông qua phần thống kê mô tả các biến trong mô hình , mối tương quan từng cặp biến với nhau
  18. 3.2.1- Thống kê mô tả Bảng III.1 : Thống kê mô tả Gía trị trung Biến Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ Giá trị lớn nhất bình nhất GROSSPR 0.215384 0.178122 0.153664 -0.771587 1.223525 AR 87.10668 61.8371 86.06609 1.304921 785.4118 AP 194.431 149.6767 151.9218 2.209145 781.8137 INV 104.5573 74.71396 105.5306 0.112511 881.6279 CCC -2.767053 -3.560201 101.1015 -528.8004 730.1407 LOS 13.11281 13.05303 1.254808 9.204423 17.04909 DR 0.561092 0.600927 0.220285 0.005991 1.134272 FATA 0.05601 0.017883 0.090621 0.014037 0.725605 Kỳ thu tiền ( AR ) có giá trị trung bình là 87 ngày ,trung vị là 61 ngày và độ lệch chuẩn là 86 ngày . Số ngày thu tiền ngắn nhất là 1,3 ngày và thời gian thu tiền lâu nhất là 785 ngày . Như vậy có những công ty gần hai năm mới thu được các khoản nợ của khách hàng . Kỳ thanh toán ( AP ) có giá trị trung bình là 194 ngày ,trung vị là 150 ngày và độ lệch chuẩn là 152 ngày . Số ngày thanh toán tiền ngắn nhất là 2 ngày và thời gian thanh toán tiền lâu nhất là 781 ngày . Kỳ tồn kho ( INV) có giá trị trung bình là 104 ngày ,trung vị là 75 ngày và độ lệch chuẩn là 105 ngày . Số ngày tồn kho ngắn nhất là 0,1125 ngày và thời gian tồn kho lâu nhất là 882 ngày . Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ( CCC) có giá trị trung bình là -3 ngày ,trung vị là – 4 ngày và độ lệch chuẩn là 101 ngày . Chu kỳ chuyển đổi thành tiền có số ngày nhỏ nhất -528 ngày và số ngày lâu nhất là 730 ngày .
  19. 3.2.2- Ma trận tương quan Bảng III.2 : Ma trận tương quan Biến AR AP INV CCC LOS DR FATA GROSSPR AR 1 0.7148094 0.3817016 0.1755877 -0.2828767 0.0951898 0.0564776 -0.2921439 AP 0.7148094 1 0.6126273 -0.254694 -0.284115 0.2852291 -0.015936 -0.2923198 INV 0.3817016 0.6126273 1 0.4481708 -0.2696518 0.0919307 -0.076034 -0.1206199 CCC 0.1755877 -0.2546944 0.4481708 1 -0.0953432 -0.251612 -0.00734 0.0646575 LOS -0.282877 -0.284115 -0.269652 -0.095343 1 0.203559 0.0754077 0.0016132 DR 0.0951898 0.2852291 0.0919307 -0.251612 0.20355901 1 -0.292236 -0.4458334 FATA 0.0564776 -0.0159358 -0.076034 -0.00734 0.07540768 -0.292236 1 0.0104958 GROSSPR -0.292144 -0.2923199 -0.12062 0.0646575 0.00161321 -0.445833 0.0104959 1 Bảng II trình bày ma trận tương quan của tất cả các biến được sử dụng trong mô hình . o/ Kết qủa ma trận tương quan cho thấy rằng kỳ thu tiền ( AR ) tương quan nghịch với khả năng sinh lợi GROSSPR . Hệ số tương quan -0,292144. Điều này có nghĩa là nếu kỳ thu tiền càng ngắn thì khả năng sinh lợi càng cao . o/ Hệ số tương quan giữa hàng tồn kho và khả năng sinh lợi là -0,12062 . Đây là mối tương quan nghịch biến và nó đã giải thích lý do tại sao khi số ngày lưu kho giảm thì khả năng sinh lợi tăng lên . o/ Kết qủa ma trận tương quan cho thấy rằng kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (AP ) tương quan nghịch với khả năng sinh lợi GROSSPR,hệ số tương quan là -0,2923. Điều này có nghĩa là nếu kỳ thanh toán càng dài thì khả năng sinh lợi càng thấp . o/ Tương tự ,tỷ số nợ có mối tương quan nghịch biến với khả năng sinh lợi . Hệ số tương quan là –0,445833
  20. o/ Hệ số tương quan giữa 2 biến CCC và GROSSPR là 0,0646575. Như vậy kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối tương quan đồng biến với khả năng sinh lợi . Điều này ngược với kết quả nghiên cứu tại thị trường chứng khoán ( ASE ) là giữa hai biến này có tương quan nghịch . Để kiểm tra lại kết quả này ta xem kết quả của phương trình hồi quy ở phần 5.3 o/ Kết quả ma trận tương quan cũng cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa qui mô của công ty được đo bằng Ln( doanh thu ) và khả năng sinh lợi . Khi công ty có doanh số bán hàng càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao o/ Về tương quan giữa các biến độc lập , ta thấy hệ số tương quan giữa kỳ thu tiền và kỳ thanh toán (0,714809), giữa kỳ thanh toán và hàng tồn kho ( 0,612627 ) , giữa hàng tồn kho và kỳ chuyển đổi tiền mặt ( 0,448171 ) là khá cao . Như vậy , có khả năng có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy . Vấn đề này sẽ được kiểm định ở phần sau IV/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Phần này trình bày kết quả hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận gộp trên tổng tài sản của các công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam . 1- Kiểm định tính dừng của các biến nghiên cứu : Khi thực hiện hồi quy theo phương pháp OLS, phải thực hiện kiểm định xem các biến trong mô hình có tính dừng không ? . Nếu biến không có tính dừng thì các giả định của phương pháp OLS đã bị vi phạm , kết qủa hồi quy sẽ không có ý nghĩa . Vì vậy,cần phải kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình . Kết qủa kiểm định tính dừng được trình bày trong phần phụ lục I Qua kết qủa kiểm định ,ta thấy trên bảng trình bày kết qủa kiểm định , giá trị các p-value < 0,05 . Như vậy các biến sử dụng trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê và ta có thể thực hiện hồi quy theo phương pháp OLS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2