intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định ngang giá sức mua ở các quốc gia Đông Nam Á

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích kiểm định sự tồn tại của thuyết ngang giá sức mua bằng cách sử dụng phương pháp dữ liệu bảng của 9 quốc gia Đông Nam Á, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia, trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm định ngang giá sức mua ở các quốc gia Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ TRƯƠNG THIẾT HÀ KIỂM ĐỊNH NGANG GIÁ SỨC MUA Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------ TRƯƠNG THIẾT HÀ KIỂM ĐỊNH NGANG GIÁ SỨC MUA Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. Hồ Chí Minh - năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN ˜™—– Tôi xin cam đoạn đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hoa. Số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng, được chính tác giả thu thập và xử lý. Các nội dung và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu phát hiện bất kì sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tác giả Trương Thiết Hà
  4. MỤC LỤC ˜™—– Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các đồ thị Tóm tắt ...................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ............................................................................................................... 2 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .......................................................... 5 2.1. Nghiên cứu về ngang giá sức mua ở các nước trên thế giới ............................. 5 2.1.1. Nghiên cứu kết luận rằng có tồn tại ngang giá sức mua trong thực tế ....... 5 2.1.2. Nghiên cứu kết luận rằng không tồn tại ngang giá sức mua trong thực tế . 8 2.2. Nghiên cứu về câu đố liên quan đến PPP và hướng giải quyết câu đố liên quan đến PPP ..................................................................................... 10 2.3. Nghiên cứu về các phương pháp kiểm định ngang giá sức mua ..................... 12 2.4. Nghiên cứu về ngang giá sức mua ở các nước Đông Nam Á ......................... 16 3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 21 3.1. Phương pháp ................................................................................................. 21 3.2. Dữ liệu .......................................................................................................... 24 3.3. Trình tự kiểm định ........................................................................................ 28 4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 29 4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng ........................................... 29 4.2. Kiểm định đồng liên kết với dữ liệu dạng bảng ............................................. 35 5. Kết luận ............................................................................................................... 39 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 41
  5. Phụ lục ..................................................................................................................... 50 Phụ lục 1: Kết quả Eviews của kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng .. 50 Phụ lục 2: Kết quả Eviews của kiểm định đồng liên kết với dữ liệu dạng bảng .... 56 Phụ lục 3: Đồ thị tỷ giá hối đoái danh nghĩa của các quốc gia Đông Nam Á ........ 59 Phụ lục 4: Đồ thị chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia Đông Nam Á .................. 65
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ˜™—– ADF Kiểm định Augmented Dickey – Fuller DF-GLS Kiểm định Dickey – Fuller – Generalized Least Squares EMU Hiệp ước Liên minh châu Âu FXTOP Website cung cấp dữ liệu tỷ giá hối đoái IDR Rupiah Indonesia IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IPS Ấn phẩm Thống kê tài chính quốc tế công bố bởi Quỹ tiền tệ quốc tế JPY Yên Nhật G7 Nhóm 7 quốc gia dân chủ và công nghiệp hàng đầu của thế giới KHR Riel Campuchia KPSS Kiểm định Kwiatkowski-Philips-Schmidt-Shin KSS Kiểm định Kapetanios, Shin & Snell LAK Kip Lào MENA Khu vực Trung Đông và Bắc Phi MMK Kyat Myanmar MYR Ringgit Malaysia OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PHP Peso Philippines PP Kiểm định Phillips – Person PPP Thuyết ngang giá sức mua SGD Đô la Singapore THB Bath Thái Lan USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ˜™—– Bảng 3.1: Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ...................................................27 Bảng 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng đối với tỷ giá hối đoái thực trong giai đoạn tháng 1/995 – tháng 6/2013 (Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở) .................................29 Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng đối với tỷ giá hối đoái thực trong giai đoạn tháng 1/995 – tháng 6/2013 (Yên Nhật là đồng tiền cơ sở) .................................30 Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng đối với tỷ giá hối đoái thực trong giai đoạn tháng 7/997 – 8/2008 và tháng 9/2008 – 6/2013 (Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở) .........................................................31 Bảng 4.4: Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng đối với tỷ giá hối đoái thực trong giai đoạn tháng 7/997 – 8/2008 và tháng 9/2008 – 6/2013 (Yên Nhật là đồng tiền cơ sở) .........................................................32 Bảng 4.5: Kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tương quan giá cả ..................35 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đồng liên kết với dữ liệu dạng bảng ...................36
  8. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ˜™—– Đồ thị 1: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (VND/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ..... 59 Đồ thị 2: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Lào, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (LAK/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ..... 59 Đồ thị 3: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Campuchia, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (KHR/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ..... 59 Đồ thị 4: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Thái Lan, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (THB/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ..... 60 Đồ thị 5: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Malaysia, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (MYR/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) .... 60 Đồ thị 6: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Singapore, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (SGD/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ..... 60 Đồ thị 7: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Myanmar, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (MMK/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên).... 61 Đồ thị 8: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Philippines, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (PHP/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ...... 61 Đồ thị 9: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Indonesia, Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở (IDR/USD biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên)....... 61 Đồ thị 10: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Việt Nam, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (VND/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ...... 62 Đồ thị 11: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Lào, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (LAK/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên)....... 62 Đồ thị 12: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Campuchia, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (KHR/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ...... 62 Đồ thị 13: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Thái Lan, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (THB/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ....... 63
  9. Đồ thị 14: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Malaysia, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (MYR/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ...... 63 Đồ thị 15: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Singapore, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (SGD/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ....... 63 Đồ thị 16: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Myanmar, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (MMK/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ..... 64 Đồ thị 17: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Philippines, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (PHP/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ....... 64 Đồ thị 18: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa của Indonesia, Yên Nhật là đồng tiền cơ sở (IDR/JPY biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ........ 64 Đồ thị 19: Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 65 Đồ thị 20: Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 65 Đồ thị 21: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 65 Đồ thị 22: Chỉ số giá tiêu dùng của Lào (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 66 Đồ thị 23: Chỉ số giá tiêu dùng của Campuchia (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 66 Đồ thị 24: Chỉ số giá tiêu dùng của Thái Lan (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 66 Đồ thị 25: Chỉ số giá tiêu dùng của Malaysia (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 67 Đồ thị 26: Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 67 Đồ thị 27: Chỉ số giá tiêu dùng của Myanmar (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 67
  10. Đồ thị 28: Chỉ số giá tiêu dùng của Philippines (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 68 Đồ thị 29: Chỉ số giá tiêu dùng của Indonesia (Năm 2005 = 100) (Biểu thị ở dạng logarite cơ số tự nhiên) ................................................... 68
  11. 1 TÓM TẮT ˜™—– Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích kiểm định sự tồn tại của thuyết ngang giá sức mua bằng cách sử dụng phương pháp dữ liệu bảng của 9 quốc gia Đông Nam Á, gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia, trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2013. Hai hướng tiếp cận kiểm định – hướng tiếp cận tỷ giá hối đoái thực và hướng tiếp cận tiền tệ - được tiến hành bằng kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu theo dạng bảng và kiểm định đồng liên kết với dữ liệu theo dạng bảng. Đô la Mỹ và Yên Nhật được sử dụng đồng thời làm đồng tiền cơ sở để xem xét liệu có tồn tại sự khác biệt khi thực hiện kiểm định ngang giá sức mua tại cùng một quốc gia với những đồng tiền cơ sở khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm định nghiệm đơn vị đã bác bỏ giả thiết phát biểu về sự tồn tại của hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối tại các quốc gia Đông Nam Á xét trên toàn bộ mẫu sự liệu kiểm định từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2013. Tuy nhiên, khi đưa các điểm đứt quãng cấu trúc (cuộc khủng hoàng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008) vào mô hình, và tiến hành kiểm định ngang giá sức mua trong giai đoạn tháng 7 năm 1997 đến tháng 8 năm 2008, kết quả cho thấy PPP được duy trì tại các quốc gia này đối với giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đến trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Choudhry (2005), Baharumshah và cộng sự (2007), Ridzuan và Ahmed (2011). Bên cạnh đó, kết quả kiểm định đồng liên kết với dữ liệu theo dạng bảng cũng chứng minh mối tương quan trong dài hạn giữa tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tương quan giá cả – hay còn gọi là hình thức ngang giá sức mua tương đối – khi Yên Nhật là đồng tiền cơ sở, nhưng không cho thấy điều này khi Đô la Mỹ là đồng tiền cơ sở.
  12. 2 1. GIỚI THIỆU Thuyết ngang giá sức mua – ra đời bởi Gustav Cassel vào năm 1918 – phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái của các quốc gia. Tuy có một lịch sử lâu dài trải qua nhiều thế kỉ về mặt kinh tế, nhưng các thuật ngữ cụ thể của lý thuyết này chỉ mới được giới thiệu trong các cuộc tranh luận chính sách quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, về mức độ phù hợp của tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại những quốc gia công nghiệp phát triển sau giai đoạn lạm phát diễn ra trên quy mô lớn trong suốt và sau cuộc chiến (Cassel (1918)), kể từ đó, ý tưởng về ngang giá sức mua trở nên phổ biến trên thế giới. Có hai hình thức ngang giá sức mua, gồm hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối – hay còn gọi là Luật một giá – và hình thức ngang giá sức mua tương đối. Trong đó, Luật một giá phát biểu rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung. Nếu có một chênh lệch trong gía cả khi được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau. Tuy nhiên, “Luật một giá” được xây dựng trên giả định thị trường hoàn hảo. Trên thực tế, sự hiện hữu của chi phí vận chuyển, hạn ngạch có thể ngăn cản hình thức sức mua tuyệt đối. Hình thức ngang giá sức mua tương đối có thể giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch… nêu trên, bởi hình thức ngang giá sức mua tương đối công nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường, giá cả những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi. Lý do cơ bản đằng sau thuyết ngang giá sức mua là nếu hai quốc gia sản xuất các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau, nhu cầu đối với sản phẩm sẽ điều chỉnh khi tỷ lệ lạm phát khác nhau.
  13. 3 Các nghiên cứu về ngang giá sức mua thường sử dụng hai phương pháp, đó là phương pháp tiếp cận tiền tệ và phương pháp tiếp cận tỷ giá hối đoái thực. Phương pháp tiếp cận tiền tệ đối với tỷ giá hối đoái sử dụng PPP để giải thích diễn biến của tỷ giá hối đoái trong dài hạn, nghĩa là mức độ chênh lệch của tỷ giá trong dài hạn xuất phát từ tỷ lệ khác biệt trong lạm phát hiện tại tại các quốc gia. Song song đó, phương pháp tiếp cận tỷ giá hối đoái thực là phương pháp được tổng quát hóa từ phương pháp tiếp cận tiền tệ. Trong đó, tỷ giá hối đoái thực xác định bằng mối tương quan giữa giá cả hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm định ngang giá sức mua tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là sau sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Wood năm 1973 và chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện những kết quả khác nhau về sự tồn tại của thuyết ngang giá sức mua, hoặc trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn, bằng cách sử dụng nhiều loại mô hình kinh tế lượng khác nhau. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn phát hiện ra câu đố liên quan đến PPP, và đề xuất một số hướng giải quyết. Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng nhau về mặt kinh tế, cụ thể là cơ cấu hàng xuất khẩu với thế mạnh về nông sản là tương tự nhau giữa các quốc gia. Điều này cũng hỗ trợ cho giả thiết về sự tồn tại của thuyết ngang giá sức mua trong khu vực, và vấn đề bảo hộ năng lực cạnh tranh giữa các nước. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các cú sốc ngoại sinh xảy ra trong thời kì nghiên cứu ảnh hưởng đến từng quốc gia cụ thể (cú sốc về dầu thô, các điều khoản thương mại, và các cuộc xung đột quân sự…) nên có thể thuyết ngang giá sức mua không tồn tại trong khu vực. Tốc độ lạm phát và ảnh hưởng của nó đến tỷ giá hối đoái luôn được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu tại các quốc gia. Bên cạnh đó, sau hơn 45 năm thành lập ASEAN, ta thấy cần thiết phải điều tra xem liệu thị trường hàng hóa của các quốc gia trong khu vực đã được liên kết nhiều hơn hay không, nhằm hướng đến thành lập liên minh tiền tệ trong tương lai. Do đó đề tài này được thực hiện nhằm kiểm định ngang giá sức mua tại một số quốc gia Đông Nam Á, gồm Việt Nam,
  14. 4 Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Singapore, Myanmar, Indonesia, và Philippines trong giai đoạn tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2013, bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết với dữ liệu dạng bảng, để trả lời ba câu hỏi: (1) Thuyết ngang giá sức mua có tồn tại ở các quốc gia Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Singapore, Myanmar, Indonesia, và Philippines trong giai đoạn tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 2013 hay không? (2) Nếu thuyết ngang giá sức mua tồn tại, thì đó là hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối hay hình thức ngang giá sức mua tương đối? (3) Kết quả kiểm định ngang giá sức mua bằng các phương pháp kiểm định khác nhau có sự khác biệt không? Phần còn lại của đề tài bao gồm các nội dung sau: Phần 2 trình bày tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây. Phần 3 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết với dữ liệu dạng bảng, đồng thời trình bày cách thu thập dữ liệu để tiến hành kiểm định. Phần 4 nêu những kết quả nghiên cứu. Và kết luận được trình bày ở nội dung cuối cùng ở phần 5.
  15. 5 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Nghiên cứu về ngang giá sức mua ở các nước trên thế giới 2.1.1. Nghiên cứu kết luận rằng có tồn tại thuyết ngang giá sức mua trong thực tế Một số nghiên cứu đã khẳng định về việc tồn tại của thuyết ngang giá sức mua trong dài hạn. Cụ thể như: Ramirez và Khan (1999) kiểm định giả thuyết PPP đối với 5 quốc gia công nghiệp (Đức, Anh, Nhật, Canada và Pháp) sử dụng mô hình đồng liên kết và hiệu chỉnh sai số. Các kết quả kiểm định đồng liên kết đã chỉ ra rằng thuyết PPP được duy trì trong dài hạn chứ không phải trong ngắn hạn đối với tất cả các quốc gia. Trong khi đó, kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số đã cho thấy độ lệch của tỷ giá hối đoái thực từ giá trị PPP trong dài hạn sẽ được điều chỉnh trong những giai đoạn khác nhau. Taylor (2002) kiểm định ngang giá sức mua đối với dữ liệu 20 quốc gia (gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ) với dữ liệu kéo dài 100 năm, bằng cách sử dụng kiểm định DF-GLS. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy ngang giá sức mua được duy trì trong thế kỉ 20 căn cứ vào những bằng chứng mạnh mẽ về tính ổn định của tỷ giá hối đoái thực trong suốt thế kỉ của 16 quốc gia phát triển và 3 quốc gia đang phát triển . Papell và Prodan (2005) sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị thông thường và kiểm định nghiệm đơn vị có xét đến điểm đứt quãng cấu trúc, để kiểm định sự tồn tại của thuyết ngang giá sức đối với tỷ giá hối đoái thực của 7 quốc gia công nghiệp (gồm: Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ và Anh) bằng quan sát theo năm trong giai đoạn 1870 – 1988 hoặc 1892 – 1988. Với các kiểm định nghiệm đơn vị thông thường và kiểm định nghiệm đơn vị có xét đến sự hiện diện của điểm đứt quãng cấu trúc, kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của PPP đối với 5 quốc gia.
  16. 6 Lopez và Papell (2006) đã sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị với dữ liệu dạng bảng nhằm phân tích tác động của đồng Euro lên giả thiết rằng có sự tồn tại ngang giá sức mua khi xét trong khu vực Châu Âu và các nước gần gũi với nó (tất cả bao gồm 23 quốc gia, chia thành năm nhóm nước, cụ thể là các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu, các nước Châu Âu khác, các nước đang đàm phán, các nước công nghiệp, các nước thuộc khu vực Địa Trung Hải) trong giai đoạn 1973 – 2001. Cụ thể đối với giai đoạn trước khi chuyển đổi sang sử dụng Euro, nghiên cứu thu thập dữ liệu tỷ giá hối đoái danh nghĩa của từng nước theo Đô la Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1973 – 1998, sau đó là tỷ giá Euro/Đô la Mỹ trong giai đoạn 1999 – 2001. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về PPP duy trì trong nội bộ các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Kim và Moh (2009) có được bằng chứng mạnh mẽ về việc quay trở lại giá trị trung bình theo hướng phi tuyến của tỷ giá hối đoái thực sự khi kiểm định lại ngang giá sức mua đối với bộ dữ liệu Taylor (2002) đã thu thập. Ngoài ra, các tác giả còn mở rộng dữ liệu đến năm 1998 đối với các nước thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu và đến năm 2004 đối với các quốc gia không thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu bằng dữ liệu của IFS. Kiểm định trong nghiên cứu của họ đã bác bỏ giả thuyết H0 về nghiệm đơn vị đối với 14 trong 16 quốc gia phát triển với mức ý nghĩa 5% khi kiểm định bằng mô hình ESTAR (Exponential Smooth Transition AutoRegression), BLSTAR (Band Logistic Smooth Transition Autoregression), và BTAR (Band Threshold Autoregression). Manzur và Chan (2010) sử dụng dữ liệu của 12 quốc gia sử dụng đồng Euro để kiểm định ngang giá sức mua trong giai đoạn tháng 12/1998 đến tháng 7/2007, gồm 104 quan sát. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thiết PPP tại các nước Châu Âu khi Đô la Mỹ và Bảng Anh là đồng tiền cơ sở, và bác bỏ đối với trường hợp đồng tiền cơ sở là Yên Nhật. Ngoài ra, nghiên cứu này còn tính toán tốc độ quay trở lại giá trị trung bình của tỷ giá hối đoái thực, và cho thấy chu kì bán rã của tỷ giá hối đoái thực là khoảng 5 năm đối với USD/Euro và GBP/Euro.
  17. 7 Kum (2012) kiểm định về việc PPP duy trì tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1953 – 2009. Mặc dù 2 kiểm định nghiệm đơn vị ADF và DF-GLS trong nghiên cứu này cho những kết quả khác nhau, nhưng tác giả đã kết luận rằng ngang giá sức mua tồn tại ở Thổ Nhĩ Kỳ với sự hiện diện của những điểm đứt quãng cấu trúc, thu được từ kiểm định nghiệm đơn vị Zivot-Andrews và Lagrange Multiplier, bởi hai kiểm định này có thể khắc phục hạn chế của kiểm định ADF. Zhou (2013) thực hiện kiểm định ngang giá sức mua bằng phương pháp kiểm định KSS đối với dữ liệu của 23 quốc gia (trong đó 15 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và 8 quốc gia đang phát triển khác gồm Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Nauy, Iceland và New Zealand). Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các hỗ trợ mạnh mẽ trong việc cho rằng PPP duy trì trong một phiên bản đa quốc gia trong suốt thời kì tỷ giá hối đoái thả nổi đối với phần lớn các nước phát triển. Cuestas và Regis (2013) áp dụng đồng thời kiểm định tuyến tính của Harvey và kiểm định phi tuyến của Kruse (2011) để kiểm định ngang giá sức mua tại các nước OECD trong giai đoạn tháng 1 năm 1972 đến tháng 1 năm 2010. Nghiên cứu đã bác bỏ tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian của tất cả các nước khi thực hiện kiểm định tuyến tính, tuy nhiên kiểm định phi tuyến đã tìm thấy ngang giá sức mua được duy trì tại 12 quốc gia. Bên cạnh đó, do kiểm định phi tuyến được xem là có giá trị trong việc giải thích sự tồn tại của thuyết ngang giá sức mua hơn, nên kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng lý thuyết ngang giá sức mua được duy trì tại nhiều quốc gia hơn so với các nghiên cứu trước đây. Ngoài việc chứng minh có tồn tại ngang giá sức mua tại một số quốc gia, nhiều nghiên cứu còn xem xét rằng liệu đó là hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối hay hình thức ngang giá sức mua tương đối. Cerrato và Sarantis (2003) bằng cách sử dụng một bảng đơn nhất tỷ giá hối đoái của thị trường chợ đen đối với 20 nền kinh tế mới nổi, đã đưa ra kết luận rằng tỷ giá hối đoái thị trường chợ đen dường như cung cấp những hỗ trợ cho hình thức tương đối chứ không phải hình thức tuyệt đối của thuyết PPP. Hay như Drine và Rault (2007) đã cho thấy PPP tuyệt đối được xác nhận tại các quốc gia OECD và PPP tương đối tại các quốc gia MENA. Mặc
  18. 8 khác, hầu hết trong các nghiên cứu còn lại, nếu giả thuyết ngang giá sức mua được duy trì, thì đều là hình thức PPP tương đối. 2.1.2. Nghiên cứu kết luận rằng không tồn tại ngang giá sức mua trong thực tế Bên cạnh những kết quả thực nghiệm kết luận rằng ngang giá sức mua tồn tại tại một số quốc gia như ở phần trình bày trên, PPP cũng được chứng minh trong không duy trì trong một số nghiên cứu. Cụ thể như: Lopez, Murray và Papell (2004) thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị với nhiều độ trễ của chuỗi dữ liệu theo thời gian được lựa chọn, và đã bác bỏ giả thiết H0 phát biểu rằng có tồn tại PPP trong dài hạn tại mức ý nghĩa 5% cho 9 trên 16 tỷ giá hối đoái thực. Từ đó nghiên cứu cho thấy những bằng chứng tìm được không đủ mạnh mẽ để kết luận rằng PPP dài hạn được duy trì trong thập kỷ cuối. Carlsson, Lyhansen và Österholm (2007) đã sử dụng phương pháp cực đại hợp lý đồng liên kết dữ liệu bảng của Larsson và Lyhagen (2007) để kiểm định giả thuyết PPP tại các quốc gia G7 (gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ). Dữ liệu được thu thập theo tháng trong giai đoạn từ sau sự sụp đổ của Hiệp ước Bretton Wood (tháng 1/1973) đến khi một số quốc gia gia nhập EMU (tháng 12/1998). Kết quả là nghiên cứu này đã bác bỏ giả thiết về sự tồn tại của PPP trong nghiên cứu của mình. Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu lên một số lý do có thể gây ra thất bại của hình thức PPP tuyệt đối, chẳng hạn như lỗi đo lường, khác biệt trong chỉ số giá của các quốc gia, chi phí giao dịch, hoặc các cú sốc về năng suất sản xuất. Hyrina và Serletis (2008) kiểm định ngang giá sức mua đối với 23 quốc gia OECD (gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ), với dữ liệu kéo dài 1 thế kỉ. Tỷ giá hối đoái thực được tính toán đối với mỗi quốc gia trong 23 nước so với 4 đồng tiền cơ sở gồm Mark Đức, Yên Nhật, Bảng Anh và Đô la Mỹ. Bằng kiểm định nghiệm đơn vị ADF và Phillips-Perron, nghiên cứu đã tìm thấy rằng phần lớn các chuỗi tỷ
  19. 9 giá hối đoái thực là không dừng (với 73 trong số 88 chuỗi tỷ giá là có nghiệm đơn vị). Nghĩa là không có ngang giá sức mua tồn tại ở các quốc gia này. Pesaran, Smith, Yamagata và Hvozduk (2009) sử dụng dữ liệu hàng quý của tỷ giá hối đoái thực của 50 nước trong khoảng thời gian 1957 – 2001 để kiểm định ngang giá sức mua. Nghiên cứu áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị tỷ giá hối đoái theo từng cặp các quốc gia, bởi có nhiều vấn đề mà ta có thể bỏ lỡ nếu sử dụng tỷ giá hối đoái của từng nước so với đồng đô la Mỹ, ví dụ sự khác biệt về việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái thực trong các quốc gia phát triển hoặc giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một mẫu lớn hơn cũng cho phép kiểm định tốt hơn về sự tồn tại của thuyết ngang giá sức mua. Nghiên cứu đã kết luận rằng có nhiều bằng chứng chống lại việc tồn tại PPP trong những khoảng thời gian dài với sự gia tăng biến động của tỷ giá hối đoái thực. Caporale và Gil-Alana (2010) đã kiểm định ngang giá sức mua với tỷ giá hối đoái thực theo ngày của Rand Nam Phi so với đô la Mỹ trong giai đoạn 02/01/1990 – 31/12/2008, bằng cách sử dụng khuôn khổ tích hợp theo từng phân đoạn. Ngoài ra, nghiên cứu còn xét đến 1 điểm đứt quãng cấu trúc duy nhất trong dữ liệu vào tháng 12 năm 2001 (tương ứng với sự thay đổi trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ Nam Phi). Từ đó, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết PPP đối với tỷ giá Rand Nam Phi/đô la Mỹ trên các tần suất dữ liệu. Mặc khác, ngoài việc trả lời cho câu hỏi liệu có hay không ngang giá sức mua duy trì tại một số quốc gia, một số nghiên cứu còn đưa ra những lí giải cho vấn đề đó. Như Tang và Butiong (1994) phát hiện ra rằng sự chênh lệch trong tỷ giá hối đoái từ PPP đối với các quốc gia đang phát triển lớn hơn ở các nước phát triển, bởi lẽ ở các quốc gia đang phát triển có xu hướng chịu nhiều sự can thiệp của chính phủ và các hạn chế thương mại. Alba và Papell (2005) tìm thấy rằng PPP được duy trì trong những bảng dữ liệu của các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh, nhưng không ở các quốc gia Châu Á và Châu Phi, từ đó kết luận rằng đặc điểm quốc gia (như độ mở cửa về thương mại, có mối quan hệ gần gũi với Mỹ, lạm phát thấp hơn
  20. 10 tỷ giá hối đoái biến động ở mức trung bình, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế) có thể giải thích mức độ tuân thủ và độ lệch của PPP trong dài hạn. 2.2. Nghiên cứu về câu đố liên quan đến PPP và hướng giải quyết câu đố liên quan đến PPP Việc nghiên cứu diễn biến của tỷ giá hối đoái trong một số nghiên cứu từ những năm 1970 cho đến đầu thế kỉ hiện nay đã ngụ ý hỗ trợ cho giả thiết phát biểu rằng tỷ giá hối đoái điều chỉnh theo mức PPP trong thời gian dài. Nhưng các bằng chứng đưa ra không thuyết phục. Cụ thể, theo như nghiên cứu của Taylor, Peel và Sarno (2001), câu đố liên quan đến PPP đầu tiên phát biểu rằng dù có hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối tồn tại thì cũng chưa chắc chắn rằng hình thức ngang giá sức mua tương đối được duy trì. Ngoài ra, vào giữa những năm 1980, Huizinga (1987) và một số nhà kinh tế khác cũng đã phát hiện ra câu đố liên quan đến PPP thứ hai, đó là dù hình thức ngang giá sức mua tương đối được duy trì thì tốc độ tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh thành tỷ giá hối đoái PPP là rất chậm. Khoảng tin cậy của những chu kì bán rã – tức khoảng tin cậy của khoảng thời gian cần thiết để tỷ giá hối đoái thực điều chỉnh thành tỷ giá hối đoái PPP – trong một số nghiên cứu cho ta cái nhìn rõ nét hơn về câu đố liên quan đến PPP thứ hai. Rogoff (1996) đã tìm thấy những bằng chứng về chu kì bán rã thường kéo dài từ 3 đến 5 năm. Chinn (1998) tìm thấy chu kì bán rã là 3.3 và 10.9 năm (ngoại trừ Philippine) khi sử dụng chỉ số giá tiêu dùng; và là 2 đến 8.2 năm khi sử dụng chỉ số giá bán buôn (nếu các hệ số không có ý nghĩa thống kê bị loại trừ, thì chu kì bán rã là 2 đến 4 năm). Bằng cách sử dụng sử dụng những phương pháp khác nhau để xây dựng khoảng tin cậy của chu kì bán rã với dữ liệu của thời kì hậu Bretton Wood, Rossi (2004) đã tìm thấy cận dưới thấp hơn đối với những khoảng tin cậy được báo cáo trong những nghiên cứu gần đây, trong nghiên cứu này chủ yếu là ít hơn 2 năm; trong khi đó cận trên thường là vô hạn. Nghĩa là trong khi cận dưới phù hợp với lý thuyết về PPP, cận trên phù hợp với lý thuyết không có hội tụ trong dài hạn của PPP. Một số nghiên cứu khác đưa ra kết quả hơi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2