intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lượng hóa rủi ro danh mục cho vay bằng mô hình Creditmetrics tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là dựa trên những dữ liệu thu thập được về các khoản vay trong danh mục của VAB để tính được tổn thất danh mục theo khung VaR. Qua đó, gợi ý những giải pháp để VAB có những thay đổi, điều chỉnh kỹ thuật để tiếp cận với phương pháp quản trị rủi ro hiện đại này nhằm xây dựng một danh mục cho vay hiệu quả, chủ động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Lượng hóa rủi ro danh mục cho vay bằng mô hình Creditmetrics tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- NGUYỄN ANH TÚ LƯỢNG HÓA RỦI RO DANH MỤC CHO VAY BẰNG MÔ HÌNH CREDITMETRICS TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------- NGUYỄN ANH TÚ LƯỢNG HÓA RỦI RO DANH MỤC CHO VAY BẰNG MÔ HÌNH CREDITMETRICS TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 62340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS., TS. HỒ VIẾT TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Lượng hóa rủi ro danh mục cho vay bằng mô hình Creditmetrics tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất cứ tài liệu nào. Tất cả các số liệu trong luận văn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau đều có trích dẫn rõ ràng và ghi chú đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 09 năm 2013 Tác giả Nguyễn Anh Tú
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1 2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 6. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam ...............................................................3 7. Tính mới của đề tài ...............................................................................................3 8. Kết cấu của đề tài..................................................................................................3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CREDITMETRICS ........................4 1.1 Lượng hóa rủi ro trong danh mục ....................................................................4 1.1.1 Danh mục cho vay ............................................................................................4 1.1.1.1 Khái niệm “cho vay” .....................................................................................4 1.1.1.2 Danh mục cho vay .........................................................................................5 1.1.2 Rủi ro danh mục cho vay..................................................................................9 1.1.2.1 Rủi ro cho vay ...............................................................................................9 1.1.2.2 Rủi ro danh mục cho vay...............................................................................9 1.1.2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro danh mục cho vay ........................................10 1.1.3 Đo lường rủi ro danh mục cho vay.................................................................12 1.1.3.1 Khái niệm về VaR .......................................................................................12 1.1.3.2 Cách tính VaR .............................................................................................12
  5. 1.1.3.3 Các phương pháp tính VaR danh mục cho vay ...........................................14 1.2 Mô hình CreditMetrics ...................................................................................15 1.2.1 Giới thiệu mô hình .........................................................................................15 1.2.2 Các yếu tố đầu vào của mô hình ....................................................................16 1.2.3 Các giả định của mô hình phù hợp với đề tài nghiên cứu ..............................17 1.2.4 Ưu điểm của mô hình CreditMetrics ..............................................................19 1.2.5 Cách bước áp dụng CreditMetrics trong đánh giá tổn thất cho vay...............20 Kết luận chương 1 .....................................................................................................29 CHƯƠNG 2 ĐO LƯỜNG TỔN THẤT DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á ............................................................30 2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á...................................30 2.1.1 Tình hình hoạt động chung ............................................................................30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VAB ................................................................................32 2.1.3 Định hướng phát triển của VAB trong thời gian tới ......................................34 2.2 Đo lường tổn thất danh mục cho vay tại VAB theo mô hình Creditmetrics ..34 2.2.1 Tình hình chung .............................................................................................34 2.2.2 Chất lượng các khoản cho vay .......................................................................38 2.3 Đo lường tổn thất danh mục cho vay tại VAB ...............................................39 Kết luận chương 2 .....................................................................................................56 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO TÍNH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CREDITMETRICS TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á ........................................................................................................................57 3.1 Các giải pháp dành cho Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á ...................57 3.1.1 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng .......................................58 3.1.2 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin .........................................................60 3.1.3 Cải cách quy trình thẩm định cho vay ............................................................60 3.1.4 Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn .................................61 3.2 Các kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ................................................62 3.2.1 Lành mạnh hóa báo cáo tài chính của doanh nghiệp .....................................62
  6. 3.2.2 Ghi nhận giá trị các khoản vay theo chuẩn mực kế toán quốc tế ...................63 3.2.3 Xây dựng trung tâm định giá tài sản chung ...................................................64 3.2.4 Xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng chung cho toàn hệ thống ngân hàng ..................................................................................................................65 3.2.5 Cơ chế ưu đãi, khuyến khích việc áp dụng phương pháp định lượng mới ....66 3.2.6 Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ ............................................67 KẾT LUẬN ...............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70 PHỤ LỤC
  7. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt CN : Chi nhánh DNTN : Doanh nghiệp tư nhân KH : Khách hang NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ : Tài sản bảo đảm VAB : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á Tiếng nước ngoài EAD : Exposure At Default – Giá trị khoản vay tại thời điểm vỡ nợ EL : Expected Loss – Lỗ dự kiến LGD : Loss Given Default – Tổn thất khi vỡ nợ PD : Probability of Default – Xác suất vỡ nợ UL : Unexpected Loss – Tổn thất không dự kiến trước VaR : Value at Risk – Đo lường rủi ro
  8. ii DANH MỤC HÌNH HÌNH 1.1 Khái niệm VaR HÌNH 1.2 Sơ đồ tổng quan mô hình CreditMetrics HÌNH 1.3 Phân phối chuẩn của mô hình VaR HÌNH 1.4 Kiểm định giả thiết H0
  9. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Xác suất chuyển hạng trong 01 năm của hạng tín dụng BBB Bảng 1.2 Xác suất vỡ nợ của khoản vay (PD) Bảng 1.3 Tổn thất của khoản vay khi vỡ nợ (LGD) Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VAB Bảng 2.2 Chênh lệch lợi nhuận – chi phí đến 30/04/2013 tại VAB Bảng 2.3 Doanh thu từ hoạt động cho vay và dịch vụ tại VAB Bảng 2.4 Cơ cấu danh mục cho vay của VAB tại 30/04/2013 Bảng 2.5 Tổng hợp nợ xấu 04 tháng đầu năm 2013 tại VAB Bảng 2.6 Kết quả chọn mẫu từ danh mục cho vay theo ngành nghề tại VAB Bảng 2.7 Số lượng KH ứng với các hạng tín dụng qua các thời điểm Bảng 2.8 Số lượng khoản vay chuyển hạng từ 31/03/2011 đến 31/10/2011 Bảng 2.9 Xác suất chuyển hạng tín dụng từ 31/03/2011 đến 31/10/2011 Bảng 2.10 Số lượng khoản vay chuyển hạng từ 31/10/2011 đến 31/03/2012 Bảng 2.11 Xác suất chuyển hạng tín dụng từ 31/10/2011 đến 31/03/2012 Bảng 2.12 Số lượng khoản vay chuyển hạng từ 31/03/2012 đến 31/10/2012 Bảng 2.13 Xác suất chuyển hạng tín dụng từ 31/03/2012 đến 31/10/2012 Bảng 2.14 Số lượng khoản vay chuyển hạng từ 31/10/2012 đến 31/03/2013 Bảng 2.15 Xác suất chuyển hạng tín dụng từ 31/10/2012 đến 31/03/2013 Bảng 2.16 Ma trận chuyển hạng tín dụng toàn danh mục Bảng 2.17 Suất chiết khấu ứng với từng hạng tín dụng Bảng 2.18 Giá trị khoản vay của DNTN kinh doanh vàng Phước Lộc Thọ. Bảng 2.19 Kỳ vọng và độ lệch chuẩn của khoản vay DNTN vàng Phước Lộc Thọ
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cho vay là hoạt động chủ yếu và giữ vai trò quan trọng nhất trong việc sử dụng vốn của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHTM Cổ phần Việt Á nói riêng. Tuy mang lại lợi nhuận chủ yếu nhưng cho vay cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tổn thất, ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả vốn vay. NHNN đang tiếp cận với các phương pháp quản trị rủi ro cho vay tiên tiến của thế giới một cách chủ động, có lộ trình và phù hợp với đặc điểm kinh tế của Việt Nam. Nhiều nỗ lực đã được đưa ra như ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, NHNN mới chỉ dừng lại ở việc quy định các NHTM xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm phân loại nợ định tính mà chưa phát triển được một hệ thống các phương pháp khoa học nhằm lượng hóa mức độ rủi ro và tổn thất tài chính có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định của thị trường và của nền kinh tế để từ đó có cơ sở cho việc đánh giá tổn thất và trích lập dự phòng chính xác, đầy đủ với từng khoản trong danh mục cho vay. Các Ngân hàng và tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế như J.P Morgan, Bank of America; Standard&Poor… đã áp dụng và tiếp tục phát triển các công cụ quản trị rủi ro cho vay hiện đại, nhằm lượng hóa rủi ro – VaR (Value at Risk) bằng nhiều mô hình khác nhau, trong đó có CreditMetrics. Mô hình này chủ yếu dựa vào xác suất chuyển hạng của khoản vay (thay đổi chất lượng tín dụng) để ước lượng giá thị trường tương ứng của khoản vay đó. Tác giả nhận thấy với những điều kiện sẵn có của mình, các NHTM Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng mô hình này vào thực tiễn, bởi vì: i) các NHTM đều có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại chất lượng cho vay, là đầu vào cần thiết của mô hình; ii) thị trường mua bán nợ dần hình thành và sôi động hơn cũng cần có các mô hình định giá đáng tin cậy. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Lượng hóa rủi ro danh mục cho vay bằng mô hình Creditmetrics tại NHTM Cổ phần Việt Á”
  11. 2 2. Vấn đề nghiên cứu Tuy mô hình này được phát triển và được ứng dụng kể từ sau năm 1997 tại các NHTM trên giới nhưng ở Việt Nam, điều đó còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi như là công cụ hữu hiệu đánh giá tổn thất các khoản cho vay. Vì thế tình hình dự báo và ứng biến của các NHTM thường bị động và kém hiệu quả (do không dự đoán được tổn thất với độ tin cậy cao để có biện pháp ứng phó phù hợp). Vấn đề đặt ra là ứng dụng sử dụng mô hình này như thế nào để đánh giá được tổn thất trong danh mục cho vay của VAB? VAB cần có thêm những điều kiện gì để mô hình này áp dụng được hoàn thiện hơn nữa trong quản trị rủi ro danh mục cho vay. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là dựa trên những dữ liệu thu thập được về các khoản vay trong danh mục của VAB để tính được tổn thất danh mục theo khung VaR. Qua đó, gợi ý những giải pháp để VAB có những thay đổi, điều chỉnh kỹ thuật để tiếp cận với phương pháp quản trị rủi ro hiện đại này nhằm xây dựng một danh mục cho vay hiệu quả, chủ động. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tập trung vào danh mục cho vay bao gồm các hình thức như cho vay ứng trước, cho thuê tài chính, bao thanh toán (không kể các hình thức đầu tư khác như kinh doanh chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn trên bảng cân đối kế toán của VAB). Đề tài chú trọng về cách thức hoạt động của mô hình CreditMetrics trong việc đo lường tổn thất danh mục cho vay.  Phạm vi nghiên cứu: danh mục cho vay theo ngành nghề của VAB còn dư nợ tính đến thời điểm 30/04/2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích kết quả thu được từ bảng chuyển hạng ma trận danh mục cho vay theo ngành nghề của VAB. Từ đó dùng phương pháp kiểm định trong thống kê để suy ra tổng thể.
  12. 3 6. Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam Vấn đề đo lường rủi ro danh mục cho vay đã được đề cập tới tại Việt Nam, song chưa nhiều, chủ yếu đi vào khung lý thuyết của mô hình chứ chưa có một áp dụng thực tiễn nào tại các NHTM Việt Nam.  Đặng Tùng Lâm (2010): Nghiên cứu này tập trung phân tích ước lượng tương quan giữa thay đổi giá trị tài sản của khách hàng thông qua tương quan thay đổi chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập tới việc tính toán các giá trị của từng khoản vay, của cả danh mục cho vay ứng với các thời điểm cần dự báo VaR cho cả danh mục, là phần cốt yếu nhất của CreditMetrics.  Bùi Diệu Anh (2010): mô tả các bước thực hiện theo mô hình CreditMetrics nhằm giới thiệu khung lý thuyết định lượng rủi ro trong quản trị danh mục rủi ro cho vay. Theo đó, yếu tố quan trọng nhất cần được tính toán là tổn thất không kỳ vọng UL (Unexpexted Loss) của khoản vay dựa trên độ tin cậy cho sẵn. Từ đó, xác định được mức dự trữ cần thiết cho cả danh mục trong trường hợp xảy ra rủi ro. 7. Tính mới của đề tài  Áp dụng khung lý thuyết vào thực tiễn để định lượng rủi ro danh mục cho vay tại một NHTM cụ thể, trong đó tập trung phân tích nguồn dữ liệu để hình thành nên ma trận tín dụng, là cơ sở cho cả mô hình.  Kết quả từ mô hình giúp đưa ra một số gợi ý cho nhà quản trị trong việc tiếp cận với cách thức quản lý danh mục cho vay hiệu quả, chủ động. 8. Kết cấu của đề tài Kết cấu đề tài gồm 03 chương và được trình bày theo thứ tự: Chương 1 Cơ sở lý luận về mô hình CreditMetrics Chương 2 Đo lường tổn thất danh mục cho vay của NHTM cổ phần Việt Á Chương 3 Giải pháp và kiến nghị nâng cao tính ứng dụng mô hình CreditMetrics tại NHTM cổ phần Việt Á.
  13. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CREDITMETRICS 1.1 Lượng hóa rủi ro trong danh mục 1.1.1 Danh mục cho vay 1.1.1.1 Khái niệm “cho vay” “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” (khoản 16, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2012/QH12 ngày 16/06/2010). Như vậy, một khoản cho vay có các đặc điểm sau: + Một khoản tiền được bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên đi vay. Bên cho vay có thể giao tiền một lần ngay sau khi ký kết hợp đồng tín dụng hoặc có thể là một cam kết giao tiền nhiều lần trong các hợp đồng giải ngân nhiều lần (cho vay theo hạn mức). + Khoản vay phải có mục đích xác định và thực hiện trong một thời gian nhất định. Mục đích xác định thể hiện khoản tiền đã giải ngân sử dụng đúng cho đối tượng cần được tài trợ theo nguyện vọng ban đầu của người đi vay. Xác định đúng mục đích là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tôn chỉ cho vay vì suy cho cùng, bản chất của việc vay mượn phải hướng đến một mục đích phát triển nhất định thông qua việc sử dụng vốn. Và khoản vay chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt được một vòng quay trong chu trình chu chuyển vốn để nguồn vốn đó có thể được tiếp tục tái sử dụng cho đối tượng khác. + Hoàn trả cả gốc và lãi: đây là đặc trưng tất yếu của việc vay mượn. Về cơ bản, ngân hàng là định chế trung gian trong chu trình chu chuyển vốn giữa các thành phần trong nền kinh tế, và nó là định chế thuần dịch vụ về tiền tệ nên lãi suất chính là khoản thu nhập chủ yếu để bản thân NH có thể tự trang trải tất cả các chi phí hoạt động (trả lãi huy động vốn; lương nhân viên; đầu tư cơ sở vật chất…). Về phía người đi vay, lãi suất phải trả chính là động lực lớn nhất để họ có ý thức sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
  14. 5 1.1.1.2 Danh mục cho vay Danh mục cho vay của ngân hàng là tập hợp tất cả các khoản cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, phục vụ cho các mục đích cụ thể của ngân hàng. Một số tiêu thức phân loại danh mục cho vay của ngân hàng:  Phân loại theo thời gian Ngắn hạn: các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Trung hạn: các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Dài hạn: các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng. Việc phân loại này có ý nghĩa giúp nhà quản trị NHTM kiểm soát được tỷ trọng mỗi loại thời hạn cho vay phù hợp với các nguồn huy động được, đảm bảo khả năng thanh toán của NHTM.  Phân loại theo chủ thể vay  Cá nhân, bao gồm: Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 Hộ gia đình, hộ kinh doanh, hoặc các đối tượng khác không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005  Doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp cổ phần Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn Việc phân loại này giúp NHTM đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng theo từng đối tượng KH, từ đó có những kế hoạch cụ thể nhằm xây dựng các gói sản phẩm đặc thù cho mỗi loại đối tượng, phù hợp với định hướng phát triển của từng NHTM.  Phân loại theo loại tiền tệ  Đồng VN: KH nhận nợ bằng đồng Việt Nam
  15. 6  Ngoại tệ (*): KH nhận nợ bằng ngoại tệ (USD, GBP, EUR…) phù hợp với quy định của Luật quản lý ngoại hối và đáp ứng các điều kiện cho vay của từng NHTM (thường là các doanh nghiệp có doanh thu từ xuất nhập khẩu)  Vàng: KH nhận nợ bằng vàng. Tuy nhiên, kể từ sau khi NHNN ban hành thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 Quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của Tổ chức tín dụng thì các NHTM không được cho vay ra bằng vàng nữa. Đến thời điểm 30/06/2013, các NHTM đã chính thức buộc phải tất toán trạng thái huy động và cho vay vàng theo công văn 7019/NHNN-QLNH ngày 26/10/2012 về Chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng Việc phân loại này giúp nhà quản trị có những hoạch định trong việc huy động các loại tiền tệ, phục vụ nhu cầu cho vay, phù hợp với định hướng phát triển trong từng phân khúc KH mà mỗi NHTM hướng tới. Ví dụ, các NHTM lựa chọn phân khúc tài trợ cho ngoại thương thì thường sẽ có mức dự trữ, huy động ngoại tệ cao để đáp ứng cho phân khúc của họ.  Phân loại theo khu vực địa lý Thường các NHTM chia danh mục cho vay theo khu vực hoạt động của hệ thống như Miền Đông Nam Bộ, Miền Trung, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Miền Bắc. Mỗi khu vực có điều kiện đặc trưng về kinh tế, nhu cầu vay. Việc phân loại này giúp đưa ra những sản phẩm cho vay, chính sách cho vay khác nhau. Đồng thời, nhà quản trị dễ theo dõi, định hướng rủi ro cho từng khu vực để có những điều chỉnh phù hợp với mục tiêu, chiến lược của từng NHTM.  Phân loại theo tình trạng đảm bảo tiền vay  Các khoản cho vay có TSBĐ Các khoản cho vay được bảo đảm một phần hoặc hoàn toàn bằng giá trị TSBĐ theo giá trị định giá của từng NHTM. Ở đây, nguồnTSBĐ như là nguồn trả nợ thứ hai của KH bên cạnh dòng tiền của phương án là nguồn trả nợ thứ nhất, là cách thức để các NHTM hạn chế rủi ro trong suốt quá trình cấp tín dụng. TSBĐ có thể là tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành trong tương lai hay tài sản được bảo lãnh bởi bên thứ ba. Cũng cần lưu ý, giá trị tài sản về mặt sổ sách có thể hoàn toàn đảm bảo
  16. 7 cho khoản vay nhưng đó là giá trị định giá riêng của từng NHTM, và giá trị thực khi thu hồi tài sản (trong trường hợp KH không trả được nợ) có thể thấp hơn vì nó phụ thuộc vào giá trị thị trường tại thời điểm thanh lý.  Các khoản cho vay không có TSBĐ Các khoản cho vay không được bảo đảm bằng nguồn trả nợ dự phòng là tài sản. Ở đây, dòng tiền của phương án là nguồn trả nợ duy nhất và KH vay thường phải có uy tín nhất định trong lịch sử quan hệ giao dịch với NHTM. Việc phân loại này có ý nghĩa giúp nhà quản trị phân tích được mức độ rủi ro trong danh mục cho vay một cách trực tiếp thông qua giá trị thu hồi từ khoản vay. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu tính thanh khoản, trích lập dự phòng, lợi nhuận…  Phân loại theo Nhóm nợ Theo cách phân loại nợ hiện nay, quy định tại Điều 10, Thông tư 02/2013/TT- NHNN nói trên, các NHTM chia danh mục cho vay thành 05 nhóm nợ  Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.  Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
  17. 8 Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai  Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn Việc phân loại này giúp NHTM định danh rủi ro những khoản nợ theo tiêu chí trích lập dự phòng cụ thể. Trong đó, nhóm nợ thể hiện mức độ rủi ro của từng khoản nợ và nhà quản trị có cái nhìn bao quát về mức trích lập để có chiến lược phù hợp.  Phân loại theo ngành kinh tế  Nông lâm ngư nghiệp: các khoản cho vay phục vụ nhu cầu sản xuất, thương mại ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản  Thương mại dịch vụ: tập hợp các khoản cho vay phục vụ nhu cầu bổ sung vốn của các cá nhân/ doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ đời sống.  Xây dựng và bất động sản: tập hợp các khoản cho vay liên quan đến đầu tư, kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng đất, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, văn phòng, đầu tư cơ sở hạ tầng…  Công nghiệp chế biến khai thác: tập hợp các khoản cho vay liên quan tới trang trải các chi phí mua nguyên vật liệu, đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… Việc phân loại này giúp nhà quản trị đánh giá được lợi ich và rủi ro mà mỗi ngành kinh tế mang lại, từ đó xây dựng và điều chỉnh danh mục tối ưu nhằm đảm bảo các mục tiêu chiến lược của NHTM.
  18. 9 1.1.2 Rủi ro danh mục cho vay 1.1.2.1 Rủi ro cho vay Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì rủi ro cho vay “…là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do KH không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy, rủi ro cho vay có hai đặc điểm: Một là khả năng: nó là một biến cố, có thể hoặc không xảy ra trong tương lai. Rủi ro có xảy ra hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan. Yếu tố chủ quan liên quan tới năng lực quản trị của NHTM, cụ thể ở các khâu thẩm định trước cho vay; kiểm tra, giám sát lúc cho vay; dự phòng ứng phó với các biến động bất lợi đến tình hình trả nợ của KH (bao gồm trích lập dự phòng rủi ro cho vay). Yếu tố khách quan liên quan tới môi trường hoạt động của ngành nghề, lĩnh vực cho vay, bao gồm môi trường pháp lý (các thay đổi trong điều hành quản lý nhà nước ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của người đi vay), môi trường kinh tế (những biến động tiêu cực của nền kinh tế ảnh hưởng tài chính của người đi vay). Hai là tổn thất: đó là hậu quả của việc rủi ro xảy ra. Tổn thất là giá trị bằng tiền mất đi của khoản cho vay (tổn thất về tài sản) khi giá trị hoàn lại không đạt được sự kỳ vọng ban đầu của NHTM bao gồm một phần hoặc toàn bộ lãi hoặc gốc của khoản cho vay. 1.1.2.2 Rủi ro danh mục cho vay Là sự biến động của toàn danh mục cho vay theo hướng tiêu cực, được phân chia thành hai loại rủi ro nội tại và rủi ro tập trung (Bùi Diệu Anh, 2010).  Rủi ro nội tại Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc mỗi ngành, lĩnh vực kinh tế. Đây là dạng rủi ro có tính tất yếu, không thể triệt tiêu vì nó
  19. 10 thuộc bản tính vốn có của đối tượng vay vốn, các biện pháp phòng ngừa chỉ dừng lại ở việc giảm thiểu rủi ro này.  Rủi ro tập trung Là rủi ro xảy ra khi danh mục tín dụng của các NH thiếu đa dạng khiến NH phải gánh chịu nhiều nguy cơ và tổn thất nghiêm trọng khi có những biến động, bất trắc xảy ra. Việc thiếu đa dạng trong tổ chức cho vay thể hiện ở các mặt sau: + Thiếu đa dạng chủ thể cho vay, điển hình là việc tập trung dư nợ quá mức cho một hoặc một nhóm KH có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau về tài chính. Khi đó, nếu một KH gặp khó khăn thì bản thân khoản vay và cả nhóm KH liên quan đều gặp khó khăn, dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ ngân hàng. + Thiếu đa dạng ngành kinh tế, điển hình là tập trung cho vay quá mức vào một ngành hoặc một loại hình kinh tế mà thời gian qua bất động sản, chứng khoán là những ví dụ. Tất yếu, khi thị trường bất động sản hay chứng khoán bị biến động thi tất cả các khoản tín dụng này đều có khả năng trở thành nợ xấu và tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh của NHTM. 1.1.2.3 Nguyên nhân phát sinh rủi ro danh mục cho vay  Dự đoán xu hướng phát triển kinh tế không chính xác Việc dự đoán xu hướng thiếu chính xác sẽ dẫn đến đầu tư quá mức cho một số ngành, lĩnh vực và không lường hết những rủi ro khi nền kinh tế biến động theo chiều hướng xấu, kéo theo sự giảm sút của các ngành kinh tế đã đầu tư trước đó. Danh mục cho vay bất động sản ở các NHTM tại Việt Nam là một ví dụ điển hình của hiện tượng này. Rõ ràng, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái, kinh tế khó khăn, giá bất động sản giảm mạnh (đặc biệt là các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để đầu tư vào bất động sản nhưng không giải phóng được hàng tồn kho) dẫn đến người đi vay mất khả năng trả nợ. Điều đó tác động tiêu cực đến bảng cân đối tài sản của NHTM khi các khoản nợ xấu liên tục tăng. Một số NHTM đã phải cầu cứu thanh khoản từ NHNN vì các khoản cho vay này rơi vào trạng thái không thu hồi được vốn lãi để đáp ứng tính dự trữ thanh khoản cho NHTM.
  20. 11 Trong một tình huống tương tự khác là các khoản cho vay nhận nợ bằng vàng. Khi NHNN điều chỉnh cơ chế quản lý vàng, coi vàng như mặt hàng cần có sự quản lý để điều tiết giá, lập tức các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu vàng vật chất để bù lại các khoản huy động đã được đem cho vay. Đó là chưa kể để đóng trạng thái theo quy định, NHTM còn phải tăng lãi suất cho vay bằng vàng lên cao hơn lãi suất đồng Việt Nam đối với các hợp đồng cho vay hiện tại đang nhận nợ bằng vàng (mục đích khuyến khích người đi vay chuyển đổi sang nhận nợ bằng đồng Việt Nam) càng khiến cho tình hình thu hồi các khoản cho vay vàng trở nên khó khăn.  Điều kiện nội lực của NHTM yếu kém + Năng lực quản trị: đây là yếu tố chủ yếu trong việc kiểm soát rủi ro cho vay. Điều này phải được thực hiện bởi những chuyên gia giỏi về công tác quản trị, có khả năng phân tích, đánh giá toàn diện môi trường kinh doanh và nội lực của NHTM, phát hiện và tận dụng thế mạnh của chính ngân hàng mình. Nếu ngay từ đầu, khâu hoạch định thuộc quản trị không đáp ứng được thì NHTM không tự thiết lập cho bản thân nó danh mục cho vay phù hợp, hiệu quả, dẫn đến giám sát và điều chỉnh danh mục sẽ thụ động. + Quy mô vốn: quy mô vốn tự có càng nhỏ thì càng ít điều kiện đa dạng hóa danh mục cho vay của mình, rủi ro tập trung vào một loại hình cho vay càng cao. Đồng thời, quy mô vốn tự có nhỏ thì khả năng chống đỡ với tổn thất thấp, kiểm soát rủi ro thấp. Các NHTM sẽ khó chủ động điều chỉnh quy mô và cơ cấu danh mục cho vay để tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro chấp nhận được. + Áp lực lợi nhuận: trong một thị trường cạnh tranh với rất nhiều NHTM (tính đến thời điểm 31/12/2012 có 39 NH nội địa, 14 NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 06 ngân hàng liên doanh) thì không có nhiều thị phần cho tất cả các NHTM. Áp lực lợi nhuận cao khiến NHTM nghiêng về về một đối tượng vay vốn nào đó, nhất là các đối tượng có rủi ro cao theo nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, đặc biệt xảy ra tại các NHTM có trình độ quản trị hạn chế, quy mô vốn nhỏ (các NHTM này buộc phải tìm kiếm lợi nhuận tại phân khúc KH rủi ro cao hơn so với các NHTM lớn và phải chấp nhận sự thiếu đa dạng để đạt được chỉ tiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2