intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn xem xét các yếu tố vĩ mô như: Sản lượng, các thành phần của chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIỀU PHƢƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ THỰC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIỀU PHƢƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ THỰC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định Thành phố Hồ Chí Minh - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả, nội dung đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ KIỀU PHƢƠNG
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 2 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................. 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .......................................................................................................................... 5 2.1. Mô hình lý thuyết:............................................................................................ 5 2.1.1. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: ....... 5 2.1.1.1. Công thức về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: ............................................................................................................ 5 2.1.1.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: ... 6 2.1.2. Mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái .................. 8 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .................................................... 10 2.2.1. Trƣờng phái thâm hụt kép .......................................................................... 10
  5. 6 2.2.2. Trƣờng phái không tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai ................................................................................................ 13 2.2.3. Trƣờng phái đối nghịch ............................................................................. 15 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 18 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 18 3.2. Mô tả dữ liệu ................................................................................................. 20 3.3. Các bƣớc kiểm định mô hình ......................................................................... 23 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 32 4.1. Những thống kê và vấn đề sơ bộ về cán cân tài khóa và tài khoản vãng lai tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay ............................................................................... 24 4.2. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình VAR ............................... 28 4.2.1. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình cơ bản ......................... 28 4.2.2. Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình mở rộng ...................... 30 4.3. Lựa chọn độ trễ tối ƣu.................................................................................... 31 4.4. Kiểm định tính phù hợp của mô hình ............................................................ 32 4.5. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ........................................................... 35 4.6. Những kết quả cơ bản .................................................................................... 40 4.7. Tác động của cú sốc thâm hụt lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ............. 44 4.8. Tác động của từng thành phần của ngân sách Chính phủ lên tài khoản vãng lai ............................................................................................................................... 47 4.8.1. Tác động của cú sốc thuế lên cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ........................................................................................................................... 48 4.8.2. Tác động của chi tiêu Chính phủ lên cán cân tài khoản vãng lai ............... 50 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................ 54 5.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 54 5.2. Những kiến nghị, đề xuất .............................................................................. 54
  6. 7 5.2.1. Những giải pháp nhằm cải thiện cán cân tài khóa ..................................... 55 5.2.1.1. Cải thiện nguồn thu ngân sách ............................................................... 55 5.2.1.2. Tăng cƣờng công tác quản lý chi tiêu ngân sách ................................... 56 5.2.2. Giải pháp cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và chính sách điều hành tỷ giá hối đoái ............................................................................................................... 57 5.2.2.1. Các biện pháp cải thiện cán cân thƣơng mại .......................................... 57 5.2.2.2. Các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ .............................. 59 5.3. Hạn chế của đề tài và định hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - ADP : Ngân hàng Phát triển châu Á - ADF : Augmented Dickey – Fuller - AIC : Tiêu chuẩn Akaike - DOTS : Direction of Trade Statistic - FDI : Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - FPE : Tiêu chuẩn Final prediction error - HQ : Tiêu chuẩn Hannan-Quinn - IFS : International Financial Statistic - IMF : Quỹ Tiền tệ Quốc tế - LR : Tiêu chuẩn LR - NEER : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phƣơng - REER : Tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực đa phƣơng - ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức - SC : Tiêu chuẩn Schwarz - VAR : Vector Autorgressive Model - WB : Ngân hàng Thế giới - WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Hệ số tƣơng quan giữa GOV và CUR giai đoạn 1995 – 2014 ................. 25 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình cơ bản ............ 29 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một của các biến trong mô hình cơ bản ........................................................................................................................ 29 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình mở rộng ......... 30 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng sai phân bậc một của các biến trong mô hình mở rộng ..................................................................................................................... 31 Bảng 4.6: Tiêu chí lựa chọn độ trễ của mô hình bằng phần mềm Eviews................ 32 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tính dừng phần dƣ của các biến ................................ 33 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tính đồng liên kết giữa các biến: ................................ 33 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV và CUR. ........ 36 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV1 và CUR. .... 37 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa GOV2 và CUR .... 37 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa thành phần tài khoản vãng lai và GOV ........................................................................................................ 38 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các thành phần của CUR và GOV1 .......................................................................................................... 39 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các thành phần của CUR và GOV2 .......................................................................................................... 39 Bảng 4.15: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR ........................................ 42 Bảng 4.16: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của REER ...................................... 43 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu mô hình cơ bản ........... 44 Bảng 4.18: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR ........................................ 46
  9. 10 Bảng 4.19: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc thuế lên sự biến đổi các thành phần của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phƣơng sai sai số dự báo của các biến CURA ........................................................................................................................ 49 Bảng 4.20: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR đối với GOV1 ................ 50 Bảng 4.21: Phân tích phƣơng sai sai số dự báo của CUR đối với GOV2 ................ 52 Bảng 4.22: Bảng tổng hợp đóng góp của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên sự biến đổi các thành phần của tài khoản vãng lai thông qua phân tích phƣơng sai sai số dự báo của các biến CURA .................................................................................................. 52
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Tài khoản vãng lai và ngân sách nhà nƣớc Mỹ từ năm 1973 -2004 .... 15 Biểu đồ 4.1: Cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai, tỷ giá thực hiệu lực và đầu tƣ ròng tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2014 ........................................................................ 24 Biểu đồ 4.2: Kết quả kiểm định vòng tròn nghiệm đơn vị ....................................... 34 Biểu đồ 4.3: Các đồ thị thể hiện những phản ứng xung của các biến trong mô hình cơ bản đối với những cú sốc ..................................................................................... 41 Biểu đồ 4.4: Tác động của cú sốc tài khóa lên các thành phần của tài khoản vãng lai . .................................................................................................................................. 45 Biểu đồ 4.5: Tác động của cú sốc thuế lên tài khoản vãng lai và các thành phần của tài khoản vãng lai ..................................................................................................... 49 Biểu đồ 4.6: Tác động của cú sốc chi tiêu Chính phủ lên tài khoản vãng lai và các thành phần của tài khoản vãng lai ............................................................................. 51
  11. 1 TÓM TẮT Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực luôn là vấn đề lo ngại của các nhà nghiên cứu thực nghiệm và nhà hoạch định chính sách trên thế giới. Vấn đề đặt ra là “Bộ đôi thâm hụt” có tồn tại ở Việt Nam hay không? Bài viết trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của chính sách tài khóa (các cú sốc thâm hụt ngân sách) lên tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam, trong giai đoạn từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2014, dựa trên mô hình vector tự hồi quy (VAR). Kết quả thực nghiệm cho thấy đúng với dự đoán của hầu hết các mô hình lý thuyết, cú sốc thâm hụt ngân sách có tác động cùng chiều với thâm hụt tài khoản vãng lai. Khi Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (phá giá đồng nội tệ) thì có thể tác động tích cực đến tài khoản vãng lai trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do việc quản lý tỷ giá theo cơ chế thả nổi có kiểm soát nên trong ngắn hạn thâm hụt ngân sách Việt Nam gần nhƣ không có tác động đến tỷ giá hối đoái thực.
  12. 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề: Những câu hỏi về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực là mối quan tâm lớn cả về phân tích và thực nghiệm. Đã có nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại “Bộ đôi thâm hụt” ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ví dụ nhƣ: Lau và Baharumshah (2006) nghiên cứu thực nghiệm tại chín nƣớc khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng (Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Myanma, Malaysia, Philipines, Srilanka, Nepal) trong giai đoạn từ năm 1980 đến 2001 hay Boileau và Normandin (2008) sử dụng bằng chứng thực nghiệm của 16 nƣớc công nghiệp trong khoảng thời gian từ 1975-2002 và đƣa ra kết luận rằng khi có một cú sốc thuế xảy ra sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách nhà nƣớc và thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ di chuyển cùng chiều. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế không ổn định, thâm hụt ngân sách lớn, tỷ lệ lạm phát cao,…. Bên cạnh những tác động bên ngoài từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bùng phát năm 2008, nguyên nhân dẫn đến những bất ổn này phải kể đến việc quản lý chính sách tài khóa của Chính phủ. Tình trạng thâm hụt ngân sách xảy ra, ảnh hƣởng đến nợ vay ngƣớc ngoài và nợ vay trong nƣớc, tạo áp lực làm tăng lãi suất và lạm phát trong nền kinh tế; đầu tƣ của khu vực tƣ nhân, hoạt động sản xuất có sự sụt giảm…vì thế tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế. Trong khi đó tình trạng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai gây tác động đến tỷ giá hối đoái, áp lực thanh toán nợ nƣớc ngoài, lạm phát… từ đó đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Trong quá trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam luôn đối mặt với nhiều thách thức. Trƣớc những diễn biến phức tạp của nền kinh tế - chính trị - xã hội, việc điều hành chính sách tài khóa nhƣ thế nào là vấn đề đáng lo ngại của các nhà hoạch
  13. 3 định chính sách. Câu hỏi đặt ra là “Ở Việt Nam mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực diễn ra nhƣ thế nào?”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của bài viết này là tìm ra mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam. 1.3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam. Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn xem xét các yếu tố vĩ mô nhƣ: sản lƣợng, các thành phần của chính sách tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá thực của đồng nội tệ. - Thời gian nghiên cứu: do số liệu thống kê còn chƣa đầy đủ nên tôi chọn dữ liệu từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2014. Đây là giai đoạn mà số liệu phục vụ cho nghiên cứu khá đầy đủ, đồng thời cũng phản ánh đƣợc giai đoạn Việt Nam bƣớc qua nhiều bƣớc ngoặc phát triển về kinh tế-xã hội và đẩy mạnh hội nhập toàn cầu. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng mô hình vector tự hồi quy (VAR) làm phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để tìm ra mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá thực ở Việt Nam. 1.6. Cấu trúc bài nghiên cứu: Cấu trúc bài nghiên cứu gồm 5 chƣơng: Chương I giới thiệu đề tài nghiên cứu, đƣa ra lý do, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp, số liệu đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu.
  14. 4 Chương II trình bày tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây. Chương III mô tả phƣơng pháp nghiên cứu, số liệu, cách đo lƣờng cụ thể từng biến và các bƣớc tiến hành kiểm định VAR. Chương IV xem xét các thống kê và vấn đề sơ bộ của cán cân tài khóa tài khoản vãng lai của Việt Nam từ quý I năm 1995 đến quý IV năm 2014. Sau đó trình bày kết quả thực nghiệm và tính ổn định của mô hình hồi quy. Từ đó tìm ra mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực có hiệu lực. Chương V trình bày tóm tắt các kết quả ƣớc lƣợng cũng nhƣ đƣa ra một số kiến nghị về chính sách. Đồng thời xem xét những hạn chế của bài nghiên cứu và đề ra định hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  15. 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan lý thuyết: 2.1.1. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: 2.1.1.1. Công thức về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: Theo mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở của Obstfeld và Rogoff (1995), trƣớc tiên để làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng lai, chúng ta bắt đầu với định nghĩa về thu nhập quốc gia trong nền kinh tế: Y=C+I+G+X–M (1) Trong đó, Y là thu nhập quốc dân; C là tiêu dùng tƣ nhân; I là chi tiêu đầu tƣ thực sự trong nền kinh tế nhƣ chi tiêu cho thiết bị, xây dựng, nhà máy; G là chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ; Cuối cùng, X là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, và M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Từ phƣơng trình (1), tài khoản vãng lai (CA) đƣợc định nghĩa là bằng sự chênh lệch giữa xuất khẩu (X) trừ nhập khẩu (M), có thể đƣợc viết lại là: CA = Y – C – G – I (2) Với S là tiết kiệm của nền kinh tế, bằng tổng thu nhập trừ đi chi tiêu chi tiêu Chính phủ và chi tiêu của ngƣời dân (S=Y – C – G), phƣơng trình (2) đƣợc viết lại nhƣ sau: CA = S – I (3) Tiết kiệm quốc gia bao gồm tiết kiệm cá nhân (Sp) và tiết kiệm chính phủ (SG) (hoặc số dƣ ngân sách Chính phủ hay số âm thâm hụt ngân sách), khi đó: CA = Sp + SG - I
  16. 6 CA = Sp – BD – I (4) Phƣơng trình (4) nói lên rằng sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia tăng tƣơng tự trong thâm hụt tài khoản vãng lai, nếu tiết kiệm tƣ nhân và đầu tƣ không thay đổi nhiều hoặc giữ nguyên. Hay nói cách khác tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Thực tế có rất nhiều lý thuyết mà các nhà kinh tế học đã đƣa những quan điểm khác nhau xung quanh mối quan hệ trên, phần tiếp theo bài nghiên cứu sẽ thảo luận nội dung này. 2.1.1.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: Các nhà phân tích kinh tế cho rằng sự mất cân bằng trong Ngân sách nhà nƣớc và tài khoản vãng lai trong hai thập kỷ vừa qua là do sự mất cân bằng trong nền kinh tế vĩ mô và điều này ảnh hƣởng đến tiến trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Trong nổ lực đi tìm ra nguyên nhân của sự mất cân bằng đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên có nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai: Khuôn khổ lý thuyết cơ bản của Mundell-Fleming (1962) cho rằng khi thâm hụt ngân sách tăng sẽ tạo áp lực gia tăng trong lãi suất, điều này thu hút cho dòng vốn vào quốc gia và làm tỷ giá giảm, từ đó kéo theo quá trình xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng lên, kết quả là làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai dƣới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặt khác, dƣới chế độ tỷ giá hối đoái cố định, khi thâm hụt ngân sách xảy ra sẽ làm tăng thu nhập thực hoặc giá cả do lƣợng tiền chảy ra từ ngân sách để đầu tƣ cho nền kinh tế tăng và tất nhiên làm thâm hụt tài khoản vãng lai trầm trọng hơn (do cầu hàng hóa nƣớc ngoài tăng). Tóm lại, dƣới chế độ tỷ giá thả nổi hay cố định thì thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai mặc dù cơ chế giải thích khác nhau. Lý thuyết hấp thụ của Keynes (phát triển trên lý thuyết của Mundell- Fleaming) cũng đƣa ra hai kết luận: (1) Thâm hụt ngân sách tác động đến thâm hụt tài khoản vãng lai; (2) Có mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách chính
  17. 7 phủ và thâm hụt tài khoản vãng lai. Mối quan hệ trên có thể đƣợc giải thích nhƣ sau: thâm hụt ngân sách là kết quả của việc gia tăng chi tiêu công. Chi tiêu công là một nhu cầu không thể thiếu, nhƣng nó làm tăng thu nhập nội địa, điều này dẫn tới việc tiêu dùng cho các hàng hóa vốn và dịch vụ nhập khẩu tăng lên, cuối cùng thâm hụt tài khoản vãng lai xãy ra trầm trọng hơn. Tuy nhiên theo học thuyết tƣơng đối của nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo (1817) và Barro (1974) và sau này đƣợc phát triến bởi Buchanan (1976) lại cho rằng không tồn tài mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Học thuyết giả định rằng: chi tiêu Chính phủ không đổi trong một thời gian dài, và phần chi tiêu này đƣợc tài trợ bởi nguồn thu từ thuế. Tiêu dùng tƣ nhân phụ thuộc vào cả thu nhập khả dụng trong tƣơng lai. Chính phủ có thể vay hoặc đi vay vì trong một số năm, nguồn thu thuế vƣợt quá chi tiêu và một số năm chi tiêu Chính phủ vƣợt quá nguồn thu từ thuế. Với mỗi đƣờng chi tiêu dự kiến và một số dự báo hợp lý về nguồn thu từ thuế trong tƣơng lai, Chính phủ cắt giảm thuế ở thời điểm hiện tại, phải bù đắp thiếu hụt trong tƣơng lai bằng cách đi vay. Và hiện giá các khoản thu thuế tăng thêm trong tƣơng lai sẽ dùng để chi trả cho lợi tức đi vay của chính phủ phải trả cho ngƣời nắm giữ trái phiếu. Theo hiệu ứng này kết quả của việc cắt giảm thuế sẽ không ảnh hƣởng tới tiết kiệm quốc gia. Đầu tiên cắt giảm thuế sẽ làm giảm thu nhập công và tiết kiệm công. Giảm tiết kiệm công làm tăng thâm hụt ngân sách, nhƣng sự sụt giảm này sẽ cân bằng với gia tăng tiết kiệm tƣ nhân. Vì vậy tiết kiệm quốc gia sẽ không bị ảnh hƣởng. Lý do là ngƣời dân sẽ nghĩ việc cắt giảm thuế hiện tại sẽ phải bù trừ trong tƣơng lai. Kết quả họ tăng tiết kiểm để trả cho việc tăng thuế trong tƣơng lai. Do đó thâm hụt ngân sách không tác động lên tiết kiệm quốc gia, nên không tác động gì đến thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đó là những lý luận của một hiệu ứng Ricardian hoàn chỉnh. Thực tế có ba lí do dẫn đến tiết kiệm tƣ nhân tăng lên không đủ bù đắp cho phần cắt giảm thuế của Chính phủ:
  18. 8 Thứ nhất đối với những ngƣời không có con cháu, và họ nghĩ họ sẽ chết trƣớc khi Chính phủ tăng thuế ở một thời điểm trong tƣơng lai, họ dễ tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập khả dụng tăng lên nên sẽ đƣợc hƣởng lợi từ việc cắt giảm thuế ở hiện tại của Chính phủ. Thứ hai có thể ngƣời dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn khi họ chỉ dự báo đƣợc thu nhập khả dụng kỳ vọng của họ tăng thêm do việc cắt giảm thuế, mà không dự báo đƣợc các tác động sau đó. Thứ ba, khoản cắt giảm thuế chính là sự mở rộng tài khóa do Chính phủ đi vay dựa vào uy tín của mình sau đó cho ngƣời dân vay với lãi suất thấp hơn. Khoản vay Chính phủ cho ngƣời dân vay chính là khoản thuế đƣợc cắt giảm trong hiện tại mà ngƣời dân phải trả trong tƣơng lai bằng khoản thuế cao hơn. Tuy nhiên, ngƣời dân chỉ phải trả lãi suất thấp của Chính phủ cho khoản vay này. Do đó chi tiêu nhiều hơn làm tổng cầu tăng lên. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến hiệu ứng Ricardian không hoàn chỉnh xảy ra hay thâm hụt tài khóa sẽ kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai. Theo những lý thuyết trên, chúng ta có thể kết luận rằng chƣa có sự thống nhất giữa các kinh tế học về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai. Mỗi nhà kinh tế học đều có những lập luận riêng để bảo vệ quan điểm của mình, vậy ở các quốc gia khác nhau thì mối quan hệ đó sẽ diễn ra thế nào? Việc điều hành chính sách tiền tệ của chính phủ (thông qua tỷ giá) có tác động đến mối quan hệ này hay không? Trong phần tiếp theo bài viết sẽ trình bày quan điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và mức giá của nền kinh tế. 2.1.2. Mối quan hệ giữa cán cân tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái: Theo mô hình lý thuyết của Alexander (1952) về cách tiếp cận co giãn thƣơng mại. Theo cách tiếp cận này thì giá quốc tế tƣơng đối và các yếu tố quyết định điều này đƣợc xem là trung tâm của sự thay đổi tài khoản vãng lai. Ban đầu, cán cân vãng lai đƣợc coi nhƣ là cán cân xuất khẩu ròng của một quốc gia. Một
  19. 9 quốc gia trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai có thể sử dụng chính sách tỷ giá nhằm cải thiện tình hình, cụ thể là chính sách phá giá đồng nội tệ. Hiệu ứng đƣờng cong J đƣợc Krugman tìm ra vào năm 1991 khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985-1987, cũng cho thấy ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã đƣợc cải thiện. Đƣờng cong J là một đƣờng mô tả hiện tƣợng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Nguyên nhân xuất hiện đƣờng cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lƣợng nên làm xấu đi cán cân thƣơng mại, ngƣợc lại trong dài hạn, hiệu ứng số lƣợng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện. Phƣơng pháp tiếp cận liên thời kỳ của Obstfeld & Rogoff, 1994 cho rằng hệ quả quyết định tiết kiệm và đầu tƣ dài hạn đƣợc tính toán dựa trên giá trị kỳ vọng của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau. Phƣơng pháp này cố gắng giải thích sự phát triển của tài khoản vãng lai thông qua việc xem xét kỹ hơn các quyết định tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tƣ theo thời kỳ. Tỷ giá hối đoái thực tế đóng một vai trò quan trọng trong giải thích sự phát triển dài hạn của tài khoản vãng lai thông qua mức độ của xu hƣớng tiết kiệm. Đặc biệt, sự đánh giá cao của tỷ giá hối đoái thực làm tăng sức mua hàng hoá nhập khẩu bằng cả thu nhập hiện tại và tƣơng lai. Hiệu ứng này gây ra xu hƣớng tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm, do vậy làm giảm số dƣ tài khoản vãng lai. Ngoài ra cách tiếp cận này chỉ ra rằng có thể xác định tài khoản vãng lai thông qua tập trung rõ hơn vào phần còn lại trong cán cân thanh toán đó là tài khoản vốn. Trong một nền kinh tế mở, tài khoản vốn có thể bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm các quốc gia và sự phản ứng lại đối với các chính sách kinh tế vĩ mô. Ví dụ, mức độ mở thƣơng mại quốc tế có thể phản ánh các lựa chọn chính sách, bao gồm cả các chế độ thuế quan, hạn ngạch. Theo các nghiên cứu chỉ ra, các quốc gia cởi mở hơn trong thƣơng mại quốc tế có xu hƣớng thu hút vốn nƣớc ngoài để tài trợ cho chi tiêu liên quan tới thu nhập, góp phần tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai. Do đó, các quốc gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1