intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công – Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu đóng góp quan trọng vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và một lần nữa kiểm định lại tính chuẩn xác của các nghiên cứu lý thuyết trước đây, củng cố những lý thuyết phù hợp với thực nghiệm khu vực trong giai đoạn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công – Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------ TRẦN THU HẰNG MỐI QUAN HỆGIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ NỢ CÔNG – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. SỬ ĐÌNH THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công – Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương” là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện và theo sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Sử Đình Thành. Nội dung nghiên cứu được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin, dữ liệu nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chính xác.Các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Trần Thu Hằng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu ............................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 4 1.6 Bố cục của luận văn ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NỢ CÔNG VÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH ...................................... 5 2.1 Cơ sở lý thuyết: ............................................................................................. 5 2.1.1 Nợ công: ................................................................................................. 5 2.1.2 Thâm hụt ngân sách ................................................................................ 6 2.1.3 Mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách ................................... 7 2.2 Các nghiên cứu trước: .................................................................................. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 18 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 19 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 19 3.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 20
  4. 3.3 Dữ liệu và đo lường các biến ........................................................................... 21 3.3.1 Mô tả các biến nghiên cứu ......................................................................... 21 3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 23 3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 25 3.4.1 Phương pháp kiểm định trực tiếp ............................................................... 25 3.4.2 Phương pháp kiểm định gián tiếp .............................................................. 25 3.4.3 Thủ tục kiểm định và ước lượng ................................................................ 26 3.4.4 Các kiểm định thực hiện trong mô hình ..................................................... 27 3.4.5 Phương pháp ước lượng hàm hồi quy ........................................................ 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 33 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 34 4.1 Khái quát thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của 9 nước: .................... 34 4.2 Phân tích thống kê mô tả.................................................................................. 38 4.3 Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình bằng ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các biến .................................................................................. 39 4.4 Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Fisher (2001) .............................................. 40 4.5 Kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng ................................................ 41 4.6 Phân tích kết quả hồi quy Granger ................................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 46 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 47 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 47 5.2 Gợi ý chính sách .............................................................................................. 51 5.3 Hạn chế đề tài: ................................................................................................. 52 5.4 Hướng mở rộng đề tài: ................................................................................ 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ADF: kiểm định Dickey Fuller hiệu chỉnh (Augmented Dickey-Fuller) AUS: Nước Úc (Ustralia) DMFAS: hệ thống thông tin quản lý nợ (Debt Management and Financial Analysis System) DSF: khung phân tích nợ bền vững (Debt sustainability framework) ECM: mô hình điều chỉnh sai số (Error Correction Model) EU: liên minh Châu Âu (European Union) FMOLS: Fully Modified Ordinary Least Squares GDP: tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products) GMM: phương pháp ước lượng theo Moment tổng quát (Generalized Mothod of Moments) HKG: Hồng Kông (Hong Kong) IDN: Indonesia IMF: quỹ tiền tệ thế giới JPN: Nhật Bản (Japan) MENA: các nước Trung Đông và Bắc Phi (Middle East and North Africa region) MNG: Mông Cổ (Mongolia) MYS: Malaysia NPG: No Ponzi Game NSNN: ngân sách nhà nước NZL: New Zealand PVC: Ràng buộc ngân sách liên thời gian (Present Value Budget Constraint) SGP: Singapore THA: Thái Lan (Thailand) UNCTAD: Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Conference on Trade and Development) VECM: mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) WB: ngân hàng thế giới (World Bank)
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình Bảng 4.2: Ma trận tương quan tuyến tính giữa các cặp biến trong mô hình Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng Bảng 4.4: Kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng bằng kiểm định Kao. Bảng 4.5: Kiểm định tính đồng liên kết trên dữ liệu bảng bằng Pedroni Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nhân quả VECM Granger DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu được tóm tắt Sơ đồ 3.2: Chi tiết về phương pháp phân tích định lượng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1.1: Đồ thị nợ công của 9 quốc gia trong nghiên cứu giai đoạn từ 2000-2014 Hình 4.1.2: Đồ thị thâm hụt ngân sách của 9 quốc gia trong nghiên cứu giai đoạn từ 2000-2014.
  7. 1 CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước Châu Âu thì thâm hụt ngân sách và nợ công trở thành vấn đề nóng được các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó nghiên cứu, về thâm hụt ngân sách, nợ công cũng như mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Khởi đầu là Hamilton và Flavin (1986) đã kiểm định tính dừng của thâm hụt ngân sách và nợ công để tìm hiểu mối quan hệ của hai biến này từ dữ liệu chuỗi thời gian của Mỹ giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1984. Kết quả cho thấy nếu chuỗi thâm hụt ngân sách và nợ công là chuỗi dừng thì mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là bền vững. Tương tự, Trehan và Walsh (1991), sử dụng mô hình tương tự cũng trên dữ liệu của nền kinh tế Mỹ nhưng thời gian nghiên cứu từ năm 1890 đến năm 1983 và từ năm 1960 đến năm 1984, kết quả cũng cho thấy nếu cả hai chuỗi là dừng thì mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là bền vững. Tuy nhiên, Smith và Zin (1991) sử dụng cùng mô hình với dữ liệu hàng tháng của Canada trong giai đoạn từ 1946 – 1984, kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách bền vững nhưng nợ là không bền vững. Buiter và Patel (1992) nghiên cứu thực nghiệm trường hợp Ấn Độ, sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn nghiên cứu từ năm 1970 đến 1988, kết quả nghiên cứu cho thấy nợ công của Ấn Độ là không bền vững. Sử dụng dữ liệu hàng tháng cho Italy và giai đoạn 1979-1991, kết quả nghiên cứu của Baglioni và Cherubini (1993) cho thấy nợ công của Italy không bền vững. Caporale (1995) sử dụng dữ liệu hàng năm tại một số nước EU trong giai đoạn 1960-1991 cho thấy nợ công của Ý, Hy Lạp, Đan Mạch và Đức là không bền vững. Makrydakis (1999) sử dụng dữ liệu hàng năm cho Hy Lạp trong giai đoạn 1958- 1995 cũng thấy rằng nợ là không bền vững.
  8. 2 Prohl and Schneider (2006) đã kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng giữa thâm hụt ngân sách và nợ công tính theo % GDP của 15 nước thuộc EU trong giai đoạn từ 1970 đến 2004. Kết quả kiểm định cho thấy, thâm hụt ngân sách và nợ công theo % GDP là đồng liên kết trong giai đoạn nghiên cứu, như vậy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là bền vững, chính sách tài khóa của 15 nước EU ổn định và phù hợp với mô hình ràng buộc ngân sách liên thời gian trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2004.Neaime (2015), cũng sử dụng đồng liên kết để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa tổng thu ngân sách và chi tiêu chính phủ để đánh giá sự phát triển tài chính của các nước Châu Âu trong 3 thập kỷ từ giữa những năm 1970. Kết quả cho thấy ngoại trừ Đức, các nước khác đều có thâm hụt ngân sách là không bền vững. Sử dụng kiểm định đồng liên kết, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công cũng như chính sách tài khóa là bền vững ở các nước Đức và Pháp. Chính sách tài khóa bền vững ở Ireland, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong những năm 1970 và 1980. Tuy nhiên, cả hai chuỗi chi tiêu chính phủ và thu ngân sách bắt đầu không dừng từ sau khủng khoảng tài chính năm 2008. Nhận thấy đây là vấn đề được nhiều nhà kinh tế và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, tuy nhiên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn thiếu hụt nghiên cứu về vấn đề này nên để góp phần hoàn thiện hơn các nghiên cứu hiện có, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công – Bằng chứng thực nghiệm tại Châu Á – Thái Bình Dương” giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000-2014. Ở luận văn này ngoài việc góp bằng chứng thực nghiệm về tính bền vững của thâm hụt ngân sách và nợ công tại một số quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực thiếu hụt nghiên cứu về vấn đề này, tác giả còn kiểm định cả hai cách tiếp cận. Cách tiếp cận gián tiếp của tác giả Tanner và Liu (1994) và Neaime (2015) kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công thông qua biến thu ngân sách và chi tiêu chính phủ; và cách tiếp cận trực tiếp của tác giả Hamilton và Flavin (1986) và Prohl và Schneider (2006) kiểm định mối quan hệ của thâm hụt ngân sách và nợ công trực tiếp qua biến thâm hụt ngân sách và nợ công. Bài nghiên cứu sử dụng cả hai cách tiếp cận nhằm đối chiếu chéo kết quả và tăng độ
  9. 3 tin cậy cho kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích thêm tác động ngắn hạn và sự ổn định của điều chỉnh dài hạn bằng tiếp cận VECM Granger trên dữ liệu bảng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công trong dài hạnvà ngắn hạn của một số quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó bài nghiên cứu trả lời câu hỏi cụ thể sau: - Trong dài hạn tồn tại hay không tính bền vững của mối quan hệ thâm hụt ngân sách và nợ công? - Trong ngắn hạn mối quan hệ thâm hụt ngân sách và nợ công như thế nào, chiều hướng tác động và mức ý nghĩa? 1.3 Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công. Phạm vi thu thập dữ liệu: nghiên cứu tập trung 9 quốc gia có đầy đủ dữ liệu trong tất cả các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngdựa trên phân loại vùng lãnh thổ và vị trí địa lý của Ngân hàng Thế giới World Bank 1 trong giai đoạn 2000 - 2014. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu được dựa trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong những năm gần đây để làm nền tảng lý thuyết. Sử dụng các phương pháp thống kê, thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm để xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công đối với 9 nước tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bài nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu bảng, lần lượt kiểm định tính dừng và kiểm định đồng liên kết nhằm kiểm chứng tính phù hợp lựa chọn phương pháp ước 1 Nguồn: https://datahelpdesk.worldbank.org/knowledgebase/articles/906519-world-bank-country-and- lending-groups
  10. 4 lượng, thực hiện hồi quy dài hạn FMOLS và hồi quy GMM nhằm xem tác động ngắn hạn giữa các biến. Phần mềm thống kê STATA 12 và EVIEW 8 được sử dụng để xử lý dữ liệu bảng trong bài nghiên cứu. 1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Bài nghiên cứu đóng góp quan trọng vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và một lần nữa kiểm định lại tính chuẩn xác của các nghiên cứu lý thuyết trước đây, củng cố những lý thuyết phù hợp với thực nghiệm khu vực trong giai đoạn nghiên cứu. Nghiên cứu vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công trong giai đoạn 2000 – 2014 tại một số quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương tiếp cận được dữ liệu. Tính thực tiễn của nghiên cứu được thể hiện ở việc nếu nghiên cứu thành công sẽ đưa ra một phương pháp phân tích định lượng trong việc xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa thâm hụt ngân sách và nợ công. Ngoài ra bài nghiên cứu còn làm rõ mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công, do đó có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô kiểm soát và quản lý thâm hụt ngân sách và nợ công. 1.6 Bố cục của luận văn Về bố cục, luận văn được bố cục thành 5 chương. Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan về nợ công và thâm hụt ngân sách. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  11. 5 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NỢ CÔNGVÀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH 2.1 Cơ sở lý thuyết: 2.1.1 Nợ công: Xuất phát từ sự khác biệt trong khái niệm khu vực công nên cách xác định nợ công của các cơ quan quản lý nợ công và tổ chức kinh tế - tài chính trên thế giới cũng khác nhau. Nhìn chung có thể chia các khái niệm này thành hai nhóm: nợ công theo nghĩa hẹp và nợ công theo nghĩa rộng. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nợ công theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay). Theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán. Quan niệm về nợ công của Ngân hàng Thế giới cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc, bao gồm bốn nhóm chủ thể: nợ của Chính phủ Trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; nợ của các cấp chính quyền địa phương; nợ của Ngân hàng Trung ương; và nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Tùy thuộc thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani....), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Indonesia...).
  12. 6 2.1.2 Thâm hụt ngân sách Trong kinh tế học vĩ mô, thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Thâm hụt ngân sách được chia thành hai loại: - Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng.... - Thâm hụt chu kỳ: là các khaorn thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ, khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào, giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân và có sự ảnh hưởng khác nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau: - Thất thu thuế nhà nước: Thuế là nguồn thu quan trọng, chính yếu và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như doanh nghiệp nhà nước, tài nguyên, nhận viện trợ và đi vay.... Tuy nhiên, với một quốc gia có sự quản lý chưa chặt chẽ và hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập đã tạo kẻ hở cho các
  13. 7 cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm nộp thuế, gây thất thu một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách kích cầu để giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư và vượt qua các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế được thực hiện khá nhiều trong giai đoạn hiện nay. Nhưng mặt trái của việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu là ảnh hưởng tới nguồn thu của ngân sách nhà nước, làm ngân sách nhà nước duy trì một khoản thâm hụt lớn trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. - Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn: tăng chi tiêu chính phủ có ưu điểm là giúp nền kinh tế tăng trưởng khi tạo ra được việc làm trong nền kinh tế và quan trọng hơn là xây dựng và nâng cao được cơ sở hạ tầng cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế không được thực hiện hiệu quả, tức là nguồn vốn đầu tư quá nhiều nhưng không tạo ra được giá trị gia tăng cho nền kinh tế trong tương lai thì sẽ có tác động tiêu cực trong lâu dài. Việc chi tiêu lớn những không mang lại hiệu quả sẽ tạo ra nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát hoặc rủi ro thanh khoản trong tương lai vì thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Đa số các nhà kinh tế đều đồng ý rằng nếu chi tiêu chính phủ vượt ra khỏi một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế thông qua hiệu ứng “lấn át” của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân trong nền kinh tế. Và điều này lại gây ra sự phân bổ nguồn lực không hợp lý làm hiệu quả cả nền kinh tế giảm sút đồng thời thâm hụt ngân sách lại càng tăng. 2.1.3 Mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách Xét về bản chất kinh tế, nợ công xuất phát từ thâm hụt ngân sách, hay tổng chi tiêu của chính phủ nhiều hơn tổng thu của mình. Để làm giảm mức thâm hụt này, chính phủ phải tăng nguồn thu ngân sách, hoặc cắt giảm chi tiêu. Cắt giảm chi tiêu không phải là một việc dễ dàng trong ngắn hạn, khi những kế hoạch chi tiêu của chính phủ đã được hoạch định cụ thể. Chính vì thế, chính phủ chỉ có thể tìm cách gia tăng tổng nguồn thu của mình. Có hai cách để gia tăng tổng nguồn thu, thứ nhất chính phủ có thể gia tăng thuế. Tuy nhiên, tăng thuế có thể ảnh hưởng tiêu cực, đó là làm giảm tiêu dùng, giảm động lực lao động và sản xuất dẫn đến suy thoái kinh
  14. 8 tế. Thứ hai, chính phủ có thể tăng nguồn thu thông qua vay nợ, cả vay trong nước và vay quốc tế. Các khoản vay này sẽ làm gia tăng nợ công. Như vậy,có thể thấy nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách. Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước thường sử dụng chính sách tài khoá mở rộng, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế sẽ kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện chính sách tài khoá mở rộng đồng nghĩa với việc gia tăng thâm hụt ngân sách, chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt. Việc sử dụng chính sách tài khoá mở rộng trong thời gian dài sẽ làm gánh nặng nợ lớn dần lên. Trong trường hợp tốc độ tăng thu ngân sách không theo kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, chính phủ buộc phải sử dụng biện pháp vay mới để trả nợ cũ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính phủ, nếu tổng số nghĩa vụ nợ phải trả vượt quá khả năng thu của ngân sách. Nhìn chung, trang trải thâm hụt ngân sách bằng vay trong nước hay vay nước ngoài đều có những ảnh hưởng bất lợi tới môi trường kinh tế vĩ mô. Ở các nước đang phát triển, thâm hụt ngân sách thường được tài trợ bằng một giải pháp hỗn hợp giữa vay trong nước và vay nước ngoài. Kết cấu hỗn hợp này phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn vốn trong nước, lãi suất và các điều kiện vay nước ngoài. Trong trường hợp thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vốn vay trong nước, khi đó một phần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước thông qua kênh trái phiếu chính phủ. Việc huy động này sẽ tác động đến thị trường vốn nói chung, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lên cao. Lãi suất tăng đến lượt nó làm tăng chi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, có thể dẫn đến “hiệu ứng kéo lùi đầu tư”. Trong trường hợp thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài, tác động kéo lùi đầu tư có thể được hạn chế, do chính phủ sử dụng các nguồn lực bổ sung từ bên ngoài thay vì dùng các nguồn lực của khu vực tư nhân trong nước. Việc sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể làm giảm bớt căng thẳng trên thị trường tín dụng trong nước, qua đó giảm bớt các yếu tố bất ổn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vay
  15. 9 nước ngoài lại có những tác động khác nguy hại đến nền kinh tế. Trong thời gian đầu, một dòng ngoại tệ lớn chảy vào trong nước sẽ làm giảm sức ép cân đối ngoại tệ. Mặc dù sẽ có những tác động nhất định lên tỷ giá hối đoái theo hướng làm tăng giá đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cán cân thương mại, song những tác động này chỉ trong ngắn hạn. Trong trung và dài hạn, việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu (thường chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới các nguy cơ lạm phát. Tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngân sách nhà nước. Xét về mặt này, vay trong nước an toàn hơn vay nước ngoài, vì trong trường hợp gánh nặng nợ trong nước vượt quá khả năng thu ngân sách, chính phủ vẫn còn một phương án cuối cùng là phát hành tiền để trang trải các khoản nợ và chấp nhận các rủi ro về tăng lạm phát, trong khi không thể làm như vậy đối với các khoản nợ nước ngoài. Bên cạnh những hậu quả về mặt kinh tế, chính sách tài khoá không bền vững và những nguy cơ vỡ nợ có thể sẽ đưa quốc gia đó tới nguy cơ suy giảm chủ quyền chính trị, khi phải chịu những áp lực to lớn từ phía các chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm cải tổ lại các thể chế kinh tế theo hướng tự do hoá. Thông thường, đó là những sức ép về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế khoá, giảm trợ cấp xã hội, và đi xa hơn nữa là những yêu cầu về cải cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế theo hướng tự do hoá nhiều hơn. Ngoài ra, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ làm giảm vị thế chính trị của quốc gia trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương với các đối tác là các nước chủ nợ. Các tài liệu kinh tế vĩ mô đã xem xét tính bền vững của mối quan hệ giữa nợ công và thâm hụt ngân sách bằng cách đánh giá khả năng chính phủ vi phạm phương pháp ràng buộc ngân sách của chính phủ. Cách tiếp cận này đòi hỏi các chính sách tài khóa phải bền vững để phù hợp với các điều khoản cân bằng tổng thể
  16. 10 liên kết giữa khu vực chính phủ và khu vực tư nhân. Ràng buộc ngân sách chính phủ đặt ra yêu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ cộng với chi phí trả lãi và nợ gốc hiện tại bằng doanh thu thuế hiện tại cộng với nợ mới phát hành. Điều kiện này được minh họa theo phương trình (1) như sau: Bt = (1 + r) Bt-1 + Zt , (1) Trong đó: t: giai đoạn t Bt là khoản nợ vay mới trong năm t; Bt-1 là chi trả nợ năm trước rt là lãi suất vay nợ danh nghĩa tính trên khoản nợ công danh nghĩa Bt=i (rt> 0) Zt = Gt – Tt là thâm hụt ngân sách giai đoạn t; Gt là khoản chi ngân sách cơ bản năm t; Tt là thu thuế năm t. Zt sẽ âm nếu thâm hụt ngân sách và dương khi thặng dư ngân sách. Phương trình (1) chỉ ra rằng nếu chính phủ có thặng dư ngân sách bằng số không (Zt = 0), nợ sẽ tăng cùng tốc độ với lãi suất: ∆Bt = ∆Bt-1. Nếu chính phủ thâm hụt ngân sách (Zt 0), nợ sẽ tăng chậm hơn so với lãi suất. Nếu thặng dư ngân sách lớn hơn lãi phải trả trên nợ hiện tại (tức là Zt + rt Bt-1 là dương), thì nợ sẽ được thu hẹp. Chia cả 2 vế phương trình (1) cho 1+r và biến đổi thì ta được phương trình (2): 𝑇𝑡+𝑗 𝐺𝑡+𝑗 𝐵𝑛+1 𝐵𝑡−1 = ∑𝑛𝑗=0 − ∑𝑛𝑗=0 + (2) (1+𝑟)𝑗+1 (1+𝑟)𝑗+1 (1+𝑟)𝑛+1 Trong đó, G không dùng để thanh toán lãi suất và T là nguồn thu thuế của chính phủ.
  17. 11 Ngoài ra, việc đi vay mới lại càng tăng gánh nặng trả lãi trong tương lai, điều này lại dẫn đến việc phải phát hành thêm nợ mới và vòng xoáy cứ thế lặp lại. Nói cách khác việc vay nợ mới để trả nợ cũ sẽ rất nguy hiểm khi các khoản nợ vay mới không tăng kịp với tốc độ tăng nhanh của khoản lãi vay phải trả. Hành động vay nợ mới chỉ để thanh toán lãi nợ cũ của chính phủ tương tự như trò chơi Ponzi đầy rủi ro và nguy hiểm trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, ngay cả chính phủ cũng không thể thích vay bao nhiêu cũng được vì sẽ đến lúc các áp lực chính trị buộc chính phủ phải cải cách và tiết kiệm hay ít nhất phải có những ràng buộc cứng về mặt ngân sách. Bởi vậy có điều kiện NPG (No-Ponzi-Game), nghĩa là chính phủ không thể tăng phát hành nợ mới để trảgốc và lãi của nợ cũ một cách vô thời hạn, để xem xét tính bền vững của ngân sách và nợ công. Kết hợp với phương trình ràng buộc ngân sách của chính phủ (1) và điều kiện NPG, chúng ta đi đến mô hình ràng buộc ngân sách liên thời gian. Điều kiện ràng buộc ngân sách đặt ra yêu cầu về một số giới hạn cho cân bằng ngân sách cơ bản là giá trị hiện tại của thặng dư ngân sách cân bằng phải lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của khoản nợ công ban đầu. Nghĩa là, nếu ngân sách đang thâm hụt và nợ công là một số dương thì ngân sách tương lai buộc phải thặng dư. Phương trình (2) chỉ ra rằng nợ ban đầu sẽ bằng với giá trị hiện tại của thặng dư ngân sách khi và chỉ khi giá trị hiện tại của các khoản nợ trong tương 𝐵𝑛+1 lai hội tụ về không lim𝑛→∞ = 0 (3) . (1+𝑟)𝑛+1 Nếu điều kiện này được đáp ứng, giá trị hiện tại của thặng dư ngân sách phải lớn hơn hoặc bằng giá trị hiện tại của nợ công ban đầu. Hay nói cách khác, nợ công hôm nay phải được đảm bảo bằng thặng dư trong tương lai của ngân sách. Để điều này xảy ra, nợ chính phủ B trong tử số phải tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ của lãi suất r. Chính phủ không thể tài trợ cho các khoản thanh toán lãi vay bằng cách liên tục phát hành trái phiếu mới. Điều này sẽ xảy ra khi phương trình (3) không vi phạm và khi đó phương trình (2) được viết lại như phương trình (4): 𝑇𝑡+𝑗 𝐺𝑡+𝑗 𝐵𝑡−1 = ∑∞ 𝑗=0 − ∑𝑛𝑗=0 (4) (1+𝑟)𝑗+1 (1+𝑟)𝑗+1
  18. 12 Tuy nhiên, điều kiện ràng buộc này sẽ khó thực thi trong thực tế và khá lỏng lẻo. Theo nguyên lý này nợ công sẽ bền vững nếu tốc độ nợ công luôn nhỏ hơn lãi suất thực của các nợ công mới phát hành, bất kể kết cấu và mức nợ ban đầu ra sao. Bên cạnh đó, cam kết đạt thặng dư ngân sách trong tương lai thường thiếu tin cậy (ví dụ cam kết giảm chi) và không hiệu quả (ví dụ tăng thu). Để giảm thâm hụt ngân sách trong tương lai chính phủ có hai lựa chọn khả dĩ là giảm chi tiêu công hoặc tăng thu ngân sách. Nếu giảm chi tiêu công sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhóm lợi ích, đôi khi khó thực thi bởi rào cản về mặt chính trị do có sự phản kháng từ các nhóm này. Nếu tăng thuế và ban hành các khoản phí, lệ phí mới nhằm tăng thu ngân sách có thể dẫn đến lạm thu và tận thu, ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội do gia tăng tổn thất vô ích. Nếu chúng ta giả định rằng nợ công tăng lên theo thời gian với một tốc độ không đổi δ, ta có: Bt+ j = (1 + δ)Bt+ j−1. Khi đó, phương trình (3) được viết lại như phương trình (5): 1+δ n limn→∞( ) B0 =0 (5) 1+r Để phương trình (5) có thể hội tụ bằng 0 thì tốc độ tăng của δ nên chậm hơn r, nghĩa là tốc độ tăng trưởng của nợ nên thấp hơn tốc độ tăng trưởng của lãi suất thực. Mặt khác, một số bài nghiên cứu về ràng buộc ngân sách thông qua cách tiếp cận kế toán về tính bền vững tài khóa bằng cách tập trung vào tỷ lệ nợ/GDP. Ta biết, GDP tại thời điểm hiện tại Yt thì bằng GDP của giai đoạn trước Yt-1 cộng với Yt-1 nhân tốc độ tăng trưởng của GDP (g) như phương trình (6): Yt = (1 + g)Yt−1. (6) Do đó, viết lại phương trình (1) theo tỷ lệ GDP ta được phương trình (7): Bt Bt−1 Zt = (1 + r) − (7) Yt Yt Yt
  19. 13 Thay (6) vào (7) ta được phương trình (8): Bt (1+r) Bt−1 Z = − t (8) Yt (1+g) Yt−1 Yt Viết lại phương trình (8) ta có phương trình (9): (1+𝑟) 𝑏𝑡 = 𝑏 − 𝑧𝑡 (9) (1+𝑔) 𝑡−1 Viết lại phương trình (9) theo z ta có phương trình (10): (1+𝑟) 𝑧𝑡 = 𝑏 − 𝑏𝑡 (10) (1+𝑔) 𝑡−1 Một câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để nợ của các nước Châu Á – Thái Bình Dương có thể ổn định. Nếu nợ đã ổn định thì nợ sẽ không phát triển thêm theo thời gian. Khi đó: bt-1 = bt (11) Thay (11) và phương trình (10), ta viết lại phương trình (10) ta có phương trình (12): (𝑟−𝑔) 𝑧𝑡 = 𝑏 (12) (1+𝑔) 𝑡−1 Giả sử tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Châu Á – Thái Bình Dương gần như bằng không (g xấp xỉ 0). Khi đó phương trình (12) gần như bằng: zt = (r-g) bt-1 (13) Nếu nợ của các nước Châu Á – Thái Bình Dương không tăng thêm thì phương trình (6) sẽ được giữ nguyên. Do đó, nợ sẽ phụ thuộc chênh lệch giữa lãi suất thực r và tốc độ tăng trưởng GDP g. Nếu g > r, lúc này nợ sẽ ổn định với thâm hụt ngân sách ( tức là z âm). Nếu r = g, nợ ổn định khi thâm hụt ngân sách cân bằng. Nếu r > g, nợ sẽ tiếp tục tăng theo thời gian mặc dù ngân sách thặng dư ( tức là z dương). 2.2 Các nghiên cứu trước:
  20. 14 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ thâm hụt ngân sách và nợ công trong nền kinh tế phát triển rất nhiều thông qua hai cách tiếp cận trực tiếp và tiếp cận gián tiếp. Cách tiếp cận trực tiếp, trực tiếp kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công trực tiếp qua việc kiểm định chuỗi thâm hụt ngân sách và nợ công. Cách tiếp cận này đã được khởi xướng bởi các bài nghiên cứu của Hamilton và Flavin (1986). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1984. Nhóm tác giả kiểm định tính dừng để kiểm tra các điều kiện NPG và ràng buộc ngân sách của chính phủ. Kết quả cho thấy nếu chuỗi thâm hụt ngân sách và nợ công là chuỗi dừng thì mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là bền vững. Trehan và Walsh (1991), sử dụng mô hình tương tự cũng trên dữ liệu của nền kinh tế Mỹ nhưng thời gian nghiên cứu từ năm 1890 đến năm 1983 và từ năm 1960 đến năm 1984, kết quả cũng cho thấy nếu cả hai chuỗi là dừng thì mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công là bền vững. Smith và Zin (1991) sử dụng cùng mô hình nhưng trong tại các nước khác để kiểm tra tính bền vững của nợ. Sử dụng dữ liệu hàng tháng của Canada trong giai đoạn từ 1946 – 1984, kết quả cho thấythâm hụt ngân sách bền vững nhưng nợ là không bền vững. Buiter và Patel (1992) nghiên cứu thực nghiệm trường hợp Ấn Độ, sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn nghiên cứu từ năm 1970 đến 1988, kết quả nghiên cứu cho thấy nợ công của Ấn Độ là không bền vững. Sử dụng dữ liệu hàng tháng cho Italy và giai đoạn 1979-1991, kết quả nghiên cứu của Baglioni và Cherubini (1993) cho thấy nợ công của Italy không bền vững. Caporale (1995) sử dụng dữ liệu hàng năm tại một số nước EU trong giai đoạn 1960-1991 cho thấy nợ công của Ý, Hy Lạp, Đan Mạch và Đức là không bền vững. Makrydakis (1999) sử dụng dữ liệu hàng năm cho Hy Lạp trong giai đoạn 1958-1995 cũng thấy rằng nợ là không bền vững. Prohl and Schneider (2006) đã kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng giữa thâm hụt ngân sách và nợ công tính theo % GDP của 15 nước thuộc EU trong giai đoạn từ 1970 đến 2004. Nhóm tác giả cho rằng việc sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng đem lại nhiều ưu điểm hơn so với việc phân tích từng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2