Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển ILA Vũng Tàu đến năm 2020
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về ngành đào tạo tiếng Anh; nghiên cứu và phân tích các hoạt động của ILA Vũng Tàu cũng như các yếu tố tác động bên ngoài và các đối thủ cạnh tranh của ILA tại tỉnh BR-VT; đề xuất một số giải pháp kinh doanh phù hợp góp phần phát triển ILA Vũng Tàu trong khoảng thời gian 10 năm tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp góp phần phát triển ILA Vũng Tàu đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------------- VŨ MINH QUÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ILA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------------- VŨ MINH QUÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ILA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP TP.Hồ Chí Minh – 2011
- LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này cho phép tôi đƣợc gửi lời cám ơn chân thành đến: Quý Thầy, Cô trƣờng đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại Trƣờng, đặc biệt là PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Diệp, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh đã hƣớng dẫn tận tình về việc hình thành ý tƣởng, nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp khoa học để hoàn thành luận văn này. Lãnh đạo công ty TNHH ILA Việt Nam, ILA Vũng Tàu đã cung cấp thông tin và cho ý kiến giúp tôi có định hƣớng cho sự phát triển kinh doanh của ILA Vũng Tàu giai đoạn 2011 -2020. Các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các khách hàng của ILA Vũng Tàu đã tận tình cung cấp thông tin và ý kiến giúp cho khảo sát về ILA Vũng Tàu do tôi thực hiện phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù của địa phƣơng. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bạn bè các lớp cao học khóa K.18 của Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện, mặc dù tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn cũng nhƣ trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu song không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả : Vũ Minh Quân
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Một số giải pháp góp phần phát triển ILA Vũng Tàu đến năm 2020” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện với sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Các thông tin và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc trích dẫn đầy đủ nguồn, tài liệu tại phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo là hoàn toàn trung thực. Tác giả Vũ Minh Quân
- MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH ................... 1 1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH ............................... 1 1.1.1. Tổng quan về ngành đào tạo tiếng Anh ...................................................... 1 1.1.2. Các phân ngành trong đào tạo tiếng Anh .................................................... 1 1.1.2.1. Đào tạo tiếng Anh tổng quát ................................................................ 2 1.1.2.2. Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành ......................................................... 3 1.1.2.3. Đào tạo tiếng Anh cho trẻ em và thanh thiếu niên ................................ 4 1.1.2.4. Luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh ....................................................... 4 1.1.3. Đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam ................................................................. 5 1.1.4. Vai trò ngành đào tạo tiếng Anh với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam ..................................................................................................................... 7 1.2. THỰC TRẠNG NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................................................................ 8 1.2.1. Đào tạo tiếng Anh tại các trƣờng mẫu giáo và phổ thông............................ 8 1.2.2. Đào tạo tiếng Anh tại các trƣờng cao đẳng, đại học .................................... 8 1.2.3. Đào tạo tiếng Anh tại các trƣờng quốc tế .................................................... 9 1.2.4. Đào tạo tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ ........................................... 9 1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH ...................................................................... 10 1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................... 10 1.3.1.1. Nguồn nhân lực ................................................................................. 10 1.3.1.2. Tài chính kế toán ............................................................................... 10 1.3.1.3. Sản xuất/tác nghiệp ............................................................................ 11 1.3.1.4. Hoạt động marketing ......................................................................... 11 1.3.1.5. Nghiên cứu và phát triển .................................................................... 12 1.3.1.6. Hệ thống thông tin ............................................................................. 12
- 1.3.1.7. Quản trị chất lƣợng ............................................................................ 12 1.3.2. Các yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài .......................................................... 12 1.3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô .............................................................................. 12 1.3.2.2. Môi trƣờng vi mô ............................................................................... 13 1.4. CÁC CÔNG CỤ CHỦ YẾU ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ................................................................................................................... 16 1.4.1. Các công cụ xây dựng giải pháp ............................................................... 16 1.4.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................... 16 1.4.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): ..................................... 17 1.4.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh............................................................... 18 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 19 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG .............................. 20 CỦA ILA VŨNG TÀU ........................................................................................ 20 2.1. TỔNG QUAN VỀ ILA VIỆT NAM VÀ ILA VŨNG TÀU ......................... 20 2.1.1. Giới thiệu chung....................................................................................... 20 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ILA Việt Nam và ILA Vũng Tàu ..... 20 2.1.2.1. Giới thiệu về ILA Việt Nam .............................................................. 20 2.1.2.2. Giới thiệu về ILA Vũng Tàu .............................................................. 24 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ILA VŨNG TÀU ............................. 25 2.2.1. Đặc điểm thị trƣờng ................................................................................. 25 2.2.2. Thực trạng hoạt động của ILA Vũng Tàu ................................................. 26 2.2.3. Các hoạt động chủ yếu của ILA Vũng Tàu ............................................... 27 2.2.3.1. Nguồn nhân lực ................................................................................. 27 2.2.3.2. Năng lực tài chính .............................................................................. 30 2.2.3.3.Công nghệ đào tạo .............................................................................. 31 2.2.3.4. Hoạt động kinh doanh ........................................................................ 32 2.2.3.5. Hệ thống quản lý chất lƣợng .............................................................. 34 2.2.3.6. Khả năng khai thác thị trƣờng ............................................................ 38 2.2.3.7. Hoạt động marketing ......................................................................... 39 2.2.3.8. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R & D) ...................................... 43 2.2.3.9. Khả năng thu thập thông tin, dự báo thị trƣờng .................................. 45 2.2.3.10. Ma trận đánh giá nội bộ IFE ............................................................ 46 2.3. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA ILA VŨNG TÀU ............................................................... 47 2.3.1. Môi trƣờng vĩ mô ..................................................................................... 47 2.3.1.1. Các yếu tố kinh tế .............................................................................. 47 2.3.1.2. Các yếu tố tự nhiên và xã hội ............................................................. 48
- 2.3.1.3. Các yếu tố khoa học công nghệ .......................................................... 50 2.3.1.4. Các yếu tố chính trị và chính phủ ....................................................... 51 2.3.2. Môi trƣờng vi mô ..................................................................................... 51 2.3.2.1. Khách hàng (ngƣời mua) ................................................................... 51 2.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................. 52 2.3.2.3. Nhà cung cấp ..................................................................................... 53 2.3.2.4. Sản phẩm thay thế.............................................................................. 56 2.3.2.5. Đối thủ tiềm ẩn .................................................................................. 56 2.3.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ...................................................... 57 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 58 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ILA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................... 59 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO ILA VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015- TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................. 59 3.1.1. Mục tiêu của ILA VN đến năm 2015 ........................................................ 59 3.1.2. Tầm nhìn của ILA VN đến năm 2020 ....................................................... 59 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN ILA VŨNG TÀU ....... 60 3.2.1. Hình thành các giải pháp .......................................................................... 60 3.2.2. Nội dung chủ yếu của các giải pháp đƣợc lựa chọn .................................. 62 3.2.2.1.Giải pháp phát triển thị trƣờng ............................................................ 62 3.2.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm ............................................................ 63 3.2.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ............................... 65 3.2.2.4. Giải pháp tối ƣu hóa lợi nhuận ........................................................... 69 3.2.3. Một số giải pháp hỗ trợ: ........................................................................... 73 3.2.3.1.Giải pháp tối ƣu hóa nguồn nhân lực .................................................. 73 3.2.3.2. Giải pháp tăng cƣờng marketing ........................................................ 74 3.2.3.3. Giải pháp tăng cƣờng nghiên cứu và phát triển .................................. 75 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 76 3.3.1. Đối với nhà nƣớc...................................................................................... 76 3.3.2. Đối với ngành giáo dục đào tạo và địa phƣơng ......................................... 76 3.3.3. Đối với đơn vị chủ quản (ILA VN) .......................................................... 77 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BR-VT: Bà Rịa-Vũng Tàu CL: Chiến lƣợc CLKD: Chiến lƣợc kinh doanh CLSP: Chất lƣợng sản phẩm DN: Doanh nghiệp DVKH: Dịch vụ khách hàng GDĐT: Giáo dục đào tạo GP: Giải pháp HĐQT: Hội đồng quản trị ILA VN: Công ty trách nhiệm hữu hạn ILA Việt Nam ILA VT: Chi nhánh ILA Việt Nam tại TP.Vũng Tàu KH: Khách hàng NCPT: Nghiên cứu phát triển NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NNL: Nguồn nhân lực PPPX: Phƣơng pháp phản xạ PR (public relation) Quan hệ công chúng QL: Quản lý SP: Sản phẩm SPDV: Sản phẩm dịch vụ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TA: Tiếng Anh TT: Thị trƣờng
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các phân ngành trong đào tạo tiếng Anh .................................................. 2 Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .................................... 14 Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ................................................................ 25 Hình 2.2: Tỉ trọng doanh thu của ILA Vũng Tàu năm 2010 ................................... 33 Hình 2.3: Cơ cấu chi phí, lợi nhuận trên doanh thu (100%) năm 2010 ................... 34 Hình 2.4: Quy trình khách hàng (KH) mua sản phẩm tại ILA ................................ 41 Hình 2.5: Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng tại ILA VT năm 2009-2010............ 44 Hình 2.6: Tỉ lệ học sinh đăng đăng ký lại tại ILA VT từ 2006-2010 ..................... 44 Hình 2.7: Tháp dân số của Việt Nam ..................................................................... 49
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các cấp độ tiếng Anh phổ thông .............................................................. 7 Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ........................................ 17 Bảng 1.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) .......................................... 18 Bảng 1.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................. 18 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của ILA Vũng tàu từ 2006-2010.............................. 26 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tại ILA Vũng Tàu tính đến 31/12/2010 ........................ 28 Bảng 2.3: Chỉ số ROE và ROS của ILA Vũng Tàu từ 2006 - 2010 ....................... 31 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng của ILA VT từ 2006-2010 ...................................... 38 Bảng 2.5: Tƣơng quan về giá sản phẩm của ILA VT ............................................. 41 và các đối thủ chính tại tỉnh BR-VT ...................................................................... 41 Bảng 2.6: Ma trận đánh giá nội bộ ILA VT ........................................................... 46 Bảng 2.7: Tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2010........................... 47 Bảng 2.8: Tỉ giá USD/VND giai đoạn 2006-2011 .................................................. 48 Bảng 2.9. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................. 53
- DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ LOẠI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH PHỤ LỤC 2 BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG TẠI ILA VŨNG TÀU PHỤ LỤC 3 CÁC CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CỦA ILA VT PHỤ LỤC 4 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA ILA VIỆT NAM PHỤ LỤC 5 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA ILA VŨNG TÀU PHỤ LỤC 6 BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ khi Việt Nam nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) thì nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, các cơ hội kinh doanh ngày càng rộng mở hơn với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với nhau và với các doanh nghiệp nƣớc ngoài ngày càng diễn ra gay gắt và quyết liệt. Sự thử thách không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu nhân lực và nó còn diễn ra với cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tuy họ có tiềm lực hơn hẳn đa số các doanh nghiệp Việt nhƣng họ vẫn phải trải qua những thách thức không nhỏ khi hội nhập vào nền kinh tế Việt Nam, vốn có những đặc thù và những văn hóa rất riêng. Để có thể có sự phát triển bền vững và ổn định, các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài cần xây dựng cho mình những chiến lƣợc kinh doanh dài hạn. ILA là một doanh nghiệp nƣớc ngoài đã sớm nắm bắt nhu cầu học tiếng Anh ngày càng tăng tại Việt Nam để đầu tƣ một chuỗi các trung tâm tiếng Anh chất lƣợng cao do ngƣời nƣớc ngoài trực tiếp giảng dạy. Sau những thành công ban đầu, ILA đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ mới, cộng với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã làm việc phát triển kinh doanh của ILA chậm lại ở tất cả các trung tâm trên toàn quốc và ILA Vũng Tàu cũng không phải là một ngoại lệ. Đề tài “Một số giải pháp góp phần phát triển ILA Vũng Tàu đến năm 2020” đƣợc thực hiện với mong muốn đƣa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời với xu hƣớng tƣơng lai để giúp ILA Vũng Tàu nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong mục tiêu trung hạn (khoảng 10 năm tới). 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đặt ra các mục tiêu sau: - Nghiên cứu tổng quan về ngành đào tạo tiếng Anh. - Nghiên cứu và phân tích các hoạt động của ILA Vũng Tàu cũng nhƣ các yếu tố tác động bên ngoài và các đối thủ cạnh tranh của ILA tại tỉnh BR-VT. - Đề xuất một số giải pháp kinh doanh phù hợp góp phần phát triển ILA Vũng Tàu trong khoảng thời gian 10 năm tới.
- 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kinh doanh của chi nhánh ILA Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh của ILA tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian từ năm 2005-2010. - Để thực hiện việc nghiên cứu này, tác giả sử dụng các dữ liệu về hoạt động kinh doanh của ILA VT và khảo sát các chuyên gia trong ngành đào tạo tiếng Anh tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: 4.1.1 Thu thập thông tin có sẵn: - Những thông tin có sẵn từ các báo cáo kinh doanh của ILA, các báo cáo về ngành đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam. - Các bài báo và tạp chí ngành liên quan. - Dữ liệu thông qua các nguồn tham khảo (internet, sách, báo…) 4.1.2 Thông tin từ khảo sát thực tế: - Khảo sát ý kiến từ các khách hàng và các nhà quản lý tại ILA - Khảo sát ý kiến các chuyên gia trong ngành gồm các chuyên viên của sở Giáo dục và Đào tạo, ban giám hiệu các trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là: phân tích, thống kê mô tả để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh của ILA và thị trƣờng đào tào tiếng Anh tại Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Công cụ sử dụng gồm: - Bảng câu hỏi khảo sát xu hƣớng nhu cầu khách hàng của ILA Vũng Tàu và khảo sát ý kiến các chuyên gia trong ngành.
- - Ma trận đánh giá nội bộ IFE - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE - Ma trận hình ảnh cạnh tranh 5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu sẽ gồm có 3 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Tổng quan về ngành đào tạo tiếng Anh - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của ILA Vũng Tàu - Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần phát triển ILA VT đến năm 2020.
- -1- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH 1.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH 1.1.1. Tổng quan về ngành đào tạo tiếng Anh Khái niệm về đào tạo: Theo từ điển tiếng Việt của NXB Đà Nẵng năm 1997, đào tạo là các hoạt động truyền tải thông tin và dữ liệu từ ngƣời này (huấn luyện viên hoặc giảng viên) sang ngƣời khác (học viên). Kết qủa là có sự thay đổi về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học viên từ mức độ từ thấp đến mức độ cao. Một chƣơng trình đào tạo tốt phải luôn luôn chú trọng rằng mình hƣớng vào đối tƣợng nào, họ đã có kiến thức gì trƣớc đây và huấn luyện viên và giảng viên sẽ giúp nhƣ thế nào trong giai đoạn phân tích chƣơng trình đào tạo. Những nguời trƣởng thành luôn dễ tiếp thu hơn khi đƣợc đào tạo. Vậy đào tạo tiếng Anh chính là các hoạt động chuyển tải thông tin và dữ liệu tiếng Anh từ giảng viên hoặc phần mềm hỗ trợ (học trực tuyến) sang ngƣời học. Việc đào tạo này có thể tiến hành trực tiếp hoặc từ xa (học trực tuyến qua mạng internet). Tiếng Anh (English) ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế và hiện diện ở tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống, kinh tế, xã hội và chính trị. Theo ƣớc tính của Hội đồng Anh (British Council), hiện có hơn 1 tỷ ngƣời đang sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông thứ ba trên thế giới nhƣng mức độ phổ dụng lại đứng hàng đầu và là tiếng bản ngữ của khoảng hơn 400 triệu ngƣời. Các quốc gia sử dụng tiếng Anh là bản ngữ có thể kể đến là Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada. Ngoài ra, còn có 700.000.000 ngƣời khác đang sử dụng tiếng Anh nhƣ một ngôn ngữ thứ hai. Ngành đào tạo tiếng Anh đã tạo ra doanh thu 15 tỉ USD trong năm 2008 (theo số liệu thống kê của ILA Việt Nam năm 2009). Bên cạnh đó, chúng ta đang sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cho cho rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó có thể kể đến 80% lƣợng thông tin lƣu trữ trên các máy tính trên toàn thế giới là bằng tiếng Anh, 50% các tạp chí, tập san, báo khoa học trên thế giới đang sử dụng tiếng Anh và 80% số lƣợng ngƣời đang giao tiếp tiếng Anh là giữa các cá nhân không phải ngƣời bản ngữ. Không phải nói, tiếng Anh đã là một ngôn ngữ quốc tế cho rất nhiều lĩnh vực: kinh doanh, khoa học, quân sự, y tế, giáo dục, internet, giải trí, phim ảnh, báo chí, du lịch… 1.1.2. Các phân ngành trong đào tạo tiếng Anh
- -2- Đào tạo tiếng Anh Tiếng Anh Tiếng Anh Tiếng Anh Luyện thi tổng quát chuyên ngành trẻ em, thanh các chứng chỉ thiếu niên tiếng Anh Hình 1.1: Các phân ngành trong đào tạo tiếng Anh Nguồn: ILA Việt Nam 1.1.2.1. Đào tạo tiếng Anh tổng quát Tiếng Anh tổng quát (General English) là khóa học đƣợc thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng Anh của học viên từ 18 tuổi trở lên mong muốn cải thiện khả năng giao tiếp trong môi trƣờng quốc tế chuyên nghiệp. Khoá học bao gồm nhiều cấp độ phù hợp với mọi trình độ: Căn Bản, Sơ Cấp, Sơ Trung Cấp, Trung Cấp, Cao Trung Cấp và Cao Cấp. Chƣơng trình này giúp học viên: Phát triển toàn diện kỹ năng giao tiếp một cách lƣu loát, đặc biệt chuyên sâu vào kỹ năng nghe giỏi, nói thông và phát âm chuẩn. Tăng độ chính xác trong cách sử dụng từ vựng và ngữ pháp, văn phong theo đúng chuẩn văn phong Mỹ. Tăng cƣờng vốn từ vựng về nhiều lĩnh vực khác nhau, mở rộng kiến thức hiểu biết thông qua các chủ đề học trên lớp (điện ảnh, môi trƣờng, khoa học….). Trang bị những “kỹ năng mềm” (phỏng vấn xin việc, viết email, thuyết trình…) để các bạn học tập và làm việc hiệu quả hơn. Tạo nền tản vững chắc để đi lên các lớp cao hơn nhƣ: TOEIC, TOEFL, IELTS,… Tham gia câu lạc bộ Nghe Nói vào chiều thứ 7 hàng tuần tại Trung tâm. Nội dung khóa học tập trung chuyên sâu vào hai kỹ năng Nghe và Nói. Nội dung các bài học thể hiện nền văn hóa, phong cách sống, phong tục tập quán của ngƣời Mỹ, đƣợc thiết kế phù hợp cho các cấp độ từ Sơ Cấp cho đến Cao Cấp. Học viên sẽ đƣợc học từ mới, cách phát âm chuẩn xác, hoàn thiện các kỹ năng nghe nói thông qua các hoạt động thực hành giao tiếp trên lớp và một lƣợng tài liệu đọc
- -3- phong phú bao gồm những mẫu tin trên báo chí, các chủ đề về nhiều lĩnh vực thú vị, những câu chuyện, các câu hỏi thi vấn đáp và thƣ tín đƣợc kết hợp chặt chẽ trong suốt khóa học. Sự kế hợp giữa giáo trình và bài học thông qua các bài học bằng hình ảnh (video clips) sẽ giúp cho học viên gia tăng hứng thú trong học tập cũng nhƣ dễ dàng ứng dụng những tình huống giao tiếp trong thực tế. 1.1.2.2. Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Từ đầu những năm 1960, Tiếng Anh chuyên ngành (English for Specific Purposes-ESP) đã phát triển trở thành một trong số những lĩnh vực nổi bật nhất trong việc giảng dạy tiếng Anh nhƣ một ngoại ngữ. Sự phát triển của nó cho thấy ngày càng có nhiều trƣờng đại học cấp bằng cử nhân về ESP (Đại học Birmingham, Đại học Aston của Anh) và ngày càng có nhiều khoá học ESP cho du học sinh tại các nƣớc nói tiếng Anh. Các đặc điểm của EPS là: - ESP đƣợc xác định khi đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của ngƣời học. - ESP sử dụng các phƣơng pháp luận cơ bản và các quy tắc mà nó mang đến. - ESP tập trung vào ngôn ngữ chính xác về các vấn đề ngữ pháp, từ vựng, từ ngữ trong các trƣờng hợp cụ thể, kĩ năng nghiên cứu, thuyết trình và thể loại. - ESP có thể liên quan hoặc đƣợc thiết kế cho những mục đích đặc biệt. - ESP trong những tình huống giảng dạy đặc biệt, có thể sử dụng phƣơng pháp luận khác với phƣơng pháp luận của tiếng Anh tổng quát. - ESP có thể đƣợc thiết kế dành cho những ngƣời học trƣởng thành, có thể thuộc các viện nghiên cứu hoặc trong các trƣờng hợp công tác đặc biệt. Tuy nhiên nó cũng có thể dành cho ngƣời học ở cấp phổ thông. - ESP nhìn chung là đƣợc thiết kế cho những ngƣời học ở mức độ trung cấp hoặc cao cấp. - Hầu hết các khoá học ESP sử dụng kiến thức cơ bản của hệ thống ngôn ngữ
- -4- Ngày nay, EPS phát triển mạnh ở hầu hết các lĩnh vực, từ giáo dục, kinh tế, khoa học kỹ thuật đến y khoa…và phổ biến tại hầu hết các quốc gia. 1.1.2.3. Đào tạo tiếng Anh cho trẻ em và thanh thiếu niên Anh ngữ Trẻ Em (Jumpstart): là một khóa học vui nhộn bao gồm 3 cấp độ đƣợc soạn thảo riêng dành cho độ tuổi từ 4 đến 6. Giáo viên đứng lớp là những ngƣời có chuyên môn và sáng tạo trong việc truyền đạt Anh ngữ cho các em ở độ tuổi đặc biệt này. Mỗi lớp đặc biệt có sự hỗ trợ của hai giáo viên trợ giảng. Học viên có thể thực tập tiếng Anh qua các hoạt động vui chơi sôi nổi cũng nhƣ các hình vẽ sinh động, truyện tranh, học tiếng Anh trên vi tính hay sách và băng đĩa soạn thảo dành riêng cho khóa học. Anh ngữ Thiếu Nhi (Juniors): là chƣơng trình gồm 6 cấp độ đƣợc soạn thảo dành riêng cho độ tuổi từ 6 đến 11. Các lớp học đƣợc thiết kế sinh động, thông qua các bài hát, hoạt động trò chơi, đóng kịch hoặc các hoạt động nhóm… học viên đều đƣợc khuyến khích thể hiện bằng Anh ngữ, từ đó giúp hoàn thiện và nâng cao kỹ năng nghe, nói của từng học viên. Anh ngữ Thiếu Niên (Seniors): là chƣơng trình Anh ngữ gồm 8 cấp độ đƣợc soạn thảo đặc biệt dành cho độ tuổi từ 11 đến 15. Các tiết học đƣợc thiết kế thông qua phƣơng pháp áp dụng thực tế học tập từ sách báo, diễn kịch, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hoặc những bài thực hành từ các phƣơng tiện nghe nhìn, qua đó góp phần rèn luyện kỹ năng diễn đạt và giao tiếp của học viên ngày một hoàn thiện hơn. Anh ngữ Thanh Thiếu Niên (Elite): là chƣơng trình học Anh ngữ gồm 10 cấp độ, đƣợc soạn thảo phù hợp cho độ tuổi từ 15 đến 18. Giáo án cho mỗi khóa học đƣợc soạn thảo chi tiết và khoa học. Thông qua đó, học viên đƣợc phát triển 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), học ngữ vựng về nhiều lĩnh vực khác nhau và học cách phát âm chuẩn. Ngoài ra, chƣơng trình cũng cung cấp cho học viên những kiến thức tổng quát, thiết thực nhằm hỗ trợ học viên trong những cấp học cao hơn hoặc du học. 1.1.2.4. Luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh Ngày nay các chƣơng trình luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh rất phổ dụng trên thế giới. Mục đích của việc này nhằm đánh giá khả năng tiếng Anh của học sinh khi đi du học hoặc đánh giá trình độ tiếng Anh của các nhân viên đối với các tổ chức quốc tế. Phổ biến nhất trong các chứng chỉ tiếng Anh hiện nay là IELTS (của Anh), TOEFL (của Mỹ) và TOEIC (của Mỹ).
- -5- Chứng chỉ IELTS: IELTS đƣợc viết tắt từ International English Language Testing System, là một bài kiểm tra đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ của học viên qua 4 kỹ năng chính: nghe, nói, đọc, viết. IELTS đƣợc sử dụng làm tiêu chuẩn để xét duyệt việc đăng ký du học hoặc định cƣ tại các quốc gia nhƣ Anh, Úc , New Zealand. Không có khái niệm thi trƣợt hoặc thi đậu trong bài thi IELTS. Kết quả bài thi IELTS là điểm trung bình cộng của các kỹ năng, đƣợc đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 9. Thông thƣờng, với số điểm từ 6 đến 6.5, học viên đủ tiêu chuẩn để học chƣơng trình đại học ở những quốc gia nói tiếng Anh. Để theo học chƣơng trình sau đại học, học viên cần đạt tổng điểm từ 7 đến 7.5. Chứng chỉ TOEFL: TOEFL đƣợc viết tắt từ Test of English as a Foreign Language, là một bài kiểm tra đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ của học viên qua 4 kỹ năng chính: nghe, nói, đọc, viết. TOEFL đƣợc sử dụng làm tiêu chuẩn để xét duyệt việc đăng ký du học hoặc định cƣ tại các quốc gia nhƣ Mỹ và Canada. Hiện nay, bài kiểm tra trực tuyến (iBT) sẽ thay thế cho bài kiểm tra trên giấy (PBT). Không có khái niệm thi trƣợt hoặc thi đậu trong bài thi TOEFL. Phƣơng thức tính điểm đƣợc dựa trên thang điểm tối đa là 30 dành cho mỗi kỹ năng và tổng điểm bài thi của 4 kỹ năng sẽ là 120 điểm. Tùy theo yêu cầu khóa học, mỗi trƣờng có điểm chuẩn riêng để tuyển sinh. Thông thƣờng với số điểm TOEFL iBT là 60 (tƣơng đƣơng 500 điểm thi TOEFL PBT), học viên đủ tiêu chuẩn để học chƣơng trình đại học ở những quốc gia nói tiếng Anh. Để theo học chƣơng trình sau đại học; học viên cần đạt tổng điểm từ 80 – 10 (tƣơng đƣơng 550 đến 600 điểm thi TOEFL PBT). Chứng chỉ TOEIC: TOEIC đƣợc viết tắt từ Test of English for International Communication, là bài kiểm tra đánh giá khả năng sử dụng Anh ngữ của học viên trong giao tiếp và môi trƣờng làm việc quốc tế. Hàng ngàn công ty, tổ chức giáo dục và nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng bài kiểm tra này để đánh giá khả năng Anh ngữ của ứng viên để tuyển dụng và quyết định đề bạt nhân sự. Không có khái niệm thi trƣợt hoặc thi đậu trong kỳ thi TOEIC, kết quả đƣợc tính trên thang điểm tối đa là 990. Kết quả bài thi cho thấy mức độ thông thạo Anh ngữ giao tiếp của học viên. 1.1.3. Đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam Tại Việt Nam, tiếng Anh đã bắt đầu xâm nhập từ giữa thế kỷ 20, đặc biệt là miền Nam Việt Nam với sự tham chiến của quân đội Mỹ. Sau năm 1975, tiếng Anh ít đƣợc quan tâm hơn những ngoại ngữ khác nhƣ tiếng Nga và tiếng Hoa.
- -6- Trào lƣu học và sử dụng tiếng Anh bùng nổ trở lại vào thời kỳ “Đổi Mới” từ cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990. Đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh kéo theo nhiều công ty đa quốc gia vào làm ăn tại Việt Nam làm nhu cầu sử dụng nhân lực nói tiếng Anh tăng vọt. Đã có thời ngƣời có trình độ tiếng Anh giỏi là ƣu tiên số một cho việc tuyển dụng của những công ty này. “Ngƣời ngƣời học tiếng Anh, nhà nhà học tiếng Anh” là xu hƣớng của thời kỳ đó. Sau này tiếng Anh từng bƣớc đƣợc đào tạo một cách bài bản hơn tại các trƣờng học trong hệ thống giáo dục Việt Nam cùng với việc tham gia kinh doanh đào tạo tiếng Anh của các công ty nƣớc ngoài. Đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam thời gian từ chính sách “Đổi Mới” tới nay có thể chia thành 3 giai đoạn phát triển: - Từ 1986 – 1990: nhiều ngƣời bắt đầu quan tâm tới tiếng Anh với mục đích tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn do chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài sau chiến lƣợc “Đổi Mới” của Nhà nƣớc. Nhiều trung tâm ngoại ngữ đã hình thành trong giai đoạn này nhƣng chủ yếu do ngƣời Việt Nam giảng dạy và quản lý. - 1991 – 2000: Việt Nam bắt đầu thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đào tạo ngoại ngữ phát triển mạnh. Phong trào học tiếng Anh phát triển rất nhanh. Tiếng Anh bắt đầu đƣợc dạy học nhƣ ngoại ngữ chính trong các trƣờng phổ thông và đại học. Các trung tâm ngoại ngữ vẫn đua nhau phát triển. Các trung tâm tiếng Anh cao cấp bắt đầu hình thành và có giáo viên nƣớc ngoài tham gia giảng dạy. - Từ 2001 tới nay: Sau thời kỳ cao trào, phong trào học ngoại ngữ đã bớt nóng hơn và đi vào chiều sâu. Ngƣời ta không học ngoại ngữ theo phong trào nữa mà là nhu cầu thực sự. Các trung tâm ngoại ngữ cũng chú trọng vào chất lƣợng hơn. Các thƣơng hiệu đào tạo ngoại ngữ uy tín của nƣớc ngoài bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam nhƣ: ILA, ClerverLearn, Apollo, Language Link, British Council… Tại Việt Nam, nhu cầu đào tạo tiếng Anh hiện tại rất lớn. Tiếng Anh hiện nay đã đƣợc dạy nhƣ là ngoại ngữ chính tại các trƣờng phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên cả nƣớc. Năm 2010, cả nƣớc có 25,820,813 học sinh, sinh viên ở các cấp, nếu chỉ lấy 50% số lƣợng này đƣợc dạy tiếng Anh thì đó cũng là một con số khổng lồ (gần 13 triệu học sinh sinh viên). (Theo dự thảo chiến lược giáo dục Việt Nam 2009-2020).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn