intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua phân tích những nội dung của chuẩn mực quốc tế về kế toán GTHL cũng như tham khảo kinh nghiệm vận dụng GTHL của nước Malaysia, từ đó so sánh với tình hình thực tế chuẩn mực kế toán Việt Nam về GTHL để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và hoàn thiện hơn các quy định về sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- DƯƠNG LÊ DIỄM HUYỀN MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- DƯƠNG LÊ DIỄM HUYỀN MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN ANH HOA TP. HOÀ CHÍ MINH – NAÊM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN --o0o-- Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các dữ liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn này chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả Dương Lê Diễm Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN --o0o-- Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Anh Hoa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này cũng như hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình. Kế tiếp, tôi xin trân trọng cảm ơn đến các Thầy Cô Khoa Kế Toán – Kiểm Toán Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Kế Toán – Kiểm Toán, Viện Đào Tạo Sau Đại Học – Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả Dương Lê Diễm Huyền
  5. MỤC LỤC --o0o-- TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ VIỆC ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN................................................................................. 6 1.1. Nền tảng lý thuyết về định giá trong kế toán ................................................. 6 1.1.1. Khái niệm định giá trong kế toán .................................................................... 6 1.1.2. Các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc định giá 7 1.1.3. Khái niệm về vốn và bảo toàn vốn .................................................................. 8 1.1.4. Các hệ thống định giá kế toán ......................................................................... 8 1.1.5. Các loại giá được sử dụng trong hệ thống định giá kế toán ............................ 9 1.2. Sự hình thành và phát triển của kế toán giá trị hợp lý ............................... 10 1.2.1. Lược sử hình thành và phát triển của giá trị hợp lý ....................................... 10 1.2.2. Nội dung của giá trị hợp lý theo IFRS 13 ...................................................... 12 1.2.2.1. Định nghĩa giá trị hợp lý và phạm vi áp dụng của IFRS 13 ....................... 12 1.2.2.2. Phân chia cấp bậc giá trị hợp lý ................................................................. 15 1.2.2.3. Các phương pháp xác định giá trị hợp lý .................................................... 18 1.2.2.4. Trình bày và công bố giá trị hợp lý ............................................................. 19 1.3. Quy định giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Malaysia ...................................................................................................... 21 1.3.1. Qui định giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế. ............................. 21 1.3.1.1. Đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu ................................................. 21
  6. 1.3.1.2. Phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành ....................................................................................................... 22 1.3.1.3. Đo lường tài sản và nợ phải trả sau ghi nhận ban đầu ................................ 22 1.3.1.4. Sử dụng trong đánh giá sự suy giảm của tài sản ......................................... 24 1.3.2. Qui định giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Malaysia ........................... 24 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................... 25 1.4. Những vấn đề đặt ra xung quanh việc xác định giá trị hợp lý ................... 26 1.4.1. Một số lý luận chỉ trích kế toán giá trị hợp lý ............................................... 26 1.4.2. Một số lý luận ủng hộ kế toán giá trị hợp lý ................................................. 27 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM .......................................................................... 30 2.1. Định giá trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ........................... 30 2.1.1. Lịch sử phát triển định giá trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam . 30 2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2001 ........................................................ 30 2.1.1.2. Giai đoạn năm 2001 đến nay....................................................................... 30 2.1.2. Các phương pháp định giá tại Việt Nam ........................................................ 31 2.2. Quy định giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam . 32 2.2.1. Sự hình thành và phát triển giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................................................. 32 2.2.2. Qui định giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ............................................................................................................................ 34 2.2.2.1. Khái niệm giá trị hợp lý .............................................................................. 34 2.2.2.2. Qui định giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và thông tư hướng dẫn ................................................................................................................. 36 2.3. Thực trạng việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.................................................................................................................. 43 2.3.1. Khảo sát thực tế việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. ......................................................................................................................... 43 2.3.1.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát. .................................................................. 43
  7. 2.3.1.2. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 44 2.3.2. Tổng hợp kết quả và nhận xét ........................................................................ 44 2.4. Đánh giá thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................................................. 47 2.4.1. Các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam ................................................................ 47 2.4.1.1. Các hạn chế ................................................................................................. 47 2.4.1.2. Các nguyên nhân ......................................................................................... 48 2.4.2. Khả năng áp dụng giá trị hợp lý của Việt Nam trong tương lai ..................... 49 2.4.2.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 49 2.4.2.2. Thách thức ................................................................................................... 50 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY .................................................................................................. 53 3.1. Các quan điểm hoàn thiện quy định giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng hội tụ kế toán quốc tế .......................... 53 3.1.1. Hoàn thiện các quy định giá trị hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính....................................................................................................... 53 3.1.2. Từng bước tạo sự tương thích với chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý để tăng cường tính hội nhập của kế toán Việt Nam ................................................. 54 3.2. Giải pháp ngắn hạn ......................................................................................... 54 3.2.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 54 3.2.2. Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 54 3.2.2.1. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho việc định giá ......... 54 3.2.2.2. Nâng cao sự hiểu biết về giá trị hợp lý của người làm công tác kế toán .... 55 3.3. Giải pháp dài hạn ........................................................................................... 55 3.3.1. Mục tiêu ......................................................................................................... 55 3.3.2. Giải pháp thực hiện ....................................................................................... 56 3.3.2.1.Chỉnh sửa Luật kế toán và chuẩn mực chung .............................................. 56
  8. 3.3.2.2.Nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý ..................... 57 3.3.2.3. Hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành ................................................................................................................... 59 3.3.2.4. Nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực giảm giá trị tài sản ............................ 66 3.3.2.5. Nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính ................. 69 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT --o0o-- Phần tiếng Anh FASB Financial Accounting Standard Board Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ IAS International Accounting Standard Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB International Accounting Standard Board Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS International Financial Reporting Standard Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế US GAAP United States Generally Accepted Accounting Principles Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi ở Hoa Kỳ Phần tiếng Việt BCTC Baó cáo tài chính BĐSĐT Bất động sản đầu tư CĐ Cấp độ GTHL Giá trị hợp lý KH Khấu hao TK Tài khoản VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam TSCĐ Tài sản cố định
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG --o0o-- Bảng 1.1 - Cấp bậc giá trị hợp lý ............................................................................. 17 Bảng 1.2 - Tóm tắt yêu cầu về việc công bố và trình bày giá trị hợp lý ................. 20 Bảng 2.1 - Danh sách các chuẩn mực yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý ..................... 33 Bảng 2.2 - Khái niệm giá trị hợp lý trong các chuẩn mực và thông tư. .................. 34 Bảng 2.3 - Định giá sau ghi nhận ban đầu của chuẩn mực kế toán Việt Nam đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế ....................................................................... 42
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ --o0o-- Sơ đồ 2.1 – Vai trò của kế toán giá trị hợp lý trong việc lập BCTC ........................ 44 Sơ đồ 2.2 – Sự hiểu biết về giá trị hợp lý của các doanh nghiệp ............................ 45 Sơ đồ 2.3 – Ghi nhận GTHL đối với một số khoản mục kế toán trên BCTC Việt Nam .................................................................................................................. 45
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU --o0o-- 1. Lí do chọn đề tài: Với sự kiện trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2006 đã mở ra một trang mới cho nền kinh tế Việt Nam, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với kinh tế nói chung và hệ thống kế toán nói riêng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng trong nền kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam cần phải có những bước đi thích hợp hơn. Trong xu thế chung đó, giá trị hợp lý ( GTHL) được nhiều quốc gia lựa chọn bởi những lợi ích mà nó mang lại, GTHL đánh giá được sự vận động của tài sản và nợ phải trả vì vậy phản ánh được tình hình thị trường hiện tại, cung cấp những thông tin kịp thời giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính ( BCTC) , đặc biệt là nhà đầu tư trong việc ra các quyết định kinh tế. Lịch sử phát triển của GTHL trên thế giới bắt đầu từ những năm 1970, khái niệm GTHL được xuất hiện rải rác trong các chuẩn mực, nhưng mãi cho đến năm 2011 IASB mới ban hành IFRS 13 “ Fair value measurement” ( Đo lường GTHL) hướng dẫn chi tiết cho việc ghi nhận và đo lường GTHL trong kế toán. Tại Việt Nam, GTHL cũng được đề cập đến trong các chuẩn mực để định giá các đối tượng trong kế toán. Tuy nhiên, quy định GTHL trong các chuẩn mực còn nhiều bất cập và cũng chưa có một chuẩn mực cụ thể để hướng dẫn về việc vận dụng GTHL nên việc áp dụng chưa được rộng rãi do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp hoàn thiện về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ” nghiên cứu như là một yêu cầu do thực tiễn đặt ra đối với khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu: Qua phân tích những nội dung của chuẩn mực quốc tế về kế toán GTHL cũng như tham khảo kinh nghiệm vận dụng GTHL của nước Malaysia, từ đó so sánh với tình hình thực tế chuẩn mực kế toán Việt Nam về GTHL để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và hoàn thiện hơn các quy định về sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
  13. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) có liên quan đến GTHL. - Các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Luật kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp và thông tư ban hành có liên quan đến GTHL. - Thực trạng vận dụng GTHL ở các doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến GTHL ở một số khoản mục thường gặp tại các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư ( BĐSĐT) , công cụ tài chính. Luận văn không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến BCTC hợp nhất, công cụ tài chính phái sinh,các công cụ phòng ngừa rủi ro và các phương pháp,kỹ thuật đo lường GTHL. 4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống hóa để hệ thống các khái niệm liên quan đến GTHL. - Để tìm hiểu sự giống và khác nhau về quy định GTHL trong chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu. - Để đánh giá thực trạng vận dụng GTHL trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng. - Từ thực trạng nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích nhằm tìm hiểu nguyên nhân và hạn chế dẫn đến GTHL chưa được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn hiện các quy định về sử dụng GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiêp Việt Nam.
  14. 3 5. Những công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài  Luận văn thạc sỹ “ Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam”, Lê Vũ Ngọc Thanh, năm 2005, bảo vệ tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Luận văn này đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống hóa vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam. Khái quát các yêu cầu về GTHL trong chuẩn mực kế toán, phân tích và đánh giá bản chất, vai trò của GTHL trong kế toán Việt Nam. Nhận định những thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò của GTHL trong kế toán doanh nghiệp. - Định hướng về việc sử dụng GTHL: về ngắn hạn là hoàn chỉnh các chuẩn mực hiện có, về dài hạn là điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung và ban hành một số chuẩn mực mới.  Luận văn thạc sỹ “ Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam”, Ngô Thị Thùy Trang, năm 2012, bảo vệ tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Luận văn này đã giải quyết được những vấn đề sau: - Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển kế toán theo GTHL trên thế giới và thực trạng việc vận dụng GTHL trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. - Các quan điểm làm cơ sở để đưa ra các định hướng và giải pháp về vận dụng GTHL và đề xuất phương hướng, giải pháp vận dụng GTHL trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.  Luận văn thạc sỹ “ Các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam”, Trần Thị Phương Thanh, năm 2012, bảo vệ tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Luận văn này đã giải quyết được những vấn đề sau:
  15. 4 - Hệ thống hóa vấn đề định giá trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, trên cơ sở đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế tương đương có quy định GTHL. - Sử dụng phương pháp định tính để thu thập ý kiến chuyên gia về thực tế áp dụng GTHL tại các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về GTHL áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam.  Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp trường “ Vận dụng GTHL trong việc ghi nhận và trình bày thông tin của một số khoản mục trên BCTC của doanh nghiệp Việt Nam”, Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự, năm 2013 đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống các phương pháp kế toán hiện nay liên quan đến GTHL ở một số khoản mục. - Đánh giá những thành quả và tồn tại trong quy định kế toán Việt Nam liên quan đến GTHL ở một số khoản mục. - Là thông tin cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn những vấn đề liên quan đến GTHL. - Giúp cơ quan quản lý Nhà nước ban hành, hướng dẫn cụ thể về phương pháp kế toán có liên quan đến GTHL. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Về lý luận: Nghiên cứu các phương pháp định giá, trình bày và công bố GTHL trong IFRS 13, những tranh luận về GTHL trên thế giới và tìm hiểu các đặc tính thông tin ảnh hưởng đến việc đo lường GTHL. - Về thực tiễn: Thông qua quy định GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam làm rõ thực trạng việc vận dụng GTHL trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cụ thể, hệ thống hoá các quy định GTHL, đánh giá thực trạng việc vận dụng GTHL và khả năng áp dụng GTHL của Việt Nam trong tương lai.
  16. 5 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện các quy định GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, giúp cơ quan Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài Chính trong việc chỉnh sửa quy định của Luật kế toán, các chuẩn mực liên quan và ban hành chuẩn mực đo lường GTHL. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chương: Chương 1: Tổng quan về kế toán giá trị hợp lý Chương 2: Thực trạng vận dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
  17. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN GIÁ TRỊ HỢP LÝ 1.1. NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG KẾ TOÁN 1.1.1. Khái niệm định giá trong kế toán Theo IASB (2010) định giá là một quá trình xác định giá trị tiền tệ của các yếu tố trong BCTC được ghi nhận và trình bày trên bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. “Định giá là một phương pháp cơ bản của kế toán, biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định “ ( Nguyễn Việt và Võ Văn Nhị, 1997, trang 132). Thông qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Việt và Võ Văn Nhị, 2006) Về cơ bản có 2 loại định giá: định giá ban đầu và định giá sau ghi nhận ban đầu. Định giá ban đầu có nhiệm vụ xác định giá trị của đối tượng kế toán ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi nhận vào sổ sách kế toán. Sau một kỳ nhất định, xuất phát từ sự thay đổi giá trị của các đối tượng này như hao mòn, giảm chất lượng… cần phải đánh giá lại giá trị của đối tượng kế toán. Định giá ảnh hưởng đến quyết định của tất cả các đối tượng sử dụng BCTC. BCTC là một nguồn thông tin về tài chính quan trọng nhất, nó cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và những thay đổi về hiện trạng tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này rất quan trọng cho nhiều người sử dụng khác nhau trong việc hình thành quyết định kinh tế của họ (IASB, 2010). Những người sử dụng này có thể được chia thành các nhóm chính sau: cổ đông và cổ đông tiềm năng, người lao động, người cho vay, nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, khách hàng, chính phủ và người dân. Mỗi một nhóm người sử dụng có nhu cầu khác nhau để trợ giúp việc hình thành quyết định. Tuy nhiên, BCTC không thể cung cấp thông tin thoả mãn được nhu cầu cho tất cả các nhóm. Trong đó, cổ đông được xem là
  18. 7 nhóm quan trọng nhất bởi vì họ là những người cấp vốn cho công ty, doanh nghiệp. Nếu một BCTC đáp ứng được nhu cầu của các cổ đông, thì nó kỳ vọng cũng đáp ứng được nhu cầu của hầu hết các đối tượng khác. 1.1.2. Các đặc điểm chất lượng của BCTC ảnh hưởng đến việc định giá. Do định giá ảnh hưởng đến quyết định của tất cả các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, vì vậy các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính cũng ảnh hưởng đến việc định giá:  “ Có thể hiểu được (Understandability): để cung cấp thông tin hữu ích, báo cáo tài chính phải có thể hiểu được bởi người sử dụng. Người đọc được giả thiết là có một kiến thức nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế toán và có thiện chí, nổ lực để đọc báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thông tin về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết cho việc ra quyết định không được loại trừ khỏi báo cáo tài chính chỉ vì nó khó hiểu đối với một số đối tượng sử dụng.  Thích hợp (Relevance): thông tin hữu ích khi nó thích hợp với nhu cầu đưa ra quyết định của người sử dụng. Thông tin thích hợp khi nó có thể giúp người đọc đánh giá quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hoặc xác nhận, điều chỉnh các đánh giá trước đây. Tính thích hợp bao gồm tính dự toán và tính xác nhận hai đặc tính này có quan hệ với nhau.  Đáng tin cậy (Reliability): đáng tin cậy nghĩa là không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu, đồng thời phản ảnh trung thực vấn đề cần phải trình bày. Đáng tin cậy bao gồm các yêu cầu: trình bày trung thực, nội dung quan trọng hơn hình thức, không thiên lệch, thận trọng và đầy đủ.  Có thể so sánh (Comparability): BCTC chỉ hữu ích khi có thể so sánh với năm trước, với doanh nghiệp khác. Do đó, các nghiệp vụ giống nhau phải được đánh giá và trình bày một cách nhất quán trong toàn doanh nghiệp, giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp. Việc thuyết minh là cần thiết để bảo đảm tính so sánh được. Tuy nhiên, nhất quán không có nghĩa là doanh nghiệp không thay đổi chính sách kế toán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chuẩn mực.” ( Vũ Hữu Đức, 2010, trang 193, 194, 195).
  19. 8 1.1.3.Khái niệm về vốn và bảo toàn vốn  Khái niệm về vốn Phương diện tài chính: vốn là tài sản thuần hay vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Phương diện vật chất: vốn được xem là năng lực sản xuất của doanh nghiệp.  Khái niệm bảo toàn vốn Theo IASB (2010) việc lựa chọn khái niệm vốn phù hợp với doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng BCTC. Mặc dù có những khó khăn trong vấn đề xác định lợi nhuận theo từng khái niệm cụ thể, nhưng mỗi khái niệm sẽ cho biết mục tiêu xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.  Bảo toàn vốn tài chính: nghĩa là lợi nhuận chỉ đạt được khi giá trị tài chính (hay tiền tệ) của tài sản thuần vào cuối kỳ vượt quá giá trị tài chính (hay tiền tệ) của tài sản thuần vào lúc đầu kỳ, sau khi trừ các khoản phân phối hay đóng góp từ chủ sở hữu trong kỳ. Bảo toàn vốn tài chính có thể được đo lường theo đơn vị tiền tệ danh nghĩa hay đơn vị sức mua ổn định.  Bảo toàn vốn vật chất: nghĩa là lợi nhuận chỉ đạt được khi năng lực sản xuất vật chất (hay năng lực hoạt động) của doanh nghiệp (hoặc các nguồn lực hay quỹ cần thiết để đạt được năng lực này) vào cuối kỳ vượt quá năng lực sản xuất vật chất vào lúc đầu kỳ, sau khi trừ các khoản phân phối và đóng góp từ vốn chủ sở hữu trong kỳ. - Khái niệm bảo toàn vốn vật chất yêu cầu áp dụng giá hiện hành làm cơ sở định giá. Tuy nhiên, khái niệm bảo toàn vốn tài chính lại không đòi hỏi việc áp dụng một cơ sở định giá nào cụ thể. Việc chọn lựa cơ sở xác định theo khái niệm này, phụ thuộc vào loại vốn tài chính mà doanh nghiệp đang tìm cách bảo toàn. Sự khác biệt giữa hai khái niệm vốn bảo toàn dẫn đến sự thay đổi trong việc xác định tài sản hay nợ phải trả của doanh nghiệp. 1.1.4. Các hệ thống định giá kế toán Tương ứng với hai quan điểm bảo toàn vốn tài chính và bảo toàn vốn vật chất đã có bốn hệ thống định giá kế toán:
  20. 9  “Kế toán dựa trên giá gốc (historical cost): dựa trên giá mua vào quá khứ để ghi nhận các giao dịch và lập BCTC. Đây là hệ thống định giá truyền thống đã phát triển nhiều năm từ khi các kỹ thuật ghi sổ kép của Pacioli ra đời. Trong thời kỳ khoa học cơ bản, các cơ sở lý luận của hệ thống này đã được hình thành, và cho đến nay hệ thống này vẫn còn giữ vai trò chủ yếu trong các thông lệ và chuẩn mực kế toán.  Kế toán dựa trên mức giá chung (general price-level accounting): dựa trên chỉ số giá để điều chỉnh BCTC nhằm loại trừ ảnh hưởng của biến động giá, đặc biệt là lạm phát. Kế toán theo mức giá chung phát triển trong giai đoạn lạm phát gia tăng trên thế giới vào những năm thuộc thập niên 1960- 1970 và hiện nay vẫn còn được áp dụng ở một số quốc gia có lạm phát cao.  Kế toán dựa trên giá hiện hành (current cost accounting): dựa trên giá hiện hành hay còn gọi là giá thay thế (replacement cost) của tài sản để lập BCTC và xác định lợi nhuận. Giá hiện hành đã được đề cập rất sớm trong kế toán nhưng chỉ được trình bày một cách hệ thống với các cơ sở lý luận đầy đủ vào thời kỳ quy chuẩn, song song với việc phê phán giá gốc. Giá hiện hành cũng ảnh hưởng đến thực tiễn kế toán ở một số quốc gia trong thời kỳ lạm phát cao như một giải pháp thay thế cho kế toán dựa trên mức giá chung.  Kế toán dựa trên giá đầu ra (exit price accounting): dựa trên giá bán trên thị trường để đo lường và đánh giá tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán giá đầu ra đặt những nền móng cho hướng phát triển kế toán theo thị trường (market-to-market accounting) sau này” ( Vũ Hữu Đức, 2010, trang 28,29). 1.1.5. Các loại giá được sử dụng trong hệ thống định giá kế toán Theo IASB (2010) cho rằng vấn đề định giá là chọn lựa giữa các cơ sở định giá và đưa ra các loại giá sau để làm cơ sở cho việc định giá :  Giá gốc (historical cost) : tài sản được ghi nhận theo số tiền hoặc tương đương tiền phải trả hoặc GTHL của các khoản thanh toán để có được tài sản tại thời điểm mua tài sản. Nợ phải trả được ghi nhận theo số tiền nhận được để đổi lấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0