intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Uniqlo Việt Nam đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

142
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng hàng may mặc cho thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng cho công ty trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Uniqlo Việt Nam đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG VŨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN UNIQLO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUANG VŨ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN UNIQLO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghề nghiệp) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uniqlo Việt Nam đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và hoàn toàn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Quang Vũ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Kết cấu luận văn .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ............................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng ....................................................................... 5 1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng .................................................................. 5 1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ........................................................................... 5 1.1.3. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng ............................................... 6 1.1.4. Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị ................................... 7 1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ............................................................................... 9 1.2.1. Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng...................................................... 9 1.2.2. Phân biệt Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics ...................................... 10 1.3. Những nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng .............................. 11 1.3.1. Lập kế hoạch .......................................................................................... 13 1.3.2. Tìm nguồn cung cấp ............................................................................... 13
  5. 1.3.3. Sản xuất .................................................................................................. 15 1.3.4. Phân phối ................................................................................................ 15 1.3.5. Thu hồi ................................................................................................... 16 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng .................................. 16 1.4.1. Sự bất ổn về mặt môi trường ................................................................... 16 1.4.1.1. Môi trường doanh nghiệp ................................................................. 16 1.4.1.2. Sự hỗ trợ của chính phủ.................................................................... 17 1.4.1.3. Bất ổn từ môi trường nước ngoài ...................................................... 17 1.4.2. Công nghệ thông tin ................................................................................ 17 1.4.2.1. Công cụ hỗ trợ giao tiếp ................................................................... 18 1.4.2.2. Công cụ hỗ trợ hoạch định ............................................................... 18 1.4.3. Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng .......................................................... 18 1.4.3.1. Mối quan hệ với nhà cung cấp .......................................................... 19 1.4.3.2. Mối quan hệ với khách hàng ............................................................ 19 1.4.4. Sự thỏa mãn của khách hàng ................................................................... 19 1.5. Đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng ............................................... 20 1.5.1. Tiêu chuẩn Giao hàng ............................................................................. 20 1.5.2. Tiêu chuẩn Chất lượng ............................................................................ 20 1.5.3. Tiêu chuẩn Thời gian .............................................................................. 21 1.5.4. Tiêu chuẩn Chi phí.................................................................................. 22 1.6. Đặc điểm chuỗi cung ứng dệt may của Uniqlo tại Việt Nam ..................... 23 1.6.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam ......................... 23 1.6.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng của Uniqlo tại Việt Nam ................................ 25 1.7. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................ 27
  6. CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH UNIQLO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014 .............. 28 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Uniqlo Việt Nam ......................... 28 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 29 2.1.3 Các phòng ban, bộ phận của Uniqlo ........................................................ 30 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 32 2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng hàng may mặc của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam ............................................................ 33 2.2.1 Sự bất ổn về mặt môi trường ................................................................... 33 2.2.2 Công nghệ thông tin ................................................................................ 36 2.2.3 Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng .......................................................... 37 2.2.4 Sự thỏa mãn của khách hàng ................................................................... 38 2.3 Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012-2014 .............................................................................. 39 2.3.1 Lập kế hoạch (Plan) ................................................................................ 40 2.3.2 Tìm nguồn cung cấp (Source) ................................................................. 43 2.3.3 Sản xuất (Make)...................................................................................... 47 2.3.4 Phân phối (Deliver) ................................................................................. 52 2.3.5 Thu hồi (Return) ..................................................................................... 55 2.3.6 Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng ....... 57 2.3.6.1 Tiêu chuẩn Giao hàng ...................................................................... 57 2.3.6.2 Tiêu chuẩn Chất lượng ..................................................................... 59 2.3.6.3 Tiêu chuẩn Thời gian ....................................................................... 60 2.3.6.4 Tiêu chuẩn Chi phí ........................................................................... 61 2.4 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam .......................................................................... 63
  7. 2.5 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 66 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH UNIQLO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 .......................... 67 3.1 Mục tiêu hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty đến năm 2020 . 67 3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................... 67 3.2.1 Dự báo về định hướng và tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong tương lai ..................................................................................................... 67 3.2.2 Định hướng phát triển của công ty .......................................................... 69 3.2.3 Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng những vấn đề còn tồn đọng ở chương 2 .............................................................................................................. 70 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam ....................................................................................... 70 3.3.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ............................................................ 72 3.3.2 Hoàn thiện hoạt động tìm nguồn cung cấp .............................................. 73 3.3.3 Hoàn thiện hoạt động sản xuất ................................................................ 74 3.3.4 Hoàn thiện hoạt động phân phối.............................................................. 76 3.4 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện những giải pháp đề xuất ..... 78 3.5 Kiến nghị ...................................................................................................... 80 3.5.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ................................................................... 80 3.5.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam ........................................ 80 3.6 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 80 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt CCU Supply Chain Chuỗi cung ứng CMT Cut-Make-Trim Hợp đồng gia công thuần túy Customer Relationship Quản trị mối quan hệ với khách CRM Management hàng DRP Distribution resource planning Lập kế hoạch phân phối EU Europe Châu Âu Hợp đồng mua nguyên liệu, bán FOB Free on Board thành phẩm FTA Free Trade Zone Area Khu vực mậu dịch tự do Generalized Systems of GSP Hệ thống ưu đãi phổ cập Prefrences IT Information Technology Công nghệ thông tin JIT Just in time Triết lý quản lý ‘kịp lúc” MD Merchandising Bộ phận thương mại Hợp đồng mà chủ động từ ODM Original Design Manufacturing nguyên liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm POS Point of Sales Hệ thống quản lý điểm bán QC Quality Control Quản lý chất lượng R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển Specialty store retailer of Private S.P.A Cửa hàng bán lẻ chuyên biệt lable Apparel SCM Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng SKU Stock keeping unit Đơn vị trữ hàng chuẩn TNHH Limited Company Trách nhiệm hữu hạn Hiệp định đối tác châu Á, xuyên TPP Trans-Pacific Partnership Thái Bình Dương
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các quan điểm về nội dung của quản trị chuỗi cung ứng ...... 12 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Fast Retailing và Công ty Uniqlo giai đoạn 2012 – 2014 ................................................................................... 32 Bảng 2.2: Chi phí hoạt động của tập đoàn Fast Retailing và công ty Uniqlo giai đoạn 2012 - 2014 ....................................................................................................... 32 Bảng 2.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2020 ............................................................. 35 Bảng 2.4: Đánh giá việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh cho thị trường Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................................................ 41 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát hoạt động lập kế hoạch cung ứng ............................... 42 Bảng 2.6: Tổng hợp tỷ trọng đơn hàng gấp và đột xuất của Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012 đến sáu tháng đầu năm 2015 .................................................................. 42 Bảng 2.7: Số lượng các nhà cung cấp của công ty Uniqlo Việt Nam năm 2014 ..... 44 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát hoạt động tìm nguồn cung cấp ................................... 46 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát hoạt động sản xuất ...................................................... 50 Bảng 2.10: Tổng hợp các lỗi chất lượng phổ biến của nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014................................................................................................................ 50 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát hoạt động quản lý đơn hàng ..................................... 53 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát hoạt động phân phối ................................................. 54 Bảng 2.13: Tổng hợp số liệu về tình trạng đơn hàng của Uniqlo Việt Nam tại thị trường Nhật Bản 2012-2014 ..................................................................................... 55 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát hoạt động thu hồi ...................................................... 56 Bảng 2.15: Tổng hợp tình hình giao hàng các quốc gia trong chuỗi cung ứng của Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015 .................................................................................. 58 Bảng 2.16: Tổng hợp tình hình giao hàng của Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012 đến
  10. sáu tháng đầu năm 2015 ........................................................................................... 58 Bảng 2.17: Tổng hợp tỷ lệ khiếu nại về chất lượng của khách hàng giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015 ....................................................................................... 60 Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu tài chính của Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015 ................ 60 Bảng 2.19: Thống kê tình trạng hàng tồn kho theo thời gian của Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012-2015 .................................................................................................. 61 Bảng 2. 20: Chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam .............. 62 Bảng 2.21: So sánh doanh thu và số lượng đơn hàng của Uniqlo Việt Nam.......... 62 Bảng 2.22: Thực trạng của hoạt động quản trị CCU của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam ................................................................................................................... 63 Bảng 3.1: Tổng hợp vấn đề và đề xuất một số giải pháp ........................................ 71 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng............................................................................ 6 Hình 1.2: Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng .......................................... 7 Hình 1.3: Bốn quan điểm về Logistics và SCM ....................................................... 11 Hình 1.4: Sơ đồ tiến trình hoạt động chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR........... 12 Hình 1.5: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu ................................................................ 24 Hình 1. 6: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam ....................... 27 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Uniqlo .......................................................... 30 Hình 2.2: Sơ đồ tiến trình hoạt động chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR của Uniqlo Việt Nam ....................................................................................................... 39 Hình 2.3: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của Uniqlo hiện tại .................. 41 Hình 2.4: Quy trình đặt hàng của Uniqlo cho hàng hóa xuất sang Nhật ............... 45 Hình 2.5: Quy trình sản xuất của nhà máy may gia công cho Uniqlo .................... 48
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh không còn chỉ gói gọn trong phạm vi một doanh nghiệp, một quốc gia hay một châu lục mà là mở rộng ra toàn cầu. Một sản phẩm có thể là kết quả của một chuỗi các doanh nghiệp, từ khắp các quốc gia tham gia vào mọi khâu từ sản xuất, lắp ráp, tồn kho, vận chuyển đến phân phối tới tận tay người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi hoạt động nghiên cứu chuỗi cung ứng cũng như quản trị chuỗi cung ứng phải được chú trọng trong mỗi doanh nghiệp, và càng đặc biệt quan trọng hơn khi các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ra toàn cầu cho tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực trong đó có ngành dệt may. Bên cạnh đó, với lợi thế về vị trí địa lý và nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, Việt Nam được xem là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi dệt may toàn cầu, giàu tiềm năng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, đối với tập đoàn sản xuất bán lẻ hàng may mặc hàng đầu đến từ Nhật Bản Uniqlo, thì Việt Nam còn là một thị trường trọng yếu, đóng góp hơn 20% sản lượng hàng hóa cho các cửa hàng của Uniqlo trên toàn thế giới. Mặt khác, công ty Uniqlo hiện đang đứng ở vị trí thứ tư trên toàn thế giới về doanh thu sau các thương hiệu như Zara, H&M và Zara; với tham vọng trở thành vị trí số một năm 2020, thiết nghĩ để hoàn thành mục tiêu đề ra thì việc hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty là điều vô cùng cần thiết. Theo báo cáo nội bộ của công ty năm 2015 nghiên cứu về tình hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, thì hiện tại hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, hai tiêu chí để đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng là chất lượng và giao hàng ở mức thấp, không đạt yêu cầu đề ra. Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho công ty Uniqlo Việt Nam là cần phải hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hơn nữa để khai thác, phát triển được tối đa thị
  12. 2 trường giàu tiềm năng này. Với tất cả lý do kể trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Uniqlo Việt Nam đến năm 2020” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong ngành dệt may. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam trong thời gian qua, phân tích những mặt mạnh, mặt hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi để giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam. - Đối tượng khảo sát: Bộ phận quản lý sản xuất của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam, các trưởng quản lý tại các cửa hàng bán lẻ của Uniqlo ở Nhật.  Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu chuỗi cung ứng hàng may mặc cho thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng cho công ty trong giai đoạn từ 2015 đến 2020. Không gian thực hiện nghiên cứu: nghiên cứu và khảo sát được thực hiện chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nhật Bản. Thời gian khảo sát từ ngày 10.07 – 25.09.2015
  13. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng qua phỏng vấn trực tiếp để lấy ý kiến của các chuyên gia tại công ty Uniqlo Việt Nam. Sau đó, tiến hành khảo sát bẳng Bảng câu hỏi đối với các quản lý trưởng cửa hàng bán lẻ của Uniqlo tại Nhật nhằm làm rõ ưu, nhược điểm của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam. Cách thức thu thập dữ liệu bao gồm cả thứ cấp và sơ cấp, cụ thể  Thông tin thứ cấp - Nguồn tài liệu nội bộ công ty: các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết... - Nguồn tài liệu bên ngoài: sách, báo, tạp chí ngành và mạng Internet...  Thông tin sơ cấp - Thảo luận và phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi để lấy ý kiến từ giám đốc, các quản lý của công ty Uniqlo tại Việt Nam. - Khảo sát các trưởng quản lý cửa hàng bán lẻ của Uniqlo tại Nhật + Thang đo: Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 05 bậc mức độ: bậc 1 là tuyệt đối không đồng ý và bậc 5 là tuyệt đối đồng ý. + Kích thước mẫu: N =120 + Phương pháp lấy mẫu: ngẫu nhiên đơn giản + Thời gian: 10.07 – 25.09.2015 + Điều kiện của đáp viên: Là trưởng cửa hàng của Uniqlo tại Nhật với thời gian làm việc tối thiểu 2 năm trở lên.
  14. 4 + Hình thức khảo sát: Gửi bảng câu hỏi khảo sát đến e-mail của đáp viên. + Nội dung: Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty Uniqlo tại thị trường Nhật thông qua các tiêu chí được yêu cầu (tham khảo phụ lục số 2). + Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: thống kê mô tả, thông qua xử lý bằng phần mềm Excel. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày qua 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về Quản trị chuỗi cung ứng. Chương 2: Phân tích thực trạng Quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện Quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020.
  15. 5 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng 1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng cho đến nay đã không còn là một chủ đề quá mới lạ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau, vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi cung ứng”. Cụ thể,  Theo tác giả Ganeshan và cộng sự (1995) cho rằng chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng.  Theo Chopra và Meindl (2001) nhận xét rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến khi cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng. 1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng Với hình thức đơn giản nhất, một CCU bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đó là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, khi xét sâu đến từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, ta
  16. 6 có thể thấy mỗi mắt xích còn có thể được hình thành và mở rộng từ nhiều chuỗi nhỏ. Cụ thể, lấy bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào đó trong chuỗi làm quy chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó – dịch chuyển nguyên liệu đến – được gọi là ngược dòng; những tổ chức ở phía sau doanh nghiệp – dịch chuyển nguyên, vật liệu hay thành phẩm ra ngoài – được gọi là xuôi dòng. Các hoạt động ngược dòng được dành cho các nhà cung cấp. Một nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp 3 rồi đến tận cùng sẽ là cung cấp gốc. Hình 1.1: Cấu trúc chuỗi cung ứng (Nguồn: Souviron, “Strategic Supply Chain Planning”, 2006) 1.1.3. Các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng Theo Lambert và cộng sự (2005) cho rằng một chuỗi cung ứng về cơ bản, bao gồm 5 thành phần cơ bản bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
  17. 7 Hình 1.2: Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng (Nguồn:Lambert và cộng sự,”An Evaluation of process oriented supply chain frameworks”,2005) Xét theo sơ đồ trên, ta có thể thấy hình ảnh sản phẩm dịch chuyển từ nhà cung cấp lần lượt qua nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng; cùng chiều với dòng vật chất. Song song và ngược chiều với nó là chiều của dòng thông tin, tài chính xuất phát từ phía người tiêu dùng cho đến nhà cung cấp là điểm cuối cùng. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhập nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và thành phẩm tạo ra được nhiều nhà phân phối khác nhau phân phối tiếp. Chính vì vậy, hầu hết các chuỗi cung ứng đều là các mạng lưới (network) liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau. Dựa trên cách tiếp cận của đề tài cùng với các nghiên cứu đã nêu, một chuỗi cung ứng có ít nhất 3 tác nhân cơ bản, gồm: nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối/nhà bán lẻ/khách hàng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau. 1.1.4. Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị Theo Giáo sư Michael Porter – người được xem là cha đẻ của khái niệm chuỗi giá trị, công bố nó lần đầu tiên vào thập niên 1980 trong tác phẩm của mình “Lợi thế cạnh tranh”, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động
  18. 8 chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp. Cụ thể, các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Ngoài ra, thành tố quan trọng và then chốt nhất của chuỗi giá trị ở đây, chính là yếu tố tạo ra “giá trị” cho khách hàng và mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp. Trong khi đó, chuỗi cung ứng chú trọng vào việc quản trị một cách hiệu quả dòng chảy nguyên vật liệu/sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhiều nguồn cung khác đến với khách hàng cuối cùng; với mục tiêu trọng tâm là cắt giảm chi phí và giảm thiểu lãng phí. Chính vì thế, thời điểm đầu nhiều quan điểm đều cho rằng, sự khác nhau cơ bản giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đó là chuỗi giá trị có vai trò bổ sung thêm giá trị vào sản phẩm và hàng hóa được dịch chuyển trong toàn chuỗi; còn trong chuỗi cung ứng, thì sản phẩm, hàng hóa về cơ bản không được gia tăng giá trị trong suốt quy trình. Tuy nhiên, theo Andrew Feller và cộng sự (2006) thì hiện tại thuật ngữ chuỗi cung ứng đã được thay đổi, phát triển dẫn đến hình thành nên chuỗi cung ứng thế hệ thứ 3, với nội dung căn bản: tập trung vào sự quan tâm và hài lòng của khách hàng và sự đồng bộ hóa chuỗi cung ứng định hướng vào khách hàng - những người có sức mạnh để lôi kéo giá trị. Mô tả này phản ánh sự phát triển của chuỗi cung ứng theo hướng đồng bộ hóa dòng giá trị và dòng cung ứng. Chính sự phát triển của thuật ngữ chuỗi cung ứng này, đã tạo ra sự tương đồng giữa khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như: - Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng đều thể hiện định hướng phát triển hay mở rộng doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách liên kết với các doanh nghiệp theo quá trình vận hành của dòng sản phẩm, dịch vụ theo một định hướng nhất định. - Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng đều kết nối các công ty thành mạng lưới có sự tương tác với nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, tạo ra một chuỗi giá trị thuận lợi phải biết liên kết yêu cầu giữa những
  19. 9 gì khách hàng muốn (chuỗi nhu cầu) và những gì phải sản xuất (chuỗi cung ứng). Trong khi chuỗi cung ứng tập trung vào giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, thì chuỗi giá trị tập trung vào quá trình cải tiến, phát triển sản phẩm và hoạt động marketing. Để tối đa hóa giá trị trong môi trường năng động, chúng ta phải đồng bộ hóa dòng cung ứng và dòng giá trị từ khách hàng mà có sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, sở thích và nhu cầu. Chúng ta không nên suy nghĩ rằng 2 chuỗi này là 2 thực thể khác nhau mà nên tích hợp cả hai (vì quản trị chuỗi cung ứng thế hệ thứ 3 đã phát triển ra chuỗi cung ứng có liên kết đến nhu cầu). Chính vì vậy, các công ty cần phải học được cách tích hợp đầy đủ và đồng thời dòng giá trị và dòng cung ứng trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2. Quản trị chuỗi cung ứng 1.2.1. Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu với các quan điểm khác nhau về định nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng, có thể kể đến như:  Theo Viện quản trị cung ứng (2000), mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.  Theo Hội đồng chuỗi cung ứng (2003), thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách hàng cuối cùng.  Theo Chirstopher (2005) thì quản trị chuỗi cung ứng là quản lý các mối quan hệ
  20. 10 nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng, nhằm phân phối đến khách hàng giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.  Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung. Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả quy trình sản xuất, chu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ,... giữa các thành viên của chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. 1.2.2. Phân biệt Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics Theo Larson và cộng sự (2007), thì Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) trên nhiều khía cạnh xuất phát từ Logistics. Chính vì vậy, quan điểm “truyền thống” xem SCM như là một phần của Logistics, hỗ trợ cho Logistics. Quan điểm “tái định vị” lại cho rằng logistics nên được đặt tên lại bởi một thuật ngữ chính xác hơn là quản trị chuỗi cung ứng. Mặt khác, quan điểm “hợp nhất” xem logistics là một phần của một thực thể rộng lớn hơn, SCM. Cuối cùng, quan điểm “kết hợp” đề xuất việc có một phần giao nhau giữa Logistics và SCM, nhưng mỗi khái niệm lại có một phần khác tách rời và phân biệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2