intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định các nhân tố tác động hay quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2013-2025. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- HUỲNH THIỆN THẢO NGUYÊN MỘT SỐ YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- HUỲNH THIỆN THẢO NGUYÊN MỘT SỐ YẾU TỐ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành : Kinh Doanh Thương Mại Mã số : 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013 Tác giả Huỳnh Thiện Thảo Nguyên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................6 1.1 Một số khái niệm: ............................................................................................6 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh: .................................................................................6 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh: .....................................................................8 1.1.3 Khái niệm về khả năng hay năng lực cạnh tranh: ...........................................8 1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: .......................10 1.3 Một số quan điểm về chiến lược cạnh tranh: .................................................10 1.4 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: ................13 1.4.1 Mô hình hình thoi của Michael Porter: .........................................................13 1.4.2 Chuỗi giá trị: ..................................................................................................19 1.4.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu tỉnh Bình Dương: ..............................................................................20 Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGÀNH MAY TỈNH BÌNH DƢƠNG ...................25 2.1 Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương: ..............................................25 2.1.1 Về đầu tư: .......................................................................................................25
  5. 2.1.2 Về lao động: ...................................................................................................26 2.1.3 Máy móc thiết bị: ...........................................................................................30 2.1.4 Ngành công nghiệp hỗ trợ: ............................................................................31 2.1.5 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: ..................................................................................32 2.1.6 Thị trường tiêu thụ: ........................................................................................33 2.1.7 Tác động của các chính sách: ........................................................................36 2.1.8 Vai trò của Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương: ............................................37 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương: ..........................................................................38 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................42 Chƣơng 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................43 3.1 Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................43 3.2 Nghiên cứu định tính:.....................................................................................45 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính: .......................................................................45 3.2.2 Kết quả của nghiên cứu định tính: .................................................................45 3.2.2.1 Kết quả khám phá và xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc: ..........................................................................45 3.2.2.2 Kết quả phát triển thang đo: .....................................................................48 3.3 Nghiên cứu sơ bộ: ..........................................................................................51 3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu: ............................................................................51 3.3.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo:.........................................................51 3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ: .............................................................................53 3.3.3.1 Kết quả Cronbach Alpha: .........................................................................53 3.3.3.2 Kết quả EFA: ............................................................................................54 3.4 Thiết kế nghiên cứu chính thức:.....................................................................57 3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu: ...............................................................................57 3.4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu: ............................................................................58
  6. Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................60 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................61 4.1 Kiểm định thang đo: .......................................................................................61 4.1.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha: .............................61 4.1.1.1 Kiểm định thang đo biến độc lập:.............................................................61 4.1.1.2 Kiểm định thang đo biến phụ thuộc:.........................................................62 4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): ...............63 4.1.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập: .........................63 4.1.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc: ............................64 4.1.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thiết: ..........................................65 4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thiết: ...........................................65 4.2.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc:......................................................65 4.2.2 Kiểm định các giả định hồi quy: ....................................................................66 4.2.2.1 Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập: ..................66 4.2.2.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ 67 4.2.2.3 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau: ..............67 4.2.2.4 Kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn: ......................................67 4.2.2.5 Kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần dư:.....................67 4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính bội: ......................................................68 4.2.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình: ..........................................................68 4.2.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình:.........................................................68 4.2.3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính bội:........................................................68 4.2.3.4 Kiểm định các giả thiết: ............................................................................70 4.3 Tổng kết kết quả nghiên cứu: .........................................................................71 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................74 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................75 5.1 Kết luận: .........................................................................................................75
  7. 5.2 Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương ....................76 5.2.1 Kiến nghị về các chính sách: .........................................................................76 5.2.2 Kiến nghị về cơ sở hạ tầng: ...........................................................................78 5.2.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương: ..................................78 5.2.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ: ..................80 5.2.5 Kiến nghị về thị trường tiêu thụ: ....................................................................81 5.2.6 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương: ..............................................................................................................82 5.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................84 Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................85 KẾT LUẬN ...............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ : Bảo hộ lao động CNCBCT : Công nghiệp chế biến chế tạo Ctg : Các tác giả DN : Doanh nghiệp DNMM : Doanh nghiệp may mặc ĐVT : Đơn vị tính GTSX : Giá trị sản xuất KN : Kim ngạch Lđ : Lao động MM : May mặc NK : Nhập khẩu Pls : Please PTTH : Phổ thông trung học QM : Quy mô QMLĐ : Quy mô lao động SB : Sơ bộ XNK : Xuất nhập khẩu XK : Xuất khẩu VN : Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Số DN MM tỉnh Bình Dương theo QMLĐ tại thời điểm 31/12/ 2011 ...26 Bảng 2.2: Nhập khẩu may mặc thế giới ....................................................................33 Bảng 3.1: Thang đo dùng trong nghiên cứu chính thức ............................................55 Bảng 4.1: Các hệ số hồi quy......................................................................................69 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các giả thiết ................................................................70 Bảng 5.1: Giá trị trung bình thang đo vai trò của chính phủ ....................................76 Bảng 5.2: Giá trị trung bình của thang đo cơ sở hạ tầng...........................................78 Bảng 5.3: Giá trị trung bình của thang đo Hiệp hội dệt may tỉnh Bình Dương ........79 Bảng 5.4: Giá trị trung bình của thang đo ngành công nghiệp hỗ trợ .......................80 Bảng 5.5: Giá trị trung bình của thang đo thị trường tiêu thụ ...................................81 Bảng 5.6: Giá trị trung bình của thang đo nội lực doanh nghiệp ..............................82
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1. 1: Khuôn khổ 4 hành động ...........................................................................12 Biểu đồ 2.1: Số lượng doanh nghiệp may mặc tỉnh Bình Dương .............................25 Biểu đồ 2.2: Số DN MM Bình Dương phân theo quy mô vốn năm 2011 ...............26 Biểu đồ 2.3: Số lượng lao động trong ngành may mặc Bình Dương ........................27 Biểu đồ 2.4: Thiếu hụt số lượng và chất lượng lao động ..........................................28 Biểu đồ 2.5: Trình độ máy móc thiết bị ....................................................................31 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu .................................................................................44 Hình: 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................47
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU May mặc là một trong những ngành kinh tế nổi bật của Việt Nam trong những năm vừa qua, không những đã tạo một lượng lớn việc làm mà còn là một trong những ngành kinh tế đóng góp chủ yếu vào GDP của đất nước cũng như mang về một lượng lớn ngoại tệ từ việc xuất khẩu. Trong thời gian qua, ngành này đã có những cải thiện đáng kể như năng suất sản xuất tăng lên, năng lực sản xuất cũng cải thiện đáng kể, chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu của khách hàng nước ngoài,... Đặc biệt với cung cách kinh doanh hướng tới khách hàng, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã tạo được lòng tin nơi khách hàng cũng như tạo cho hàng may mặc Việt nam có một chỗ đứng tương đối trên thị trường thế giới và ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng hàng may mặc của Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc trong những năm vừa qua Việt Nam luôn là một trong 10 nước xuất khẩu may mặc nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh thay đổi theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho các doanh nghiệp như chi phí ngày càng tăng cao, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải có những bước chuẩn bị cũng như có những chiến lược cho phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xác định được năng lực cạnh tranh của mình đang ở mức độ nào so với các doanh nghiệp khác trong nước cũng như ngoài nước; những yếu tố nào tác động đến và làm thay đổi hay cải thiện được khả năng cạnh tranh này để ngành may mặc Việt Nam vẫn còn là ngành kinh tế chính đối với nền kinh tế trong nước và sản phẩm may mặc Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới. 1. Lý do chọn đề tài: May mặc là một trong những ngành công nghiệp mang lại kim ngạch xuất khẩu chủ yếu cho Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Với kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, ngành công nghiệp này đã mang về cho Việt Nam hàng tỷ USD mỗi năm, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất
  12. 2 khẩu của ngành dệt may đã đạt 7,89 tỷ USD (theo số liệu thống kê của cục Hải quan). Không những thế, đây cũng là ngành công nghiệp giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lực lượng lao động. Tuy nhiên, đằng sau những thành công này, xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng đang lộ dần những yếu điểm cần phải khắc phục cũng như những thách thức cần phải đương đầu. Với hình thức kinh doanh chủ yếu là gia công hoàn toàn hoặc có tiến hành kinh doanh thành phẩm (sản xuất xuất khẩu) thì chỉ dừng lại ở khâu sản xuất dựa trên mẫu mã yêu cầu của khách hàng với nguồn mua nguyên vật liệu chính yếu phải được mua từ nguồn chỉ định của khách hàng hoặc ngay khi không phải do khách hàng chỉ định thì các doanh nghiệp may cũng phải nhập khẩu đa phần nguyên vật liệu do thiếu hụt nguồn cung nội địa cũng như chi phí nội địa lại cao hơn so với việc nhập khẩu. Do đó có thể nói may mặc là một trong những ngành góp phần đáng kể vào sản lượng công nghiệp của tỉnh Bình Dương nhưng lại chủ yếu được tạo ra từ việc sử dụng thâm dụng lao động và tài nguyên hơn là các giá trị gia tăng mà ngành này tạo ra, bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu mà ngành này tạo ra lại dựa vào chủ yếu từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cũng như của các bộ, sở, ban ngành; ngành may mặc của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác như Bangladesh, Myanmar,… cũng như những áp lực nặng nề từ tốc độ gia tăng chi phí ngày càng cao như hiện nay đặc biệt là chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu đầu vào,…Bên cạnh đó, cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp may mặc từ những vùng miền khác lên các doanh nghiệp may của tỉnh Bình Dương cũng không phải nhỏ khi mà một lượng lớn lao động hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp may ở Bình Dương là đến từ các tỉnh thành khác đặc biệt là từ khu vực miền Trung và miền Bắc, khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp may mới mở ra đều đặt tại những khu vực này sẽ thu hút một lượng lớn lao động quay ngược về quê hương
  13. 3 họ để làm việc. Điều này cho thấy lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng hiện nắm giữ đang mất dần đi. Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp này làm thế nào để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài cũng như những áp lực từ bên trong như hiện tại đặc biệt là chi phí nhân công ngày càng gia tăng với tốc độ “chóng mặt”, trong khi đó, đến thời điểm này vẫn còn không ít doanh nghiệp may vẫn tự cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp họ chủ yếu vẫn dựa vào chi phí thấp, với quan điểm chủ quan như thế này thì liệu doanh nghiệp của họ sẽ “trụ” lại được bao lâu. Thêm vào đó, để có thể phát triển bền vững cho cả một ngành công nghiệp trong một địa phương, liệu rằng chỉ dựa vào sự nổ lực hay chiến lược của mỗi một doanh nghiệp riêng rẽ sẽ mang lại thành công hay còn cần cả sự quy hoạch tổng thể và đồng bộ cũng như những chính sách và hỗ trợ cụ thể từ phía sở ban ngành và chính quyền địa phương. Bối cảnh trên cho thấy rõ ràng rằng tương lai của các doanh nghiệp may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương không phải toàn là một màu hồng nếu như không có một giải pháp nào được chuẩn bị và thực thi ngay từ bây giờ. Với nghiên cứu “Một số yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, tác giả mong rằng sẽ giúp được các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương tìm thấy một hướng đi mới để có thể phát triển vượt bậc và bền vững hơn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Xác định các nhân tố tác động hay quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2013-2025
  14. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu.  Phạm vi nghiên cứu: doanh nghiệp may mặc gia công hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp may mặc gia công xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  Thời gian nghiên cứu: - Đối với các số liệu thứ cấp: dựa vào các số liệu thống kê trong giai đoạn 2009-2012, cũng như các báo cáo của các sở ban ngành. - Đối với các số liệu sơ cấp: thông qua cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện trong năm 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu:  Phương pháp định tính: được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ.  Phương pháp định lượng: được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 5. Tính mới của đề tài: Trong thời gian qua, có một số nghiên cứu về ngành dệt may cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ cho dệt may nhưng chủ yếu ở cấp độ vĩ mô hoặc ở phạm vi là cả nước như nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tiến sĩ Nguyễn Thị Dung Huệ trường Đại học Ngoại thương (2013) hay Luận án tiến sĩ “Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam” của Lê Anh Tuấn trường Đại học Thái Nguyên (2013) đã đưa ra những mô hình và phương pháp đo lường lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam cũng
  15. 5 như đánh giá các nhân tố quyết định đến lợi thế này từ đó đề xuất một số kiến nghị về chính sách nhằm cải thiện lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu ở tầm vĩ mô và đề xuất dành cho chính phủ là chủ đạo. Năm 2011, The Asian Foundation (Quỹ Châu Á) và CIEM (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương) cũng đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành ở Việt Nam trong đó có ngành may mặc. Báo cáo này đã nêu thực trạng hoạt động xuất khẩu của ngành may mặc cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành này cũng như các chính sách ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu là cả nước. Trong khi đó, Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trong đó may mặc là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh này với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng ngành của cả nước, tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh này. Do đó, với nghiên cứu này, tác giả mong muốn sẽ mang lại cho đọc giả một cái nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh hiện tại của các doanh nghiệp may mặc hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Dương, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực này và đề xuất những giải pháp để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực canh tranh trong phạm vi ngành may mặc tại khu vực tỉnh Bình Dương. 6. Bố cục của đề tài: Đề tài bao gồm 5 chương với kết cấu như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Thực trạng ngành may mặc tỉnh Bình Dương Chƣơng 3: Thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Một số khái niệm: 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh: Thuật ngữ cạnh tranh được dùng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, do đó dẫn đến có nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này khi xem xét ở những góc độ khác nhau. Dưới góc độ kinh tế có các định nghĩa sau: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 (Vũ Tùng Lâm, 2006, trang 13) ghi nhận rằng “cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”. Tiếp cận dưới góc độ nhấn mạnh đến cách thức cạnh tranh, từ điển kinh tế kinh doanh Anh – Việt (Nguyễn Đức Dy, 2002, trang 115) cho rằng “cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất”. Xem xét cạnh tranh dưới góc độ mục đích, giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Nguyễn Viết Thông và cộng sự, 2012, trang 286) viết rằng “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất”. Tuy có sự khác biệt trong cách thức và phạm vi diễn đạt, nhưng các quan niệm trên đều có những có những nét tương đồng về nội dung, đó là: - Chủ thể tham gia cạnh tranh là người sản xuất, người kinh doanh. - Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia cạnh tranh là mối quan hệ đối kháng.
  17. 7 - Môi trường diễn ra cạnh tranh là thị trường mà các chủ thể tham gia. - Phương thức cạnh tranh nhằm vào giá cả và chất lượng hàng hóa. - Mục tiêu của cạnh tranh là giành được nhiều khách hàng về mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khi điều kiện thị trường thay đổi chẳng hạn như những thay đổi về hành vi người tiêu dùng, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách,… đã làm thay đổi quan niệm về cạnh tranh cũng như phương cách mà các chủ thể sử dụng để cạnh tranh lẫn nhau. Nếu theo quan niệm trên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau đơn thuần là thông qua giá cả thì chúng ta không thể giải thích được hiện tượng làn sóng Ipad của Apple, mặc dù với chiến lược giá hớt váng nhưng Ipad vẫn chiếm lĩnh được thị trường thu về lợi nhuận khổng lồ vì họ cung cấp được hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn. Tương tự như thế, nếu cho rằng cạnh tranh phải là mối quan hệ đối đầu thì cũng không giải thích được sự hình thành của những liên minh liên kết kinh tế, sự ra đời của các cartel, các tập đoàn. Gần đây, Kim và Mauborgne với lý thuyết Chiến lược đại dương xanh đã đưa ra một quan điểm cạnh tranh mới là vô hiệu hóa cạnh tranh thông qua việc tìm những thị trường ngách hay những mãng thị trường mới mà ở đó chưa có đối thủ cạnh tranh nào tham gia. Mặc dù lý thuyết này chưa hẳn là hoàn hảo để có thể áp dụng trong mọi trường hợp, nhưng nó đã giải thích được những hiện tượng mới nổi như Ipad cũng như phần nào phản ánh được bản chất và phương thức cạnh tranh cần phải có sự thay đổi cho phù hợp. Tóm lại, khi điều kiện môi trường cạnh tranh thay đổi thì cũng cần phải có sự thay đổi trong quan niệm về cạnh tranh. Chúng ta không hề phủ nhận những quan niệm trước đây là cạnh tranh thì cần phải ganh đua và đối đầu nhằm tiêu diệt đối thủ cũng như giá cả và chất lượng hàng hóa là những công cụ chủ yếu dùng để cạnh tranh vì nó vẫn còn tồn tại đâu đó trên thị trường cũng như vẫn có tác dụng trong một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trong môi trường có nhiều thay đổi so với
  18. 8 trước đây, thì cạnh tranh đang chuyển dần từ thế đối đầu sang cạnh tranh gắn liền với sự liên kết và hợp tác đã và đang diễn ra; chuyển dần từ cạnh tranh chỉ đơn thuần nhằm vào giá cả sang hướng cạnh tranh là tạo ra những giá trị mới nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng đang là xu thế mà các chủ thể kinh tế cần phải nắm bắt và thích ứng để tồn tại và phát triển. 1.1.2 Khái niệm về lợi thế cạnh tranh: Theo Michael Porter “nền tảng cơ bản để hoạt động của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững” (Lợi thế cạnh tranh, Porter, 1985, trang 43) và “lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã phải bỏ ra. Giá trị là mức mà người mua sẵn lòng thanh toán, và một giá trị cao hơn xuất hiện khi doanh nghiệp chào bán với các tiện ích tương đương nhưng với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc cung cấp các tiện ích độc đáo và người mua vẫn hài lòng với mức giá cao hơn bình thường. Có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản: chi phí tối ưu và khác biệt hóa.” (Lợi thế cạnh tranh, Porter, 1985, trang 33). Như vậy theo Porter, với hai loại lợi thế chi phí tối ưu và khác biệt hóa các doanh nghiệp sẽ thiết lập và theo đuổi chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt được vị thế cạnh tranh cụ thể là đạt được hiệu quả hoạt động trên trung bình trong ngành, đó là chiến lược chi phí tối ưu, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung. 1.1.3 Khái niệm về khả năng hay năng lực cạnh tranh: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể hiện thực hóa các những nguồn lực tiềm tàng thành các lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền
  19. 9 vững” (Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 34). Theo Michael E. Porter, khả năng cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp và năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận (Quản trị chiến lược, Đoàn Thị Hồng Vân, 2011, trang 450). Đồng thời, khả năng cạnh tranh vùng, theo Michael E. Porter (1985), ông coi sức cạnh tranh của một quốc gia hay một khu vực một vùng địa lý phụ thuộc vào sức cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Không có một nước nào hay khu vực nào lại có sức cạnh tranh hơn một nước hay khu vực khác mà chỉ có các doanh nghiệp của nước hay khu vực này có sức cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác hay khu vực khác. Bên cạnh đó, trong tác phẩm “ Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Michael E. Porter (1985) đã cho rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp không những chỉ tồn tại bên trong doanh nghiệp mà nó còn phụ thuộc vào những lợi thế bên ngoài doanh nghiệp; đó là tổ hợp các doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các thể chế,…Cùng với chính phủ, khu vực tư nhân có vai trò đầu tư một số tài sản tập thể hoặc hàng hóa công cộng ở một số địa phương nhất định, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau không tránh khỏi giữa chính phủ và các doanh nghiệp trong việc quyết định năng suất của quốc gia. Thêm vào đó, vai trò chủ động của các hiệp hội công nghiệp và các thể chế kinh doanh khác cũng góp phần to lớn vào việc hình thành nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hay trong vùng. Như vậy, khả năng hay năng lực cạnh tranh được xem xét ở 3 góc độ:  Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ: được hiểu là khả năng vượt trội của hàng hóa hay dịch vụ hơn so với các hàng hóa dịch vụ cùng loại trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm hay dịch vụ có thể đo lường bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường.
  20. 10  Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh,…nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế và khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh từ đó thu về lợi ích cao nhất.  Năng lực cạnh tranh quốc gia: là khả năng của một nền kinh tế hay một quốc gia để tăng trưởng bền vững, thu hút được vốn đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mức sống của người dân. Trong nghiên cứu này, chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. 1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp luôn tìm cách cải thiện năng lực cạnh tranh của mình vì mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu hay làm hài lòng khách hàng nhằm thu về doanh thu cao hơn, thị phần nhiều hơn và cuối cùng là lợi nhuận cao hơn. Như vậy để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên đứng trên quan điểm của khách hàng mà đánh giá xem doanh nghiệp đã thỏa mãn đến đâu yêu cầu của khách hàng và khách hàng hài lòng như thế nào đối với doanh nghiệp. Theo Parasuraman (1994) và Parasuraman và các cộng sự (1985) thì sự thỏa mãn của khách hàng là tổng hợp của sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và mức giá phù hợp. Bên cạnh đó, cùng với các đặc điểm của ngành may mặc tỉnh Bình Dương, thì bên cạnh yếu tố chất lượng và giá cả thì thời gian giao hàng cũng là một yếu tố mà các khách hàng của các doanh nghiệp may mặc hiện đang cân nhắc khi lựa chọn các nhà cung cấp cho mình. 1.3 Một số quan điểm về chiến lƣợc cạnh tranh: Có nhiều quan điểm về chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao lợi thế lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ cạnh tranh, trong đó có thể kể đến:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1