intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá ngừ đại dương tại tỉnh Bình Định và Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu NLCT của cụm ngành CNĐD ở Bình Định và Phú Yên. Từ đó xác định những lợi thế và hạn chế trong sự phát triển của cụm ngành, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT cụm ngành CNĐD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá ngừ đại dương tại tỉnh Bình Định và Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------------- TRẦN THỊ ÁI DIỄM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  2. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả Trần Thị Ái Diễm
  3. -ii- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn này. Tôi cũng cảm ơn các anh chị ở bộ phận thƣ viện và các anh chị nhân viên của Chƣơng trình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi chân thành cảm ơn thầy Malcolm McPherson và cô Lê Thị Quỳnh Trâm đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý và đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành đã có những góp ý sâu sắc cho tôi trong quá trình định hƣớng đề tài, giúp tôi tự tin với những lựa chọn của mình. Bên cạnh đó, tôi chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở các cơ quan hành chính của tỉnh Bình Định và Phú Yên; anh Trần Văn Hào ở Hiệp Hội Cá ngừ Việt Nam; các ngƣ dân, cơ sở thu mua và các doanh nghiệp đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích và giúp tôi có thể hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu. Tôi cũng gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những ngƣời bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
  4. -iii- TÓM TẮT Cá ngừ đại dƣơng (CNĐD) đƣợc Bộ Công Thƣơng xác định là một trong ba mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bình Định và Phú Yên là hai tỉnh có sản lƣợng khai thác CNĐD lớn nhất nƣớc ta nhƣng sản lƣợng CNĐD khai thác đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tƣơi còn thấp do chất lƣợng cá sau thu hoạch kém. Điều này góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh (NLCT) sản phẩm CNĐD của tỉnh Bình Định và Phú Yên. Vì vậy, nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá ngừ đại dƣơng tại tỉnh Bình Định và Phú Yên” là rất cần thiết nhằm giúp hai tỉnh xác định những lợi thế và hạn chế trong sự phát triển của cụm ngành, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT của cụm ngành CNĐD ở hai địa phƣơng. Tác giả sử dụng khung phân tích mô hình kim cƣơng của Michael E. Porter kết hợp với thống kê mô tả và so sánh với các nƣớc Philippines và Nhật Bản để phân tích NLCT của cụm ngành CNĐD ở hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Qua phân tích nhận thấy, cụm ngành này đƣợc hình thành và phát triển nhờ vào điều kiện tự nhiên cùng với tác động của các yếu tố lao động có kinh nghiệm và đáp ứng đủ số lƣợng, cầu CNĐD của thế giới lớn và chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố hạn chế nhƣ cơ sở hạ tầng cảng cá xuống cấp, điều kiện giao thông khó khăn, sự liên kết lỏng kẻo giữa các tác nhân trong cụm ngành, công nghệ khai thác lạc hậu, chƣa có nguồn đào tạo về thủy sản, trình độ ngƣ dân thấp nên khả năng tiếp nhận những ứng dụng công nghệ hiện đại còn hạn chế, cầu nội địa thấp, các Hiệp hội hoạt động chƣa hiệu quả và chính quyền các tỉnh chƣa tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ nên chƣa tạo động lực cho ngành CNĐD cải thiện đƣợc chất lƣợng. Vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, cụm ngành đòi hỏi rất nhiều giải pháp đồng bộ. Từ đó, tác giả khuyến nghị bốn chính sách. Thứ nhất, Ủy ban nhân dân các tỉnh cần tổ chức nâng cao năng lực và chất lƣợng đội tàu thông qua việc triển khai đồng bộ Nghị định 67 nhằm đƣa vốn đến với chủ tàu. Thứ hai, ƣu tiên đầu tƣ cơ sở hạ tầng ngành khai thác, nhất là xây dựng lại hệ thống cảng cá và đồng bộ dịch vụ hậu cần phục vụ nghề cá. Thứ ba, tổ chức và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là huấn luyện ngƣ dân tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật đánh bắt và bảo quản hiện đại. Cuối cùng, xây dựng Hiệp hội trở thành tổ chức đại diện hiệu quả cho ngành cá ngừ, từ đó liên kết các tác nhân trong cụm ngành. Từ khóa: cụm ngành, cá ngừ đại dương, năng lực cạnh tranh.
  5. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii TÓM TẮT…. .......................................................................................................................... iii MỤC LỤC… ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................................ vii DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................................... xi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................. xii DANH MỤC HỘP ................................................................................................................. xii CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................................ 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................................. 3 1.5.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................................... 4 1.5.3. Phƣơng pháp phân tích ............................................................................................ 4 1.6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................... 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC... 6 2.1. Lý thuyết cụm ngành ..................................................................................................... 6 2.2. Kinh nghiệm phát triển cụm ngành cá ngừ đại dƣơng của thành phố General Santos ở Philippines ........................................................................................ 8
  6. -v- CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH CÁ NGỪ ĐẠI DƢƠNG Ở BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN .............................................. 11 3.1. Quá trình hình thành và phát triển cụm ngành cá ngừ đại dƣơng ............................... 11 3.2. Vai trò của ngành cá ngừ đại dƣơng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phƣơng ............................................................................................................ 14 3.3. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành cá ngừ đại dƣơng theo mô hình kim cƣơng............................................................................................................ 17 3.3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào .............................................................................. 17 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 17 3.3.1.2. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 18 3.3.1.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 20 3.3.1.4. Công nghệ khai thác ...................................................................................... 22 3.3.2. Các điều kiện cầu .................................................................................................. 27 3.3.2.1. Cầu nội địa ..................................................................................................... 27 3.3.2.2. Cầu nƣớc ngoài .............................................................................................. 27 3.3.3. Bối cảnh cho chiến lƣợc và cạnh tranh ................................................................. 29 3.3.3.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nƣớc ..................................................................... 29 3.3.3.2. Bối cảnh cạnh tranh thị trƣờng toàn cầu ........................................................ 31 3.3.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan ............................................................................... 33 3.3.4.1. Cơ sở thu mua ................................................................................................ 33 3.3.4.2. Cơ sở đóng sửa tàu......................................................................................... 33 3.3.4.3. Cơ sở sản xuất đá lạnh ................................................................................... 34 3.3.4.4. Bảo hiểm ........................................................................................................ 34 3.3.4.5. Hệ thống ngân hàng ....................................................................................... 35 3.3.4.6. Vai trò Hiệp hội ............................................................................................. 36 3.3.4.7. Vai trò chính quyền........................................................................................ 37
  7. -vi- 3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cá ngừ đại dƣơng tỉnh Bình Định và Phú Yên .................................................................................................................. 39 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 41 4.1. Kết luận ....................................................................................................................... 41 4.2. Khuyến nghị chính sách .............................................................................................. 41 4.3. Hạn chế đề tài .............................................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 44
  8. -vii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt APFFI Alliance of Philippine Fishing Liên minh của Liên đoàn đánh cá Federations, Inc. Philippines BIDIFISCO Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định BIDV Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CNĐD Cá ngừ đại dƣơng CV Chevaux Vapeur Mã lực DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân DNXK Doanh nghiệp xuất khẩu GMP Good Manufacturing Practices Thực hành sản xuất tốt GSFPC General Santos Fish Port Complex Khu phức hợp cảng cá General Santos KT&BVNLTS Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản MSC Marine Stewardship Council Hội đồng quản lý biển NGTK Niên giám thống kê NLCT Năng lực cạnh tranh NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SEAFDEC Southeast Asian Fisheries Trung tâm phát triển Nghề cá Đông Development Center Nam Á SFFAII Socsksargen Federation of Fishing Liên đoàn Socsksargen về Nghề cá
  9. -viii- and Allied Industries, Inc. và các ngành Công nghiệp liên quan Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt SSOP Sanitation Standard Operating Quy trình làm vệ sinh và thủ tục Producers kiểm soát vệ sinh TMCP Thƣơng mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VASEP Vietnam Association of Seafood Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Exporters and Producers Vinatuna Vietnam Tuna Association Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam WCPFC Western and Central Pacific Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Fisheries Commission Bình Dƣơng WPEA OFMP West Pacific East Asia Oceanic Dự án Quản lý Nghề cá Đông Tây Fisheries Management Project Thái Bình Dƣơng WWF World Wildlife Fund Quỹ động vật hoang dã Quốc tế
  10. -ix- DANH MỤC TỪ CHUYÊN NGÀNH 1. Cá ngừ đại dương (hay còn gọi là cá bò gù) là loại cá lớn thuộc họ Cá bạc má, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ độ 185 km trở ra. Có khoảng 48 loài cá ngừ đại dƣơng, chẳng hạn nhƣ: cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây dài, cá ngừ vây đen, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây xanh, cá ngừ bò, cá ngừ chù, cá ngừ ồ, cá ngừ chấm, cá ngừ vằn,….Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến 2 loại đó là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to. Hai loại này chủ yếu đƣợc khai thác bằng nghề câu vàng và câu tay. 2. BRC (Bristish Retail Consortium) là tiêu chuẩn về chất lƣợng và an toàn thực phẩm do Hội các tổ chức bán lẻ Anh Quốc – Hội BRC ban hành. Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm - BRC đƣợc thiết lập thích hợp cho việc kiểm soát chất lƣợng và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ ngƣời tiêu dùng. 3. HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. 4. Hội đồng Quản lý biển (MSC - Marine Stewardship Council) là tổ chức chứng nhận hàng đầu thế giới về hoạt động quản lý nghề cá tốt và bền vững. 5. IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Hội đồng châu Âu, áp dụng ngày 01/01/2010 6. Nghề câu vàng: Kết cấu, kích thƣớc vàng câu phụ thuộc vào quy mô tàu thuyền và trang thiết bị kỹ thuật cho nghề (chiều dài vàng câu từ 40km – 60km, với số dây câu và lƣỡi câu khoảng từ 700 – 1.000 lƣỡi). Kết cấu vàng câu gồm: dây chiên và nhiều dây câu. Lƣỡi câu đƣợc sử dụng lƣỡi câu J hoặc lƣỡi câu vòng. Mồi câu sử dụng là cá chuồn tƣơi hoặc mực đại dƣơng (mực xà). Độ sâu thả mồi từ 30m đến 70m, thời gian thả câu từ 2h đến 5h, ngâm câu dài thƣờng từ 6 đến 9 giờ, thời gian thu câu từ 4 đến 8 giờ. 7. Nghề câu tay (hay còn gọi là câu tay kết hợp với ánh sáng hoặc câu đèn): Nghề này xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 2011. Tàu đƣợc trang bị một máy phát điện từ 22-30 KW, hệ
  11. -x- thống điện thắp sáng từ 18 đến 20 bóng đèn cao áp với công suất 1000 W/bóng, cần và dây câu. Mỗi tàu thả khoảng 4 đến 6 lƣỡi câu với độ sâu của lƣỡi câu khoảng từ 80 đến 100 mét. Phƣơng pháp này sử dụng đèn cao áp để dẫn dụ mực xà tập trung dƣới tàu, cá ngừ đại dƣơng di chuyển theo để bắt mồi. Độ sâu của lƣỡi câu từ 80 đến trên 100 mét, việc thu câu dễ dàng và trong thời gian ngắn nên thời gian chuyến biển đƣợc rút ngắn khoảng 2/3 thời gian so với câu vàng. 8. Sashimi là món ăn mà thành phần chính là các loại hải sản tƣơi sống cắt lát.
  12. -xi- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2013 ............................................... 1 Hình 1.2: Sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng năm 2013 (tấn) .......................................... 2 Hình 2.1: Mô hình kim cƣơng của Michael Porter ................................................................. 7 Hình 3.1: Sơ đồ cụm ngành cá ngừ đại dƣơng Bình Định và Phú Yên ................................ 14 Hình 3.2: Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng tỉnh Bình Định và Phú Yên .......................... 15 Hình 3.3: Giá trị xuất khẩu cá ngừ đại dƣơng so với tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh ........... 16 Hình 3.4: Số lƣợng tàu khai thác cá ngừ đại dƣơng năm 2013 (tàu) .................................... 17 Hình 3.5: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bình Định và Phú Yên .................................................... 18 Hình 3.6: Tỷ lệ ngƣ dân tiếp cận kỹ thuật khai thác, xử lý và bảo quản sau thu hoạch qua các kênh ............................................................................................... 20 Hình 3.7: Đánh giá chất lƣợng cơ sở hạ tầng cảng cá của ngƣ dân ...................................... 21 Hình 3.8: Đánh giá chất lƣợng giao thông của doanh nghiệp và cơ sở thu mua .................. 22 Hình 3.9: Tỷ trọng tàu có hầm bảo quản sử dụng vật liệu cách nhiệt……...…….………24 Hình 3.10: Yếu tố đƣợc ƣu tiên khi nâng cấp phƣơng tiện khai thác ................................... 23 Hình 3.11: Sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng của tỉnh Bình Định và Phú Yên ............ 24 Hình 3.12: Tỷ trọng các tàu thực hiện quy trình xử lý cá ngừ đại dƣơng ............................. 25 Hình 3.13: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trƣờng chính năm 2013............... 27 Hình 3.14: Giá trị xuất khẩu cá ngừ năm 2009 – 2013 ......................................................... 28 Hình 3.15: Các nƣớc cung cấp cá ngừ cho thị trƣờng Mỹ năm 2014 ................................... 31 Hình 3.16: Năm nƣớc có sản lƣợng xuất khẩu cá ngừ hộp lớn nhất vào thị trƣờng Mỹ ...... 32 Hình 3.17: Đánh giá của ngƣ dân về chất lƣợng đá lạnh ...................................................... 34 Hình 3.18: Đánh giá của ngƣ dân về vai trò tích cực của Vinatuna ..................................... 36 Hình 3.19: Mô hình kim cƣơng của cụm ngành cá ngừ đại dƣơng tỉnh Bình Định và Phú Yên ................................................................................................. 40
  13. -xii- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: So sánh quy trình xử lý và bảo quản cá ngừ đại dƣơng Bình Định, Phú Yên và Nhật Bản. ....................................................................................... 26 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Cá ngừ nguyên liệu không đủ để chế biến ............................................................. 29 Hộp 3.2: Ngƣ dân không có động lực để nâng cao chất lƣợng sản phẩm ............................. 33
  14. -1- CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sản phẩm cá ngừ đại dƣơng (CNĐD) đƣợc Bộ Công Thƣơng xác định là một trong ba mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc đạt hơn 6.724 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 526 triệu USD, đóng góp 7,83% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nƣớc và đứng thứ ba trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, sau tôm và cá tra (Hình 1.1). Hình 1.1: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2013 19,67% 7,83% Tôm 46,31% Cá tra Cá ngừ 26,19% Hải sản khác Nguồn: VASEP (2014). Bình Định và Phú Yên là hai tỉnh có sản lƣợng khai thác CNĐD lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2013, sản lƣợng khai thác CNĐD của cả nƣớc đạt 15.942 tấn. Trong đó, Bình Định và Phú Yên đạt 13.026 tấn chiếm hơn 81% sản lƣợng khai thác cả nƣớc (Hình 1.2). Mặt khác, nghề khai thác CNĐD đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội ở hai địa phƣơng. Năm 2013, nghề khai thác CNĐD đã giải quyết hơn 41% tổng số lao động khai thác thủy sản ở Bình Định và gần 30% tổng số lao động khai thác thủy sản ở Phú Yên. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu CNĐD đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định khoảng 2,8% và ở Phú Yên là gần 20% (Sở Công Thƣơng tỉnh Bình Định và Phú Yên, 2013). Đồng thời, nghề khai thác CNĐD còn góp phần giữ gìn an ninh, chủ quyền
  15. -2- biển đảo quốc gia. Chính vì vậy, trong chƣơng trình phát triển ngành thủy sản, hai tỉnh đã xác định CNĐD là đối tƣợng khai thác chủ lực. Hình 1.2: Sản lƣợng khai thác cá ngừ đại dƣơng năm 2013 (tấn) 2.916 (19%) 8.500 Bình Định 4.526 (53%) (28%) Phú Yên Khác Nguồn: Tổng cục Thủy sản (2014). Mặc dù, sản lƣợng khai thác CNĐD ở Bình Định và Phú Yên lớn nhất Việt Nam nhƣng sản lƣợng khai thác đạt tiêu chuẩn xuất khẩu còn thấp. Theo Tổng cục Thủy sản (2014), chỉ có khoảng 10% sản lƣợng CNĐD khai thác đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tƣơi. Nguyên nhân là do CNĐD khai thác có chất lƣợng thấp. Do đó, sản phẩm CNĐD xuất khẩu của hai địa phƣơng này chủ yếu là phi lê đông lạnh. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ tƣơi có giá trị cao hơn xuất khẩu các dạng khác từ hai đến ba lần (Phụ lục 1). Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu CNĐD của các tỉnh còn thấp so với tiềm năng. Trong khi đó, Philippines khai thác CNĐD đạt chất lƣợng cao hơn Việt Nam. Năm 2008, sản lƣợng CNĐD ở Philippines đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tƣơi chiếm khoảng 30% sản lƣợng khai thác (SEAFDEC, 2008). Hơn nữa, giá CNĐD tƣơi của Philippines bán ở thị trƣờng Nhật Bản có giá bán trung bình cao gần gấp đôi so với giá CNĐD tƣơi của Việt Nam (VIETRADE, 2014). Nhƣ vậy, có thể thấy năng lực cạnh tranh (NLCT) về sản phẩm CNĐD của hai tỉnh Bình Định và Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung kém hơn Philippines. Thực trạng trên cho thấy nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá ngừ đại dƣơng tại tỉnh Bình Định và Phú Yên” là rất cần thiết nhằm giúp hai tỉnh nhận dạng chính xác về thực trạng ngành CNĐD, từ đó giải quyết những hạn chế và phát huy điểm mạnh trong hoạt động xuất khẩu CNĐD của hai địa phƣơng.
  16. -3- 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu NLCT của cụm ngành CNĐD ở Bình Định và Phú Yên. Từ đó xác định những lợi thế và hạn chế trong sự phát triển của cụm ngành, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao NLCT cụm ngành CNĐD. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với các mục tiêu trên, luận văn sẽ lần lƣợt nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Nhân tố nào tác động đến NLCT của cụm ngành CNĐD tại tỉnh Bình Định và Phú Yên? Câu hỏi 2: Cần phải làm gì để nâng cao NLCT cụm ngành CNĐD tại Bình Định và Phú Yên? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: bài viết đánh giá NLCT của cụm ngành CNĐD tại tỉnh Bình Định và Phú Yên. Phạm vi nghiên cứu: bài viết nghiên cứu các nhân tố có ảnh hƣởng đến NLCT của cụm ngành CNĐD ở tỉnh Bình Định và Phú Yên. Tác giả chọn cụm ngành CNĐD ở hai tỉnh Bình Định và Phú Yên để nghiên cứu vì hai tỉnh này có sản lƣợng khai thác CNĐD lớn nhất Việt Nam, chiếm hơn 81% tổng sản lƣợng của cả nƣớc. Hơn nữa, hai tỉnh này tiếp giáp với nhau và cơ cấu kinh tế của chúng cũng tƣơng đồng nhau (Phụ lục 2). 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin Với số liệu thứ cấp, tác giả tập hợp từ Niên giám Thống kê (NGTK) của tỉnh Bình Định và Phú Yên, các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Công Thƣơng, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (Vinatuna), VASEP, Tổng cục Thủy sản. Đặc biệt là số liệu trong đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi của Bộ NN&PTNT. Ngoài ra, nguồn thông tin còn đƣợc tập hợp từ các đề tài, sách báo. Với số liệu sơ cấp, tác giả thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn ngƣ dân, các cơ sở thu mua, các doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK). Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc chia làm 2 giai đoạn, trong đó:
  17. -4- Giai đoạn 1: Tiến hành thu thập thử nghiệm với 2 hộ ngƣ dân, 1 cơ sở thu mua và 1 DNXK. Đồng thời tham vấn ý kiến của đại diện của Vinatuna, đối chiếu với cơ sở lý thuyết nhằm điều chỉnh lại bảng hỏi. Giai đoạn 2: Thực hiện điều tra bằng bảng hỏi đã thiết kế với các DNXK, các cơ sở thu mua và hộ ngƣ dân (Phụ lục 3, Phụ lục 4 và Phụ lục 5). Phƣơng pháp phỏng vấn đảm bảo các câu hỏi mở đƣợc trả lời đầy đủ và sát thực tế.  Đối với DNXK: phỏng vấn 3 DNXK. Nội dung phỏng vấn xoay quanh những khó khăn về năng lực sản xuất và xuất khẩu, tính biến động của thị trƣờng, chiến lƣợc cạnh tranh của DNXK và chính sách tác động của chính quyền địa phƣơng.  Đối với cơ sở thu mua: phỏng vấn 9 cơ sở thu mua về năng lực thu mua và chính sách tác động của chính quyền địa phƣơng.  Đối với hộ ngƣ dân: phỏng vấn 30 hộ ngƣ dân về những khó khăn liên quan đến kỹ thuật đánh bắt, tình hình giá cả, chính sách hỗ trợ vay vốn của chính quyền địa phƣơng và tính liên kết giữa ngƣ dân và cơ sở thu mua hay DNXK. 1.5.2. Phƣơng pháp chọn mẫu Đối với DNXK: Vì hai tỉnh Bình Định và Phú Yên chỉ có 3 DNXK CNĐD nên tác giả phỏng vấn cả 3 DNXK (Phụ lục 6). Đối với cơ sở thu mua: Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định và Phú Yên, tổng thể là 18 cơ sở thu mua, trong đó Bình Định có 10 và Phú Yên có 8 cơ sở thu mua. Tác giả lựa chọn cơ sở thu mua khảo sát theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, mẫu mở rộng và phân theo khu vực. Số cơ sở thu mua đƣợc phỏng vấn là 9, chiếm 50% tổng thể. Trong đó, số quan sát ở Bình Định là 5 và ở Phú Yên là 4 (Phụ lục 7). Đối với hộ ngƣ dân: Căn cứ số liệu tổng thể đƣợc cung cấp bởi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KT&BVNLTS) tỉnh Bình Định và Phú Yên, tác giả tiến hành phân nhóm theo khu vực cƣ trú (Phụ lục 8). Tác giả lựa chọn hộ ngƣ dân khảo sát theo phƣơng pháp thuận tiện dựa trên nhóm đã phân loại, bao gồm những chủ tàu có công suất khác nhau. Số quan sát đƣợc thực hiện là 30 hộ ngƣ dân trong tổng thể là 1.571 hộ (Phụ lục 9). 1.5.3. Phƣơng pháp phân tích Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.
  18. -5- Với câu hỏi 1, tác giả dựa trên khung lý thuyết mô hình kim cƣơng của Michael E. Porter để phân tích NLCT của cụm ngành CNĐD. Mô hình giúp tổng hợp các thông tin và phác thảo bức tranh tổng quát về những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong quá trình phát triển cụm ngành. Phân tích số liệu thống kê và kết quả phỏng vấn để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành CNĐD. Bên cạnh đó, tác giả so sánh các nƣớc có trình độ phát triển và có thế mạnh trong xuất khẩu CNĐD nhƣ Philippines, Nhật Bản. Qua đó, xác định đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu của cụm ngành CNĐD ở tỉnh Bình Định và Phú Yên. Với câu hỏi 2, tác giả dựa vào kết quả phân tích ở chƣơng trả lời câu hỏi 1 kết hợp với kinh nghiệm của Philippines để đƣa ra khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm nâng cao NLCT cho cụm ngành CNĐD ở Bình Định và Phú Yên. 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn đƣợc trình bày bao gồm bốn chƣơng. Trong đó, Chƣơng 1 giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và bố cục luận văn. Chƣơng 2 giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết và tổng quan kinh nghiệm các nƣớc. Chƣơng 3 là phần trọng tâm của đề tài với những nhận định và phân tích. Cuối cùng, Chƣơng 4 là phần kết luận và khuyến nghị chính sách.
  19. -6- CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC 2.1. Lý thuyết cụm ngành “Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng nhƣ của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ nhƣ các trƣờng đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thƣơng mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. (Porter 1990, 1998, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2011) Theo Porter (1990, 1998, 2008), cụm ngành đƣợc hình thành trên những lợi thế đặc thù nhất định. Đó là những điều kiện tự nhiên và sự sẵn có các nhân tố sản xuất, những điều kiện về nhu cầu, một hay một số doanh nghiệp chủ chốt, sự thành công của các cụm ngành đã hình thành từ trƣớc, sự đầu tƣ của Nhà nƣớc. Sự phát triển của cụm ngành góp phần tạo ra môi trƣờng kinh doanh năng động và hấp dẫn, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Hiện nay, để phân tích NLCT của cụm ngành thì một trong những mô hình đƣợc sử dụng nhiều nhất là mô hình kim cƣơng của Porter (Hình 2.1). Mô hình kim cƣơng bao gồm bốn nhân tố: (i) Các điều kiện về nhân tố đầu vào gồm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, mỗi nhân tố phải đƣợc chuyên môn hóa cao độ cho các nhu cầu cụ thể của một ngành. Các nhân tố này cần đƣợc kết hợp một cách hiệu quả để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh. (ii) Các điều kiện cầu bao gồm nhu cầu trong và ngoài nƣớc về sản phẩm và dịch vụ. Các điều kiện nhu cầu trong nƣớc giúp cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh khi một phân ngành cụ thể là lớn hơn hay dễ nhận biết hơn tại thị trƣờng nội địa so với các thị trƣờng nƣớc ngoài. Với mức độ tinh tế và khắt khe của ngƣời tiêu dùng nội địa sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp phải đổi mới, sáng tạo và nâng cấp thành các phân khúc cao cấp hơn. Mặt khác, nhu cầu của khách hàng nội địa giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về xu hƣớng phát triển của nhu cầu ở những nơi khác, từ đó tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. (iii) Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp gồm các điều kiện của quốc
  20. -7- gia, vùng hay địa phƣơng chi phối cách thức mà doanh nghiệp đƣợc thành lập, tổ chức và quản lý, cũng nhƣ bản chất của cạnh tranh nội địa. (iv) Các ngành hỗ trợ và liên quan bao gồm các nhà cung ứng, hỗ trợ và có liên quan khác, chẳng hạn nhƣ tổ chức đào tạo chuyên biệt, tổ chức nghiên cứu, tổ chức tƣ vấn, mạng lƣới tiếp thị phân phối và ngành liên kết ngang. Ngoài ra, còn có các thể chế thúc đẩy hợp tác nhƣ Hiệp hội, cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp với Nhà nƣớc và tổ chức nghiên cứu. Hình 2.1: Mô hình kim cƣơng của Michael Porter Số lƣợng và chi phí của  Môi trƣờng nội địa khuyến nhân tố (đầu vào) khích đầu tƣ và nâng cấp bền vững.  Tài nguyên thiên nhiên  Cạnh tranh quyết liệt giữa các  Tài nguyên con ngƣời đối thủ tại địa phƣơng.  Tài nguyên vốn  Cơ sở hạ tầng vật chất  Cơ sở hạ tầng quản lý BỐI CẢNH  Cơ sở hạ tầng thông tin CHIẾN LƢỢC  Cơ sở hạ tầng khoa học VÀ CẠNH TRẠNH CÁC ĐIỀU CÁC ĐIỀU KIỆN NHÂN KIỆN CẦU TỐ ĐẦU VÀO CÁC NGÀNH HỖ TRỢ VÀ  Mức độ đòi hỏi khắt khe LIÊN QUAN của khách hàng.  Sự cung cấp của các nhà  Nhu cầu của khách hàng cung cấp nội địa có năng nội địa dự báo nhu cầu ở lực. những nơi khác.  Sự hiện hữu của ngành  Nhu cầu nội địa bất thƣờng công nghiệp cạnh tranh có ở những phân khúc chuyên liên quan. biệt hóa có thể đƣợc đáp ứng trên toàn cầu. Nguồn: Porter (2008) trích trong Vũ Thành Tự Anh (2011). Mặc dù mô hình này có hạn chế là không đề cập tới khía cạnh không gian trong phân tích cụm ngành nhƣng nó giúp nhận ra các nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT của địa phƣơng và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2