intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao vai trò chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho hạt gạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tại các chợ chuyên doanh lúa gạo thuộc TCT Lương thực Miền Nam và việc thực hiện các hình thức sản xuất theo hợp đồng nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho gạo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao vai trò chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho hạt gạo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ================ PHAN VĂN TÂN NÂNG CAO VAI TRÒ CHỢ CHUYÊN DOANH LÚA GẠO THỐT NỐT TRONG VIỆC TẠO RA GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HẠT GẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4 ================ PHAN VĂN TÂN NÂNG CAO VAI TRÒ CHỢ CHUYÊN DOANH LÚA GẠO THỐT NỐT TRONG VIỆC TẠO RA GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO GẠO Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Lê Khương Ninh TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
  3. - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Phan Văn Tân
  4. - iii - LÔØI TRI AÂN Đề tài tốt nghiệp này được hoàn thành là sự nổ lực cố gắng của bản thân tác giả, và hơn thế nữa, đó là sự đóng góp của biết bao người đã hết lòng nhiệt tình giúp đỡ, động viên … Tôi thật sự cảm kích và ghi nhớ những điều này. Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm tạ đến tất cả giáo sư giảng dạy chương trình lớp cao học quản trị kinh doanh khóa 15C của hai Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức hữu ích cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng kính trọng, tôi chân thành cảm ơn PGS. TS Lê Khương Ninh, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề với tất cả tinh thần trách nhiệm, trực tiếp theo dõi, đôn đốc , giúp đỡ, chỉ dẫn tôi nhiều điều bổ ích trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo Công ty Lương thực Sông Hậu, Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án số 3 đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập và dành nhiều thời gian nghiên cứu, cũng như đã ủng hộ cho tôi nhiều về vật chất lẫn tinh thần giúp tôi có được những kiến thức ngày hôm nay. Với bạn bè, bạn đồng nghiệp những người đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báo, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cho tôi gửi đến tất cả các bạn lời cảm ơn chân thành nhất. Phan Văn Tân
  5. - iv - MỤC LỤC Trang phụ bìa....................................................................................trang -- Lời cam đoan....................................................................................trang ii Lời tri ân...........................................................................................trang iii Mục lục.............................................................................................trang iv Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt...................................................trang vii Danh mục các bảng...........................................................................trang viii Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, đồ thị..............................................trang ix Phần Mở đầu.................................................................................................trang 01 1. Sự cần thiết nghiên cứu....................................................................trang 01 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................trang 03 - Mục tiêu chung...............................................................................trang 03 - Mục tiêu cụ thể...............................................................................trang 03 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................trang 03 - Phương pháp thu thập số liệu........................................................trang 03 - Phương pháp phân tích .................................................................trang 03 4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................trang 04 Chương 1: Tổng quan về chuỗi giá trị và giao dịch nông sản...................trang 05 1.1 Các khái niệm chuỗi giá trị và phương pháp tiếp cận ......................trang 05 1.1.1 Định nghĩa...............................................................................trang 05 1.1.2 Các khái niệm chính về chuỗi giá trị........................................trang 06 1.2 Khái niệm, bản chất và nội dung của giao dịch nông sản.................trang 11 1.2.1 Khái niệm thị trường và thị trường nông sản...........................trang 11 1.2.2 Khái niệm giao dịch và giao dịch nông sản..............................trang 12 1.2.3 Một số luận giải về sản xuất theo hợp đồng trong tiêu thụ....... nông sản.........................................................................................................trang 14
  6. -v- Chương 2: Phân tích thực trạng chuỗi giá trị lúa gạo và sản xuất theo. . hợp đồng tại các Chợ Trung tâm nông sản trực thuộc Tổng Công ty...... Lương thực Miền Nam ................................................................................trang 20 2.1 Giới thiệu các Chợ Trung tâm nông sản trực thuộc TCT Lương..... Thực Miền Nam.............................................................................................trang 20 2.2 Thực trạng chuỗi giá trị lúa gạo tại các Chợ Trung tâm nông sản....trang 25 2.2.1 Phân tích thực trạng chuỗi giá trị lúa gạo....................................trang 25 2.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị....................................................................trang 25 2.2.2 Mối liên kết và lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi.................trang 28 2.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lúa gạo......................................trang 45 2.2.3.1 Giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo tiêu thụ nội địa....................trang 45 2.2.3.2 Giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo xuất khẩu............................trang 47 2.2.3.3 So sánh GTGT chuỗi lúa gạo tiêu thụ nội địa & xuất khẩu.trang 49 2.2.3.3 Phân tích tổng hợp chuỗi lúa gạo tiêu thụ nội địa và XK....trang 51 2.3 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng lúa gạo .............................trang 52 2.4 Sản xuất theo hợp đồng trong chuỗi giá trị lúa gạo..........................trang 54 2.4.1 Các hình thức hợp đồng trong tiêu thụ lúa..................................trang 55 2.4.2 Tình hình thực hiện hợp đồng.....................................................trang 55 2.4.3 Những vấn đề của sản xuất lúa theo hợp đồng...........................trang 61 2.5 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, đe dọa cho Chợ Chuyên doanh. . Lúa gạo Thốt Nốt ..........................................................................................trang 64 Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò của Chợ chuyên doanh lúa gạo... Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho gạo...................................trang 70 3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện quy chế và mô hình hoạt động của Chợ.....trang 72 3.2 Giải pháp 2: Cần đào tạo một đội ngũ nhà quản lý, nhà chuyên môn đủ hiểu biết về hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa nông sản, Tổ chức...... Trung tâm thông tin và tư vấn khách hàng, giúp nông dân định hướng về..... sản xuất, tiêu thụ, dự trữ.................................................................................trang 75 3.3 Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội......
  7. - vi - về lợi ích hoạt động giao dịch hàng hóa tập trung, từ đó thu hút nông dân,. . . người sản xuất trực tiếp thương nhân, DN tham gia hoạt động tại Chợ..........trang 76 3.4 Giải pháp 4: Phát phiển cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi giá trị lúa gạo trang 77 3.5 Giải pháp 5: Tổ chức lại hệ thống trung gian và phát triển mở......... rộng chuỗi ......................................................................................................trang 81 Phần Kết luận và Khuyến nghị....................................................................trang 86 1 Kết luận ..............................................................................................trang 86 2 Kiến nghị ............................................................................................trang 87 Tài liệu tham khảo........................................................................................trang 91 Phụ lục...........................................................................................................trang 92
  8. - vii - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ======================= Ký hiệu Ý nghĩa chữ viết tắt & Và ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước GAP Good Agricultural Practices (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) GTGT Giá trị gia tăng HTX Hợp tác xã ND Nông dân PTNT Phát triển nông thôn Tập đoàn CP Tập đoàn Charoen Pokphand TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP. Cần Thơ Thành phố Cần Thơ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân VN Việt Nam
  9. - viii - DANH MỤC CÁC BẢNG =================== Số bảng, Tên bảng, biểu biểu Bảng 2-1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam từ năm 2004-2008 Bảng 2-2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của gạo Việt Nam 2004-2008 Bảng 2-3 Giá thành và lợi nhuận của nông dân sản xuất lúa Bảng 2-4 GTGT chuỗi lúa gạo tiêu thụ nội địa (gạo 25% tấm) Bảng 2-5 GTGT chuỗi lúa gạo thơm tiêu thụ nội địa (Jasmin) Bảng 2-6 GTGT chuỗi gạo 25% tấm xuất khẩu (bán FOB) Bảng 2-7 GTGT chuỗi gạo thơm Jasmin xuất khẩu (bán FOB) Bảng 2-8 So sánh GTGT chuỗi lúa gạo tiêu thụ nội địa & xuất khẩu Bảng 2-9 Tình hình sản xuất lúa theo hợp đồng TCT Lương thực Miền Nam Bảng 2-10 Tình hình sản xuất lúa theo hợp đồng ở thành phố Cần Thơ Bảng 2-11 Diện tích và sản lượng ký hợp đồng ở thành phố Cần Thơ
  10. - ix - DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ====================== Số hình vẽ, Tên hình, đồ thị đồ thị Hình 1-1 Chuỗi giá trị của Michael Porter Hình 1-2 Hệ thống giá trị Chuỗi giá trị lúa gạo tại các Chợ Trung tâm nông sản Hình 2-1 thuộc TCT Lương thực Miền Nam Hình 3-1 Mô hình tổ chức lại hệ thống trung gian Biểu đồ 1 Chuỗi giá trị gạo 25% tấm tiêu thụ nội địa Biểu đồ 2 Chuỗi giá trị gạo thơm Jasmin tiêu thụ nội địa Biểu đồ 3 Chuỗi giá trị gạo 25% tấm xuất khẩu Biểu đồ 4 Chuỗi giá trị gạo thơm Jasmin xuất khẩu Biểu đồ 5 So sánh lợi ích các bên tham gia chuỗi gạo 25% tấm Biểu đồ 6 So sánh lợi ích các bên tham gia chuỗi gạo thơm Jasmin Đồ thị 1 Đồ thị chuỗi giá trị hạt gạo
  11. 1 Phần Mở đầu 1. Sự cần thiết nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa của quốc gia và cũng là vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất với chí phí thấp nhất nước. So với cả nước ĐBSCL chỉ chiếm 12,3% diện tích đất tự nhiên, 27,2% đất nông nghiệp và 51,1% đất trồng lúa nhưng cung cấp hơn 52,1% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm của quốc gia. Từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Có một thực tế là chúng ta xuất khẩu mỗi năm một tăng và dự kiến năm 2009 này sẽ đạt mức kỉ lục 6 triệu tấn. Tuy nhiên, khi nhìn lại về giá trị thì hạt gạo Việt Nam lại thuộc hàng thấp trong các nước xuất khẩu. Nhiều người cho rằng: đã đến lúc cần tính toán lại, nhằm nâng cao giá trị mặt hàng vốn được xem là lợi thế của chúng ta. Số liệu mới đây của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán 500 USD/tấn, Pakistan chào bán 415 USD/tấn trong khi Việt Nam chỉ có thể chào bán 400 USD/tấn. Tương tự, gạo 25% tấm của Việt Nam cũng thấp hơn khoảng 70 USD/tấn so với Thái Lan. Tình trạng trên đã kéo dài từ nhiều năm nay, qua đó cho thấy mặc dù chúng ta luôn duy trì vị trí thứ 2 về số lượng gạo xuất khẩu trên thế giới nhưng mức lợi nhuận thực mang về lại chưa tương xứng. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, gạo Việt Nam vẫn được bán ra thế giới, nhưng không phải ai cũng biết về chất lượng, về tên gọi của gạo Việt Nam. Theo một số nhận định ban đầu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý chuỗi cung ứng gạo từ đầu vào đến đầu ra chưa hiệu quả, quản lý chất lượng từ đầu ra trở về đầu vào chưa tốt, chưa có phân tích chuỗi giá trị gạo cũng như một số chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ còn bất cập, chưa kịp thời. Kết quả là giá thành sản xuất và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, giá bán thấp và chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như gạo nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO. Để nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo, ngoài việc quản lý tốt và hiệu quả chuỗi cung ứng gạo và quản lý chất lượng trong toàn chuỗi bằng các liên kết dọc (liên kết giữa các tác
  12. 2 nhân tham gia chuỗi) và liên kết ngang (các nhà hỗ trợ thúc đẩy chuỗi – chính quyền địa phương các cấp, các hiệp hội, khuyến nông, …) thì vai trò đầu mối của các Trung tâm giao dịch (như Chợ Chuyên doanh lúa gạo) là vô cùng quan trọng. Về lâu dài, những Trung tâm này cần xây dựng những cơ sở thu mua quy mô lớn và kho bảo quản dữ trữ lúa tập trung của nông dân với qui trình kỹ thuật cao, bảo đảm chất lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu liên tục và ổn định cũng như tránh lúa ứ đọng trong dân làm giảm chất lượng dẫn đến giá trị hạt gạo thấp là hết sức cần thiết. Ngoài ra, chuyện giúp nông dân tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cũng đang là vấn đề rất bức xúc. Nhiều doanh nghiệp muốn hợp tác với nông dân theo phương châm “liên kết bốn nhà”, tạo ra chuỗi giá trị sản xuất từ vùng nguyên liệu đến gạo thành phẩm. Nhưng trong thực tế, mối liên kết này đang có nhiều rào cản, cả doanh nghiệp và nông dân vẫn chưa đạt đến niềm tin nhất định. Dự báo trước thực tế này, kể từ năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 223/QĐ-TTg giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo TCT Lương thực Miền Nam phối hợp cùng UBND các tỉnh xây dựng thí điểm một số chợ trung tâm nông sản ở các tỉnh ĐBSCL nhằm giúp nông nông giảm bớt khó khăn, khỏi lâm vào cảnh “trúng mùa nhưng rớt giá”. Tuy nhiên cho đến nay các mô hình giao dịch lúa gạo theo hình thức “Chợ chuyên doanh hay chợ đầu mối” cũng chỉ mới là vấn đề khởi sự. Do đó, từ khi UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số số 1308/QĐ-UBND ngày 24/4/2009 chuyển đổi chủ đầu tư dự án Chợ chuyên doanh lúa gạo cấp khu vực tại xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt (nay là phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt), thành phố Cần Thơ từ Sở Công thương sang Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Từ đó, tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu tìm ra mô hình hoạt động chợ hiệu quả nên chọn đề tài “Nâng cao vai trò chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho hạt gạo” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu chung Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tại các chợ chuyên doanh lúa gạo thuộc TCT Lương thực Miền Nam và việc thực hiện các hình thức sản xuất theo hợp đồng nhằm
  13. 3 tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho gạo. • Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu này sẽ xem xét những yếu tố cấu thành nên chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo tại các chợ chuyên doanh lúa gạo thuộc TCT Lương thực Miền Nam, những chính sách chủ yếu hiện hành liên quan đến quá trình phát triển thị trường lúa gạo ở địa phương, chỉ ra những tác động liên quan đến chuỗi giá trị trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế (môi trường, chính sách quy hoạch, pháp luật, ...), đánh giá những yếu tố không bền vững của chính sách, của phong tục tập quán sản xuất, mua bán sản phẩm lúa gạo, … và các vấn đề trên gắn với mục tiêu: Bình ổn và phát triển, nâng cao gia trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo; Phát huy quyền bình đẳng và tự do kinh doanh của các chủ thể; Chỉ ra những nguyên nhân còn hạn chế của chuỗi giá trị hiện tại; xem xét các hình thức giao dịch lúa gạo theo hợp đồng, khả năng áp dụng mô hình sản xuất theo Global GAP đối với ngành lúa gạo để tìm ra các giải pháp nâng cao vai trò chợ chuyên doanh lúa gạo Thốt Nốt trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho gạo. 3. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các công bố trên các tạp chí, sách báo, Internet, ... về tình hình sản xuất, mùa vụ, tập quán canh tác. Số liệu thu thập từ các thông cáo báo chí hàng năm, số liệu trích từ các niên giám thống kê qua các thời kỳ. Đặc biệt là số liệu từ các báo cáo, tổng hợp của cơ quan quản lý của các tỉnh, thành phố như: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, ... ; số liệu từ dự án đầu tư đã được phê duyệt và đang triển khai. - Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách sử dụng kết quả của các cuộc điều tra về các nghiệp vụ có liên quan trong ngành, từ đó trích lọc những chỉ tiêu có liên quan làm cơ sở phân tích. + Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, các Sở, ngành có liên quan. . + Phỏng vấn trực tiếp người nông dân trồng lúa, các cơ sở sản xuất, xay xác, chế biến, thương lái, doanh nghiệp, …
  14. 4 + Sử dụng lại có chọn lọc số liệu thống kê từ các cuộc điều tra có liên quan do các ngành Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Hiệp hội Lương thực, … đã và đang triển khai thực hiện. • Phương pháp phân tích Trên cơ sở số liệu thu thập, luận văn tiến hành nghiên cứu tổng quan về ngành hàng, từ đó vẽ bản đồ chuỗi giá trị ngành hàng, mô tả các bên tham gia, khả năng công nghệ, năng lực các bên tham gia, tình hình quản trị thị trường (ghi chép, xử lý một cách có hệ thống các thông tin về chính sách, môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, …), kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của nông dân, các hộ thu gom, các đại lý và thu nhận ý kiến của cán bộ quản lý chính quyền các cấp, những nhận định của các nhà khoa học về đánh giá kết quả triển khai các giải pháp đã được áp dụng trong thời gian qua; tổng hợp kết quả triển khai sản xuất lúa gạo theo hợp đồng theo quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Trên cơ sở phân tích sự phối hợp lợi ích giữa các bên tham gia, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, … tác giả sử dụng công cụ phần mềm SPSS, Excel hỗ trợ cho việc phân tích định tính và định lượng. 4. Phạm vi nghiên cứu Tác giả đã lựa chọn và thực hiện khảo sát nghiên cứu trên ngành hàng lúa gạo, tại một số tỉnh đã hình thành chợ chuyên doanh lúa gạo như Đồng tháp, Tiền Giang và Long An với số liệu thu thập từ hộ nông dân trồng lúa, thương lái, cơ sở xay xát lúa gạo và khảo sát 3 chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo trực thuộc TCT Lương thực Miền Nam và kết quả phỏng vấn khách hàng tiêu thụ gạo ở địa phương.
  15. 5 Chương I: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ GIAO DỊCH NÔNG SẢN 1.1 Các khái niệm chuỗi giá trị và phương pháp tiếp cận 1.1.1 Định nghĩa Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001). Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng. Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi, … Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Chẳng hạn như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi và sửa chữa cho một công ty điện thoại di động làm tăng giá trị chung của sản phẩm. Nói cách khác, một khách hàng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho một điện thoại di động có dịch vụ hậu mãi tốt. Cũng tương tự như vậy đối với một thiết kế có tính sáng tạo hoặc một quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, một hệ thống kho phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như trái cây) có ảnh hưởng tốt đến chất lượng của thành phẩm và vì vậy làm tăng giá trị sản phẩm. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ, …) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến. Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên
  16. 6 liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Trong phần còn lại của luận văn này, cụm từ chuỗi giá trị sẽ chỉ được dùng để chỉ định nghĩa rộng này. Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Những vấn đề này và những vấn đề có liên quan khác sẽ được thảo luận trong luận văn này. Khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì liên kết họ với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào, … Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm. Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ như do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi hoặc những nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia chuỗi giá trị. Những mối quan ngại này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông nghiệp. Lý do là vì các chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Đồng thời, ngành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống. Cuối cùng là do tỷ lệ nông dân trong ngành nông nghiệp cao, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút ra kết luận về sự tham gia của các bên tham gia và các tác động tiềm tàng đến sự phát triển chuỗi. 1..1.2. Các khái niệm chính về Chuỗi Giá trị Phần này nêu tổng quát về các khái niệm chính của chuỗi giá trị từ quan điểm học thuật. Trước hết nhằm làm rõ khái niệm, thứ hai là trình bày cô đọng tổng quan tài liệu để giới thiệu một số vấn đề chính liên quan đến phân tích chuỗi giá trị. Có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị: (i) phương pháp filière (ii) khung khái niệm do Porter lập ra (1985) và (iii) phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất năm 1999, Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi và Korzeniewicz (1994).
  17. 7 Filière (Chuỗi) Phương pháp filière (filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Do đó, khái niệm chuỗi (filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia và các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi (filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị trình bày ở trên. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi. Phương pháp chuỗi có hai luồng có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị: - Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính (được trình bày trong Duruflé, Fabre và Yung (1988) và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợ trong thập niên 80 và 90) chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa, và phân tách các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng” (“méthode des effects”). - Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện nghiên cứu như CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM làm về phát triển nông nghiệp, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình thái quy định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở châu Phi được phân tích gồm: quy định trong nước, quy định về thị trường, quy định của nhà nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế.
  18. 8 Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa). Khung phân tích của Porter Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)? Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu, …
  19. 9 Hình 1-1: Chuỗi giá trị của Michael Porter Chuỗi giá trị của Michael Porter Các hoạt Cơ sở hạ tầng của công ty Giá trị động biên tế hỗ trợ Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Mua sắm Đầu vào Sản xuất Đầu ra Marketing và Dịch vụ bán hàng Giá trị biên tế Các hoạt động chính Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành, ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống nước ngoài. Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường, củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả giống ngoại và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này. Chuỗi giá trị Chuỗi giá Chuỗi giá của nhà cung trị của công trị của cấp ty người mua Hình 1-2: Hệ thống giá trị Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh cạnh là dựa vào khái niệm hệ thống giá trị. Ý chính là: thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là hệ thống giá trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả
  20. 10 các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp và giống với khái niệm mà luận văn này nói đến khi phân tích chuỗi giá trị (phương pháp rộng hơn). Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định có tính chất chiến lược. Phương pháp tiếp cận toàn cầu Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Luận văn này dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu. Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động. Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị nhất trí phân tích thổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được. Phương pháp này sẽ được phân tích trực tiếp trong phần hai của chuyên đề này. Để hiểu được sự phân phối thu nhập, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được thông tin đó. Chuỗi giá trị của Porter xét các hình thái phân phối toàn cầu khác chỉ cho biết một phần về các hiện tượng này. Ví dụ như các số liệu thống kê thương mại chỉ cung cấp số liệu về doanh thu gộp chứ không phải là về doanh thu thuần, và các phân tích cụ thể về từng ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) chỉ thể hiện được một phần của cả câu chuyện. Thứ hai là một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Cách phân tích lồng ghép này sẽ xác định ở mức độ rộng hơn các kết quả phân phối của các hệ thống sản xuất toàn cầu và năng suất mà các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao hoạt động và do đó tự đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2