intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm có 3 chương với những nội dung chính sau: Làm rõ lý luận cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần; phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB. Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long – Thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- BÙI THỊ KIM KHÁNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM --------------------- BÙI THỊ KIM KHÁNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ-TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN HOÀNG NGÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng Luận Văn là công trình do tôi tự nghiên cứu và thực hiện. Học viên Cao học K17
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, khoa Sau Đại Học trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Hoàng Ngân đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. . Người thực hiện luận văn. Bùi Thị Kim Khánh
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................1 1.1 Khái quát về cạnh tranh ...............................................................................1 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh .........................................................................1 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh ....................................................................2 1.1.3 Năng lực cạnh tranh ..........................................................................3 1.1.4 Lợi thế cạnh tranh .............................................................................4 1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng..........................................................4 1.3 Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM ..........................6 1.3.1 Năng lực tài chính. ............................................................................7 1.3.1.1 Vốn ......................................................................................7 1.3.1.2 Tài sản có ............................................................................8 1.3.1.3 Lợi nhuận ............................................................................9 1.3.1.4 Thanh khoản.......................................................................11 1.3.2 Năng lực công nghệ ........................................................................13 1.3.3 Năng lực quản lý .............................................................................13 1.3.4 Kênh phân phối ................................................................................15 1.3.5 Cung ứng sản phẩm dịch vụ.............................................................16 1.3.5.1 Đa dạng hóa SPDV ...........................................................16 1.3.5.2 Chất lượng phục vụ khách hàng ........................................16 1.3.6 Vấn đề thương hiệu ngân hàng .......................................................17 1.4 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường ...........................................18 1.4.1 Tác động của các yếu tố môi trường vi mô......................................18 1.4.2 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô .....................................21 1.5 Bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới .......................22 1.5.1 Bài học thất bại.................................................................................22
  6. 1.5.2 Bài học thành công...........................................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ...................................................................................27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..................................................................................................................28 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của MHB ..........................................28 2.1.1 Giới thiệu chung về MHB ...............................................................28 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................28 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB ..............................................29 2.2.1 Năng lực tài chính ...........................................................................31 2.2.1.1 Vốn ....................................................................................31 2.2.1.2 Tài sản có ..........................................................................33 2.2.1.3 Lợi nhuận ..........................................................................35 2.2.1.4 Thanh khoản ......................................................................37 2.2.2 Năng lực công nghệ ........................................................................39 2.2.3 Năng lực quản lý .............................................................................40 2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức ..................................................................40 2.2.3.2 Công cụ và chính sách quản lý .........................................42 2.2.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực ..............................................44 2.2.4 Kênh phân phối ...............................................................................47 2.2.4.1 Kênh phân phối truyền thống.............................................47 2.2.4.2 Kênh phân phối tự động ....................................................48 2.2.4.3 Kênh phân phối điện tử......................................................49 2.2.4.4 Kênh phân phối bên ngoài ................................................49 2.2.5 Cung ứng sản phẩm dịch vụ ............................................................50 2.2.5.1 Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ .....................................50 2.2.5.2 Chất lượng phục vụ khách hàng .......................................51
  7. 2.2.6 Vấn đề thương hiệu ngân hàng ........................................................53 2.3 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường ..........................................53 2.3.1 Tác động của các yếu tố môi trường vi mô .....................................53 2.3.1.1 Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại ................53 2.3.1.2 Sự sẵn có của sản phẩm thay thế .......................................57 2.3.1.3 Sự đe doạ từ các đối thủ mới gia nhập thị trường..............58 2.3.1.4 Sức mạnh của nhà cung cấp và của khách hàng ................59 2.3.2 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô......................................59 2.3.2.1 Môi trường kinh tế .............................................................59 2.3.2.2 Môi trường chính trị, pháp luật ..........................................62 2.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ ........................................63 2.3.2.4 Môi trường văn hóa – xã hội..............................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG II..................................................................................65 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ........................................................................................................66 3.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới kinh doanh ngân hàng Việt Nam ........66 3.1.1 Bối cảnh chung về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam.........................................................66 3.1.2 Những cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực ngân hàng ..........................................................................66 3.1.2.1 Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong Biểu cam kết dịch vụ. .........................................67 3.1.2.2 Các cam kết đa phương trong Báo cáo của Ban công tác..69 3.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB .............................70 3.2.1 Mục tiêu và tầm nhìn chiến lược .....................................................70 3.2.2 Phương hướng và nhiệm vụ giai đoạn 2010 đến 2015 ....................71 3.2.3 Kế hoạch kinh doanh sau cổ phần hoá.............................................71
  8. 3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB...........................76 3.3.1 Tăng vốn điều lệ ..............................................................................76 3.3.2 Nâng cao chất lượng tài sản có .......................................................77 3.3.3 Tăng cường quản lý chi phí.............................................................80 3.3.4 Tăng cường khả năng thanh khoản .................................................80 3.3.5 Nâng cao năng lực công nghệ .........................................................81 3.3.6 Nâng cao năng lực quản lý ..............................................................82 3.3.7 Mở rộng kênh phân phối ..................................................................88 3.3.8 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ......................................................91 3.3.8.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ..........................................91 3.3.8.2 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ........................93 3.3.9 Nâng cao giá trị thương hiệu ...........................................................95 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................97 KẾT LUẬN .........................................................................................................98
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Tiếng Anh ADB Asian Development bank Ngân hàng phát triển Châu Á ALCO Asset-Liability Committee Hội đồng ( Ủy ban) quản lý tài sản nợ, tài sản có ATM Automated teller machine Máy giao dịch tự động CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn ROA Return on Asset Thu nhập trên tổng tài sản ROE Return on Equity Thu nhập trên vốn cổ phần VNPT Vietnam posts and Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. telecommunications group WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World trade Organnization Tổ chức thương mại thế giới Tiếng Việt ABB Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AGRI Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ANZ Ngân hàng ANZ BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BTC Bộ Tài Chính CBTD Cán bộ tín dụng CNTT Công nghệ thông tin CTG Ngân hàng Công thương Việt Nam (Ngân hàng Việt Tín) DAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á EAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long EIB Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu GDP Tổng sản phẩm quốc nội GP Bank Ngân Hàng Dầu Khí Toàn Cầu HBB Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HDB Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TPHCM HSBC Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
  10. ICBC Ngân hàng Công thương Trung Quốc KH&CN Khoa học và công nghệ KLB Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MHB Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long MXB Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHNNg&LD Ngân hàng nước ngoài và liên doanh NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương OCB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông PGB Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex PGD Phòng giao dịch SEAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SGB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương SPDV Sản phẩm dịch vụ STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam VIB Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế VPB Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Quy mô tổng tài sản của MHB và một số ngân hàng (tỷ đồng) ............ 32 Bảng 2.2: Vốn điều lệ của MHB và một số ngân hàng (tỷ đồng).......................... 32 Bảng 2.3: Tỷ lệ CAR của MHB và một số ngân hàng (%).................................... 33 Bảng 2.4: Tỉ lệ nợ xấu của MHB và một số ngân hàng (%) .................................. 35 Bảng 2.5: Tỉ lệ cho vay/tổng tài sản của MHB và một số ngân hàng (%)............. 35 Bảng 2.6: Lợi nhuận trước thuế của MHB và một số ngân hàng (tỷ đồng)........... 36 Bảng 2.7: ROE của MHB và một số ngân hàng (%) ............................................. 36 Bảng 2.8: ROA của MHB và một số ngân hàng (%) ............................................. 36 Bảng 2.9: Các hệ số thanh khoản của MHB (thời điểm 31/12/2011) .................... 37 Bảng 2.10: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của MHB và một số ngân hàng (%) ................ 38 Bảng 2.11: Tỷ lệ thu nhập phi lãi/tổng thu nhập của MHB và một số ngân hàng (%). ......................................................................... 51
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1: Mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ....................... 18 Hình 2.1: Biểu đồ đánh giá chất lượng dịch vụ của MHB..................................... 30 Hình 2.2: Biểu đồ đánh giá các yếu tố đo lường năng lực cạnh tranh của MHB .. 31 Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của MHB...................................................... 34 Hình 2.4: Mô hình tổ chức bộ máy tại Hội sở MHB. ............................................ 40 Hình 2.5: Tăng trưởng nguồn nhân lực giai đoạn 2007-2010 của MHB (người).. 44 Hình 2.6: Cơ cấu lao động 2010 của MHB............................................................ 44 Hình 2.7: Hệ thống mạng lưới của MHB từ 2007 đến 2011.................................. 47 Hình 2.8: So sánh số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2011............... 47 Hình 2.9: Thị phần huy động vốn .......................................................................... 54 Hình 2.10: Thị phần cho vay.................................................................................. 54
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết và ý nghĩa thực hiện đề tài Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên 15 năm (từ 1990 đến nay). Trong một vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh tiền tệ - ngân hàng của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tính hấp dẫn của kinh doanh tiền tệ - ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành kinh tế khác. Lợi nhuận trên vốn tự có của nhiều ngân hàng đạt 9-10%, cao hơn nhiều so với mức 1-2% của ngành công nghiệp. Cũng chính vì vậy, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Dịch vụ ngân hàng phát triển đem lại tiện ích cho người dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tính đến cuối năm 2010, thị trường Việt Nam có 101 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm NHTM trong nước, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, có 5 NHTM quốc doanh (bao gồm cả VCB và CTG), 38 NHTM cổ phần, 53 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg và 5 ngân hàng liên doanh. Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Theo lộ trình cam kết, các rào cản trong hoạt động ngân hàng đối với các nhà đầu tư nước ngoài dần được nới lỏng và gỡ bỏ. Việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với NHTM nước ngoài có nghĩa là các NHTM nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Điều này đã làm cho cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam trở lên khốc liệt, khách hàng sẽ có nhiều quyền lợi ưu đãi và nhiều sự lựa chọn khác nhau, đòi hỏi ngân hàng nào có cách kinh doanh thật chuyên nghiệp mới vượt qua thử thách và mở rộng thị phần. Nhằm chủ động trong quá trình hội nhập, ngành ngân hàng cần nhận thức đầy đủ những lợi thế có thể phát huy và những khó khăn thách thức phải vượt qua. Là một ngân hàng mới, trong những năm qua, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
  14. sông Cửu long (MHB) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Bên cạnh đó MHB vẫn còn những điểm hạn chế, mà cạnh tranh trong thương trường thì không giới hạn, điều này khiến ngân hàng phải cố gắng không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính. Đứng trước những cơ hội và thách thức của công cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong thời điểm thị trường tài chính chưa bao giờ được mở cửa mạnh như hiện nay, MHB cần có những giải pháp và chiến lược phù hợp với thực tiễn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với mong muốn trình bày nghiên cứu của mình về vấn đề này nên tác giả xin chọn đề tài: “NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ lý luận cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB. Đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB. 3. Phạm vi nghiên cứu Toàn hệ thống NHTMCP MHB và một số NHTMQD, NHTMCP. Phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2007 cho đến 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp điều tra khảo sát. 5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và điểm mới của luận văn Luận văn đã tổng hợp được các lý luận liên quan đến cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Vận dụng các lý thuyết vào việc làm rõ những điểm mạnh và điểm yếu trong cạnh tranh của một ngân hàng thương mại – trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được thiết kế thành 3 phần chính: Chương I : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
  15. Chương II : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Chương III : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
  16. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. 1.1 Khái quát về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó trong các điều kiện về thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay tốt hơn. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau: - Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra 1
  17. và được người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. - Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. - Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc) 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại. - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần. - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại. 2
  18. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành 3 loại. - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành: - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv...) 1.1.3 Năng lực cạnh tranh 3
  19. Trên góc độ chi phí sản xuất, Fafchamps cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra dịch vụ với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường.” Trên góc độ thị phần, Randall cho rằng: ”Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định.” Vậy, năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới môi trường, nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. 1.1.4 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. 1.2 Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (1) Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền 4
  20. thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh chung. Chẳng hạn: Chỉ cần một tin đồn thổi dù là thất thiệt cũng có thể gây nên cơn chấn động rất lớn, thậm chí đe dọa sự tồn vong của cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Một NHTM hoạt động yếu kém, khả năng thanh khoản thấp cũng có thể trở thành gánh nặng cho nhiều tổ chức kinh tế và dân chúng trên địa bàn… Chính vì vậy, trong kinh doanh, các NHTM vừa phải cạnh tranh để từng bước mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần, nhưng cũng không thể cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật để thôn tính đối thủ của mình, bởi vì, nếu đối thủ là các NHTM khác bị suy yếu dẫn đến sụp đổ, thì những hậu quả đem lại thường là rất to lớn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ luôn chính NHTM này do tác động dây chuyền. (2) Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ (dịch vụ) tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung. Chính vì vậy, nếu như một NHTM bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến gần như tất cả các NHTM khác, không những thế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng sẽ bị “vạ lây”. Đây quả là điều mà các NHTM không bao giờ mong muốn. Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để giành giật thị phần, nhưng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. (3) Do hoạt động của các NHTM có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế – xã hội, cho nên, để tránh sự hoạt động của các NHTM mạo hiểm nguy cơ đổ vỡ hệ thống, tất cả Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước đều có sự giám sát chặt chẽ thị trường này và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn đã chỉ ra những bài học đắt giá, khi mà NHTW thờ ơ trước những diễn biến bất lợi của thị trường đã dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của thị trường tài chính – tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2