intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực lãnh đạo cấp cao tác động đến kết quả thực hiện công tác quản lý chất lượng toàn diện công trình xây dựng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu những tác động của năng lực lãnh đạo cấp cao lên kết quả thực hiện TQM tại các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định nhằm xác định rõ mức độ tác động của năng lực lãnh đạo trong việc quản lý chất lượng toàn diện các CTXD thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện TQM, góp phần nâng cao chất lượng CTXD, tăng hiệu quả sử dụng của các CTXD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Năng lực lãnh đạo cấp cao tác động đến kết quả thực hiện công tác quản lý chất lượng toàn diện công trình xây dựng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THÀNH NGỌC NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CẤP CAO TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀ N DIỆN CÔNG TRÌ NH XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ THÀNH NGỌC NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CẤP CAO TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀ N DIỆN CÔNG TRÌ NH XÂY DỰNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài Luận văn “Năng lực lãnh đạo cấ p cao tác động đế n kết quả thực hiện công tác quản lý chấ t lượng toàn diê ̣n công trình xây dựng” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu./ Người thực hiện luận văn Đỗ Thành Ngọc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................8 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................8 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................8 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................9 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................9 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................9 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................9 1.6. Cấ u trúc dự kiế n của đề tài .................................................................................10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................11 2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................11 2.1.1. Mô ̣t số khái niê ̣m, đinh ̣ nghiã ..........................................................................11 2.1.2. Vai trò của công tác quản lý chấ t lươ ̣ng CTXD và áp dụng TQM trong thực hiện quản lý chất lượng CTXD .................................................................................17 2.1.3. Năng lực lãnh đạo, vai trò năng lực lan ̃ h đa ̣o và tác đô ̣ng của nó đế n kết quả thực hiê ̣n TQM ..........................................................................................................21 2.2. Các nghiên cứu đã đươ ̣c thực hiê ̣n có liên quan: ...............................................28 2.3. Đề xuấ t giả thuyết, lập luận giả thuyết và mô hin ̀ h nghiên cứu .........................37 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................48 3.1. Quy trình thiế t kế nghiên cứu.............................................................................48
  5. 3.2. Nghiên cứu định tính:.........................................................................................49 3.3. Nghiên cứu định lượng: .....................................................................................49 3.4. Chọn mẫu, thang đo, bảng hỏi điều tra và phương pháp thu thập số liệu ..........50 3.4.1. Chọn mẫu: .......................................................................................................50 3.4.2. Thang đo: ........................................................................................................50 3.4.3. Bảng hỏi điều tra khảo sát chính thức: ............................................................57 3.4.4. Phương pháp thu thập số liệu: .........................................................................57 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................59 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu: ......................................................................................59 4.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha..64 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.......................................................................72 4.4. Phân tích tương quan các biến ...........................................................................79 4.5. Tiến hành phân tích hồi quy ...............................................................................80 4.5.1. Đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ....................................81 4.5.2. Kết quả chạy mô hình hồi quy ........................................................................83 4.5.4. Kiểm định tự tương quan: ...............................................................................86 4.5.5. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư:.......................................................86 4.6. Tổng hợp kết quả phân tích các giả thuyết ........................................................87 4.7. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến chất lượng CTXD bằng T – Test và ANOVA ........................................................................................................90 4.7.1. Kiểm định Giới tính ........................................................................................90 4.7.2. Kiểm định Độ tuổi ...........................................................................................91 4.7.3. Kiểm định Học vấn .........................................................................................91 4.7.4. Kiểm định Vị trí công tác ................................................................................92 4.7.5. Kiểm định Thâm niên công tác .......................................................................93 4.8. Một số thực trạng liên quan đến năng lực lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng đến việc thực hiện TQM tại các BQLDA từ đó ảnh hưởng đến chất lượng các CTXD tại Bình Định: ..........................................................................................................................95 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................100
  6. 5.1. Kết luận ............................................................................................................100 5.2. Một số kiến nghị...............................................................................................101 5.2.1. Các kiến nghị đến lãnh đạo cấp cao tại các tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện đầu tư các CTXD: .........................................101 5.2.2. Các kiến nghị đối với tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện đầu tư các CTXD: ............................................................................103 5.2.3. Các kiến nghị đối với các cán bộ, công nhân viên thuộc các tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện đầu tư các CTXD:...............107 5.2.4. Các kiến nghị đối các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chủ quản, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong công tác QLCL CTXD trên địa bàn: .........108 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................109 5.4. Ý nghĩa của nghiên cứu về mặt học thuật ........................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 TQM Total Quality Management (Quản lý chất lượng toàn diện) 2 QLCL Quản lý chất lượng 3 CTXD Công trình xây dựng 4 BQLDA Ban Quản lý dự án 5 ĐT&XD; ĐTXD Đầu tư và xây dựng; Đầu tư xây dựng 6 XDCB Xây dựng cơ bản 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 EFA Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá) 9 ANOVA Analysis of Variance (phân tích phương sai) Statistical Product and Services Solutions: Giải pháp thống kê sản phẩm và dịch vụ - được hiểu là phần mềm máy tính 10 SPSS phục vụ công tác thống kê cho các nghiên cứu điều tra xã hội.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo về năng lực lãnh đạo cấp cao....................................................51 Bảng 3.2: Thang đo về Cam kết của nhà lãnh đạo cấp cao.......................................52 Bảng 3.3: Thang đo về Quản lý chất lượng của các nhà cung cấp ...........................53 Bảng 3.4: Thang đo về Cải tiến liên tục ....................................................................53 Bảng 3.5: Thang đo về Đổi mới sản phẩm................................................................54 Bảng 3.6: Thang đo về Hoạt động điểm chuẩn .........................................................54 Bảng 3.7: Thang đo về Sự tham gia của nhân viên...................................................55 Bảng 3.8: Thang đo về Khen thưởng và công nhận ..................................................55 Bảng 3.9: Thang đo về Giáo dục và đào tạo .............................................................56 Bảng 3.10: Thang đo về Tập trung vào khách hàng .................................................56 Bảng 3.11: Thang đo về Chất lượng CTXD .............................................................57 Bảng 4.1: Thống kê các tổ chức khảo sát..................................................................59 Bảng 4.2: Thống kê các đối tượng khảo sát ..............................................................60 Bảng 4.3: Thống kê kết hợp các thông tin cá nhân đối tượng khảo sát ....................64 Bảng 4.4: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Năng lực lãnh đạo cấp cao ........65 Bảng 4.5: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Cam kết nhà lãnh đạo cấp cao ...66 Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s Alpha nhân tố Quản lý chất lượng nhà cung cấp ...67 Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Thực hiện cải tiến liên tục .........67 Bảng 4.8: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Đổi mới sản phẩm .....................68 Bảng 4.9: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Hoạt động điểm chuẩn ..............68 Bảng 4.10: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Sự tham gia của nhân viên ......68 Bảng 4.11: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Khen thưởng và công nhận .....69 Bảng 4.12: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Giáo dục và đào tạo .................69 Bảng 4.13: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Tập trung vào khách hàng .......70 Bảng 4.14: Kết quả Cronbach’s Alpha của nhân tố Chất lượng CTXD ...................70 Bảng 4.15: Tổng hợp các nhân tố sau khi hoàn thành phân tích Cronbach’s Alpha 71 Bảng 4.16: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập ...................................................73 Bảng 4.17: Phân tích nhân tố khám phá EFA Nhân tố Năng lực lãnh đạo cấp cao .............75
  9. Bảng 4.18: Phân tích nhân tố khám phá EFA Nhân tố CL-Chất lượng CTXD ........76 Bảng 4.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá ......................................................77 Bảng 4.20: Tên và số biến các nhân tố ban đầu và nhân tố mới ...............................78 Bảng 4.21: Các biến trong các nhóm nhân tố ...........................................................79 Bảng 4.22: Tổng hợp mối tương quan các nhân tố ...................................................80 Bảng 4.23: Thống kê mô tả các nhân tố hồi quy.......................................................81 Bảng 4.24: Độ phù hợp của mô hình ........................................................................82 Bảng 4.25: Phân tích phương sai ..............................................................................82 Bảng 4.26: Tổng hợp kết quả hồi quy .......................................................................83 Bảng 4.27: Mức độ tác động các nhân tố ..................................................................84 Bảng 4.28: Kiểm tra đa cộng tuyến ...........................................................................85 Bảng 4.29: Tóm tắt kết quả mô hình hồi quy...........................................................87 Bảng 4.30. Kiểm định T-Test với giới tính khác nhau .............................................90 Bảng 4.31. Kết quả kiểm định ANOVA theo độ tuổi ...............................................91 Bảng 4.32. Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn ................................92 Bảng 4.33. Kết quả kiểm định ANOVA theo vị trí công tác ....................................93 Bảng 4.34. Kết quả kiểm định ANOVA theo thâm niên công tác ............................94
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Ismail (2011) .....................................................29 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................47 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................48 Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính nam, nữ (%) .......................................................................61 Hình 4.2: Tỷ lệ độ tuổi (%) .......................................................................................62 Hình 4.3: Tỷ lệ trình độ học vấn (%) ........................................................................62 Hình 4.4: Tỷ lệ vị trí công tác (%) ............................................................................63 Hình 4.5: Tỷ lệ thâm niên công tác (%) ....................................................................63 Hình 4.6: Biểu đồ Histogram tần số của phân tư chuẩn hóa .....................................86
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Theo mô ̣t nghiên cứu của Metri (2005), ngành công nghiệp xây dựng của bất cứ nước nào đề u là xương sống của cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của nước đó. Mặc dù nó có đóng góp to lớn cho nền kinh tế của bất cứ nước nào, nhưng nó đang phải đối mặt với các vấn đề của sự không tâ ̣p trung về tính ổn định, năng suất thấp, chất lượng kém và thiếu các tiêu chuẩn. Majid và McCaffer (1998) cho rằ ng hầu hết các nước đang đối phó với các vấn đề chung như nhau mặc dù có sự khác biệt trong nền kinh tế của mỗi nước. Do các vấn đề chất lượng nêu trên, các khách hàng không hài lòng với hiệu suất đạt được trên nhiều dự án của họ (Kometa và Olomolaiye, 1997). Kometa và Olomolaiye (1997) phát biểu rằng mặc dù có nhiều nỗ lực, ngoài tiế n đô ̣ và chi phí vượt so với dự kiế n, khách hàng luôn không hài lòng và những khó khăn khác tiếp tục ăn sâu ngành công nghiệp xây dựng. Các vấn đề về chất lượng CTXD có một tầm quan trọng khác khau, trái ngược với các hoạt động sản xuất vật chất khác, ở đây nó không cho phép thừa nhận sản phẩm xây dựng có chất lượng kém, đặc biệt là chấ t lươ ̣ng kém liên quan đến sự ổn định, độ bền vững và thiế u an toàn trong khai thác và sử dụng. Trách nhiệm của các bên có liên quan đến việc đảm bảo chất lượng không chỉ được gói gọn đố i với nhà thầ u xây dựng hoặc người sử du ̣ng, mà nó đã trở thành một vấn đề quốc gia và thậm chí là vấn đề của Châu Âu và của toàn cầu (Hedre, 2010). Vì vậy việc quản lý chất lượng CTXD luôn là mục tiêu cho ngành xây dựng ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Trong những năm qua, cùng với quá trin ̀ h công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa, hội nhập và phát triể n đấ t nước, ngành công nghiê ̣p xây dựng nước ta là ngành luôn đi đầ u trong quá trình phát triể n đó. Trong đó, chấ t lươ ̣ng CTXD đang là vấ n đề đươ ̣c toàn xã hô ̣i đă ̣c biê ̣t quan tâm. Cùng với sự phát triể n về khoa học và công nghệ, chấ t lươ ̣ng các CTXD ở nước ta đã từng bước đươ ̣c nâng lên so với trước đây. Công tác quản lý chấ t lươ ̣ng đã đươ ̣c các bên liên quan trong hoa ̣t đô ̣ng xây dựng quan
  12. 2 tâm thực hiê ̣n và từng bước phát huy hiê ̣u quả. Tuy nhiên, viê ̣c quản lý chấ t lươ ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng xây dựng ở nước ta chưa thâ ̣t sự bài bản và chuyên nghiê ̣p, chưa áp du ̣ng các phương pháp quản lý mới hiê ̣n đa ̣i, khoa ho ̣c, do đó vẫn còn có nhiều công trình chưa đảm bảo chấ t lươ ̣ng theo tiêu chuẩ n thiế t kế , chưa đáp ứng tố t các yêu cầ u của chủ đầ u tư và của người sử du ̣ng, vâ ̣n hành công trình. Thực tiễn chứng minh trong thời gian vừa qua đã có hàng loa ̣t CTXD gă ̣p sự cố về chấ t lươ ̣ng, đươ ̣c dư luận xã hô ̣i đă ̣c biê ̣t quan tâm. Theo Báo cáo của Sở Xây dựng Bình Đinh ̣ về tình hình chấ t lươ ̣ng và công tác QLCL CTXD trên điạ bàn tỉnh trong những năm gần đây, các yế u tố ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng công trin ̀ h xây dựng trên điạ bàn tỉnh tâ ̣p trung vào các khâu: lâ ̣p hồ sơ thiế t kế chưa đảm bảo, năng lực QLCL của chủ đầ u tư, nhà thầ u tư vấ n thiế t kế - giám sát, nhà thầ u thi công chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u; thất thoát lãng phí trong ĐTXD còn ở mức cao. Nhin ̀ chung, hầ u hế t các CTXD hiê ̣n nay đề u gă ̣p phải vấ n đề về chấ t lươ ̣ng nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục triệt để, mă ̣c dù các chủ đầ u tư, các công ty tư vấ n, nhà thầ u thi công xây dựng tích cực áp du ̣ng các biê ̣n pháp QLCL nhưng tình tra ̣ng kém chấ t lươ ̣ng ở các CTXD vẫn diễn ra phổ biế n, ảnh hưởng đến mu ̣c tiêu đầ u tư và tác đô ̣ng xấ u đế n quá trình phát triển. Nguyên nhân dẫn đế n chấ t lươ ̣ng CTXD không đa ̣t so với yêu cầ u ban đầ u của dự án xuấ t phát từ nhiề u yế u tố , nhấ t là các dự án đầ u tư xây dựng từ nguồ n vố n ngân sách Nhà nước; trong đó nổi lên là vấn đề quản lý chất lượng CTXD của các chủ đầu tư (các BQLDA). Năng lực và ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư, của các BQLDA, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp thi công chưa đáp ứng yêu cầu QLCL. Các chủ đầu tư (BQLDA) còn thiếu năng lực chuyên môn và kỹ năng lañ h đa ̣o quản lý, công tác QLCL ở đây lỏng lẻo và nặng về hình thức. Các nhà thầ u tư vấn xây dựng về khảo sát, thiết kế, giám sát thi công cũng hạn chế về kinh nghiệm và năng lực chuyên môn dẫn tới các khiếm khuyết gây sự cố công trình. Các doanh nghiệp thi công xây dựng chưa chú trọng bảo đảm yếu tố chất lượng, chưa xem chất
  13. 3 lượng là yếu tố cơ bản của cạnh tranh, giữ gìn thương hiệu trong cơ chế thị trường(1). TQM thâ ̣t sự là rấ t cần thiết vì nó mang la ̣i kế t quả tố t cho các bên liên quan tham gia hoa ̣t đô ̣ng xây dựng (Ganapathy, 2015). Một nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết hàng đầu là phải quản lý để thực hiện vai trò lãnh đạo trong thực hiện TQM. Các công ty có năng lực lãnh đạo cao hơn trong thực hiện các nguyên tắc của TQM thì có hiệu quả hơn và có thể sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng cao hơn (Das, 2011). Lãnh đạo có vai trò xác lập các định hướng, tầm nhìn, và mục tiêu chất lượng cho tổ chức, định hướng cho việc đổi mới đột phá, xây dựng các giá trị của nền văn hóa chất lượng. Lãnh đạo cấp cao, ngoài việc nắm bắt tổng thể các quá trình trong hệ thống và các vấn đề chất lượng trong tổ chức, cần nắm rõ các phương pháp, công cụ hỗ trợ cũng như biết lựa chọn và sử dụng các giải pháp, công cụ thích hợp trong điều kiện cụ thể của tổ chức mình. Bên cạnh đó, lãnh đạo cấp cao cũng cần có các kỹ năng xã hội khác như: truyền đạt, thuyết phục, khích lệ để tập hợp mọi người tham gia cải tiến hệ thống chất lượng. Họ cũng cần có năng lực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động triển khai, các cuộc đánh giá và có lối tư duy theo hệ thống. Năng lực lãnh đạo, quản lý nói chung và năng lực QLCL CTXD nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần nâng cao chất lượng CTXD. Mỗi chủ thể tham gia trong hoạt động xây dựng có sự đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận chức năng tạo thành mô hình tổ chức quản lý; có chiến lược tối ưu và khả thi. Cho dù là chủ đầu tư hay nhà thầu thi công hay là các nhà tư vấn thì cũng cần đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Chất lượng đối với doanh nghiệp đi đôi với hiệu quả kinh tế, điều đó phụ thuộc vào phương pháp quản lý của doanh nghiệp đó. Ở khía cạnh nhất định, chất lượng quản lý đi kèm với chất lượng công trình (Đồng Kim Hạnh và Đào Duy Dương, 2014). Ở Viê ̣t Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng, viê ̣c áp du ̣ng các phương pháp QLCL như ISO 9000, kiể m soát chấ t lươ ̣ng nô ̣i bô ̣... trở nên phổ biế n trong 1 http://www.xaydung.gov.vn/en/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/86/18328/quan-ly-chat-luong- cong-trinh-xay-dung-phai-bat-dau-tu-con-nguoi.html (truy câ ̣p ngày 20/6/2016)
  14. 4 ngành xây dựng; viê ̣c áp du ̣ng TQM trong hoa ̣t đô ̣ng quản lý chấ t lươ ̣ng CTXD vẫn còn gă ̣p nhiề u trở nga ̣i, khó khăn trong tư duy lañ h đa ̣o cũng như các quy trình thực hiê ̣n, do đó dẫn đế n tiǹ h tra ̣ng nhiề u CTXD kém chấ t lươ ̣ng hoặc chậm cải thiện về chất lượng. Hiện nay tại Việt Nam, ít có nghiên cứu thực nghiệm về thực hiện TQM trong ngành xây dựng; do đó, tình hình thực hiện TQM của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng hiện nay vẫn còn chưa rõ, nhất là của các chủ đầu tư thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Do thiếu các nghiên cứu thực nghiệm về thực hiện TQM nên các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng không có được đầy đủ thông tin để hỗ trợ quá trình thực hiện TQM của họ. Kết quả là, các chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng trải qua nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong việc thực hiện TQM. Do đó, nghiên cứu vai trò của năng lực lãnh đạo tác đô ̣ng đế n kết quả việc thực hiê ̣n TQM tại các BQLDA (đa ̣i diê ̣n chủ đầ u tư), các chủ đầu tư trên điạ bàn tin ̉ h Biǹ h Đinh ̣ nhằm xác định rõ mức đô ̣ tác đô ̣ng của năng lực lãnh đạo cấ p cao trong thực hiê ̣n TQM ta ̣i các BQLDA, từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, thiết kế và xây dựng chiến lược hoạt động để thực hiện TQM được tốt hơn nhằm mu ̣c đích nâng cao chất lượng CTXD trong khu vực công của Tỉnh. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn và thực hiện đề tài “Năng lực lãnh đạo cấ p cao tác động đế n kết quả thực hiện công tác quản lý chấ t lượng toàn diê ̣n công trình”. 1.2. Bối cảnh nghiên cứu Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m). Trong công cuộc đổi mới, Bình Định có những chuyển biến
  15. 5 tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Nền nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi hợp lý và ngày càng gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngành công nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng khá. Đã phát triển và hình thành một số ngành công nghiệp phù hợp với lợi thế của tỉnh và nhu cầu của thị trường. Thương mại và dịch vụ cũng được mở ra khá đa dạng. Hàng xuất khẩu của tỉnh được tập trung vào những nhóm hàng có nhiều lợi thế đang có nhiều nhu cầu trên thị trường thế giới. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Hệ thống quản lý hành chính nhà nước từng bước được xây dựng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân. Trong định hướng những năm đến về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, trước hết trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế; tạo bước chuyển về quy mô, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ tiên tiến và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; phát triển nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế; giải quyết tốt hơn các vấn đề bức xúc của xã hội; cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cần thiết cho các bước tiếp theo. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cùng với chủ trương phát huy nội lực, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút nhân tài, thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, triển khai thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế (nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định: http://www.binhdinh.gov.vn). Theo Báo cáo số 198/BC-UBND ngày 01/12/2014 của UBND tỉnh Bình Định về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và Báo cáo số 247/BC-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh Bình Định về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015: tổng sản phẩm địa phương (GRDP) giá so sánh năm 1994 cả năm 2015 tăng 9,51% (năm 2014 tăng 9,34%); trong đó ngành công nghiệp, xây dựng năm 2015 tăng 11,53% (năm 2014 tăng 10,78%); tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt 25.733 tỷ đồng, chiếm 42,3% GRDP (năm 2014 đạt 22.942 tỷ
  16. 6 đồng, chiếm 42,2%). Có thể thấy công nghiệp – xây dựng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Trong những năm vừa qua, các nguồn lực của tỉnh dành cho ĐTXD các công trình được tăng cao. Các CTXD đưa vào sử dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung chất lượng công trình tại các dự án đầu tư khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có không ít dự án khi vừa mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng, chất lượng kém, gây bức xúc cho xã hội. Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 577 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng; số lượng lao động làm việc trong ngành xây dựng là 30.592 người; tổng vốn đầu tư XDCB theo giá hiện hành đạt 18.565 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư XDCB trong khu vực Nhà nước chiếm 7.742 tỷ đồng; lĩnh vực xây dựng đóng góp 28,9% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo giá hiện hành (nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định năm 2015). Trong năm 2015, tổng số công trình trên địa bàn được xây dựng là 167 công trình; các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế cho 61 dự án và 497 công trình các loại; trong đó hồ sơ thiết kế công trình phải chỉnh sửa lại là 136 (chiếm tỷ lệ 24,2%); cắt giảm chi phí đầu tư thông qua công tác thẩm định là 163,94 tỷ đồng (xấp xỉ 4%). Qua công tác kiểm tra chất lượng CTXD tại hiện trường và công tác nghiệm thu đối với 105 công trình thì số lượng công trình được đánh giá có chất lượng tốt là 05 công trình (4,7%), số công trình có chất lượng khá là 80 công trình (76,2%), chất lượng trung bình và dưới trung bình là 20 công trình (19,04%) (Báo cáo số 112/BC-SXD ngày 23/12/2015 của Sở Xây dựng Bình Định về tình hình chất lượng và công tác QLCL CTXD trên địa bàn tỉnh năm 2015). Kết quả đánh giá trên cho thấy tỷ lệ hồ sơ thiết kế có sai sót phải chỉnh sửa còn nhiều, các CTXD có chất lượng trung bình và dưới trung bình còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tổ chức và hoạt động của các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 05 loại hình BQLDA thực hiện quản lý ĐTXD các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước: BQLDA trực thuộc UBND tỉnh (quản lý
  17. 7 ĐTXD các dự án từ nguồn ngân sách do tỉnh quản lý); BQLDA trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố (quản lý ĐTXD các dự án từ nguồn ngân sách do UBND cấp huyện quản lý); BQLDA trực thuộc các Sở (quản lý ĐTXD các dự án chuyên ngành từ nguồn ngân sách do tỉnh quản lý) và các BQLDA do UBND cấp xã, các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư trực tiếp thành lập để thực hiện quản lý các dự án ĐTXD có tính chất đơn lẻ, không thường xuyên, khi hoàn thành dự án thì BQLDA tự giải thể. Các BQLDA trực thuộc tỉnh và các sở do UBND tỉnh quyết định thành lập; BQLDA trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố do UBND huyện quyết định thành lập. Các BQLDA là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động (từ nguồn kinh phí QLDA được bố trí trong từng công trình, dự án). Các BQLDA được chủ đầu tư ủy quyền thực hiện QLDA các công trình, là tổ chức chịu trách nhiệm về chất lượng CTXD theo quy định của pháp luật. Đánh giá hoạt động QLCL CTXD của các chủ đầu tư, các BQLDA trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua: nhìn chung, công tác quản lý đầu tư, QLCL CTXD đã được các chủ đầu tư, các BQLDA trên địa bàn tỉnh quan tâm; đã tổ chức thực hiện cơ bản đầy đủ quy trình quả lý đầu tư, QLCL từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đến khi triển khai thi công và hoàn thành dự án/công trình. Tuy nhiên, hầu hết các BQLDA chưa ban hành quy trình quản lý chất lượng phục vụ công tác quản lý, nghiệm thu…, do đó công tác tổ chức nghiệm thu chưa được thống nhất, đồng bộ; công tác cập nhật các tiêu chuẩn dùng làm căn cứ để thi công, nghiệm thu còn rất sơ sài, chưa được quan tâm; do đó một số tiêu chuẩn không phù hợp đã được áp dụng làm căn cứ để nghiệm thu công việc hoàn thành (Kết luận số 04/KL-SXD ngày 09/8/2016 về kết quả kiểm tra công tác QLCL CTXD trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2016 của Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định). Công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp và năng lực các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng để chỉ đinh ̣ thầ u tư vấ n của chủ đầu tư và BQLDA còn buông lỏng; công tác đôn đốc, chấn chỉnh chất lượng giám sát thi công của đơn vị tư vấn giám sát còn nhiều hạn chế, do đó một số sai sót trong quá trình thi công không được phát hiện, chấn chỉnh (Kết
  18. 8 luận số 464/KL-SXD ngày 16/6/2011 và số 678/KL-SXD ngày 10/8/2012 của Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định). Hoạt động QLCL và năng lực lãnh đạo thực hiện công tác QLCL của các chủ đầu tư, các BQLDA trên địa bàn tỉnh đang đặt ra nhiều vấn đề về tình trạng kém chất lượng của nhiều CTXD trên địa bàn tỉnh. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu những tác động của năng lực lãnh đạo cấ p cao lên kết quả thực hiê ̣n TQM ta ̣i các BQLDA trên điạ bàn tin ̉ h Bình Định nhằm xác định rõ mức đô ̣ tác đô ̣ng của năng lực lãnh đạo trong viê ̣c quản lý chấ t lươ ̣ng toàn diện các CTXD thuô ̣c nguồ n vố n đầ u tư XDCB từ ngân sách trên địa bàn tin ̉ h, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện TQM, góp phần nâng cao chất lượng CTXD, tăng hiệu quả sử dụng của các CTXD. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố năng lực lãnh đạo tác động đến kết quả thực hiện TQM trong các BQLDA (thuộc các dự án đầu tư trong khu vực công) trên địa bàn Tỉnh. Mục tiêu 2: Đo lường tác động của năng lực lãnh đạo cá nhân cấ p cao đến kết quả thực hiện TQM trong các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mục tiêu 3: Phân tích thực trạng các yếu tố năng lực lãnh đạo cá nhân cấ p cao tác động đến kết quả thực hiện TQM trong các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cấp cao nhằm thực hiện tốt TQM trong các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đó góp phần nâng cao chất lượng CTXD trên địa bàn Tỉnh.
  19. 9 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là năng lực lãnh đạo thực hiện TQM của lãnh đạo cấ p cao tại các BQLDA ĐT&XD, các đơn vị của Nhà nước thường xuyên sử dụng vốn ngân sách thực hiện đầu tư XDCB trong khu vực công trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi không gian Năng lực lãnh đạo thực hiện TQM tại các BQLDA ĐT&XD trên địa bàn tỉnh (23 BQLDA và một số đơn vị của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách thực hiện các dự án đầu tư XDCB) gồm: + Các BQLDA ĐT&XD, đơn vị trực thuộc UBND tin ̉ h: BQLDA ĐT&XD các công triǹ h tro ̣ng điể m tỉnh; BQLDA công trình giao thông tỉnh; Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh; BQLDA ĐT&XD công trình thủy lợi; Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định; Công ty CP Môi trường đô thị Quy Nhơn; Công ty TNHH Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn. + BQLDA ĐT&XD trực thuộc các sở: Sở Nông nghiê ̣p và Phát triể n nông thôn; Sở Giáo du ̣c và Đào ta ̣o; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lich; ̣ Sở Y tế ; Sở Tài nguyên và Môi trưởng. + BQLDA ĐT&XD trực thuộc các huyê ̣n, thi ̣ xa,̃ thành phố quản lý: thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, các huyện: Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão. b. Phạm vi thời gian Các BQLDA ĐT&XD trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia nhằm điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Và nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng
  20. 10 bảng câu hỏi khảo sát. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được chọn bằng cách lấy 420 mẫu tại 23 BQLDA ĐT&XD và đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Định. Thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết. 1.6. Cấ u trúc dự kiế n của đề tài Đề tài gồm có 5 chương: Chương 1, Giới thiệu đề tài, trình bày lý do chọn đề tài, bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu. Chương 2, Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trin ̀ h bày các khái niê ̣m, cơ sở lý thuyế t và các nghiên cứu có liên quan về nhân tố năng lực lãnh đạo tác động đế n kết quả thực hiện TQM ta ̣i các BQLDA qua viê ̣c lươ ̣c khảo tài liê ̣u, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu và các thang đo. Chương 3, Thiế t kế nghiên cứu, giới thiê ̣u quy trình nghiên cứu, cách cho ̣n mẫu, xác đinh ̣ kích thước mẫu, công cu ̣ thu thâ ̣p dữ liê ̣u, phương pháp thu thâ ̣p, các kỹ thuâ ̣t phân tích dữ liê ̣u. Chương 4, Kế t quả nghiên cứu, phân tić h, diễn giải các dữ liê ̣u đã thu thâ ̣p từ khảo sát, tìm ra mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng lực lãnh đạo đến kết quả thực hiện TQM tại các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đánh giá thực tra ̣ng năng lực lañ h đa ̣o thực hiê ̣n TQM ta ̣i các BQLDA. Chương 5: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cấp cao nhằm thực hiện thành công TQM trong các BQLDA trên địa bàn tỉnh Bình Định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2