Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nền kinh tế không dùng tiền mặt và những tác động của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam
lượt xem 7
download
Nghiên cứu còn mang tính định tính, khái quát về vấn đề tiền tệ trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô do vậy nghiên cứu này là nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu định lượng về từng vấn đề cụ thể khi xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt. Mặt khác theo xu hướng phát triển của xã hội, của loài người thì trong tương lai không xa tiền mặt sẽ không còn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của nhân loại. Do vậy quốc gia nào nhanh chóng xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt sớm thì sẽ tận dụng được thời cơ để phát triển đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nền kinh tế không dùng tiền mặt và những tác động của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHÂU THANH HẢO NỀN KINH TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHÂU THANH HẢO NỀN KINH TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong các mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018 Tác giả Châu Thanh Hảo
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 4.1: Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các tổ chứ tín dụng tháng 5 năm 2018…………………………………………………………………………...41 Bảng 4.2: Tổng hợp so sánh các đặc trưng của nền kinh tế có sử dụng tiền mặt hiện nay và nền kinh tế không sử dụng tiền mặt…………………………………………………………45 Hình 2.1: Quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế giống như quá trình lưu thông máu trong cơ thể…………………………………………………………..……………………..11 Hình 3.1: Cơ chế phát hành và lưu thông tiền tệ hiện nay ở Việt Nam……………………..23 Hình 4.1: Cơ chế phát hành và lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế không tiền mặt…...……31 Hình 4.2: Tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại các tổ chứ tín dụng qua các năm…….…………………………………………………………………………...42 Hình 4.3: Tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán……………………………42
- TÓM TẮT Xây dựng nền kinh tế không sử dụng tiền mặt giúp minh bạch hóa các giao dịch trong xã hội, tạo ra một xã hội công bằng, văn minh, hiệu quả, tiện lợi và giúp sử dụng triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế, kiểm soát toàn diện tất cả các hoạt động trong xã hội. Xây dựng nền kinh tế không sử dụng tiền mặt ở đây với vai trò trung tâm là Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cung cấp và quản lý tất cả các tài khoản của tất cả các chủ thể (cá nhân, pháp nhân,…) trong nền kinh tế, mỗi chủ thể chỉ có duy nhất một tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước và các giao dịch dù là nhỏ nhất của các chủ thể với nhau bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp với nhau thông qua ví điện tử, các thiết bị di động, máy tính, … Ngoài ra trong nền kinh tế không sử dụng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát và quản lý tất cả ngoại tệ, vàng (trừ vàng trang sức). Ngoại tệ và vàng sẽ không được lưu thông trong nền kinh tế trong nước, vàng và ngoại tệ chỉ phục vụ cho việc giao thương quốc tế. Nghiên cứu còn mang tính định tính, khái quát về vấn đề tiền tệ trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô do vậy nghiên cứu này là nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu định lượng về từng vấn đề cụ thể khi xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt. Mặt khác theo xu hướng phát triển của xã hội, của loài người thì trong tương lai không xa tiền mặt sẽ không còn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của nhân loại. Do vậy quốc gia nào nhanh chóng xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt sớm thì sẽ tận dụng được thời cơ để phát triển đất nước. TỪ KHÓA Thanh toán điện tử, ví điện tử, tiền mặt trong nền kinh tế, nền kinh tế không dùng tiền mặt
- ABSTRACT The cashless economy helps to clarify transactions in society, create a just, civilized, efficient and convenient society and help to use resources for economic development. We have comprehensive control over all activities in society. The cashless economy here with a central role of the National Bank, It’s providing and managing all accounts of all entities (individuals, legal entities, ...) in the economy. Each entity has only one bank account at the National Bank and the smallest transactions of each other in the form of transfer payments directly through electronic wallets, mobile electronic, computer, etc... In addition to the cashless economy, the National Bank controls and manages all foreign currencies, gold (except jewelry gold). Foreign currency and gold will not be circulated in the domestic economy, gold and foreign currencies will only be used for international trade. The research is also qualitative and general overview of monetary issues in the macroeconomic field so this study is the basis for in-depth studies, quantitative research on each specific issue when constructing cashless economy. On the other hand, according to the development trend of human society, in the near future cash will no longer appear in the daily life of mankind. Therefore, any country that quickly builds a cashless economy will take advantage of the opportunity to develop the country. KEYWORDS Electronic payments, electronic wallets, cash in the economy, cashless economy.
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: ............................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 1 1.1. Mục tiêu nghiên cứu - Lý do nghiên cứu: ................................................................... 1 1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 1 1.1.2. Lý do nghiên cứu .................................................................................................. 1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 3 1.3. Phương pháp tiếp cận .................................................................................................. 3 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu này ........................................................................................ 3 1.5. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: ............................................................................................................................ 6 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU...................................... 6 2.1. Lịch sử của hệ thống tiền tệ ............................................................................................ 6 2.2. Lịch sử về hình thái tiền tệ ............................................................................................. 7 2.3. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế ............................................................................. 10 2.4. Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu ............................................................. 13 2.5. Hệ thống tiền tệ sử dụng và không sử dụng tiền mặt, ưu nhược điểm ......................... 19
- 2.5.1. Ưu nhược điểm của Mô hình lưu thông tiền tệ sử dụng tiền mặt .......................... 19 2.5.2. Ưu nhược điểm của Mô hình lưu thông tiền tệ không sử dụng tiền mặt ............... 20 CHƯƠNG 3: .......................................................................................................................... 22 HỆ THỐNG LƯU THÔNG TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ............................ 22 3.1. Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung ương)........................................................... 22 3.2. Hệ thống lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay. ................................................ 22 3.2. Những bất cập ............................................................................................................... 24 CHƯƠNG 4: .......................................................................................................................... 26 MÔ HÌNH LƯU THÔNG TIỀN TỆ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ GIẢI PHÁP .... 26 4.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 26 4.2. Mô hình lưu thông tiền tệ không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ............................... 27 4.2.1. Hình thức, vai trò và chức năng của các chủ thể ................................................... 27 4.2.2. Lưu thông tiền tệ giữa các chủ thể ......................................................................... 28 4.2.3. Phương tiện lưu thông tiền tệ giữa các chủ thể: ..................................................... 32 4.3. Các giải pháp để xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt ...................................... 36 4.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý .................................................................................. 36 4.3.2. Biện pháp hạn chế lưu thông vàng trong nền kinh tế............................................. 36 4.3.3. Biện pháp hạn chế lưu thông ngoại tệ trong nền kinh tế ...................................... 37 4.3.4. Vai trò và hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế không dùng tiền mặt ............................................................................................................................. 37 4.4. Tốc độ lưu thông của tiền tệ trong nền kinh tế không sử dụng tiền mặt ở Việt Nam .. 38 4.5. Tiền thân của nền kinh tế không sử dụng tiền mặt ở Việt Nam ................................... 40 4.6. Thống kê phương tiện thanh toán trong nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam .................. 41 4.7. Thống kê tình hình sử dụng tiền mặt và các phương tiện thanh toán khác trong nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam................................................................................................ 43 4.8. Sự khác biệt giữa nền kinh tế có sử dụng tiền mặt hiện nay và nền kinh tế không sử dụng tiền mặt: ...................................................................................................................... 45 CHƯƠNG 5: .......................................................................................................................... 49
- KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 49 5.1. Những tác động tiêu cực của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam. .................. 49 5.1.1. Tác động về mặt kinh tế ......................................................................................... 49 5.1.2. Tác động về mặt chính trị ...................................................................................... 49 5.1.3. Tác động về mặt xã hội .......................................................................................... 49 5.2. Những tác động tích cực của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam. .............. 49 5.2.1. Tác động về mặt kinh tế ......................................................................................... 49 5.2.2. Tác động về mặt chính trị ...................................................................................... 50 5.2.3. Tác động về mặt xã hội .......................................................................................... 51 5.3. Những hạn chế của đề tài ............................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO BÀI BÁO
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Mục tiêu nghiên cứu - Lý do nghiên cứu: 1.1.1. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng nền kinh tế không sử dụng tiền mặt là một trong những cách hữu hiệu để phát triển đất nước, giúp minh bạch hóa các giao dịch trong xã hội, tạo ra một xã hội văn minh hơn, tăng cường tính hiệu quả và tiện lợi trong tất cả các hoạt động của xã hội và giúp sử dụng triệt để các nguồn lực để phát triển kinh tế, kiểm soát toàn diện tất cả các hoạt động trong xã hội. Hiệu quả của việc lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của xã hội, do vậy tính cấp thiết của việc kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế mà tất cả các quốc gia đang hướng đến. Mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu và làm rõ quá trình lưu thông của tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay, những ưu điểm, bất cập mà nó mang lại cho xã hội, cho nền kinh tế, từ đó đề xuất xây dựng mô hình lưu thông tiền tệ mà có thể loại bỏ được những nhược điểm, bất cập này và tăng cường khả năng kiểm soát, quản lý tiền tệ trong nền kinh tế. 1.1.2. Lý do nghiên cứu Xuyên suốt lịch sử nhân loại tiền tệ tồn tại bằng nhiều hình thái khác nhau phục vụ cho đời sống của con người, đồng thời tiền tệ đóng vài hết sức quan trọng trong đời sống của chúng ta, là phương tiện để thanh toán phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa dịch vụ, là phương tiện để cất trữ, là thước đo giá trị,… Từ buổi sơ khai con người đã sử dụng tiền tệ bằng các hình thức như là da, răng động vật, vỏ ốc sên tiếp đến là các dụng cụ lao động thô sơ, muối, hạt xâu chuổi, lương thực, vũ khí, thuốc lá, hạt ca cao. Cho đến thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đồng tiền kim loại đầu tiên được hình thành ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, tiếp đến là ở
- 2 La Mã, Anh, Trung Quốc,… Do thiếu kim loại đồng để làm tiền xu nên buộc Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới lưu hành tiền giấy vào khoản thế kỷ thứ 9. Vào những năm 1500 tại Cộng Hòa Séc ngày nay đồng giấy bạc Thaler ra đời là tiền thân của đồng Đô La ngày nay (theo American Numismatic Association, “The Ascent of Money”), công nghệ thông tin ngày càng phát triển do vậy tiền tệ trong xã hội hiện đại ngày nay tồn tại như là các số liệu điện tử trong hệ thống các máy tính. Hiện nay tiền tệ vẫn còn tồn tại dưới một số hình thái như đồng xu, giấy bạc, vàng, các số liệu điện tử trong hệ thống máy tính (tiền kỹ thuật số - tài khoản). Các hình thái như đồng xu, giấy bạc, vàng mang nhiều hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân loại như là: Chi phí phát hành, chi phí lưu thông, chi phí bảo quản còn cao, tình trạng tiền giả vẫn còn tồn tại, tính ẩn danh khi sử dụng các phương tiện này dẫn đến các tổ chức tội phạm dễ dàng thực hiện hành vi vi phạm của mình, khó kiểm soát các giao dịch bất minh, tình trạng hối lộ, tham nhũng khó kiểm soát, tình trạng trộm cắp. Tiền mặt sẽ mất giá trị nội tại khi bị cất trữ không được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Chính phủ không kiểm soát được tất cả các giao dịch kinh tế do vậy làm méo mó nền kinh tế, thất thu về thuế. Không tận dụng được nguồn lực về tiền, vàng, ngoại tệ dự trữ trong dân với số lượng rất lớn dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia. Chính phủ không thể kiểm soát 100% lượng ngoại tệ trong nền kinh tế dẫn đến khó điều tiết cán cân thương mại quốc tế, điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Dân gian có câu “Tiền là Máu”, tiền tệ trong nền kinh tế quan trọng giống như máu trong cơ thể con người, còn trái tim giống như Ngân hàng Trung ương là nơi điều tiết bơm máu đi nuôi các tế bào, cơ quan trong cơ thể, do vậy nếu Ngân hàng Trung ương không kiểm soát triệt để và hiệu quả tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giống như một trái tim hoạt động không hiệu quả thì không thể nuôi một cơ thể khỏe mạnh được, “huyết áp cao” cũng không tốt, “huyết áp thấp” cũng không tốt, cung cấp máu để đi nuôi các “tế bào ung thư” để các “tế bào ung thư” ngày càng phát triển càng gây
- 3 hại cho cơ thể lại càng không tốt, do vậy việc kiểm soát, điều tiết, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính của xã hội (tiền) là một vấn đề hết sức quan trọng. Để khắc phục những hạn chế trên chúng ta cần xây dựng xã hội không sử dụng tiền mặt (đồng xu, giấy bạc, vàng, ngoại tệ) đó là lý do tôi chọn đề tài này: “Nền kinh tế không dùng tiền mặt và những tác động của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam” 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu và giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của tiền tệ trong xã hội loài người, vai trò của tiền tệ trong đời sống xã hội. Trình bày và phân tích các hình thái của tiền tệ trong đời sống xã hội hiện nay, phân tích các ưu nhược điểm của những hình thái này. Tìm hiểu và phân tích ưu nhược điểm của quá trình lưu thông của tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam. Đề xuất xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt với vai trò trung tâm là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Trung ương. Đồng thời tìm hiểu và đánh giá những tác động của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam. 1.3. Phương pháp tiếp cận Đề tài này xây dựng dựa trên tình hình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam và những ưu điểm, nhược điểm của mô hình lưu thông tiền tệ hiện nay mang lại cho nền kinh tế, xã hội. Đồng thời dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thời đại 4.0 hiện nay mà nhân loại đã đạt được. Từ đó tác giả đề xuất xây dựng một mô hình lưu thông tiền tệ mới hoàn toàn không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế nhằm khắc phục được những nhược điểm, hạn chế trên và mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, giúp cho đất nước phát triển. 1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu này Nghiên cứu còn mang tính định tính, khái quát về vấn đề tiền tệ trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô do vậy nghiên cứu này là nền tảng cho những nghiên cứu chuyên sâu, nghiên
- 4 cứu định lượng về từng vấn đề cụ thể khi xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt. Mặt khác theo xu hướng phát triển của xã hội, của loài người thì trong tương lai không xa tiền mặt sẽ không còn xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của nhân loại. Do vậy quốc gia nào nhanh chóng xây dựng nền kinh tế không dùng tiền mặt sớm thì sẽ tận dụng được thời cơ để phát triển đất nước. 1.5. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm năm chương cụ thể nội dung của từng chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Trong chương này tác giả giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu, lý do chọn đề tài nghiên cứu “Nền kinh tế không dùng tiền mặt và những tác động của nền kinh tế không dùng tiền mặt ở Việt Nam”, vì hiệu quả của việc lưu thông tiền tệ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế, giúp ổn định, tạo ra công bằng trong xã hội. Và nền kinh tế không dùng tiền mặt là xu hướng phát triển của nhân loại. Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu Chương này giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ và của các hình thái tiền tệ từ đó cho thấy rằng vai trò của tiền mặt ngày càng mất đi, thay vào đó là tiền kỹ thuật số - tiền điện tử. Ngoài ra trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu về nền kinh tế không dùng tiền mặt nhưng tiếp cận ở những khía cạnh khác. Trong chương này tác giả giới thiệu khái quát về các nghiên cứu trên thế giới về nền kinh tế không dùng tiền mặt. Qua đó tác giả rút ra ưu nhược điểm của mô hình nền kinh tế không dùng tiền mặt và nền kinh tế sử dụng tiền mặt. Chương 3: Hệ thống lưu thông tiền tệ của Việt Nam hiện nay Chương này giới thiệu về cơ chế phát hành, quá trình tạo tiền và mô hình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Từ thực tiễn tác giả đã rút ra những bất cập phát sinh của hệ thống lưu thông tiền tệ. Và những bất cập này cản trở sự phát triển của đất nước. Chương 4: Mô hình lưu thông tiền tệ không dùng tiền mặt và giải pháp
- 5 Trong chương này tác giả giới thiệu, đề xuất xây dựng một mô hình lưu thông tiền tệ mới không sử dụng tiền mặt, với vai trò trung tâm là Ngân hàng Trung ương và Ngân hàng Nhà nước. Tất cả các giao dịch của mọi cá nhân, tổ chức, kể cả Ngân hàng Thương mại điều thông qua Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước là trung tâm quản lý, kiểm soát mọi giao dịch trong nền kinh tế. Từ đó giúp khai thác hiệu quả nguồn lực của xã hội, giúp cho nền kinh tế phát triển, văn minh xã hội được nâng cao, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của con người. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng đưa ra các giải pháp để xây dựng nền kinh tế không sử dụng tiền mặt một cách hiệu quả, như là ví điện tử, quản lý vàng, hay là kiểm soát ngoại tệ trong nền kinh tế. Chương 5: Kết luận Từ mô hình nền kinh tế không sử dụng tiền mặt, tác giả đưa ra đánh giá dự đoán về những tác động tiêu cực và tích về mặt kinh tế, chính trị, xã hội khi thực hiện mô hình này và đồng thời cũng nêu ra các hạn chế khi thực hiện đề tài này.
- 6 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử của hệ thống tiền tệ Trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhau của nhân loại cách sử dụng tiền cũng thể hiện được trình độ phát triển của nhân loại qua từng thời kỳ. Từ thuở sơ khai khi loài người sử dụng những công cụ thô sơ để săn bắt hái lượm để duy trì cuộc sống của mình, loài người đã có nhu cầu trao đổi hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho nhau để thỏa mãn hơn nhu cầu của mình. Từ nhu cầu trao đổi hàng hóa qua lại lẫn nhau loài người cần một vật ngang giá để ghi nhận những trao đổi đó. Từ đó các hình thái của tiền tệ dần dần phát triển, đầu tiên là da và răng động vật vì trong giai đoạn này vật nuôi là tài sản giá trị nhất, vỏ động vật như vỏ ốc sên cũng được sử dụng làm phương tiện trao đổi gọi là tiền vỏ ốc được sử dụng trong giới buôn bán ở Trung Quốc. Tiếp theo sự phát triển của nhân loại, khi con người tự tạo ra các công cụ, dụng cụ lao động bằng kim loại, giúp tăng năng suất lao động lúc này các công cụ, dụng cụ lao động là tài sản giá trị nhất do vậy các công cụ, dụng cụ này cũng được dùng làm phương tiện trao đổi như tiền. Khi loài người mở rộng giao thương giữa các vùng miền với nhau, người miền biển và người miền núi, mỗi vùng miền sử dụng lương thực thực phẩm đặt thù của vùng mình làm ra đem trao đổi với vùng khác, ví dụ như người miền biển thì dễ dàng tạo ra được nhiều muối, đánh bắt hải sản trong khi người miền núi thì không, và ngược lại người miền núi thì làm ra ngũ cốc, lâm sản, thú rừng, khai thác kim loại tạo ra các công cụ lao động, ... do năng suất lao động tăng lên, một mặt các vùng miền dư thừa những sản vật do mình làm ra và thiếu những sản vật ở vùng miền khác làm được, từ đó phát sinh ra nhu cầu trao đổi qua lại lẫn nhau và những sản vật này trở thành phương tiện trao đổi trong đời sống loài người thời bấy giờ.
- 7 Khi nhu cầu trao đổi trong xã hội phát triển cao, từ đó tạo ra một tầng lớp làm trung gian trao đổi, thường gọi là lái buôn, khi trao đổi hàng hóa với nhau nãy sinh các bất tiện vì hàng hóa cồng kềnh, vận chuyển, bảo quản khó khăn,… từ nhu cầu đó cần một vật để ghi nhận giá trị của các hàng hóa đó mà đảm bảo thuận tiện trong lưu thông, để đáp ứng nhu cầu đó đồng tiền kim loại ra đời. Vào khoản thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đồng tiền kim loại đầu tiên ra đời ở Miền tây Thổ Nhỉ Kỳ ngày nay, và tiếp theo đó ở La Mã, ở Anh ngày nay. Ở Trung Quốc vào khoản thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên do thiếu hụt kim loại đồng để đúc tiền buộc Trung Quốc là quốc gia đầu tiên lưu hành tiền giấy trên thế giới, sớm hơn các nước Châu Âu. Vào những năm 1500 tại Cộng Hòa Séc ngày nay đồng giấy bạc Thaler ra đời, là tiền thân của đồng Dolar ngày nay. Cho đến ngày nay, tiền xu, tiền giấy, tiền kỹ thuật số cùng song song tồn tại ở nhiều quốc gia, tiền xu ngày càng thay đổi chất liệu bên trong để đáp ứng tốt hơn mục tiêu bảo quản và lưu thông, tiền giấy cũng vậy qua hàng ngàn năm thì chúng cũng chỉ thay đổi về chất liệu mẫu mã tương ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp khó làm giả, bền chắc chắn, nhẹ,… đảm bảo các tiêu chí bảo quản và lưu thông. Theo sự phát triển của lịch sử thì tiền giấy dần dần thay thế tiền xu, mặc dù vậy tiền xu vẫn chưa kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình ở một số quốc gia. Ngày nay tiền kỹ thuật số ra đời và phát triển nhanh chóng, dần dần thay thế cho tiền giấy và tiền xu trong đời sống con người. Và một thời gian không xa nữa khoản vào năm 2050 tiền giấy và tiền xu sẽ kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. 2.2. Lịch sử về hình thái tiền tệ Các hình thái của tiền tệ thay đổi theo lịch sử phát triển của nhân loại, hình thái đầu tiên của tiền tệ là hóa tệ không kim loại là tiền tệ dưới dạng hàng hóa, tiếp đến là tiền tệ kim loại (tín tệ), tiền giấy (tín tệ) tồn tại cho đến ngày nay song song cùng với sự ra đời của bút tệ, và trong những năm gần đây dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khoa học máy tính tiền kỹ thuật số ra đời và dần dần được ưu chuộng.
- 8 Hóa tệ: Hóa tệ bao gồm hóa tệ kim loại và hóa tệ phi kim loại, hóa tệ phi kim loại chính là vật có giá trị làm vật trung gian để trao đổi hàng hóa qua lại lẫn nhau ví dụ như ở vùng nông thôn thời phong kiến, đến cả thời bao cấp người dân hay dùng lúa gạo làm vật trung gian để trao đổi các hàng hóa khác như lương thực khác, thực phẩm, vải vóc, gia súc, gia cầm,... Ngày nay với sự tiện dụng của các phương tiện thanh toán khác nên hóa tệ phi kim loại hầu như không còn phổ biến trong nền kinh tế. Hóa tệ kim loại tiêu biểu và vàng và bạc, mặt dù mang những đặt tính (có giá trị, có thể chia nhỏ được, đồng nhất, dễ bảo quản cất trữ, thuận tiện trong việc lưu thông) phù hợp với chức năng vai trò là phương tiện thanh toán, cất trữ nhưng vai trò ngày càng sụt giảm do chính phủ không khuyến khích hay nói cách khác là hạn chế sử dụng, ngoài ra khi giao dịch với số lượng lớn hóa tệ kim loại tương đối cồng kềnh khó mang theo, chuyên chở, tính lỏng không cao bằng các hình thái khác, đồng thời trữ lượng của kim loại quý này ngày càng cạn kiệt nên không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, ngoài ra các hình thái khác có nhiều ưu điểm hơn, phù hợp hơn trong xã hội ngày nay. Ở nhiều nước trên thế giới hiện nay vai trò của hóa tệ kim loại chiếm một phần rất nhỏ trong các hình thái của tiền tệ điển hình như Nhật Bản hầu như không có cửa hàng kinh doanh vàng miếng, chỉ có một số cửa hàng kinh doanh vàng, bạc trang sức. Do chênh lệch giá mua và giá bán nên vàng bạc trang sức không đóng vai trò là tiền tệ trong nền kinh tế. Tín tệ (tiền kim loại): Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên tiền kim loại đã được sử dụng và phát triển cho đến hiện nay ở một số nước vẫn còn sử dụng tiền kim loại trong lưu thông, với mệnh giá nhỏ, được sử dụng ở các máy bán hàng tự động, sử dụng ở các ga tàu điện dùng để mua vé tàu điện, sử dụng ở các cửa hàng, siêu thị. Tuy nhiên ở Việt Nam vào ngày 17 tháng 12 năm 2003 Ngân hàng Nhà nước đưa vào lưu thông tiền kim loại mệnh giá nhỏ 200 đồng, 1000 đồng, 5000 đồng và ngày 01 tháng 04 năm 2004 tiếp tục đưa vào lưu thông một số mệnh giá 500 đồng, 2000 đồng nhưng do hạ tầng chưa đáp ứng được, nhu cầu sử dụng cũng chưa nhiều, thói quen của người dân hay sử dụng tiền giấy. Ngoài ra chất lượng của một số đồng tiền kim loại chưa đảm bảo, trọng lượng quá nặng dẫn đến bất tiện
- 9 trong việc mang theo, bảo quản. Nên từ năm 2011 thì hầu như tiền kim loại không còn lưu thông trong nền kinh tế ở Việt Nam. Tín tệ (tiền giấy): Xuất hiện sau tiền kim loại do thiếu hụt nguyên liệu để đúc tiền kim loại nên vào thời triều Tống ở Trung Quốc đã phát hành tiền giấy, và cho đến ngày nay tiền giấy (cotton, polymer) là hình thái phổ biến nhất trong nền kinh tế, ở tất cả các nước trên thế giới hầu như đều sử dụng tín tệ tiền giấy trong nền kinh tế do chúng mang những ưu điểm như là: Gọn nhẹ dễ mang theo, có nhiều mệnh giá khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng trong thanh toán, làm phương cất trữ của cải dưới hình thức giá trị. Chính phủ độc quyền trong việc in ấn, phát hành kiểm soát, điều tiết lượng cung ứng ra thị trường. Qua các thời kỳ khác nhau tiền giấy hầu như chỉ thay đổi chất liệu, mẫu mã tương xứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm tránh làm giả và đảm bảo độ bền khi lưu thông. Bút tệ: Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của Ngân hàng. Bút tệ xuất hiện đầu tiên ở Ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19, sau đó phát triển ra các nước khác và cho đến ngày nay hầu hết các nước điều sử dụng hình thái tiền tệ này, những nước phát triển sử dụng phổ biến hơn những nước kém phát triển. Các giao dịch có giá trị lớn dễ dàng và an toàn, bút tệ cũng dễ dàng chuyển qua tín tệ tiền giấy khi cần. Các ngân hàng phát hành các thẻ ATM giúp cho việc thanh toán được thuận lợi hơn, đồng thời người sử dụng dễ dàng hơn trong việc chuyển từ bút tệ sang tín tệ tiền giấy. Việc sử dụng bút tệ có chi phí lưu hành thấp hơn tiền giấy như chi phí in ấn, bảo quản, kiểm điếm, vận chuyển. Bút tệ là xu hướng phát triển của thời đại ngày nay. Tiền kỹ thuật số - Tiền điện tử: Được sử dụng thông qua hệ thống thanh toán tự động các máy ATM (Automated teller machine), các máy POS (Point of Sale), các thiết bị này nối mạng trực tiếp với các ngân hàng trung gian thông qua mạng lưới liên minh thẻ Smartlink và Banknet giúp các chủ thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt,… tại những nơi có thiết bị này. Ngoài ra một số tổ chức tài chính, kết hợp với các công ty viễn thông cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Và theo tác giả Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006) “Người ta còn dự kiến trong tương lai sẽ có một
- 10 ngày mọi người đều có một thẻ ghi nợ cá nhân, không thể làm giả, được ghi vào máy tính trung tâm và mọi người sẽ thực hiện giao dịch bằng thẻ ấy”. Và mục tiêu, mong ước của tác giả khi thực hiện đề tài này cũng hy vọng có một ngày nào đó không xa nền kinh tế không dùng tiền mặt sẽ trở thành hiện thực. Tiền ảo: Là loại tiền được mã hóa bằng hệ thống máy tính sử dụng mã nguồn mở, hoạt động dựa trên một giao thức ngang hàng blockchain trên mạng internet, loại tiền này không có một ngân hàng trung ương nào quản lý, không thuộc một chính phủ cụ thể nào, do vậy tính pháp lý của tiền ảo chưa được đảm bảo, tiền ảo mặt dù chưa được công nhận ở Việt Nam, nhưng trong những năm gần đây sự phát triển rất nhanh của chúng trên thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng đến Việt Nam, nhiều người đã nhập khẩu các máy đào tiền, khai thác, giao dịch mua bán các loại tiền này qua internet. Tiền ảo có nhiều ưu điểm và đồng thời cũng có những hạn chế cụ thể nên chúng chưa được công nhận như một phương tiện thanh toán, trao đổi ở nhiều quốc gia. Điểm qua trọng, mấu chốt của vấn đề là tiền ảo là tín tệ do vậy cần một quốc gia, tổ chức nào đó có đủ uy tín bảo lãnh thì mới có thể phát triển được. Tiền ảo bản thân chúng chưa đủ tạo ra niềm tin để thực hiện chức năng tiền tệ như giao dịch, thanh toán, lưu thông, cất trữ. Bên cạnh đó khả năng tiếp cận tiền ảo của người dân còn hạn chế, cơ chế sử dụng còn bất tiện nên cho đến giờ tiền ảo vẫn chưa được xã hội công nhận là phương tiện tiền tệ. 2.3. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế Tiền tệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các quốc gia, hoạt động của nền kinh tế là mua bán, trao đổi các sản phầm hàng hóa dịch vụ,… và tiền tệ là phương tiện giúp hoạt động kinh tế được diễn ra một cách thuận lợi, hiệu quả. Tiền tệ trong nền kinh tế như là máu trong cơ thể con người, nền kinh tế không có tiền như một cơ thể không có máu, lúc đó cơ thể sẽ không duy trì được sự sống và nền kinh tế cũng như vậy không có tiền mọi hoạt động sẽ bị ngưng trệ.
- 11 Hình 2.1: Quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế giống như quá trình lưu thông máu trong cơ thể. (Nguồn: Tác giả tự đề xuất)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
26 p | 420 | 143
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn thành phố Thái Nguyên
188 p | 284 | 84
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum
26 p | 185 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn