Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất công cụ thị trường mở đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Trong phạm vi của đề tài, luận văn làm rõ mối quan hệ giữa sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất công cụ thị trường mở đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Thanh Bình NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG MỞ LÊN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Thanh Bình NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG MỞ LÊN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thùy Linh TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất công cụ thị trường mở đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP.HCM, ngày tháng năm 2013 Tác giả NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục hình vẽ Tóm tắt nghiên cứu .......................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .............................................................................. 2 1.1 Lý do nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 3 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu .......................................... 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 1.5 Kết cấu của bài viết .................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU ................................................................ 6 2.1 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu .................................................................................... 6 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sự thay đổi trong lãi suất đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ............................................................................ 7 2.3 Tóm lược về các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ................................. 11 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 16
- 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 16 3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 19 3.2.1 Mô tả biến ............................................................................................. 19 3.2.2 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 22 3.3 Phương pháp kiểm định mô hình ............................................................. 24 3.4.1 Kiểm tra tính dừng ................................................................................ 24 3.4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến ......................................................................... 26 3.4.3 Kiểm tra phương sai thay đổi ................................................................ 27 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....... 29 4.1 Phân tích mối quan hệ giữa lãi suất công cụ thị trường mở và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2008 – 2012 ........................ 29 4.1.1 Tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất) năm 2008 đến thị trường chứng khoán ...................................................................................... 29 4.1.2 Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ (giảm lãi suất) cuối năm 2008 đầu năm 2009 đến thị trường chứng khoán .............................................. 31 4.1.3 Tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất) năm 2011 đến thị trường chứng khoán ...................................................................................... 32 4.1.4 Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ (giảm lãi suất) năm 2012 đến thị trường chứng khoán ............................................................................... 34 4.2 Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu .................................................. 36 4.2.1 Kiểm tra tính dừng của sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở ....................................................................................................................... 36 4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập .................... 38 4.2.3 Phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu ở mức độ thị trường .......... 47 4.2.4 Phân tích kết quả của nghiên cứu ở mức độ công ty ........................... 51 4.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu và so sánh ................................................. 55 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ................................................................................. 60
- 5.1 Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 60 5.2 Hạn chế của đề tài - Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 62 5.2.1 Hạn chế của đề tài ................................................................................. 62 5.2.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 62 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng Fed Federal Reserve System Cục Dự Trữ Liên Bang Lãi suất qua đêm liên ngân FFR Fed Funds Rate hàng Feasible Generalized Least Bình phương tối thiểu tổng FGLS Squares quát Các nước công nghệ tiên tiến trên thế giới: Pháp, G7 Group of Seven Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Canada Generalized Autoregressive Tự hổi quy tổng quát khi có GARCH Conditional Heteroskedasticity phương sai thay đổi Hiệp Hội Quốc gia của National Association of người Mua bán Chứng NASDAQ Securities Dealers Automated khoán có bảng giá được Quotations điện toán hóa Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát OECD operation and Development triển kinh tế OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất S & P 500 Standard & Poor's 500 VAR Vector Autoregression Vector tự hồi quy
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm Bảng 3.1 Số lần thông báo lãi suất qua từng năm Bảng 3.2 Số lượng các công ty trong mẫu Bảng 3.3 Dữ liệu nghiên cứu của đề tài Bảng 3.4 Tóm tắt các biến nghiên cứu trong đề tài Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng của lãi suất thị trường mở hàng tháng giai đoạn 2007 – 2012 Bảng 4.2 Sự thay đổi trong lãi suất (I), sự thay đổi được mong đợi (IE) và không được mong đợi trong lãi suất (IU) Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến IU và IE trong mô hình (3.3) và (3.4) Bảng 4.4 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến I với biến BM và Beta Bảng 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến BM với biến I và Beta Bảng 4.6 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến Beta với biến I và BM Bảng 4.7 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến IE với biến IU, Beta, BM Bảng 4.8 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến IU với biến IE, Beta, BM Bảng 4.9 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến BM với biến IE, IU và Beta Bảng 4.10 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa biến Beta với biến IE, IU và BM Bảng 4.11 Phản ứng của chỉ số VN – Index đối với thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở Bảng 4.12 Phản ứng của chỉ số HN – Index đối với thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở Bảng 4.13 Phản ứng của chỉ số VN – Index đối với thay đổi được mong đợi và không được mong đơi trong lãi suất công cụ thị trường mở Bảng 4.14 Phản ứng của chỉ số HN – Index đối với thay đổi được mong đợi và không được mong đợi trong lãi suất công cụ thị trường mở
- Bảng 4.15 Phản ứng của tỷ suất sinh lợi chứng khoán đối với thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở Bảng 4.16 Phản ứng của tỷ suất sinh lợi chứng khoán đối với thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Bảng 4.17 Phản ứng tỷ suất sinh lợi cổ phiếu đối với sự thay đổi được mong đợi và không được mong đợi trong lãi suất công cụ thị trường mở Bảng 4.18 Phản ứng của tỷ suất sinh lợi chứng khoán đối với thay đổi được mong đợi và không được mong đợi trong lãi suất công cụ thị trường mở sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Bảng 4.19 Tổng hợp và so sánh kết quả nghiên cứu
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1 Diễn biến tình hình lạm phát năm 2008 Hình 4.2 Diễn biến thị trường chứng khoán và lãi suất huy động năm 2008 Hình 4.3 Diễn biến thị trường chứng khoán và tình hình lãi suất năm 2009 Hình 4.4 Diễn biến lãi suất năm 2011 Hình 4.5 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2011 Hình 4.6 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2012
- 1 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất công cụ thị trường mở đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện dựa trên hồi quy. Bài viết sử dụng 42 thông báo về lãi suất thị trường mở ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 để xem xét sự thay đổi lãi suất tác động như thế nào tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở mức độ thị trường và mức độ công ty. Kết quả hồi quy cho thấy dù ở mức độ thị trường hay mức độ công ty, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu phản ứng ngược chiều với sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở. Ngoài ra, đề tài này còn phát hiện sự thay đổi được mong đợi trong lãi suất có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi đó, tác động của sự thay đổi không được mong đợi trong lãi suất đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán là tiêu cực và chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức độ thị trường, còn ở mức độ công ty, tác động của sự thay đổi không được mong đợi không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Chaiporn Vithessonthi và Yaowaluk Techarongrojwong (2011). Từ khóa: chính sách tiền tệ, tỷ suất sinh lợi cổ phiếu, lãi suất công cụ thị trường mở.
- 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kình tế vì giá cổ phiếu và các loại tài sản tài chính khác là một phần quan trọng của hoạt động kinh tế; nó có thể gây ảnh hưởng hoặc là một thước đo đánh giá kỳ vọng của xã hội. Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Trong thời gian qua có rất nhiều nhiều nghiên cứu thực nghiệm của các nhà kinh tế học về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản, đặc biệt là mối quan hệ giữa sự thay đổi trong công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên giá tài sản ở các nước phát triển (Thorbecke (1997), Rigobon và Sack (2004), Ling T. He (2006), Bernanke và Kuttner (2005), Paulo Maio (2012)…) cho rằng sự thay đổi trong công cụ lãi suất có liên quan đến sự thay đổi trong giá cổ phiếu. Một số nghiên cứu cho rằng giá cổ phiếu phản ứng tiêu cực khi lãi suất tăng (Rigobon và Sack, 2004; Bernanke và Kuttner, 2005; Farka, 2009). Nghiên cứu của Farka (2009) cho rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa sự gia tăng không mong đợi trong lãi suất mục tiêu của Fed và tỷ suất sinh lợi của chứng khoán ở Mỹ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc và thể chế của nền kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các nước công nghiệp hay các nước thị trường mới nổi, có rất ít nghiên cứu ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do thị trường vốn ở các nước đang phát triển hoạt động không tốt hay dữ liệu không đáng tin cậy. Nhưng không phải vì vậy mà các nước đang phát triển không quan tâm đến mối liên hệ giữa công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán. Hiểu được mối liên hệ giữa công cụ lãi suấtchính sách tiền tệ và thị trường chứng khoán sẽ giúp ích rất nhiều không chỉ cho Ngân hàng Trung ương – những người làm chính sách tiền tệ - mà còn cho cả nhà đầu tư. Những người làm
- 3 chính sách tiền tệ cần phải hiểu được mối quan hệ giữa lãi suất và thị trường chứng khoán để giúp họ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ. Mặt khác, các nhà đầu tư cần phải biết lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của thị trường chứng khoán để họ có thể đánh giá chính xác giá trị nội tại của cổ phiếu. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, thị trường chứng khoán thế giới nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng biến động thất thường, không ổn định, gây tổn hại cho nhà đầu tư và gây ra tâm lý hoang mang trên thị trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất công cụ thị trường mở đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam” để kiểm tra mối quan hệ giữa sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở một thị trường chứng khoán nhỏ của một quốc gia đang phát triển. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi ngiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, luận văn làm rõ mối quan hệ giữa sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ở Việt Nam. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, đề tài tập trung trả lời hai câu hỏi nghiên cứu: Sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở có tác động đến tỷ suất sinh lợi thị trường (bao gồm chỉ số VN-Index, HN-Index)? Sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở có tác động đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu?
- 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tỷ suất sinh lợi của chỉ số VN-Index, tỷ suất sinh lợi của chỉ số HN-Index, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của chỉ số VN-Index, tỷ suất sinh lợi của chỉ số HN-Index, tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi có sự thay đổi lãi suất công cụ thị trường mở trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Lý do luận văn chọn thời điểm nghiên cứu bắt đầu từ năm 2008 là vì thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển tốt hơn từ khi có sự ra đời của Luật chứng khoán năm 2007. Ngoài ra, từ năm 2008, nghiệp vụ thị trường mở có những thay đổi nhằm bám sát mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và diễn biến vốn bằng VND của các tổ chức tín dụng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập, xử lý, tính toán và phân tích trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2012. Nghiên cứu sử dụng lãi suất thị trường mở được Ngân hàng Nhà nước công bố. Chỉ số VN-Index, HN – Index và giá cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE và HNX. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích định tính: Bài viết thực hiện thống kê số liệu và phân tích các biến để đánh giá tác động của sự thay đổi trong lãi suất thị trường mở đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp phân tích định lượng: Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện dựa trên hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 6.0 để nghiên cứu mối quan hệ
- 5 trong sự thay đổi trong lãi suất công cụ thị trường mở và tỷ suất sinh lợi của chỉ số VN-Index, HN-Index và của từng cổ phiếu ở Việt Nam. 1.5 Kết cấu của bài viết Để giải quyết vấn đề nghiên cứu của đề tài, bài viết chia làm năm chương Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan về ảnh hưởng của lãi suất đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận
- 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu là đề tài được các nhà kinh tế học nghiên cứu nhiều trong hai thập kỷ qua. Trong phần này, bài nghiên cứu tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối quan hệ giữa công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ và tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. 2.1 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu - Thorberke (1997) kiểm tra cú sốc chính sách tiền tệ liên bang ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở Mỹ như thế nào? Nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR, hàm phản ứng xung lực và phân rã phương sai để phân tích quan hệ nhân quả giữa lãi suất của Fed, tỷ suất sinh lợi cổ phiếu hàng tháng, và tăng trưởng trong sản lượng. Chỉ số Freidman Schwartz (1963) được tác giả sử dụng như là phương tiện để xác định những cú sốc chính sách tiền tệ. Bài nghiên cứu sử dụng lãi suất của Fed và dự trữ không vay mượn như là các chỉ số của chính sách tiền tệ. Tác giả nhận thấy rằng cú sốc tiêu cực trong lãi suất của Fed hay cú sốc tích cực trong dự trữ không vay mượn có ảnh hưởng tích cực lớn đối với tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Ông cũng chứng minh rằng thay đổi lãi suất trong thời kỳ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết chính sách tiền tệ có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế trong ngắn hạn. - Farka (2009) nghiên cứu tác động của các cú sốc chính sách tiền tệ trên giá cổ phiếu. Họ sử dụng một mô hình GARCH với các dữ liệu bao gồm các thay đổi hàng ngày trong chỉ số S & P 500 và giá giao ngay của hợp đồng kỳ hạn tháng. Các kết quả cho thấy mức độ biến động lợi
- 7 nhuận cổ phiếu phản ứng không đối xứng với các loại cú sốc chính sách và các hoạt động của chính sách. 2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sự thay đổi trong lãi suất đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu - Lobo (2002) nghiên cứu tác động trong sự thay đổi bất ngờ lãi suất mục tiêu của Fed lên giá cổ phiếu Mỹ giai đoạn tháng 01/1988 – 01/2001. Sự thay đổi bất ngờ trong lãi suất mục tiêu tạo nên sự biến động trên thị trường chứng khoán. Sự thay đổi bất ngờ trong lãi suất được tác giả nghiên cứu theo hai hướng: thay đổi tích cực và thay đổi tiêu cực. Để đo lường sự thay đổi bất ngờ trong lãi suất, Lobo sử dụng thông tin trái phiếu kỳ hạn 03 tháng từ thị trường trái phiếu ngắn hạn để đánh giá kỳ vọng của thị trường về khả năng thay đổi lãi suất trong tương lai. Yếu tố bất ngờ được xác định bằng sự khác biệt giữa lãi suất thực tế và lãi suất được mong đợi. Sự thay đổi tiêu cực trong lãi suất không có ảnh hưởng đáng kể lên giá chứng khoán. Trong khi đó, ảnh hưởng của sự thay đổi tích cực trong lãi suất lên giá chứng khoán có ý nghĩa về mặt thống kê. - Riggobon và Sack (2004) nghiên cứu sự tương tác giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản dựa vào phương pháp nghiên cứu sự kiện. Nghiên cứu sử dụng các biến lãi suất dài hạn (lãi suất trái phiếu kỳ hạn 06 tháng, 02 năm, 05 năm, 10 năm và 30 năm), lãi suất ngắn hạn (lãi suất eurodollar kỳ hạn 3 tháng) tỷ suất sinh lợi của chỉ số S & P 500, NASDAQ từ ngày 03 tháng 01 năm 1994 đến ngày 26 tháng 11 năm 2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy một sự gia tăng 25 điểm cơ bản trong lãi suất 03 tháng làm giảm 1,7% chỉ số S&P 500 và làm giảm 2,4% chỉ số NASDAQ. Như vậy, việc gia tăng các mức lãi suất ngắn hạn có tác
- 8 động tiêu cực đến giá cổ phiếu. Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường chứng khoán. - Bernanke và Kuttner (2005) nghiên cứu thức nghiệm về ảnh hưởng của thay đổi trong chính sách tiền tệ lên giá cổ phiếu ở Mỹ trong khoản thời gian từ tháng 6/1989 đến tháng 12/2002. Bài nghiên cứu tập trung vào những chính sách tiền tệ bất ngờ để thấy rõ phản ứng của thị trường chứng khoán đối với chính sách tiền tệ. Việc đo lường yếu tố bất ngờ trong thay đổi lãi suất mục tiêu của Fed có thể bắt nguồn từ sự thay đổi trong giá của hợp đồng kỳ hạn vào trước ngày chính sách có hiệu lực. Kết quả cho thấy thị trường phản ứng khá mạnh đối với những thay đổi bất ngờ trong lãi suất. Ngược lại, thị trường phản ứng rất ít khi thay đổi lãi suất đã được dự đoán trước. Bài nghiên cứu còn phát hiện tác động của chính sách tiền tệ bất ngờ lên giá cổ phiếu dường như thông qua ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên tỷ suất sinh lợi mong đợi vượt trội trong tương lai hay lên cổ tức mong đợi trong tương lai. - Ling T. He (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá cổ phiếu ở nước Mỹ từ năm 1962 đến năm 2002 thông qua độ nhảy cảm của sự thay đổi giá cổ phiếu hiện tại khi lãi suất cấp vốn thay đổi. Bài nghiên cứu sử dụng lãi suất cấp vốn và lãi suất chiết khấu của Fed đại diện cho chính sách tiền tệ. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhận thấy rằng sự thay đổi giá cổ phiếu hiện tại và sự thay đổi lãi suất cấp vốn không như dự đoán có mối tương quan chặt chẽ hơn với nhau. Kết quả nghiên cứu còn nhận thấy rằng thay đổi trong lãi suất cấp vốn hiện tại như là một chỉ báo trực tiếp của thị trường tiền tệ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Bài nghiên cứu còn phát hiện sự thay đổi trong chính sách tiền tệ là do mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ khác nhau. Do vậy, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận cổ phiếu theo những cách khác nhau trong các giai đoạn khác nhau.
- 9 - Ioannidis và Kontonikas (2007) phân tích tác động của chính sách tiền tệ trên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ở 13 quốc gia OECD trong giai đoạn 1972-2002. Họ sử dụng dữ liệu hàng tháng của giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi danh nghĩa của cổ phiếu và dữ liệu lãi suất ở các nước G7 (Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Đức, Ý, Pháp và Canada) và sáu quốc gia khác ở châu Âu (Bỉ, Phần Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ). Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm lợi nhuận cổ phiếu ở hơn 80% các nước điều tra. Như vậy, chính sách tiền tệ có thể có tác động trên thị trường chứng khoán dù trực tiếp hay gián tiếp trong các nền kinh tế phát triển. - Basistha và Kurov (2008) kiểm tra sự thay đổi theo chu kỳ đối với ảnh hưởng trong các chính sách của Fed lên giá cổ phiếu. Họ sử dụng 130 thông báo của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) liên quan đến lãi suất mục tiêu giai đoạn 1990 - 2004. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS để phân tích tác động của lãi suất đối với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của thay đổi bất ngờ về lãi suất của Fed lên giá cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của chu kỳ kinh doanh và sự sẵn có của tín dụng. Phản ứng của chứng khoán đối với chính sách tiền tệ là lớn gấp đôi trong một cuộc suy thoái. Kết quả còn cho thấy rằng một số cắt giảm lãi suất của Fed không như dự đoán của thị trường sẽ dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu nhiều hơn. - Bjornland và Leitemo (2009) phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chính sách tiền tệ và giá cổ phiếu ở Mỹ bằng phương pháp VAR. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 01/1983 đến tháng 12/2002 trên giá cổ phiếu của chỉ số S & P 500, sự thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sự thay đổi hàng năm của chỉ số giá hàng hóa ở Mỹ, chỉ số sản xuất công nghiệp và lãi suất của Fed. Họ đặt lãi suất của Fed và giá cổ phiếu cuối cùng trong chuỗi các biến trong VAR
- 10 để chúng có thể hấp thụ tất cả những cú sốc từ các biến khác. Kết quả cho thấy có sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn giữa lãi suất và giá cổ phiếu thực tế ở Mỹ. Một cú sốc chính sách tiền tệ làm tăng lãi suất Fed thêm 100 điểm cơ bản sẽ làm ra giá cổ phiếu thực tế sẽ giảm 5% - 7%. Trong khi một cú sốc giá cổ phiếu làm tăng giá cổ phiếu chỉ làm tăng lãi suất Fed khoảng 4 điểm cơ bản. Điều này cho thấy có quan hệ nhân quả giữa hai cả hai biến ở nước Mỹ. - Chaiporn Vithessonthi và Yaowaluk Techarongrojwong (2011) sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện dựa trên hồi quy dữ liệu trong mẫu nghiên cứu 50 lần thay đổi lãi suất của Ngân hàng Trung ương Thái Lan trong giai đoạn 2003 – 2009 để kiểm tra ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ được Ngân hàng Trung ương Thái Lan sử dụng như là một công cụ của chính sách tiền tệ. Kết quả hồi quy cho rằng sự gia tăng trong lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ở mức độ thị trường và mức độ công ty. Ở mức độ thị trường, sự thay đổi mong đợi trong lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Tuy nhiên, sự thay đổi không mong đợi trong lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ không có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Ở mức độ công ty, sự thay đổi mong đợi trong lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu; trong khi đó ảnh hưởng của sự thay đổi không mong đợi trong lãi suất mua bán trái phiếu chính phủ lên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu là rõ ràng nhưng không phải là kết quả cuối cùng. - Paulo Maio (2012) phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu ở Mỹ với các biến danh mục đầu tư sắp xếp theo quy mô, tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (tỷ số BM), tỷ lệ lợi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1469 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 854 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 601 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn