intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và xác định phân khúc thị trường của đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng HTCSTM; nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh; xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGÔ QUỲNH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG THÔNG MINH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGÔ QUỲNH PHƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG THÔNG MINH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế (hướng ứng dụng) Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MAI ĐÔNG TP Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Mai Đông. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong nghiên cứu khoa học nào khác. Các tài liệu tham khảo được ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo, được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 18 Tháng 06 Năm 2019 Tác giả Ngô Quỳnh Phương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 1 1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. .....................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. ............................................................................................4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................................4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4 Tổng quan và điểm mới của luận văn...................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................................5 1.6 Kết cấu luận văn nghiên cứu: ...............................................................................6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............ 7 2.1 Lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng và Hệ thống chiếu sáng thông minh 7 2.1.1 Lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng......................................... 7 2.1.2 Khái niệm về Hệ thống chiếu sáng thông minh ......................................... 15 2.1.3 Vai trò của chiếu sáng thông minh trong cuộc sống hiện đại .................... 17 2.2 Các nghiên cứu về giữa Hệ thống chiếu sáng thông minh và Ý định sử dụng ..19 2.2.1 Các nghiên cứu giữa hệ thống chiếu sáng và ý định sử dụng ......................... 19 2.2.2 Nghiên cứu giữa công nghệ thông minh và ý định sử dụng ........................... 20 2.2.3 Nghiên cứu giữa tiết kiệm điện năng với ý định sử dụng............................... 21
  5. 2.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ...............................................................22 2.4 Kết luận chương 2...............................................................................................28 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 29 3.1 Qui trình nghiên cứu ...........................................................................................29 3.2 Thang đo.................................................................................................................30 3.3 Nghiên cứu sơ bộ (định tính) ..............................................................................33 3.3.1 Thảo luận tay đôi ............................................................................................ 33 3.3.2 Kết quả thảo luận tay đôi ................................................................................ 33 3.3.3 Điều chỉnh giả thuyết và mô hình nghiên cứu ................................................ 37 3.4 Nghiên cứu chính thức (định lượng) ..................................................................43 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 43 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu ............................................... 43 3.4.3 Phân tích dữ liệu ......................................................................................... 44 3.5 Kết luận chương 3...............................................................................................47 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 48 4.1 Kết quả mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................48 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ..............................................................................49 4.2.1 Thang đo “Hiệu quả mong đợi” ................................................................. 49 4.2.2 Thang đo “Nỗ lực mong đợi” ..................................................................... 50 4.2.3 Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ................................................................... 50 4.2.4 Thang đo “Các điều kiện thuận lợi” ........................................................... 51 4.2.5 Thang đo “Động lực hưởng thụ” ................................................................ 51 4.2.6 Thang đo “Giá trị cảm nhận” ..................................................................... 51 4.2.7 Thang đo “Nhận thức chi phí” ................................................................... 52 4.2.8 Thang đo “Ý định sử dụng” ....................................................................... 52 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................53
  6. 4.3.1 Phân tích các biến độc lập .......................................................................... 53 4.3.2 Phân tích các biến phụ thuộc ...................................................................... 58 4.4 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá ...................................59 4.5 Phân tích tương quan và hồi qui bội ...................................................................59 4.5.1 Phân tích hệ số tương quan ........................................................................ 59 4.5.2 Phân tích hồi qui đa biến ............................................................................ 60 4.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ..............................................62 4.7 Phân tích sự khác biệt .........................................................................................64 4.9 Kết luận chương 4...............................................................................................71 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 72 5.1 Kết luận ..................................................................................................................72 5.2 Một số kiến nghị.....................................................................................................74 5.3 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................76 5.3.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................................76 5.3.2 Gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 77 5.4 Kết luận chương 5 ..................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI PHỤ LỤC 2: MÔ TẢ MẪU THAM GIA THẢO LUẬN PHỤ LỤC 3: TRÍCH DẪN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI CỦA PV3 PHỤ LỤC 4: CHI TIẾT THẢO LUẬN TAY ĐÔI PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUI PHỤ LỤC 10: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC : ASEAN Economic Community – Cộng đồng kinh tế ASEAN ANOVA : Analysis of Variance – Phân tích phương sai APAC : Asia Pacific – Châu Á Thái Bình Dương ASEAN : Association of South East Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á B2B : Business to Business – Doanh nghiệp vơi Doanh nghiệp B2C : Business to Customer – Doanh nghiệp với Khách hàng CAGR : Compounded Annual Growth Rate – Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép CRI : Color Rendering Index - Chỉ số thể hiện màu DALI : Digital Adressable Lighting Interface – tiêu chuẩn giao tiếp dùng trong chiếu sáng tự động EFA : Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá HTCSTM : Hệ thống chiếu sáng thông minh IoT : Internet of Things – Internet vạn vật ISM : Industrial, Scientific and Medical band – Băng tần không cần cấp phép (công nghiệp, khoa học và y tế) LED : Lighting Emitting Diode – Đi ốt phát quang TAM : Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPB : Theory of Planned Behavior – Thuyết hành vi có hoạch định TRA : Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý UTAUT : Unified theory of acceptance and use of technology - Thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT2 : Unified theory of acceptance and use of technology 2 - Thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIF : Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phương sai
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2-1 : Bảng tổng hợp một số mô hình ý thuyết về ý định sử dụng Bảng 2-2 : Một số nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng công nghệ mới Bảng 3-1 : Các biến quan sát thuộc yếu tố Hiệu quả mong đợi Bảng 3-2 : Các biến quan sát thuộc Nỗ lực mong đợi Bảng 3-3 : Các biến quan sát thuộc Ảnh hưởng xã hội Bảng 3-4 : Các biến quan sát của yếu tố Các điều kiện thuận lợi Bảng 3-5 : Các biến quan sát của yếu tố Động lực hưởng thụ Bảng 3-6 : Các biến quan sát của yếu tố Giá trị cảm nhận Bảng 3-7 : Các biến quan sát của yếu tố Thói quen Bảng 3-8 : Các biến quan sát của yếu tố Ý định sử dụng Bảng 3-9 : Tổng hợp kết quả nội dung thảo luận tay đôi Bảng 3-10 : Các biến quan sát của yếu tố Nhận thức Chi phí (Perceived Cost) Bảng 3-11 : Các thang đo đã được điều chỉnh Bảng 4-1 : Tóm tắt mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 4-2 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Hiệu quả mong đợi” Bảng 4-3 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nỗ lực mong đợi” Bảng 4-4 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” Bảng 4-5 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Các điều kiện thuận lợi” Bảng 4-6 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Động lực hưởng thụ” Bảng 4-7 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Giá trị cảm nhận” Bảng 4-8 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức Chi phí” Bảng 4-9 : Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý định sử dụng” Bảng 4-10 : Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần 1 Bảng 4-11 : Kết quả phân tích nhân tố các nhóm nhân tố khi xoay lần 1 Bảng 4-12 : Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần 2
  9. Bảng 4-13 : Kết quả phân tích nhân tố các nhóm nhân tố khi xoay lần 2 Bảng 4-14 : Tổng hợp các biến quan sát sau khi kiểm định Bảng 4-15 : Kiểm định KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc Bảng 4-16 : Ma trận hệ số tương quan Pearson Bảng 4-17 : Kết quả mô hình hồi qui Bảng 4-18 : Tóm tắt mô hình (Model Summary) Bảng 4-19 : ANOVA Bảng 4-20 : Bảng kết luận các giả thuyết Bảng 4-21 : Kiểm định sự ảnh hưởng của giới tính đến ý định sử dụng Bảng 4-22 : Kiểm định Levene độ tuổi Bảng 4-23 : Kiểm định ANOVA độ tuổi Bảng 4-24 : Thống kê mô tả độ tuổi khảo sát Bảng 4-25 : Phân tích sâu Post Hoc Test của ANOVA độ tuổi Bảng 4-26 : Kiểm định Levene trình độ học vấn Bảng 4-27 : Kiểm định ANOVA trình độ học vấn Bảng 4-28 : Thống kê mô tả trình độ học vấn khảo sát Bảng 4-29 : Phân tích sâu Post Hoc Test của ANOVA trình độ học vấn Bảng 4-30 : Kiểm định Levene nghề nghiệp Bảng 4-31 : Kiểm định Levene thu nhập Bảng 4-32 : Kiểm định ANOVA thu nhập Bảng 4-33 : Thống kê mô tả thu nhập khảo sát Bảng 4-34 : Phân tích sâu Post Hoc Test của ANOVA thu nhập Bảng 4-35 : Giá trị trung bình các nhân tố Bảng 5-1 : Tóm tắt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 : Thu nhập bình quân GNI/người của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2017 (USD/người) Hình 2.1 : Thuyết hành động hợp lý (TRA, Ajzen và Fishbein, 1980) Hình 2.2 : Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB, Ajzen, 1991) Hình 2.3 : Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM, Davis, 1989) Hình 2.4 : Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT, Venkatesh và cộng sự, 2003) Hình 2.5 : Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng UTAUT 2 (Venkatesh và cộng sự, 2012). Hình 2.6 : Giải pháp ánh sáng thông minh trong công nghệ nhà thông minh của HDL Automation Co., Ltd Hình 2.7 : Công nghệ chiếu sáng thông minh và IoT (Internet vạn vật) Hình 2.8 : Thị phần thế giới chiếu sáng thông minh trong nhà ở khu vực thương mai và công nghiệp, ngoài trời, công cộng và khu dân cư năm 2017, dự báo năm 2020 Hình 2.9 : Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1 : Qui trình nghiên cứu Hình 3.2 : Mô hình nghiên cứu chính thức điều chỉnh Hình 3.3 : Cách đánh giá tự tương quan theo Hệ số Durbin – Watson Hình 4.1 : Đồ thị scatter về phần dư chuản hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa Hình 4.2 : Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư
  11. TÓM TẮT Đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu và thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 02/2019 đến tháng 06/2019. Nghiên cứu nhận định năng lượng dành cho chiếu sáng hiện không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà của toàn thế giới. Làm thế nào để vừa tiết kiệm điện năng, vừa tiết kiệm chi phí tài chính lại bảo vệ môi trường? Hệ thống chiếu sáng thông minh vừa là giải pháp cho các vấn đề trên vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao việc sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh trên thị trường chiếu sáng. Phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong phân tích nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến … Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích 226 mẫu thu được qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Google Drive. Nghiên cứu sử dụng và có điều chỉnh mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng - UTAUT2 (Venkatesh và cộng sự, 2012). Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh bao gồm: Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Các điều kiện thuận lợi, Động lực hưởng thụ, Giá trị kỳ vọng và Nhận thức Chi phí. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học: giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập tới ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa với các nhà quản trị, nhà sản xuất và phân phối Hệ thống chiếu sáng thông minh. Từ đó có thể mở rộng nghiên cứu trên phạm vi cả nước với nhiều đối tượng và phân khúc người tiêu dùng để có thể xác định phân khúc thị trường và có các chiến lược marketing, thúc đẩy bán hàng Hệ thống chiếu sáng thông minh hợp lý. Từ khóa: Chiếu sáng thông minh, UTAUT2, công nghệ mới, chấp nhận và sử dụng công nghệ, tiết kiệm năng lượng.
  12. ABSTRACT Master’s Thesis topic “Factors influencing consumer’s behavioral intention of the Smart Lighting in Ho Chi Minh city” was studied and conducted in Ho Chi Minh city from Feb 2019 to June 2019. The research has identified that lighting energy is not only a problem in Vietnam but also in the whole world. How can we saving energy, saving financial cost and protect our environment? The Smart Lighting system is a solution which solves these above problems and meets the higher and higher needs of the customer. The objective of the study determines the factors and the levels of these factors influencing consumer’s behavioral intention of Smart lighting in Ho Chi Minh city. Based on this, the author suggests suitable solutions with the needs of the customer and increase users of Smart lighting in the lighting market. The research methods are the qualitative research method and the quantitative research method. In the quantitative research analysis, the author uses descriptive statistics, Cronbach’s Alpha, Exploratory Factor Analysis (EFA), multivariate multiple regression analysis … This research uses SPSS 20.0 software to analyze 226 samples which had been collected by online Google Drive form. The study used and adjusted The Unified Theory of Acceptance and Use of Technology 2 – UTAUT2 (Venkatesh et al, 2012). The result of this research confirmed 7 factors that influenced to Consumer’s Behavioral Intention of Smart lighting in Ho Chi Minh city. There are Performace Expectancy, Effort Expectancy, Social Influence, Facilitating Conditions, Hedonic Motivation, Price Value, and Perceived Cost. Moreover, the study also examines the influence of demographic factors: gender, age group, educational level, occupation and income on the behavioral intention of the Smart Lighting System. The results of this research are meaningful to the business managers, the manufacturers and the distributors of Smart Lighting System. Then, it is possible to expand the research around the country with more objects and consumer segments to be able to identify the market segments, the marketing strategies, and suitable sales promotion of the Smart Lighting System. Keywords: Smart lighting, UTAUT2, new technology, acceptance and use of technology, energy saving.
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Trong suốt ba thập kỉ qua, tiến trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra ngày càng lớn mạnh và sâu rộng. Toàn cầu hóa giúp chúng ta chuyển sang một thế giới mà trong đó các rào cản thương mại và đầu tư xuyên quốc gia được dỡ bỏ; khoảng cách nhận thức được thu hẹp lại nhờ tiến bộ viễn thông và giao thông vận tải; văn hóa hữu hình trở nên đồng nhất hơn trên toàn thế giới; các nền kinh tế quốc gia đang hội nhập vào một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoay đó của thế giới. Việt Nam đã và đang hội nhập vào tiến trình đó. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua tốc độ đô thị hóa, tốc độ xây dựng cũng như tỷ lệ gia tăng thu nhập của người dân Việt Nam. “Theo Bộ Xây dựng (2018), tính đến hết tháng 5/2018, Việt Nam có 813 đô thị các loại, bao gồm cả các đô thị, khu công nghiệp… Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tốc độ đô thị hóa đạt khoảng 37,5% (năm 2017). Dự báo sẽ có 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại đô thị vào những năm 40 của thế kỷ XXI. Cùng với tốc độ đô thị hóa là tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng. Năm 2018, ngành xây dựng tăng trưởng vượt kế hoạch đạt 9,2%. Qua đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam luôn đứng thứ 3 trong các nước ASEAN về Chỉ tiêu cấp phép xây dựng (bao gồm cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan); đứng thứ 20/190 nền kinh tế trên thế giới” (1). Cùng với đó là tốc độ tăng thu nhập của người Việt Nam tăng dần qua các năm từ năm 1989 đến năm 2017 qua hình 1.1: (1) http://thuonggiaonline.vn/nam-2018-toc-do-tang-truong-nganh-xay-dung-vuot- ke-hoach-20815.htm) [truy cập 23h08 ngày 27/02/2019
  14. 1 Hình 1.1: Thu nhập bình quân GNI/người của Việt Nam giai đoạn 1989 – 2017 (ĐVT: USD/người) (Nguồn: World Bank), https://data.worldbank.org/indicator/NY.GNP.PCAP.CD?contextual=default&end=201 7&locations=VN&start=1989&view=chart) Năng lượng dành cho chiếu sáng hiện không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà của toàn thế giới. Làm thế nào để vừa tiết kiệm điện năng, vừa tiết kiệm chi phí tài chính lại bảo vệ môi trường? Nếu như trước kia, thị trường Việt Nam chỉ có sản phẩm bóng đèn truyền thống chỉ có Rạng Đông, Điện Quang, Philips và một vài công ty tư nhân khác, thì hiện nay có vô số doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường khiến cho sự ngày càng khốc liệt. Sản phẩm chiếu sáng đa dạng, phong phú ngày nay không chỉ để là “chiếu sáng” mà còn để thỏa mãn nhiều nhu cầu khác của người tiêu dùng. Tại hội thảo “Chiếu sáng thông minh vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng kinh tế ASEAN- AEC” Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2016 nhận định: “25% tổng nhu cầu sử dụng điện năng nhằm phục vụ mục đích chiếu sáng của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 20% trên thế giới. Đây là lý do vì sao các doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực này cần tiếp cận thêm nhiều giải pháp mới; công nghệ mới để sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn năng lượng điện. Nhờ đó, tối đa hóa hiệu suất sử dụng và tăng cường khả năng kinh doanh. Ý tưởng về các thiết bị chiếu sáng thông minh kết hợp với các giải pháp thông minh sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong bối cảnh mới” (2). (2) https://bnews.vn/su-dung-dien-nang-cho-chieu-sang-cua-viet-nam-van-o-muc- cao/17986.html truy cập 22h56 ngày 14/03/2019
  15. 1 “Được thành lập trong giai đoạn đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng với thế giới, Công ty TNHH Điện Sài Gòn đã phát triển cùng với phát triển không ngừng của đất nước và góp phần trong hàng loạt các dự án được xây dựng với những yêu cầu về chất lượng, an toàn và thẩm mỹ cao. Với mục tiêu lựa chọn, chắt lọc công nghệ, thiết bị tiên tiến, chất lượng tốt đưa đến người sử dụng cuối cùng (end-user), Công ty TNHH Điện Sài Gòn không ngừng nghiên cứu và cung ứng cho khách hàng các sản phẩm thiết bị công nghệ cao” (3). Qua thực tế kinh doanh năm 2018, phòng kinh doanh của Công ty TNHH Điện Sài Gòn đã nhận thấy tiềm năng rất lớn của sản phẩm hệ thống chiếu sáng thông minh (smart lighting system) và dự đoán hệ thống này không chỉ được áp dụng cho các tòa nhà lớn (building) và các khách hàng doanh nghiệp (B2B) mà còn tiến tới với các khách hàng cá nhân (B2C). Với nhận định “Sản phẩm chiếu sáng thông minh cũng sẽ dần trở nên phổ biến, dễ sử dụng và trở thành mặt hàng không thể thiếu cho mỗi gia đình”, Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Điện Sài Gòn đã mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2019, phát triển Hệ thống chiếu sáng thông minh (HTCSTM) cùng thương hiệu mới Bastech Controls. Bastech Controls (Building Automation System Technology) là một thương hiệu thuộc Công ty TNHH Điện Sài Gòn, cung cấp cho khách hàng giải pháp, sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa tòa nhà và tích hợp hệ thống. Với kinh nghiệm và nỗ lực của mình, Bastech Controls luôn tận tâm cung cấp cho khách hàng giải pháp, sản phẩm và dịch vụ tối ưu nhất về hiệu quả kinh tế và đáp ứng các yêu cầu khắc khe nhất về mặt kỹ thuật. Đồng hành cùng Bastech Controls là thương hiệu nổi tiếng đến từ Canada – Distech Controls chuyên về lĩnh vực tự động hóa tòa nhà, đạt nhiều chứng nhận khắc khe nhất về kỹ thuật với thông điệp “Innovative Solution for Greener Building”. Và một trong những nhiệm vụ của thương hiệu Bastech Controls là phát triển HTCSTM. Xuất phát từ mục tiêu đó, với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn các yếu tố tác động đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và có các khuyến nghị giúp cho doanh nghiệp như Công ty TNHH Điện Sài Gòn có căn cứ đầu tư vào nghiên cứu phát triển HTCSTM, tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. (3) www.saigon-electric.com.vn
  16. 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống chiếu sáng thông minh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đi vào các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu và xác định phân khúc thị trường của đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng HTCSTM. - Nghiên cứu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở là các mục tiêu nghiên cứu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu được tác giả đặt ra là: - Các yếu tố nào ảnh hưởng tới ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh? - Mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng HTCSTM? Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất/ ít nhất đến ý định sử dụng của người tiêu dùng? - Có tồn tại sự khác nhau về ý định sử dụng HTCSTM giữa nhóm người tiêu dùng ở TP Hồ Chí Minh theo yếu tố về nhân khẩu học? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng biết và có ý định sử dụng về HTCSTM tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Bài khảo sát được thực hiện trong thời gian tháng 3 đến tháng 5 năm 2019. 1.4 Tổng quan và điểm mới của luận văn. Các nghiên cứu về ý định sử dụng hệ thống chiếu sáng mới như chiếu sáng LED đã được nghiên cứu trong những năm gần đây như nghiên cứu của Kelly Cowan và Tugrul Daim (2013); Orose Leelakulthanit (2014) hay của Hasti và cộng sự (2016). Hay nghiên
  17. 5 cứu về ý định hành vi tiêu dùng về Hệ thống lớn bao gồm cả HTCSTM như Công nghệ nhà thông minh cũng có các nghiên cứu của Shuhaiber, A., và Mashal, I. (2019) hay Moinul Islam (2018). Tuy nhiên nghiên cứu về HTCSTM còn hạn chế, đa phần là các nghiên cứu về đặc tính kĩ thuật hoặc tính ứng dụng của Hệ thống chiếu sáng thông minh chứ chưa nghiên cứu về ý định hành vi và thị hiếu tiêu dùng. Do vậy, nghiên cứu về ý định sử dụng của HTCSTM góp phần giúp các nhà sản xuất, nhà phân phối tiếp cận phân khúc thị trường phù hợp và có các hoạt động xúc tiến thương mại, marketing để quảng bá sản phẩm. Nhằm đưa sản phẩm gần gũi hơn với người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm hiện đại, tiết kiệm năng lượng. 1.5 Phương pháp nghiên cứu. Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn gồn các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau: các bài báo/ tạp chí nghiên cứu trong và ngoài nước trên trang scholar.google.com, emeralinsight.com, sciendirect.com, các tạp chí của Việt Nam, các nghiên cứu thị trường của Hiệp hội chiếu sáng Việt Nam, nghiên cứu Smart Home của BKAV và Bastech Controls, nghiên cứu Smart Lighting của Rạng Đông, các tạp chí trên mạng Internet về nghiên cứu chiếu sáng như LEDinsight.com và Thư viện điện tử Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu sơ cấp được tác giả chủ động thực hiện tiến hành thu thập từ khảo sát nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng HTCSTM của người tiêu dùng. Đề tài nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện thông qua các đối tượng tham gia phỏng vấn tay đôi để tìm hiểu, chỉnh sửa và điều chỉnh thang đo, từ đó có các thang đo chính thức phù hợp và bảng khảo sát phù hợp với nhu cầu thực tế. Các đối tượng tham gia thảo luận là những người trong ngành cung cấp Hệ thống chiếu sáng thông minh, chuyên gia nghiên cứu và khách hàng đã từng sử dụng Hệ thống này. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức với kĩ thuật thu thập thông tin qua hình thức bảng câu hỏi khảo sát online qua công cụ trực tuyến Google Drive. Dữ liệu thu thập được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, xây dựng hàm hồi qui tuyến tính và thực hiện các kiểm định sự khác biệt T-test hoặc ANOVA.
  18. 6 Trong luận văn này, tác giả chọn kích thước mẫu 226 mẫu đủ để đáp ứng cả hai điều kiện về phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui bội. 1.6 Kết cấu luận văn nghiên cứu: Ngoài phần tóm tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: Trình bày ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tính mới của đề tài, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng, hệ thống chiếu sáng thông minh, vai trò HTCSTM; các nghiên cứu có liên quan, xây dựng mô hình nghiên cứu và đặt ra các giả thiết nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế qui trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Trình bày qui trình nghiên cứu. Lý thuyết phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Mô tả đối tượng thảo luận tay đôi và tổng hợp kết quả thảo luận tay đôi, hiệu chỉnh giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Mô tả mẫu nghiên cứu, các kiểm định thang đo, kiểm định giả thiết, xây dựng phương trình hồi quy và kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học tới ý định sử dụng. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Từ kết luận chương 4, nêu lên một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam (các nhà sản xuất và các nhà phân phối) HTCSTM.
  19. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng và Hệ thống chiếu sáng thông minh 2.1.1 Lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng. Theo Ajzen (1991) “ý định được xem là bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân. Các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi đó. Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi nào đó trong tương lai”. Các thành phần cấu thành Ý định hành vi theo Ajzen (1991) ba nhân tố “niềm tin vào hành vi”, “niềm tin vào chuẩn mực” và “niềm tin vào sự kiểm soát”. Các niềm tin này càng mạnh thì ý định hành vi của con người càng lớn. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX đã có nhiều công trình nghiên cứu về ý định sử dụng công nghệ của con người, các lý thuyết này đã được thực nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới, nghiên cứu chủ yếu xoay quanh nhóm khái niệm là: - Ý định hành vi (tiêu biểu là thuyết TRA, TPB) - Thuyết chấp nhận công nghệ (tiêu biểu là TAM và UTAUT) Mô hình nghiên cứu đầu tiên là “thuyết hành động hợp lý (TRA)” của Fishbein và Ajzen lần đầu được công bố năm 1975. Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định hành vi của TRA là “Thái độ đối với hành vi” và “Chuẩn mực chủ quan”. Tiếp sau đó năm 1991, Ajzen phát triển “lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB)” dựa trên cơ sở nền tảng của TRA. “Lý thuyết hành vi có hoạch định” được bổ sung thêm nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” vào TRA. Dựa trên mô hình TRA – “mô hình chấp nhận công nghệ TAM” được Davis, D. Fred và Arbor. Ann xây dựng năm 1989 gồm bốn nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” là: “Biến bên ngoài”, “Nhận thức sự hữu ích”, “Nhận thức tính dễ sử dụng” và “Thái độ”. Mô hình TAM được nhiều nhà nghiên cứu công nhận là mô hình tin cậy và được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu chấp nhận công nghệ thông tin. Gần đây nhất là các mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT) và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng (UTAUT2) được Venkatesh và cộng sự nghiên cứu và phát triển trong những năm đầu thế kỉ XXI (2003 và 2012). Mô hình UTAUT được phát triển qua 8 mô hình về ý định hành vi và chấp nhận công nghệ nhưng có ảnh hưởng lớn nhất tới “mô hình UTAUT” là “Thuyết
  20. 8 hành động hợp lý TRA”, “Thuyết hành vi dự định TPB” và “mô hình chấp nhận công nghệ TAM”. Mô hình UTAUT-2 được mở rộng so với mô hình UTAUT thêm ba nhân tố mới. Mô hình UTAUT-2 được coi là mô hình mới nhất trong các mô hình nghiên cứu về ý định sử dụng và chấp nhận công nghệ mới hiện nay. Bảng 2-1 tổng hợp một số mô hình lý thuyết về ý định sử dụng và chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu. Bảng 2-1: Bảng tổng hợp một số mô hình lý thuyết về ý định sử dụng và chấp nhận công nghệ Các nhân tố ảnh Tác giả Mô hình lý thuyết Cơ sở nền tảng hưởng tới ý định hành vi Fishbein “Thuyết hành động hợp “Thái độ đối với hành và Ajzen lý (Theory of Reasoned vi (1975) Action – TRA)” Chuẩn mực chủ quan” Ajzen “Thuyết hành vi có “Thuyết hành động “Thái độ (1991) hoạch định (Theory of hợp lý (Theory of Chuẩn mực chủ quan Planned Behavior – Reasoned Action – Nhận thức kiểm soát TPB)” TRA)” hành vi” Davis, D. “Mô hình chấp nhận “Thuyết hành động “Biến bên ngoài Fred và công nghệ (Technology hợp lý (Theory of Nhận thức sự hữu ích Arbor. Acceptance Model – Reasoned Action – Nhận thức tính dễ sử Ann TAM)” TRA)” dụng (1989) Thái độ hướng tới sử dụng” Venkatesh “Mô hình chấp nhận và 8 mô hình về ý định “Hiệu quả mong đợi và cộng sự sử dụng công nghệ hợp hành vi và chấp nhận Nỗ lực mong đợi (2003) nhất (Unified theory of công nghệ nhưng có Ảnh hưởng xã hội acceptance and use of ảnh hưởng lớn nhất Các điều kiện thuận technology – UTAUT)” tới mô hình UTAUT lợi” là “Thuyết hành động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2