intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành nghiên cứu điều kiện khử trùng thích hợp tạo vật liệu nuôi cấy in vitro cây Núc nác; nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng BAP, kinetin đến quá trình tạo đa chồi ở cây Núc nác; nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng IBA, α-NAA đến quá trình tạo rễ in vitro Núc nác; nghiên cứu chọn giá thể thích hợp đưa cây Núc nác in vitro ra trồng trong điều kiện nhà lưới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– CHANPHASONG SIXANONH NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY NÚC NÁC (Oroxylum indicum (L.) Kurz) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– CHANPHASONG SIXANONH NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY NÚC NÁC (Oroxylum indicum (L.) Kurz) Ngành: Di truyền học Mã số: 8 42 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG PHÚ HIỆP THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Phú Hiệp. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Chanphasong SIXANONH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Phú Hiệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô Trần Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ Bộ môn Sinh học hiện đại & Giáo dục Sinh học, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và khả năng có hạn, đề tài còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Chanphasong SIXANONH Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .................................................................... iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 1.1. Giới thiệu chung về cây Núc nác.................................................................. 3 1.1.2. Một số hoạt chất sinh học của Núc nác ..................................................... 5 1.1.3. Công dụng chữa bệnh và một số bài thuốc của cây Núc nác .................... 6 1.2. Những nghiên cứu hiện nay về cây Núc nác ................................................ 9 1.3. Kỹ thuật nhân giống in vitro các loài thực vật ........................................... 11 1.3.1. Kỹ thuật nhân giống in vitro .................................................................... 11 1.3.2. Thành tựu nhân giống in vitro các loài thực vật...................................... 12 Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 17 2.1. Vật liệu, thiết bị, hóa chất, địa điểm nghiên cứu ........................................ 17 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 17 2.1.2. Thiết bị ..................................................................................................... 17 2.1.3. Hóa chất ................................................................................................... 17 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 17 2.2.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 24 3.1. Nghiên cứu điều kiện khử trùng tạo vật liệu nuôi cây in vitro ................... 24 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm cytokinin đến khả năng tạo chồi cây Núc nác .............................................................................................................. 25 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng phát sinh chồi cây Núc nác ...................................................................................................................... 26 3.2.2. Ảnh hưởng của Kinetin đến quá trình tạo chồi in vitro cây Núc nác ...... 29 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm auxin đến khả năng tạo rễ cây Núc nác...... 31 3.3.1. Ảnh hưởng chất kích thích sinh trưởng IBA đến quá trình ra rễ in vitro cây Núc nác........................................................................................................ 32 3.3.2. Ảnh hưởng chất kích thích sinh trưởng α- NAA đến quá trình ra rễ cây núc nác ............................................................................................................... 34 3.4. Kết quả nghiên cứu giá thể thích hợp đưa cây Núc nác in vitro ra trồng trong nhà lưới..................................................................................................... 37 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 40 1. Kết luận .......................................................................................................... 40 2. Đề nghị........................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT α - NAA : α - Napthalen Acetic Acid 2,4-D : 2,4 D-Dichlorophenoxy Acetic Acid BAP : 6-Benzyl Amino Purin CS : Cộng sự ĐC : Đối chứng IBA : Indoly Butyric Acid Kinetin : 6-furturylamino purine MS : Murashige - Skoog (1962) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Công thức khử trùng hạt Núc nác ..................................................... 18 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 đến sự nảy mầm hạt cây Núc nác (sau 4 tuần) ............................................................ 24 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến sự phát sinh chồi cây Núc nác ... 27 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của kinetin đến khả năng tạo đa chồi cây Núc nác ........ 30 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ cây Núc nác ...................... 33 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ α- NAA đến khả năng ra rễ của in vitro cây Núc nác ...................................................................................... 35 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của cây Núc nác in vitro (sau 45 ngày) ................................................................ 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cây Núc nác......................................................................................... 3 Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến sự nảy mầm của hạt cây Núc nác ............................................................................................ 25 Hình 3.2. Ảnh hưởng của BAP đến quá trình tạo chồi in vitro cây Núc nác sau 8 tuần nuôi cấy .......................................................................... 29 Hình 3.3. Ảnh hưởng của kinetin đến sự phát sinh chồi in vitro cây Núc nác sau 8 tuần nuôi cấy .......................................................................... 30 Hình 3.4. Ảnh hưởng của IBA đến sự phát sinh rễ cây Núc nác sau 8 tuần nuôi cấy ........................................................................................... 33 Hình 3.5. Ảnh hưởng của α- NAA đến quá trình tạo rễ in vitro cây Núc nác sau 8 tuần nuôi cấy ......................................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây Núc nác còn có rất nhiều tên gọi khác như mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ..., tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Kurz, thuộc họ Núc nác (họ Chùm ớt) - Bignoniaceae. Núc nác là cây được liệu được trồng khắp nơi ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam như các tỉnh, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh...... Ngoài ra còn thấy mọc ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Ðộ, Lào, Campuchia…... Cây Núc nác vừa là cây thực phẩm, vừa là cây thuốc quý. Lá, hoa và quả khi còn non có thể chế biến các món xào, luộc hay làm nộm. Vỏ và hạt của Núc nác được sử dụng chủ yếu để làm dược liệu chữa các bệnh như chữa viêm phế quản, ho lâu ngày; chữa họng sưng đau; chữa kiết lỵ, đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua và một số bệnh ngoài da. Do vừa là dược liệu, vừa là thực phẩm cho nên hiện nay, cây Núc nác đang ngày càng khan hiếm do khai thác quá mức và không có sự bảo tồn hợp lí. Chính vì vậy, việc nhân giống Núc nác đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong các phương pháp nhân giống, thì phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp nhân giống khác. So với phương pháp nhân giống truyền thống, phương pháp nhân giống in vitro tạo ra nguồn cây sạch bệnh, sức chống chịu cao, có hệ số nhân giống cao, có thể nhân giống ở quy mô công nghiệp, đặc biệt đối với các đối tượng khó nhân giống bằng phương pháp thông thường, chủ động tạo ra giống trong sản xuất, … do đó có thể khắc phục các hạn chế của phương pháp nhân giống truyền thống. Đây là phương pháp tốt nhất nhằm duy trì và nhân giống các loài dược liệu nói chung và cây Núc nác nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz)” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được quy trình nhân giống in vitro của cây Núc nác (Oroxylum indicum) (L.) Kurz) nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Núc nác. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu điều kiện khử trùng thích hợp tạo vật liệu nuôi cấy in vitro cây Núc nác; - Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng BAP, kinetin đến quá trình tạo đa chồi ở cây Núc nác; - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng IBA, α-NAA đến quá trình tạo rễ in vitro Núc nác; - Nghiên cứu chọn giá thể thích hợp đưa cây Núc nác in vitro ra trồng trong điều kiện nhà lưới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây Núc nác 1.1.1. Đặc điểm cây Núc nác Cây Núc nác hay còn được biết đến với các tên như: mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ..., tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Kurz, thuộc họ Núc nác (họ Chùm ớt) - Bignoniaceae. Núc nác mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi miền Bắc cũng như miền Nam Việt Nam. Ngoài ra Núc nác còn tìm thấy ở nhiều nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Ðộ, Lào, Campuchia. Hình 1.1. Cây Núc nác [39] Núc nác - Cây nhỡ, cao 7 - 12 m, thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng. Lá to 2 - 3 lần lá kép lông chim, dài tới 2 m. Lá chét hình bầu dục, nguyên, đầu nhọn, dài 7,5 - 15 cm, rộng 5 - 6,5 cm. Hoa màu đỏ tím mọc thành chùm dài ở ngọn thân, dài tới 1 m, 5 nhị trong đó có 1 nhị nhỏ hơn. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thùy hợp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. Đĩa mật có 5 thùy rõ, cao 4 - 5 mm, đường kính 12 - 14 mm. Quả nang to, dài 50-80cm, rộng 5 - 7 cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4 - 9 cm, rộng 3 - 4 cm, kể cả cánh bao quanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. Hoa và quả ra quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khi cây rụng hết lá [18]. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu và chứng minh thực nghiệm về tác dụng chữa bệnh của cây Núc nác như: Dạ dày, viêm gan, dị ứng, viêm phế quản, mụn nhọt, lị và đặc biệt là ung thư. Hạt Núc nác hình bầu dục, rất mỏng, dẹt ba phía, vỏ ngoài phát triển thành màng mỏng, trong trông như cánh bướm, màu trắng nâu nhạt. Có đường gân từ hạt toả ra. Trong hạt và vỏ cây Núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa. Hạt Núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn...[38] Vỏ Núc nác màu vàng nhạt, trên có rất nhiều sẹo của cuống lá cũ. Vỏ Núc nác thường được đẽo trên cây sống, khi phơi, sấy khô thường gọi là hoàng bá nam có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tiêu thũng, giải độc. Ngoài ra còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, viêm bàng quang, ỉa chảy, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, ho khan tiếng, sởi, mề đay… [38] Nhân giống Núc nác được nhân giống bằng hạt hoặc bằng giâm cành. Thời vụ gieo trồng là vào mùa xuân. Hạt chín được thu vào lúc quả chuyển sang màu vàng. Nếu để quả quá già tự tách hạt sẽ văng ra và bay theo gió. Hạt phơi xong đem phơi khô và bảo quản đến mùa xuân năm sau thì gieo trong vườn ươm, sau đó đánh cây con đi trồng. Nếu không cần nhiều cây giống, dùng cách giâm cành. Chỉ cần cắm cành xuống đất và giữ ẩm là được. Còn có thể thu gom cây con mọc từ hạt để trồng [41]. Núc nác không kén đất nhưng ưa nơi ẩm, mát. Khi trồng, đào hố 40x40x40 cm khoảng cách 2×2 m, bón lót ít phân chuồng, đặt cây và giữ ẩm 7 – 10 ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. Có thể trồng xen với các cây lưu niên khác. Cây không cần chăm sóc đặc biệt [41]. 1.1.2. Một số hoạt chất sinh học của Núc nác Từ năm 1992 đến nay, ngoài đặc điểm thực vật về cây Núc nác như tên địa phương, đặc điểm cây, tác dụng chữa bệnh của các bộ phận, còn có nhiều tài liệu công bố về thành phần hoá học của Núc nác. Tính đến nay, có hơn 41 hợp chất đã được tách chiết, trong đó có thể chia thành 3 nhóm chính: flavonoid, glycoside và nhóm các hợp chất khác. Các hợp chất này được phân lập từ các phần khác nhau của cây Núc nác và được mô tả từ công thức phân tử, trọng lượng phân tử,... [25]. Theo Tôn Nữ Liên Hương và cs [11], sử dụng phương pháp sắc ký và quang phổ, tác giả đã cô lập được năm hợp chất flavone: oroxylin A, hispidulin, chrysin, baicalein, 3-ethoxy-5,7-dihydroxy-2-phenyl chromen-4-one, methyl- 3,4-dihydroxybenzoate và rengyolone. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mề đay và mẩn ngứa và còn có tính sát trùng. Vỏ thân cây và lá có chứa nhiều các flavonoid như chrysin, oroxylin A, baicalien, oroxyloside methyl ester, chrysin-7-O-methyl glucoside. Trong hạt của cây được báo cáo có chứa ellagic acid. Năm 2010, Hari Babu T. và cs [26] đã cô lập được 6 hợp chất từ vỏ thân. Bên cạnh đó, tác giả cũng thử nghiệm tác dụng của các chất này với bệnh viêm loét dạ dày ở chuột. Từ vỏ thân, Maungjunburee S. và cs [30] đã cô lập được 6 hợp chất flavonoid từ vỏ thân. Những chất này có cấu trúc đặc trưng. Từ vỏ thân của cây Núc nác, Luitel H.N. và cs [29] đã cô lập được ba flavones là baicalein, oroxylin và pinostrobin cùng với một sterol. Cấu trúc của các hợp chất được xác định bởi kỹ thuật quang phổ. Trong đó, baicalein và oroxylin được thử nghiệm kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. Phần vỏ rễ được báo cáo có chứa chrysin, baicalein, biochanin A và ellagic acid. Oroxylin A, chrysin, triterpene carboxylic acid và ursolic acid được tìm thấy trong phần vỏ quả [14]. Trong vỏ rễ có chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid, tannin và anthraquinone. Dựa trên kết quả nghiên cứu sắc ký bản mỏng, năm 2008, tác giả Zaveri M. và cs [37] đã sử dụng RP-HPLC để phân lập bốn hợp chất có hoạt tính sinh học gồm: chrysin; baicalein; ellagic acid và biochanin-A. Từ lá cây, năm 2008, Yuan Y. và cs [35] sử dụng hệ thống sắc ký HPCCC đã cô lập được 7 hợp chất flavonoid. Năm 2011, Yan R. và cs [34] đã cô lập được 12 hợp chất từ hạt Núc nác. Cũng từ hạt Núc nác, năm 2012, Phan Nguyễn Hữu Trọng và cs [22] đã cô lập được 5 hợp chất bao gồm: chrysin, baicalein, lupeol, 2-methyl-6-phenyl-4H- pyran-4-one, chrysin-O-glucuronate methyl ester. Đã có rất nhiều nghiên cứu về hoạt tính sinh học trên các bộ phận khác nhau của cây được báo cáo. Ví dụ tính kháng oxy hoá, tính kháng khuẩn, kháng giun, khối u,…Phần rễ được sử dụng trong nghiên cứu thử nghiệm tính kháng oxy hoá kháng khuẩn, kháng giun, kháng khối u, kháng khuẩn. Phần thân cây sử dụng trong nghiên cứu kháng khuẩn, kháng oxy hoá, ức chế enzyme α- glucosidase. Phần lá và quả được sử dụng trong nghiên cứu kháng viêm, kháng ung thư, kháng tác nhân gây đột biến gen, kháng tác nhân gây độc gan,… 1.1.3. Công dụng chữa bệnh và một số bài thuốc của cây Núc nác 1.1.3.1. Công dụng chữa bệnh Cây Núc nác là một trong những dược liệu quý. Núc Nác có vị đắng ngọt, tính mát được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Theo Đỗ Tất Lợi [18], Núc nác có thể sử dụng vỏ và hạt làm thuốc. Vỏ thân được phơi hay sấy khô sau đó dùng trực tiếp. Vỏ còn được gọi là “Nam hoàng bá” được thu hoạch quanh năm nhất là vào mùa xuân. Theo sách Nam Ninh thị dược vật chí: Có thể sử dụng vỏ Núc nác thay cho hoàng bá. Vỏ Núc nác màu nâu nhạt, trên có rất nhiều sẹo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. của cuống lá cũ và rất nhiều những đám nhỏ nổi lên, mặt trong khi còn tươi có màu vàng nhạt, không mùi, vị đắng, hơi hắc. Vỏ Núc nác có nhiều tác dụng như: thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc. Chủ trị viêm gan do nhiễm trùng, vàng da, viêm bàng quang, yết hầu sưng đau, thấp chẩn (eczema), ung nhọt lở loét [38]. Hạt Núc nác được thu hoạch vào cuối mùa thu đầu đông. Hạt không mùi, vị hơi đắng, hạt Núc nác được sử dụng trong các bài thuốc là hạt phơi hoặc sấy khô có tên gọi là mộc hồ điệp. Hạt cũng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% oleic acid, palmiticacid, stearic acid và lignoceric acid. Hạt có tác dụng chống ho, giảm đau, bổ phổi, lợi yết hầu,... vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Chủ trị ho do ho gà (bách nhật khái), ho do lao, cổ họng sưng đau, khản tiếng, viêm phế quản cấp và mạn tính, yết hầu sưng đau, viêm amiđan, đau vùng gan, dạ dày, vết thương không liền miệng, dị ứng ngoài da. Ngoài ra, theo sách Ðiền Nam bản thảo: còn có tác dụng chữa hen suyễn, tiêu viêm,... [38]. 1.1.3.2. Một số bài thuốc có sử dụng cây Núc nác - Chữa viêm phế quản, ho lâu ngày: Mộc hồ điệp 10 g, đường phèn hay kẹo mạch nha 30 g, nước 300 ml sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày [18]. - Chữa viêm khí quản cấp tính, ho gà: Dùng mộc hồ điệp 4 g, an nam tử 12 g, cát cánh 6 g, cam thảo 4 g, tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm) 12 g, khoản đông hoa 12 g. Sắc lấy nước, thêm 60 g đường phèn vào hòa tan, chia uống nhiều lần trong ngày [38]. - Chữa họng sưng đau: Dùng vỏ Núc nác 10 - 15 g, sắc nước uống [38]. - Thuốc dưỡng âm, chữa họng đau: Dùng mộc hồ điệp 10 g, bạc hà 3 g, huyền sâm 10 g, mạch môn đông 10 g, mật ong 20 g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước, giữ sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, bỏ bã, hòa mật ong vào đun sôi lại là được. Chia nhiều lần uống trong ngày, uống ấm, nếu thuốc nguội cần hâm lại cho ấm [38]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. - Chữa viêm họng mạn tính: Dùng mộc hồ điệp 6 g, hạt bí đao 10 g, thêm chút đường trắng cùng sắc uống trong ngày. - Chữa ngoại cảm phong nhiệt hoặc can hỏa bốc ngược lên (can hỏa phạm phế) gây khản tiếng: Dùng mộc hồ điệp 20 g, thuyền thoái (xác ve sầu) 20 g; hãm với 1.200 ml nước sôi, uống thay trà trong ngày. - Chữa đau dạ dày: Dùng vỏ Núc nác, sấy khô tán thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 3 g [18]. - Chữa kiết lỵ, đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua: Dùng hạt Núc nác phơi khô, tán thành bột mịn, hoặc sắc uống mỗi ngày 8 - 10 g [4]. - Chữa đau tức vùng hạ sườn (can khí thống): Dùng mộc hồ điệp 20 - 30 hạt, cho vào nồi đồng sao khô, nghiền thành bột mịn, hòa với rượu ngon, uống mỗi lần 3 - 6 g. - Chữa viêm gan, viêm bàng quang: Dùng vỏ Núc nác 15 - 30 g, sắc nước uống. - Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ra máu: Dùng vỏ Núc nác, rễ cỏ tranh, cỏ mã đề - mỗi thứ một nắm; Sắc nước uống trong ngày [4]. - Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang: Dùng vỏ Núc nác 16 g, chi tử (quả dành dành) 20 g, mã đề thảo (lá và bông mã đề) 20 g, xương bồ 8 g, mộc thông 12 g, tỳ giải 30 g, quế chi 4 g, cam thảo đất 20 g; Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc đói bụng [1]. - Chữa bí tiểu: Dùng vỏ Núc nác 16 g, rau má tươi 20 g, thạch hộc 12 g, quả dành dành 12 g, nhục quế 4 g. Ðem 4 vị đầu sắc với 500 ml nước, đun cạn còn 200 ml, chia thành 2 lần uống khi đói. Nhục quế chia thành 2 phần, mỗi lần uống mài một phần vào nước thuốc uống [1]. - Chữa vết loét lâu ngày không liền miệng: Dùng vỏ Núc nác tán bột rắc lên vết lở loét, mụn nhọt vỡ lâu ngày không liền miệng [18]. - Chữa ung nhọt lở loét, thấp chẩn (eczema): Dùng vỏ Núc nác giã nát đắp hoặc nấu nước rửa chỗ bị bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. - Chữa da lở ngứa, bệnh tổ đỉa ngứa giữa lòng bàn tay, lở loét do giang mai: Dùng vỏ Núc nác, khúc khắc, mỗi vị 30 g; Sắc nước uống trong ngày [4] - Chữa lở loét do sơn ăn: Vỏ Núc nác tươi (số lượng tùy theo vết loét) giã nát, thêm rượu 30 - 400 vào, cứ 1 phần vỏ, 3 phần rượu, ngâm khoảng 2 - 3 giờ. Dùng rượu này bôi vào nơi lở sơn. Ngày bôi 3 - 4 lần. Chỉ 2 - 3 ngày là khỏi [18]. - Chữa sâu răng do thận bị thấp nhiệt: Thục địa 20 g, củ mài 16 g, thổ phục linh, vỏ Núc nác 12 g (sao rượu), rễ cỏ xước 12 g; Sắc nước uống. Bài thuốc có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng chữa răng sưng đau, lung lay, đau lưng, đau mắt, đau đầu, hoa mắt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác [1]. 1.2. Những nghiên cứu hiện nay về cây Núc nác Năm 2013, Nguyễn Thị Thanh Mai và cs đã có công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của lõi thân cây Núc nác. Kết quả cho thấy đã phân lập và nhận danh được 12 hợp chất là oroxylin A, oroxyloside, hispidulin, apigenin, ficusal, balanophonin, salicylic acid, p-hydroxybenzoic acid, protocatechuic acid, isovanillin,β-hydroxypropiovanillon và 2-(1-hydroxymethylethyl)-4H,9H- naphtho[2,3-b] furan-4,9-dione [14]. Năm 2013, Lê Thị Thu Hương và cs đã công bố 4 hợp chất tìm được trong lá cây Núc nác bao gồm chrysin, hispidulin, baicalein, oroxylin A [13]. Trong hạt và vỏ cây Núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng Histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng mề đay, mẩn ngứa và chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid. Các nghiên cứu trên cây Núc nác cho thấy trong cây có sự phong phú về thành phần hóa học của các loại hợp chất hữu cơ như các flavonoid, steroid, acid, alcol, pterocarpan, triterpenoid. Năm 2003, Kawsar U. và cs đã tách được 2 flavonoid: 2,5-dihydroxy-6, 7- dimethoxyflavone, 3, 7, 3’, 5’-tetramethoxy-4-hydroxyflavone bằng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng. Tác giả cũng công bố hoạt tính của các chiết xuất cây Núc nác có khả năng chống lại 14 vi khuẩn gây bệnh (5 vi khuẩn gram Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. dương và 9 vi khuẩn gram âm) và 7 loại nấm gây bệnh [27]. Cũng trong năm 2003, Chen L.J. và cs đã phân lập từ hạt cây Núc nác được 4 loại flavonoid, chrysin, baicalein, baicalein-7- h O-glucoside, baicalein-7-O-diglucoside (Oroxylin B) và 1 loại flavonoid chưa biết [24]. Năm 2006, Narisa K. và cs đã thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào sử dụng các chiết xuất ethanol 95% của cây Núc nác. Các thí nghiệm được tiến hành trên tế bào Hep-2. Kết quả cho thấy các chiết xuất có khả năng chống lại sự tăng sinh của tế bào Hep-2 ở nồng độ 2,5 µg/ml [31]. Năm 2007, Roy M.K. và cs chỉ ra rằng baicalein được chiết suất từ cây Núc nác có tác dụng chống khối u trên các tế bào ung thư ở người. Baicalein có thể được sử dụng trong điều trị ung thư [32]. Năm 2007, Zaveri M. và cs cho thấy chiết xuất từ vỏ và rễ cây Núc nác có hoạt tính bảo vệ dạ dày. Tác giả sử dụng các phương pháp chiết xuất trong một số dung môi như cồn 50%, petroleum ether, chloroform, ethyl acetat và n- butanol. Trong đó, chiết trong phân đoạn n-butanol có hiệu quả nhất trong sự ức chế tổn thương dạ dày. Năm 2010, Hari Badu T. và cs đã công bố các flavonoid từ cây Núc nác đã được cô lập như chrysin, baicalein, oroxylin có tác dụng bảo vệ dạ dày [36]. Năm 2018, Li N.N. và cs đã nghiên cứu chức năng kháng ung thư bằng flavonoid tổng số có nguồn gốc từ hạt của cây Núc nác. Nghiên cứu được tiến hành trên chuột H22 và mô hình SMMC-7221 trong cả in vitro và in vivo. Kết quả cho thấy, flavonoid tổng số có thể ức chế đáng kể sự phát triển của khối u, nghiên cứu này đã cung cấp một cơ sở lý thuyết cho sự phát triển kháng ung thư của cây Núc nác [28]. Năm 2018, Sun W. và cs đã tách chiết và sử dụng oroxin A từ hạt cây Núc nác để điều trị tiểu đường ở chuột. Kết quả cho thấy, oroxin A làm giảm nguy cơ phát triển từ đái tháo đường đến tiểu đường 66,7%. Bên cạnh đó, oroxin A cải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường như rối loạn chuyển hoá lipid và tổn thương gan [33]. Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu cây Núc nác đã được thực hiện như đề tài của Phạm Kim Mãn [15]; hay đề tài nghiên cứu thành phần hoá học của cây Núc nác của tác giả Lê Thị Anh Đào [3], Lê Thị Thu Hương [13]. Trong nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương, tác giác đã nghiên cứu hợp chất flavonoid từ lá cây Núc nác Oroxylum indicum L. Kết quả bằng các phương pháp sắc kí, bốn hợp chất chrysin; hispidulin; baicalein; oroxylin A đã được phân lập từ lá cây Oroxylum indicum. Cấu trúc hóa học của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như: phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào về nhân giống cây Núc nác. 1.3. Kỹ thuật nhân giống in vitro các loài thực vật 1.3.1. Kỹ thuật nhân giống in vitro Năm 1902, Haberlandt lần đầu tiên đưa ra tính toàn năng của tế bào thực vật, đây là cơ sở cho kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật hiện nay. Tính toàn năng tế bào là khả năng hình thành và phát triển tạo một cơ thể hoàn chỉnh từ một tế bào, một mảnh mô hay một cơ quan. Quá trình phát triển tạo cơ thể hoàn chỉnh thông qua hai giai đoạn là phản phân hóa và phân hóa tế bào. Trong quá trình nuôi cấy mô, tùy từng giai đoạn khác nhau mà chúng ta điều khiển tế bào phát triển tạo phôi hay các tế bào biệt hóa [2]. Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào có nhiều ưu điểm như: hệ số nhân giống cao, đồng nhất và ổn định di truyền cao, tiết kiệm vật liệu giống, thời gian,... So với các phương pháp nhân giống hữu tính thông thường, phương pháp nhân giống in vitro bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật chiếm ưu thế hơn hẳn về số lượng cũng như chất lượng. Bên cạnh đó, các cây con được tạo ra giống hệt với cây bố mẹ ban đầu. Đồng thời, đây là những cây con khỏe, sạch bệnh, loại bỏ được các nguồn vi khuẩn, virus, nấm bệnh. Ngoài ra, kỹ thuật nuôi cấy mô còn cho phép sản xuất quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Có tiềm năng công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2