intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu Á Thái Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu góp phần củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm và bổ sung thêm vào kho tài liệu về chủ đề nghiên cứu tác động tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư và chênh lệch tham nhũng giữa hai nước đầu tư và nước nhận đầu tư đến việc thu hút nguồn vốn FDI ở các nền kinh tế đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu Á Thái Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CHÊNH LỆCH THAM NHŨNG LÊN NGUỒN VỐN FDI CHẢY VÀO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CHÊNH LỆCH THAM NHŨNG LÊN NGUỒN VỐN FDI CHẢY VÀO KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu Á Thái Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Trần Thị Thu Thảo
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 6 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 7 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 9 1.6 Bố cục đề tài ...................................................................................................... 10 CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ THAM NHŨNG VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP ................................................... 11 2.1 Lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tham nhũng .............................. 11 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................. 11 2.1.2 Tham nhũng ...................................................................................................... 12 2.1.3 Chênh lệch tham nhũng .................................................................................... 13 2.2 Các nghiên cứu liên quan ................................................................................... 15 2.2.1 Các nghiên cứu về tham nhũng và FDI. ........................................................... 20 2.1.2 Các nghiên cứu về chênh lệch tham nhũng và FDI.......................................... 26 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 29 3.1 Dữ liệu và chọn biến ........................................................................................... 30 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 39 3.3 Các giả thiết nghiên cứu ..................................................................................... 44
  5. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 47 4.1 Mô tả biến và ma trận hệ số tự tƣơng quan giữa các biến.............................. 48 4.2 Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 53 4.3 Kiểm định trong trƣờng hợp Việt Nam. ........................................................... 58 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG CPI Chỉ số cảm nhận tham nhũng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMM Mô hình Moments tổng quát IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IV Hồi quy ước lượng biến công cụ MNCs Các công ty đa quốc gia OLI Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI TCT Lý thuyết chi phí giao dịch TI Tổ chức Minh bạch Quốc Tế UNCTAD Hiệp hội Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc UNDP Liên Hiệp Quốc USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới WIR Báo cáo Đầu tư Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nguồn vốn FDI theo khu vực giai đoạn 2010 – 2014. Bảng 3.1: Mô tả biến và nguồn dữ liệu Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.3: Hệ số phóng đại phương sai Bảng 4.4: Kết quả hồi quy System GMM Bảng 4.5: Kết quả hồi quy System GMM với biến giả Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu Á giai đoạn từ 2010-2014 Biểu đồ 1.2: 10 quốc gia thu hút FDI cao nhất thế giới 2010-2014
  9. TÓM TẮT Ngày nay, các nghiên cứu thực nghiệm xem xét tác động tham nhũng đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (viết tắt là nguồn vốn FDI) đã và đang trở thành một đề tài nóng và hấp dẫn, đặc biệt khi phân tích các nền kinh tế đang phát triển. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đang tồn tại hai luồng ý kiến tranh luận trái chiều. Theo đó, một số nghiên cứu cho rằng tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư tác động cùng chiều thúc đẩy nguồn vốn FDI gia tăng như nghiên cứu Khanna và Palepu (2010); Meon và cộng sự (2011). Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho rằng chính yếu tố tham nhũng ở nước nhận đầu tư tác động ngược chiều làm cản trở nguồn vốn FDI như nghiên cứu Judge và cộng sự (2011); Godinez và Liu (2014). Sự khác biệt này xuất phát từ nhiều vấn đề như thể chế chính thức và phi chính thức ở nước nhận đầu tư hay tính không đồng nhất trong các yếu tố như điều kiện môi trường tự nhiên, hệ thống kinh tế chính trị xã hội ở nước nhận đầu tư. Bài nghiên cứu này tiến hành phân tích tác động tham nhũng đến nguồn vốn FDI dựa trên phân tích lý thuyết chi phí giao dịch và biến thể chế. Hơn nữa, bài nghiên cứu xem xét tác động bất cân xứng của vấn đề chênh lệch tham nhũng giữa hai nước đầu tư và nhận đầu tư nhằm nắm bắt các xu hướng ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Qua đó, bài nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu nghiên cứu cũng như cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về chủ đề này. Nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật GMM cho mẫu dữ liệu gồm 10 quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003- 2013. Việc lựa chọn sử dụng mô hình system GMM của Arellano và Bond (1991) nhằm khắc phục các hạn chế khi phân tích dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng ở nước nhận đầu tư có tác động ngược chiều làm cản trở nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2013. Hơn nữa, chênh lệch mang dấu dương hay âm giữa mức độ tham nhũng của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều có tác động
  10. cùng chiều đến nguồn vốn FDI. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố địa phương về việc đưa thêm biến giả Việt Nam vào mô hình nghiên cứu tác động tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI đều tác động ngược chiều đối với việc thu hút nguồn vốn FDI. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được làm cơ sở, tiền đề cho chính phủ các nước trong việc điều hành, quản lý nền kinh tế vĩ mô và góp phần hạn chế tình trạng tham nhũng đang hiện hữu trong khu vực công. Đồng thời, chính phủ các nước cần xây dựng hệ thống các chính sách, chiến lược thu hút nguồn vốn FDI như tạo môi trường đầu tư thông thoáng và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư quốc tế vào khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Ngày nay cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập thương mại quốc tế, các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nguồn vốn FDI có những ưu điểm nổi bật so với các nguồn vốn khác như: góp phần bổ sung phần lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư, cải thiện hệ thống kinh tế thị trường, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động,….Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI không ngừng gia tăng về mặt quy mô, số lượng cũng như hình thức và lĩnh vực hoạt động. Theo số liệu báo cáo Đầu tư Thế giới (WIR) của Hiệp hội Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) được công bố ngày 29/01/2015, nhìn từ góc độ tổng thể xu hướng nguồn vốn FDI toàn cầu đã chuyển dịch một cách rõ rệt trong thời gian gần đây, đặc biệt là nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á. Năm 2014, tổng nguồn vốn FDI toàn cầu chiếm hơn 1.228.263 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2013. Đây cũng là năm tổng nguồn vốn FDI toàn cầu tăng trưởng ở mức thấp nhất, kể từ sau cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bên cạnh đó, các nền kinh tế bao gồm các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và đang chuyển đổi nhìn chung đều tăng trưởng trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Cụ thể, trong năm 2014 nguồn vốn FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển đạt được 681.387 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 55% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu. Trong khi đó, nguồn vốn FDI chảy vào các nền kinh tế phát triển giảm 28% với giá trị đạt được 498.762 triệu USD so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 41% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu. Các nền kinh tế chuyển đổi có mức giảm thấp nhất 52% với giá trị đạt được 48.114 triệu USD so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 4% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu..
  12. 2 Bảng 1.1: Nguồn vốn FDI theo khu vực giai đoạn 2010 – 2014 (triệu USD) FDI vào FDI ra Khu vực 2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014 Thế giới 1,328,102 1,563,749 1,402,887 1,467,233 1,228,263 1,366,070 1,587,448 1,283,675 1,305,910 1,354,046 Các nền kinh tế phát triển 673,199 827,351 678,730 696,854 498,762 963,210 1,156,137 872,861 833,630 822,826 Châu Âu 404,843 489,657 400,723 325,533 288,766 565,949 586,793 376,402 316,819 315,921 Bắc Mỹ 226,449 269,531 208,946 301,333 146,261 312,502 448,717 365,285 378,879 389,563 Các nền kinh tế đang phát triển 579,891 639,135 639,022 670,790 681,387 340,876 357,570 357,249 380,784 468,148 Châu Phi 44,072 47,705 56,435 53,969 53,912 9,264 6,500 12,386 15,951 13,073 Châu Á 401,851 425,308 400,840 427,879 465,285 284,078 313,648 299,424 335,318 431,591 Đông Á 201,825 233,878 212,428 221,450 248,180 194,532 213,680 215,497 225,254 302,520 Đông Nam Á 105,151 93,535 108,135 126,087 132,867 55,476 54,854 50,717 67,172 80,061 Nam Á 35,024 44,539 32,415 35,624 41,192 16,298 12,888 10,181 2,135 10,684 Tây Á 59,852 53,356 47,862 44,718 43,046 17,771 32,225 23,028 40,756 38,326 Châu Mỹ La Tinh và Caribê 131,727 163,868 178,049 186,151 159,405 46,879 36,490 43,847 28,466 23,326 Nam Mỹ 96,345 127,426 143,881 125,987 120,708 31,370 22,420 19,164 13,861 16,652 Trung Mỹ 32,404 31,998 28,004 55,399 33,416 15,426 12,897 22,922 13,922 5,929 Caribbê 2,979 4,445 6,164 4,764 5,281 83 1,174 1,761 683 744 Châu Đại Dƣơng 2,240 2,254 3,697 2,791 2,784 655 932 1,593 1,050 158 Các nền kinh tế chuyển đổi 75,013 97,263 85,135 99,590 48,114 61,984 73,740 53,565 91,496 63,072 Nguồn: WIR 2015
  13. 3 Xét theo khu vực, trong hai năm liên tiếp các nước đang phát triển ở khu vực châu Á chiếm vị trí đứng đầu thế giới về thu hút tổng nguồn vốn FDI. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á đang phát triển chậm lại, nhưng xu hướng nguồn vốn FDI chảy vào khu vực này vẫn đang trên đà tăng trưởng. Cụ thể, năm 2014 nguồn vốn FDI ở khu vực châu Á đạt được ở mức cao 465.285 triệu USD, chiếm 38% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu. Trong đó, các nước ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á đều đạt mức tăng trưởng nhanh về nguồn vốn FDI, còn các nước ở khu vực Tây Á luồng vốn FDI vẫn đang nằm trong xu hướng sụt giảm đáng kể. Hơn nữa, nguồn vốn FDI chảy vào khu vực Tây Á trong sáu năm liên tiếp đều sụt giảm, cụ thể trong năm 2014 sụt giảm 4% với giá trị đạt được 43.046 triệu USD so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, liên minh châu Âu là khu vực đứng thứ hai trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào khoảng 288.766 triệu USD, chiếm 24% tổng nguồn vốn FDI toàn cầu (WIR 2015). Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu Á giai đoạn từ 2010- 2014 (triệu USD) 300,000 250,000 200,000 Đông Á 150,000 Đông Nam Á Nam Á 100,000 Tây Á 50,000 - 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: WIR 2015 Nếu xét theo góc độ quốc gia, năm 2014 Trung Quốc trở thành quốc gia có nguồn vốn FDI thu hút lớn nhất thế giới với giá trị tổng số nguồn vốn FDI đạt được là 128.500 triệu USD (tăng 4% so với 123.911 triệu USD năm 2013). Đây cũng là năm đầu tiên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Trung Quốc vượt qua Mỹ
  14. 4 thu hút nguồn vốn FDI với tổng số vốn FDI đạt được là 92.397 triệu USD (giảm 60% so với giá trị đạt được năm 2013 là 230.768 triệu USD). Đáng chú ý, nguồn vốn FDI cũng gia tăng ở một số nước ở trong khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Indonesia và Thái Lan, song lại sụt giảm ở Campuchia và Việt Nam (WIR 2015). Biểu đồ 1.2: 10 quốc gia thu hút FDI cao nhất thế giới 2010-2014 (triệu USD) 250 000.0 200 000.0 2010 150 000.0 2011 100 000.0 2012 50 000.0 2013 - 2014 - 50 000.0 Nguồn: WIR 2015 Từ thực tế trên cho thấy chính xu hướng phát triển của nguồn vốn FDI đã và đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về các yếu tố chính thu hút nguồn vốn này. Như nghiên cứu của Garibaldi và cộng sự (2002) tại 26 nền kinh tế chuyển đổi khu vực Đông Âu cho ra kết quả hồi quy trong đó nguồn vốn FDI được giải thích tốt bởi các nhân tố cơ bản của nền kinh tế như sự ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách kinh tế, tự do hóa thương mại và tình trạng quan liêu của chính phủ mà tiêu biểu nhất là yếu tố tham nhũng ở nước nhận đầu tư. Hay nghiên cứu của Sahoo (2006) tại các nước khu vực Nam Á giai đoạn 1975-2003, bao gồm các quốc gia là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Srilanka nhận thấy các yếu tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và mức độ mở cửa tự do thương mại đều có tác động đến nguồn vốn FDI,… Tuy nhiên, các cuộc tranh luận mới nổi theo xu hướng nghiên cứu hiện nay khi phân tích tác động của lý thuyết chi phí giao dịch đến việc thu hút nguồn vốn FDI
  15. 5 bằng cách đưa thêm biến thể chế đặc biệt là yếu tố tham nhũng ở nước nhận đầu tư. Hơn nữa, các nghiên cứu phân tích tác động yếu tố chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI giữa các quốc gia có mức độ tham nhũng cao thấp khác nhau cho thấy các kết quả nghiên cứu còn khá mơ hồ. Nghiên cứu của Habib và Zurawicki (2002); Godinez và Liu (2014) dựa trên giả thuyết cho rằng sự khác nhau mức độ tham nhũng giữa hai nước đầu tư và nước nhận đầu tư có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Hay nghiên cứu Khanna và Palepu (2010); Meon và cộng sự (2011) cho rằng chính sự khác nhau tồn tại trong chênh lệch tham nhũng có tác động cùng chiều thúc đẩy nguồn vốn FDI gia tăng một cách đáng kể. Chính từ sự mâu thuẫn từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khi phân tích các tác động khác nhau chênh lệch tham nhũng giữa hai nước đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Do đó, cho thấy sự cần thiết đòi hỏi phải có một nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ hơn về ảnh hưởng chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, một nơi mà vấn đề tham nhũng đang diễn ra ngày càng phức tạp và khá phổ biến. Theo đó, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2014 của các quốc gia trong khu vực này ở mức trung bình với giá trị 38/100 (trong đó 100 là tham nhũng rất trong sạch và 0 đồng nghĩa với tham nhũng nghiêm trọng). Trong khi đó, hơn 50% người dân các nước trong khu vực châu Á khi tiến hành khảo sát bảng câu hỏi đều cho rằng tình trạng tham nhũng vẫn đang trong xu hướng tiếp tục gia tăng, và khoảng 1/3 người dân đánh giá các nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ là thực sự có hiệu quả. Cho nên để làm sáng tỏ điều này, tác giả thực hiện đề tài “nghiên cứu sự tác động chênh lệch tham nhũng lên nguồn vốn FDI chảy vào khu vực châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 2003 - 2013”.
  16. 6 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thực tế cho thấy các kết quả nghiên cứu cho các nước khác nhau trên cùng một mẫu dữ liệu thường không giống nhau ngay cả khi sử dụng cùng một kỹ thuật ước lượng. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khi phân tích tác động tham nhũng đến nguồn vốn FDI cho thấy đang tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều. Một là, các công ty đa quốc gia (MNCs) đang phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn đặc biệt là các chi phí phát sinh liên quan đến việc đối phó với tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư so với các công ty nội địa. Hay chính tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư được xem như là chi phí bôi trơn làm cản trở đến việc thu hút nguồn vốn FDI của các công ty MNCs như nghiên cứu Habib và Zurawicki (2002), Kwok và Tadesse (2006) và Judge và cộng sự (2011). Hai là trái với các kết quả nghiên cứu trên, tham nhũng được xem là chất chất xúc tác sẽ góp phần thúc đẩy đến việc thu hút nguồn vốn FDI gia tăng đáng kể. Chất xúc tác này góp phần tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đẩy nhanh quá trình thương thảo ký kết hợp đồng, hoàn thiện các giao dịch thương mại quốc tế. Điều này cho thấy chính tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư tác động cùng chiều đối với nguồn vốn FDI như nghiên cứu Rodriguez và cộng sự (2006); Kwok và Tadesse (2006); Judge và cộng sự (2011). Theo đó, bài nghiên cứu tiến hành phân tích nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương trong thực tế chịu tác động bởi tham nhũng và chênh lệch tham nhũng theo chiều hướng nào? Và trong điều kiện Việt Nam thì yếu tố tham nhũng hay chênh lệch tham nhũng tác động đến nguồn vốn FDI như thế nào?
  17. 7 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Trong hơn hai thập kỷ gần đây, xu hướng chính các dòng vốn FDI chảy vào các nước phát triển cho thấy đang chiếm đa số. Hiện nay xu hướng đó đang dần dần thay đổi để nhường lại cho các nước đang phát triển. Với lý do chính là các nước đang phát triển đang từng bước thay đổi và cải thiện đáng kể hệ thống thể chế, tình hình bất ổn chính trị cũng như các chính sách phát triển kinh tế thông qua các chiến lược thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, vấn đề thể chế hay là tình trạng tham nhũng ở các nước đang phát triển đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn đang trong tình trạng báo động. Mặt khác, việc thu hút nguồn vốn FDI là rất quan trọng trong việc gia tăng năng suất, sản lượng và tạo công ăn việc làm. Các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương được xem là điểm đến lý tưởng của nguồn vốn FDI như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ tiềm năng… Vì vậy, nhằm đạt được ba mục tiêu trên, nghiên cứu lần lượt tiến hành đi tìm các lời giải tương ứng cho các câu hỏi nghiên cứu như sau: Một là, trái với tình trạng tham nhũng của các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương vẫn ở mức cao nhưng tổng nguồn vốn FDI chảy vào các nước này không ngừng gia tăng. Như vậy, vấn nạn tham nhũng ở các nước này cho thấy tác động cùng chiều đến nguồn vốn FDI nhưng liệu khi phân tích số liệu thực tế thu thập có đúng như vậy hay không? Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là “ Yếu tố tham nhũng tác động như thế nào đến nguồn vốn FDI ở châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 2003-2013? ” Hai là, các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương không đồng nhất về điều kiện môi trường thể chế, chính trị cũng như khác nhau giữa chênh lệch tham nhũng giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu thứ hai tác giả đặt ra: “Chênh lệch tham nhũng trong hai trường hợp chênh lệch
  18. 8 dương và chênh lệch âm sẽ tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI theo chiều hướng như thế nào? ” Ba là, tác giả sử dụng biến giả Việt Nam khi xem xét yếu tố tham nhũng hay chênh lệch tham nhũng tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Qua đó, tác giả so sánh và đối chiếu khi xem xét phân tích yếu tố địa phương đến việc thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2003- 2013. Do đó, câu hỏi nghiên cứu thứ 3 tác giả đưa ra là: “ Trong điều kiện Việt Nam, yếu tố tham nhũng và chênh lệch tham nhũng tác động như thế nào đến nguồn vốn FDI?” 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương trong khoảng thời gian 2003- 2013. Nghiên cứu tiến hành phạm vi ở 10 quốc gia đang phát triển bao gồm: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Lào, Hàn Quốc, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Các quốc gia này đều là các nước đang phát triển và có nhiều điểm tương đồng về điều kiện kinh tế xã hội và vị trí địa lý tự nhiên. Hơn nữa, các nước đang phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương có nhiều đặc trưng chung như: lợi thế về dân số, lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ dân trí, tự do hóa thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Thực tế cho thấy các nước này thu hút một lượng lớn lượng vốn FDI gia tăng qua các năm cộng thêm chỉ số đánh giá tham nhũng các quốc gia này đều được Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng và đánh giá trong các báo cáo thường niên của tổ chức này.
  19. 9 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu góp phần củng cố thêm bằng chứng thực nghiệm và bổ sung thêm vào kho tài liệu về chủ đề nghiên cứu tác động tình trạng tham nhũng ở nước nhận đầu tư và chênh lệch tham nhũng giữa hai nước đầu tư và nước nhận đầu tư đến việc thu hút nguồn vốn FDI ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguồn vốn FDI không những góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội thông qua việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý đội ngũ lao động, nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết công ăn việc làm… Tuy nhiên, nguồn vốn FDI còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua những tác hại tiêu cực cũng như các hệ lụy mà nó mang lại ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bộ máy hành chính quản lý Nhà Nước như tình trạng quan liêu, trì truệ và kéo theo nền kinh tế quốc gia tụt hậu trong khu vực cũng như gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nền tảng kiến thức tổng quát và các phân tích định lượng, tác giả tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp system GMM để giải quyết các vấn đề tồn tại trong mô hình như sự hiện hữu của hiện tượng nội sinh các biến độc lập. Theo đó, kết quả nghiên cứu đạt được giúp nâng cao nhận thức về tác động ngược chiều yếu tố tham nhũng đến việc thu hút nguồn vốn FDI chảy vào các nước châu Á Thái Bình Dương và kết quả nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế các nước này. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động bất cân xứng cùng chiều chênh lệch tham nhũng giữa hai nước đầu tư và nước nhận đầu tư đến nguồn vốn FDI và trong trường hợp cụ thể khi xem xét yếu tố địa phương bằng cách đưa biến giả Việt Nam vào mô hình nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều. Từ nhận thức trên, nghiên cứu đưa ra một số ý kiến khách quan trên cơ sở làm tiền đề cho các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô trong việc thu hút nguồn vốn FDI chảy vào các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Qua
  20. 10 đó, kết quả nghiên cứu này làm nền tảng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như trong công cuộc cải cách nền kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. 1.6 Bố cục đề tài Bố cục đề tài bao gồm năm chương.  Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và đóng góp nghiên cứu.  Chương 2: Trình bày tổng quan lý thuyết về nguồn vốn FDI, tham nhũng và chênh lệch tham nhũng. Cuối chương 2 trình bày một số các nghiên cứu có liên quan vế mối quan hệ giữa tham nhũng và chênh lệch tham nhũng với nguồn vốn FDI.  Chương 3: Trình bày khái quát các biến và nguồn thu thập dữ liệu, phương pháp, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.  Chương 4: Trình bày các kết quả chính trong nghiên cứu.  Chương 5: Trình bày ngắn gọn các kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu, đồng thời nêu lên một số hạn chế cũng như gợi ý để mở rộng đề tài nghiên cứu trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0